Hạ viện Mỹ đồng ý bỏ quy chế ‘tối huệ quốc’ cho Nga, Belarus [ CẬP NHẬT LIÊN TỤC ]

Thứ Năm, 17 Tháng Ba 20226:58 CH(Xem: 2253)
Hạ viện Mỹ đồng ý bỏ quy chế ‘tối huệ quốc’ cho Nga, Belarus [ CẬP NHẬT LIÊN TỤC ]

voatiengviet.com

Hạ viện Mỹ đồng ý bỏ quy chế ‘tối huệ quốc’ cho Nga, Belarus

VOA

Hạ viện Mỹ ngày 17/3 ủng hộ áp đảo dự luật bỏ quy chế thương mại ‘tối huệ quốc’ cho Nga và Belarus vì cuộc chiến tranh tại Ukraine, mở đường cho việc nâng thuế quan lên hàng nhập khẩu từ hai nước này.

Hạ viện biểu quyết với tỷ lệ 424-8 ủng hộ việc bỏ Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR), nỗ lực mới nhất để tăng áp lực kinh tế lên Moscow.

Để thành luật, dự luật cũng phải được Thượng viện thông qua. Lãnh đạo khối đa số ở Thượng viện, Chuck Schumer, cho biết sẽ xúc tiến nhanh việc này.

Cuộc biểu quyết ở Hạ viện diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Ukraine, Volodomyr Zelenskyy, có bài diễn văn xúc động qua đường video trực tuyến tại Quốc hội Mỹ, kêu gọi ủng hộ Ukraine hơn nữa.

Dân biểu Victoria Spartz nói quan trọng là dự luật này có bao gồm đồng minh thân cận của Nga là Belarus.


Slovakia nêu điều kiện chuyển tên lửa S-300 cho Ukraine

Slovakia sẵn sàng cung cấp hệ thống phòng không tầm xa S-300 cho Ukraine nếu NATO chuyển bù cho họ thiết bị khác để lấp chỗ trống.

"Chúng tôi đã thảo luận với Mỹ, Ukraine và các đồng minh về khả năng triển khai, chuyển giao hoặc cung cấp hệ thống S-300 cho Kiev. Chúng tôi sẵn sàng làm vậy, nhưng chỉ khi có phương án bù đắp phù hợp", Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad nói trong cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin hôm nay.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Austin từ chối bình luận liệu Mỹ có giúp Slovakia lấp chỗ trống của hệ thống S-300 hay không. "Tôi không có thông báo nào. Đó là vấn đề sẽ được thảo luận với toàn bộ đồng minh. Đây không phải vấn đề với riêng Mỹ, mà là cả NATO", ông nói.

Bộ trưởng Slovakia đưa ra tuyên bố sau khi Tổng thống Ukraine Zelensky hôm qua có bài phát biểu trước quốc hội Mỹ, trong đó ông nhấn mạnh nước mình cần hệ thống S-300.

Xe chở đạn kiêm bệ phóng tên lửa S-300 Slovakia hồi năm 2009. Ảnh: Wikipedia.

Xe chở đạn kiêm bệ phóng tên lửa S-300 Slovakia hồi năm 2009. Ảnh: Wikipedia.

Slovakia, nước thành viên NATO có đường biên giới dài 98 km với Ukraine, sở hữu một hệ thống phòng không S-300 sản xuất từ thời Liên Xô và được chuyển giao sau khi Tiệp Khắc tan rã năm 1993.

Một tổ hợp S-300 gồm 6 xe chở đạn kiêm bệ phóng (TEL), mỗi xe mang được tối đa 4 đạn, cùng xe chỉ huy và radar các loại. Radar điều khiển hỏa lực 30N6E2 có thể dẫn bắn cho 12 tên lửa cùng lúc nhằm vào 6 mục tiêu riêng rẽ với tầm bắn tối đa 195 km. Liên Xô bắt đầu đưa S-300 vào biên chế từ năm 1978, hiện có gần 20 quốc gia trên thế giới sở hữu tổ hợp phòng không này. Nga sở hữu tất cả các phiên bản S-300 với khoảng 2.000 bệ phóng.

Advertising

NATO dự kiến triển khai tổ hợp phòng không Patriot tới đây trong nỗ lực củng cố sườn đông liên minh. Tuy nhiên, chính phủ Slovakia cho rằng điều này là không đủ, do họ không được sở hữu hệ thống và chưa rõ nó sẽ triển khai trong bao lâu.

Slovakia cũng biên chế một phi đội tiêm kích MiG-29 và phụ thuộc vào hỗ trợ kỹ thuật của Nga. Bộ trưởng Nad cho biết đã thảo luận với người đồng cấp Austin về những phương án lấp khoảng trống khi loại biên dòng MiG-29, thêm rằng Slovakia có thể nhận tiêm kích F-16 từ Mỹ vào năm 2024.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua công bố gói hỗ trợ an ninh bổ sung 800 triệu USD cho Ukraine, bao gồm 800 tên lửa phòng không vác vai Stinger, 100 máy bay không người lái vũ trang Switchblade, 9.000 vũ khí chống tăng, 7.000 súng bộ binh, 20 triệu viên đạn các loại cùng 25.000 bộ áo chống đạn, mũ bảo hiểm.

Vị trí Slovakia tại Đông Âu. Đồ họa: World Atlas.

Vị trí Slovakia tại Đông Âu. Đồ họa: World Atlas.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine từ ngày 24/2, Tổng thống Biden tuyên bố sẽ đáp trả nếu Nga tấn công một thành viên của NATO, ngay cả khi điều đó có thể dẫn tới Thế chiến III. Tuy nhiên, ông nhắc lại quan điểm trước đây rằng Washington sẽ không điều lực lượng tham gia cuộc chiến ở Ukraine.

Mặc dù Tổng thống Zelensky nhiều lần kêu gọi lập vùng cấm bay ở Ukraine, chính quyền Tổng thống Joe Biden và các đồng minh từ chối làm điều này, do lo ngại nguy cơ xung đột trực tiếp giữa phương Tây với Nga

Quan chức Ukraine: 21 người chết trong cuộc tấn công của Nga vào trường học

VOA

Quan chức Ukraine: 21 người chết trong cuộc tấn công của Nga vào trường học

21 người đã thiệt mạng do pháo binh Nga phá hủy một trường học và một trung tâm cộng đồng ở Merefa, gần thành phố phía đông bắc Kharkiv, các quan chức cho biết.

Thị trưởng Merefa Veniamin Sitov cho biết vụ tấn công xảy ra ngay trước rạng sáng ngày thứ Năm 17/3.

Khu vực Kharkiv đã bị pháo kích dữ dội khi các lực lượng Nga cố gắng tiến vào khu vực này.

Tại thành phố Chernihiv, phía đông bắc Kyiv, cơ quan phản ứng khẩn cấp của Ukraine cho biết một ký túc xá đã bị trúng đạn, giết chết một người mẹ, người cha và ba đứa con, bao gồm cả cặp song sinh 3 tuổi.

(Theo AP)

Các nhà lập pháp Ukraine đến Anh để vận động

Một nhóm các nhà lập pháp Ukraine nói rằng Anh nên thúc ép các đồng minh bao gồm Pháp và Đức làm nhiều hơn nữa để giúp Ukraine đánh bại cuộc xâm lược của Nga.

Bốn nữ thành viên quốc hội Ukraine, những người có cuộc gặp Thủ tướng Boris Johnson tại London hôm 17/3, đang hối thúc Anh tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine và gia tăng áp lực kinh tế đối với Nga.

Bà Alona Shkrum của Đảng Batkivshchyna cho biết: “Chúng tôi ước rằng quý vị cũng có thể gây áp lực buộc Pháp và Đức phải làm nhiều hơn nữa”.

Bà Shkrum, người đã dành hai ngày rưỡi để đi từ Kyiv đến Anh, cũng kêu gọi công chúng tăng cường áp lực lên các công ty vẫn hoạt động ở Nga phải rời đi.

Bà nói: “Mỗi đôla, mỗi đồng rúp họ kiếm được bây giờ chỉ dành cho quân đội và cho những người lính Nga đang giết chết những đứa trẻ Ukraine”.

Các nhà lập pháp Ukraine hiện đang bị cấm rời khỏi đất nước, nhưng những người phụ nữ này đã được Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho phép thực hiện chuyến đi đến Anh.

(Theo AP
voatiengviet.com

Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ điện đàm về Ukraine vào ngày 18/3

VOA

Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ điện đàm về Ukraine vào ngày 18/3

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 18/3 và sẽ thảo luận về việc quản lý cạnh tranh giữa hai nước cũng như cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, Nhà Trắng cho biết hôm 17/3.

(Theo Reuters)

Anh gửi hệ thống phòng thủ tên lửa đến Ba Lan

Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết nước của ông sẽ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa cho đồng minh NATO là Ba Lan để phản ứng lại việc Nga xâm lược Ukraine.

Trong chuyến thăm tới thủ đô Ba Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết Vương quốc Anh đang điều hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Sky Sabre tới Ba Lan với khoảng 100 binh sĩ. Ông cho biết động thái này là “để đảm bảo rằng chúng tôi sát cánh với Ba Lan trong việc bảo vệ không phận của nước này khỏi bất kỳ sự xâm lược nào từ Nga”.

Quyết định này được đưa ra vài ngày sau khi tên lửa của Nga tấn công một căn cứ quân sự ở Yavoriv, Ukraine, chỉ cách biên giới với Ba Lan vài dặm.

(Theo AP)

Lithuania hưởng ứng lời kêu gọi vùng cấm bay Ukraine

Quốc hội Lithuania đã nhất trí thông qua một nghị quyết kêu gọi thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine, hợp cùng các quốc gia bao gồm Estonia và Slovenia hưởng ứng lời kêu gọi này.

Nghị quyết cho biết khu vực cấm bay sẽ cho phép lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đảm bảo an ninh cho các hành lang nhân đạo và sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân và cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân của Ukraine.

(Theo AP)

Nga tiếp tục không kích thành phố Mariupol

Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết Nga đã tiến hành thêm các cuộc không kích vào thành phố cảng Mariupol bị bao vây vào sáng sớm thứ Năm 17/3.

Văn phòng của ông Zelenskyy không báo cáo thương vong trong các cuộc tấn công mới nhất.

Văn phòng của ông Zelenskyy cho biết: “Mọi người đang tự di tản khỏi thành phố Mariupol bằng phương tiện giao thông riêng của họ”, đồng thời cho biết thêm “nguy cơ tử vong vẫn cao” do trước đó lực lượng Nga đã bắn vào dân thường.

(Theo AP)


Các nguồn tin Nato nói rằng Nga có thể sẽ không đạt được các mục tiêu quân sự của mình

Các quan chức quân sự cấp cao của NATO nói rằng Tổng thống Putin rõ ràng đã không đạt được các mục tiêu quân sự của mình ở Ukraine cho đến nay.

Nhưng họ nói thêm rằng các lực lượng Nga vẫn có khả năng gây ra "rất nhiều thiệt hại".

Các quan chức quốc phòng nói rằng mặc dù lực lượng của Nga đã giành được nhiều ở khu vực Donetsk và Luhansk, nhưng họ vẫn không bao vây được Kyiv - điều mà họ cho rằng Nga dự kiến sẽ làm được trong vài ngày.

Cho đến nay, một cuộc tấn công đổ bộ dự kiến của Nga ở phía nam gần Odessa cũng đã không thành hiện thực.

Các quan chức Nato tin rằng kế hoạch quân sự ban đầu của Nga bao gồm việc chiếm toàn bộ bờ Biển Đen của Ukraine - đến tận Moldova


Putin: Chúng tôi không cần in tiền để đối phó với lệnh trừng phạt

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố phương Tây sẽ không thành công trong cái mà ông gọi là nỗ lực đạt được sự thống trị toàn cầu và chia cắt nước Nga, theo Reuters.

Putin đã phát biểu trong một cuộc họp chính phủ trên truyền hình sáng nay, nói rằng nếu phương Tây nghĩ rằng Nga sẽ lùi bước thì họ không hiểu Nga.

Ông cũng nói về các biện pháp trừng phạt nhằm đánh vào nền kinh tế Nga - nhưng cho biết ngân hàng trung ương không cần in tiền và nước này có đủ nguồn lực tài chính.

Ông nói: “Nền kinh tế và doanh nghiệp của chúng ta có mọi nguồn lực cần thiết để đáp ứng tất cả các mục tiêu đặt ra, những thách thức sẽ chỉ tạo thêm động lực cho chúng ta."


Truyền thông Đức đăng video cáo buộc tội ác chiến tranh của Nga

Một công ty truyền thông lớn của Đức đã công bố đoạn video ghi lại những gì họ cho là bằng chứng về việc quân đội Nga nổ súng vào một dân thường Ukraine không có vũ trang gần thủ đô Kyiv.

ZDF Heute, một trong những đài truyền hình lớn nhất của Đức, đã có được cảnh quay từ máy bay không người lái. Nó dường như cho thấy một người dân thường không có vũ khí thoát ra khỏi xe của anh ta trên con đường cách thủ đô vài km về phía tây, trước khi bị quân đội Nga bắn ở vị trí không thể nhìn thấy trên màn hình.

Trong cảnh quay sau, một số binh sĩ Nga xuất hiện và vây quanh thi thể người đàn ông nằm bất động trên đường cao tốc.

BBC không thể xác minh độc lập đoạn video và Nga vẫn chưa đưa ra bình luận về các cáo buộc.

ZDF Heute cho biết chiếc xe của người đàn ông sau đó đã được lực lượng của Moscow kéo đi. Công ty này cho biết quân đội Nga có thể được xác định bằng các dấu trắng trên quân phục của họ, có thể dễ dàng nhìn thấy trong các đoạn video.

ZDF Heute cũng nói rằng họ đã truy tìm chủ nhân của đoạn video và xác minh tính trung thực của hình ảnh.

Các cáo buộc này được đưa ra trong bối cảnh quân đội Nga bị cáo buộc đã bắn chết 10 dân thường ở thành phố phía đông Chernihiv.


Tòa Công lý Quốc tế yêu cầu Nga ngừng xâm lược

Các thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đã yêu cầu Nga đình chỉ các hoạt động quân sự ở Ukraine.

Cuộc bỏ phiếu cho phán quyết này có kết quả 13/2 với hai nước Nga, và Trung Quốc bỏ phiếu chống lại.

Họ nói rằng Nga phải đình chỉ ngay lập tức các hoạt động quân sự ở Ukraine và đảm bảo rằng bất kỳ đơn vị quân đội hoặc người nào được nước này hỗ trợ hoặc kiểm soát sẽ không có thêm hoạt động quân sự.

Cả hai bên phải kiềm chế mọi hành động có thể làm trầm trọng thêm tranh chấp hoặc khiến nó khó giải quyết hơn.

Các thẩm phán từ chối yêu cầu Nga báo cáo lại theo quy trình nhưng các nghĩa vụ pháp lý quốc tế buộc Nga phải tuân thủ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đây là "một chiến thắng hoàn toàn" và cho biết nếu Nga phớt lờ mệnh lệnh thì nước này sẽ càng bị cô lập.

voatiengviet.com

Lithuania hưởng ứng lời kêu gọi vùng cấm bay Ukraine

VOA

Lithuania hưởng ứng lời kêu gọi vùng cấm bay Ukraine

Quốc hội Lithuania đã nhất trí thông qua một nghị quyết kêu gọi thiết lập vùng cấm bay đối với Ukraine, tham gia cùng các quốc gia bao gồm Estonia và Slovenia hưởng ứng lời kêu gọi này.

Nghị quyết cho biết khu vực cấm bay sẽ cho phép lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đảm bảo an ninh cho các hành lang nhân đạo và sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân và cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân của Ukraine.

(Theo AP)

Nga tiếp tục không kích vào thành phố Mariupol

Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết Nga đã tiến hành thêm các cuộc không kích vào thành phố cảng Mariupol bị bao vây vào sáng sớm thứ Năm 17/3.

Văn phòng của ông Zelenskyy không báo cáo thương vong cho các cuộc tấn công mới nhất.

Văn phòng của ông Zelenskyy cho biết: “Mọi người đang tự trốn thoát khỏi thành phố Mariupol bằng phương tiện giao thông riêng của họ”, đồng thời cho biết thêm “nguy cơ tử vong vẫn cao”do trước đó lực lượng Nga đã bắn vào dân thường.

(Theo AP)

Tổng thống Zelenskyy phát biểu qua video trước Quốc hội Đức hôm 17/3/2022.

Tổng thống Zelenskyy phát biểu qua video trước Quốc hội Đức hôm 17/3/2022.


Tổng thống Zelenskyy nói rằng Đức coi trọng kinh tế

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy cáo buộc Đức đặt nền kinh tế của họ lên trước an ninh của đất nước ông trước cuộc xâm lược của Nga.

Trong bài phát biểu trước quốc hội Đức hôm thứ Năm 17/3, ông Zelenskyy chỉ trích sự hỗ trợ của chính phủ Đức đối với dự án đường ống Nord Stream 2 nhằm mang khí đốt tự nhiên từ Nga.

Ukraine và những nước khác đã phản đối dự án này, cảnh báo rằng nó gây nguy hiểm cho an ninh của Ukraine và châu Âu.

Ông Zelenskyy cũng lưu ý sự do dự của Đức khi áp đặt một số biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất đối với Nga vì lo ngại điều đó có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Đức.

Tổng thống Ukraine kêu gọi Đức không để một bức tường mới chia cắt châu Âu, kêu gọi sự ủng hộ đối với tư cách thành viên NATO của đất nước ông và Liên minh châu Âu.

(Theo AP)

Nga phóng thích thị trưởng Melitopol của Ukraine

Các lực lượng Nga đã phóng thích thị trưởng thành phố Melitopol của Ukraine để đổi lấy 9 binh sĩ của họ đã bị bắt, một quan chức từ văn phòng tổng thống Ukraine cho biết hôm 16/3.

Kyiv cáo buộc người Nga bắt cóc Thị trưởng Ivan Fedorov khoảng một tuần trước.

Cư dân Melitopol, một thành phố ở phía đông nam hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga, đã yêu cầu trả tự do cho ông.

Bà Daria Zarivna, phát ngôn viên của người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết hôm thứ Tư rằng ông Fedorov đã được thả khỏi nơi giam giữ và Nga nhận “9 người lính bị bắt, sinh năm 2002-2003”.

(Theo AP)

rfi.fr

Ukraina : Nga tấn công nơi cả ngàn dân cư Mariupol trú bom

Thanh Hà

Tối 16/03/2022 chính quyền Kiev tố cáo quân đội Nga dội bom vào một nhà hát ở Mariupol, đông nam Ukraina nơi có cả ngàn thường dân đang trú ẩn. Nga tiếp tục oanh kích trên toàn lãnh thổ Ukraina và tiếp tục bao vây thủ đô Kiev. Chiến sự tiếp diễn trong lúc cả Ukraina và Nga tiếp tục đàm phán qua cầu truyền hình.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky lên án không quân Nga « cố tình » ném bom vào một nhà hát ở trung tâm Mariupol. Tòa nhà bị phá hủy là nơi hàng ngàn dân cư thành phố ẩn náu. Chưa thể xác định chính xác về số nạn nhân, nhưng theo chính quyền Ukraina và thị trưởng thành phố, sẽ lên đến « hàng trăm » người. Thị trưởng Mariupol Vadym Boichenkon nói đến một « đợt tấn công khủng khiếp » và nói đến một cuộc « thảm sát » mà quân đội Nga tiến hành nhắm vào thường dân Mariupol, vào người dân Ukraina. Bộ Quốc Phòng Nga sáng nay bác bỏ tin trên và cho rằng nhà hát trung tâm thành phố Mariupol đã bị chính phe « dân tộc chủ nghĩa Ukraina » tàn phá. Đại sứ Nga tại Washington thì coi đây là một chiến dịch « tuyên truyền bóp méo sự thật » của Ukraina.

Cũng tại Mariupol, nơi quân đội Nga đã chiếm đóng từ nhiều ngày qua, cả một bệnh viện với hàng trăm bác sĩ và bệnh nhân đang bị « bắt làm con tin » : Quân Nga chiếm đóng bệnh viện buộc phía Ukraina phải bắn vào đây. Rõ ràng, đó là một cuộc chiến về hình ảnh, mang tính tuyên truyền, như đại diện của một tổ chức phi chính phủ Ukraina, Olga Reshetylova ghi nhận trên đài RFI : 

« Không còn tường, cửa kính ở các cửa sổ, cũng không còn thuốc men hay trang thiết bị y tế nhưng đấy vẫn là bệnh viện duy nhất còn hoạt động. Ở bên trong bệnh viện, dưới nhà hầm, nào là bệnh nhân, bác sĩ và cả trăm người bị quân đội Nga tống xuống đây. Theo lời lãnh đạo Donetsk. 

Đại diện tổ chức nhân đạo Ukraina, Media initiative for human rights bà Olga Reshetylova cho biết thêm, không phải tình cờ mà lính Nga phục kích từ cửa số bệnh viện để nhắm về phía quân đội Ukraina. Bà nói : tôi nghĩ rằng sau vụ tấn công khủng khiếp nhắm vào bệnh viên nhi đồng ở Mariupol, Nga muốn khai thác hình ảnh để tuyên truyền. Họ muốn chứng minh rằng, quân đội Ukraina cũng bắn phá bệnh viện. Đây là cách hành xử thường thấy của phía Nga. Họ đã nhiều lần làm thế ở Donetsk và Lugansk hồi năm 2014. Và tôi nghĩ giờ kịch bản này được tái diễn. Đây cũng là một cuộc chiến về hình ảnh. Cả thế giới đã trông thấy cảnh một phụ nữ mang thai, bị thương, nằm trên băng ca được cáng khỏi tòa nhà đổ nát hồi tuần trước. Bà ấy và thai nhi đều tử vong. Chiến dịch phản công của Nga, những cáo buộc dàn dựng hình ảnh vì mục đích tuyên truyền không làm thuyên giảm phẫn nộ của công luận quốc tế. Thành thử ra tại một bệnh viện khác, quân Nga đẩy phía Ukraina vào thế phải tấn công ».

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn