Cuộc tập trận lớn nhất năm của NATO bắt đầu ở Na Uy [ CẬP NHẬT LIÊN TỤC ]

Thứ Hai, 14 Tháng Ba 20227:24 CH(Xem: 2658)
Cuộc tập trận lớn nhất năm của NATO bắt đầu ở Na Uy [ CẬP NHẬT LIÊN TỤC ]

Đồng minh của Putin thừa nhận cuộc tấn công của Nga không đi đúng hướng

Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga cho biết cuộc tấn công quân sự của Moscow ở Ukraine đang không theo kế hoạch, Reuters đưa tin.

Đây sẽ là sự thừa nhận mạnh mẽ nhất cho đến nay từ một quan chức Điện Kremlin rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine diễn ra chậm hơn dự kiến.

Viktor Zolotov, một đồng minh thân cận - và là cựu vệ sĩ của Tổng thống Vladimir Putin, người đang nắm quyền chỉ huy lực lượng vệ binh cho biết: “Tôi muốn nói rằng đúng vậy, không phải mọi thứ đều diễn ra nhanh như chúng tôi mong muốn.

Ông đổ lỗi cho sự tiến bộ kém cỏi trong chiến dịch của Nga là do các phần tử cực hữu đang ẩn náu trong cộng đồng người Ukraine, dựa trên cáo buộc mà Moscow liên tục sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược của họ rằng những người theo chủ nghĩa tân phát-xít đã xâm nhập vào Ukraine.

Các bình luận, mà Reuters báo cáo là đã được công bố trên trang web chính thức của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, chưa được BBC xác nhận độc lập vì trang web của Điện Kremlin hiện đang ngừng hoạt động

LHQ viện trợ nhân đạo thêm 40 triệu USD cho Ukraine

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thông báo rằng Liên Hợp Quốc sẽ phân bổ thêm 40 triệu USD để tăng cường viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Phát biểu tại New York, ông cho biết khoản viện trợ sẽ giúp cung cấp thực phẩm, nước, thuốc men và các cung cấp thiết yếu khác cho đất nước Ukraine, cũng như hỗ trợ tiền mặt cho những người thực sự cần.

Ông cảnh báo việc leo thang hơn nữa cuộc xung đột ở Ukraine - dù là vô tình hay cố ý - đều đe dọa "toàn thể nhân loại".

Mô tả việc Nga gần đây nâng mức cảnh báo đối với các lực lượng hạt nhân là một "diễn biến lạnh thấu xương", ông nói thêm về viễn cảnh xung đột hạt nhân - một khi "không thể tưởng tượng được" đã trở lại trong phạm vi có thể xảy ra.

Ông Guterres cũng kêu gọi "chấm dứt ngay các hành động thù địch" và "đàm phán nghiêm túc dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế".


Cuộc tập trận lớn nhất năm của NATO bắt đầu ở Na Uy

Cuộc tập trận Cold Response 2022 với sự tham gia của 30.000 quân NATO và các nước đối tác đã bắt đầu tại Na Uy ngày 14/3, giữa lúc căng thẳng phương Tây - Nga leo thang.

Các cuộc tập trận bắt đầu vào ngày 14/3 và dự kiến kéo dài đến 1/4. Một phần lực lượng phản ứng nhanh trên bộ của NATO cũng được triển khai.

Khoảng 200 máy bay và 50 chiến hạm cũng đang tham gia đợt tập trận này, AFP đưa tin.

"Đó là một cuộc tập trận phòng thủ", tướng Yngve Odlo, người phụ trách cuộc tập trận, cho biết. Bên cạnh đó, ông khẳng định cuộc tập trận không phải là một hoạt động quân sự với mục đích tấn công.

Các cuộc tập trận Cold Response 2022 được lên kế hoạch từ trước khi Moscow bắt đầu chiến dịch ở Ukraine. Với tần suất hai năm một lần, các cuộc tập trận hải quân, trên không và trên bộ được tổ chức trên những vùng đất rộng lớn thuộc lãnh thổ của Na Uy, bao gồm cả phía trên vòng Bắc Cực.

NATO tap tran o Na Uy anh 1

Cold Response là cuộc tập trận lớn nhất năm của NATO. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, các cuộc tập trận này sẽ được thực hiện cách xa biên giới của Na Uy với Nga vài trăm km. Bên cạnh đó, phía Moscow đã từ chối lời mời cử quan sát viên đến giám sát tập trận của Na Uy.

"Bất kỳ sự tăng cường năng lực quân sự nào của NATO gần biên giới Nga đều không giúp củng cố an ninh trong khu vực", Đại sứ quán Nga tại Na Uy cho biết vào tuần trước.

Bên cạnh đó, tướng Odlo cũng cho biết "Nga có đủ năng lực để theo dõi (cuộc tập trận) một cách hoàn toàn hợp pháp".

Như trong các lần tập trận trước, Thụy Điển và Phần Lan, các nước không nằm trong NATO nhưng ngày càng có mối quan hệ gần gũi với liên minh này, cũng sẽ tham gia Cold Response 2022.

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã làm dấy lên cuộc tranh luận ở hai nước này về khả năng trở thành thành viên NATO.


Giá dầu giảm trước triển vọng đàm phán của Nga về Ukraine

Giá dầu giảm vào đầu ngày 13/3 (giờ Mỹ), tiếp tục đà đi xuống vào tuần trước, khi một quan chức Mỹ cho biết Nga có dấu hiệu sẵn sàng đàm phán về Ukraine.

Dầu Brent giao sau giảm 1,82 USD, tương đương 1,6%, xuống còn 110,85 USD/thùng vào lúc 18h47 (giờ Mỹ) ngày 13/3. Dầu thô WTI giao sau giảm 2,41 USD, tương đương 2,2%, xuống còn 106,92 USD/thùng, theo Reuters.

Chiến dịch quân sự của Nga nhắm vào Ukraine kể từ cuối tháng 2 đã làm chao đảo thị trường năng lượng trên toàn cầu, khiến giá dầu tăng cao kỷ lục và có lúc được dự đoán sẽ tăng lên 200 USD/thùng.

Tuy nhiên, giá dầu Brent tuần trước đã giảm 4,8% sau khi chạm mức 139,13 USD vào ngày 7/3. Trong khi đó, dầu thô của Mỹ ghi nhận mức giảm trong tuần là 5,7% sau khi chạm mức cao 130,50 USD vào ngày 7/3. Cả hai loại dầu trên đều chạm đỉnh giá đó lần gần nhất vào năm 2008.

gia dau giam anh 1
gia dau giam anh 1

Nhà máy lọc dầu Los Angeles của Công ty Phillips 66 và các bồn chứa cho các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Kinder Morgan Carson, California, ngày 11/3. Ảnh: Reuters.

Xu hướng giảm của giá dầu được cho là vì các nhà giao dịch đánh giá khả năng cải thiện triển vọng nguồn cung, sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho biết Nga có dấu hiệu sẵn sàng đàm phán về Ukraine.

Hãng thông tấn RIA dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các cuộc đàm phán trực tuyến giữa Nga - Ukraine sẽ tiếp tục trong ngày 14/3
voatiengviet.com

Ukraine: Đàm phán với Nga sẽ tiếp tục vào thứ Ba

VOA

Ukraine: Đàm phán với Nga sẽ tiếp tục vào thứ Ba

Các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga đã tạm dừng vào thứ Hai (14/3) và sẽ tiếp tục vào thứ Ba, một trong những nhà đàm phán của Ukraine cho biết trên trang Twitter.

“Đàm phán đã tạm dừng về mặt kỹ thuật cho đến ngày mai, vì những công việc bổ sung trong các nhóm nhỏ đang làm việc với nhau và làm rõ từng định nghĩa. Đàm phán vẫn tiếp tục”, nhà đàm phán Mykhailo Podolyak cho biết.

(Theo Reuters)

Các nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ, Trung Quốc gặp nhau ở Rome

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan vào thứ Hai (14/3) tại Rome, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin.

Tuy nhiên, đài này không đưa thêm chi tiết nào khác về cuộc gặp, kể cả việc cuộc họp đã kết thúc hay chưa.

(Theo Reuters)

Ukraine: Đàm phán với Nga rất khó khăn nhưng vẫn đang diễn ra

Các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine hôm 14/3 đã bắt đầu và liên lạc giữa hai bên rất khó khăn nhưng vẫn đang diễn ra, cố vấn và là nhà đàm phán của Tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak, cho biết trên Twitter.

Đăng một bức ảnh về cuộc đàm phán đang được tiến hành trực tuyến, ông Podolyak cho biết: “Các bên tích cực bày tỏ quan điểm cụ thể của họ. Liên lạc đang được tổ chức nhưng rất khó khăn. Lý do cho của sự bất hòa là do hệ thống chính trị quá khác nhau”.

Ngoại trưởng Iran sắp thăm Nga

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amirabdollahian sẽ thăm Nga vào thứ Ba (15/3), một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này cho biết hôm 14/3, giữa bối cảnh đang có những lo ngại về triển vọng của các cuộc đàm phán khôi phục hiệp ước hạt nhân Iran 2015.

Các cuộc đàm phán đang đối diện với viễn cảnh đổ vỡ, sau khi yêu cầu vào phút chót của Nga buộc các cường quốc thế giới phải tạm dừng đàm phán trong một thời gian không xác định, mặc dù đã có một văn bản được hoàn thành phần lớn.

(Theo Reuters)


voatiengviet.com

Ukraine: Đàm phán với Nga rất khó khăn nhưng vẫn đang diễn ra

VOA

Các nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ, Trung Quốc gặp nhau ở Rome

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan vào thứ Hai (14/3) tại Rome, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin.

Tuy nhiên, đài này không đưa thêm chi tiết nào khác về cuộc gặp, kể cả việc cuộc họp đã kết thúc hay chưa.

(Theo Reuters)

Ukraine: Đàm phán với Nga rất khó khăn nhưng vẫn đang diễn ra

Các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine hôm 14/3 đã bắt đầu và liên lạc giữa hai bên rất khó khăn nhưng vẫn đang diễn ra, cố vấn và là nhà đàm phán của Tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak, cho biết trên Twitter.

Đăng một bức ảnh về cuộc đàm phán đang được tiến hành trực tuyến, ông Podolyak cho biết: “Các bên tích cực bày tỏ quan điểm cụ thể của họ. Liên lạc đang được tổ chức nhưng rất khó khăn. Lý do cho của sự bất hòa là do hệ thống chính trị quá khác nhau”.


rfi.fr

Chiến tranh Ukraina : Chiến sự gia tăng dữ dội xung quanh Kiev và nhiều thành phố khác

Minh Anh

Cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga tiến hành hôm nay, 14/03/2022, bước sang ngày thứ 19. Chiến sự vẫn diễn ra ác liệt xung quanh thủ đô Kiev. Theo AFP, vấp phải sự kháng cự bền bỉ của người dân Ukraina, quân Nga đã liên tục dội bom trong suốt ngày hôm qua tại nhiều mặt trận khác nhau. 

Theo một cố vấn của tổng thống Volodymyr Zelensky, Kiev và các vùng phụ cận giờ trong « tình trạng bị vây hãm » do mật độ dội bom dày đặc của quân Nga. Thành phố cảng biển Mariupol, ở phía nam, bị vây hãm và oanh kích từ nhiều qua, không còn điện, nước, khí đốt và thực phẩm.   

Tại vùng Biển Đen, theo như tuyên bố của bộ Quốc Phòng Anh, được Le Monde trích dẫn, hải quân Nga đã cho lập « một vòng phong tỏa từ xa nhằm cô lập Ukraina khỏi hệ thống giao thương hàng hải quốc tế ». Còn ở Kharkiv, Soumy và Tchernihiv, đà tiến của quân Nga bị chậm lại do vấp phải nhiều « ổ kháng cự », theo như phân tích của Michel Goya, nhà sử học quân sự và cựu trung tá, trên mạng Twitter được Le Monde dẫn lại.  

Một thành phố cảng biển khác là Mykolayiv, cuối tuần qua một lần nữa phải hứng những đợt mưa bom của không quân Nga, làm hơn một chục người chết. Bất chấp việc quân đội Nga cũng đang tiến gần, người dân thành phố này tổ chức kháng cự.   

Từ thành phố cảng Mykolayiv, hai đặc phái viên đài RFI Clea Broadhurst và Jad El Khoury gởi về bài phóng sự :  

« Người dân Mykolayiv giờ đã quen với những cuộc dội bom. Hệ thống phòng không ở đây vang lên mỗi ngày. Chủ Nhật rồi, bom đã rơi tại nhiều khu dân cư. George Reshetilov, phát ngôn viên quân sự thành phố giải thích :  

"Suốt thời gian này, Mykolayiv vẫn trụ được, chúng tôi có hàng phòng ngự tốt. Và điều này sẽ được tiếp tục như thế. Chúng ta thấy rõ Nga tấn công ai, họ nhắm vào thường dân. Họ sợ giao tranh trực diện."  

Căn cứ quân sự của Yaroslav, một binh sĩ Ukraina 20 tuổi, mấy ngày qua đã bị trúng phải tên lửa, anh kể thêm :  

"Tôi thậm chí còn không có thời gian mang giầy, chỉ kịp lấy khẩu AK47. Tất cả những gì tôi nhớ được, đó là trườn và bò trên mặt đất. Cho đến lúc tôi chợt nhận ra rằng không còn mặt đất nữa và xung quanh tôi chỉ là những bức tường đang đổ. Tôi cảm thấy một tiếng nổ và chính lúc đó tôi nghe thấy những tiếng gào thét."  

Tại thánh lễ ngắn ngủi do tình hình báo động chung, giáo dân cầu nguyện khi hôn lên tường giáo đường.  

Một phụ nữ lớn tuổi chia sẻ : "Đây là một cuộc chiến giữa cái Ác và Thiện, giữa bóng tối và ánh sáng, và chúng ta phải tin tưởng đức Chúa Trời. Chúng tôi đau buồn cho cả Ukraina cũng như là nước Nga. Chúa nhìn thấy mọi thứ và Ngài quyết định. Chúng tôi muốn hòa bình, muốn có tình thương. Chúng tôi không muốn làm hại bất kỳ ai."  

Binh sĩ và người dân Mykolayiv không lơ là cảnh giác. Thành phố hiện vẫn thuộc về họ ! » 


voatiengviet.com

IMF: Nga vỡ nợ không còn là 'không thể xảy ra', nhưng không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu

Reuters

Nga có thể vỡ nợ sau các lệnh trừng phạt chưa từng có vì họ xâm lược Ukraine, nhưng điều đó sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu -- Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva nói hôm Chủ nhật 13/3.

Bà Georgieva nói với chương trình "Face the Nation" của CBS rằng các lệnh trừng phạt mà Hoa Kỳ và các nền dân chủ khác áp đặt đã gây tác động "nghiêm trọng" lên nền kinh tế Nga và sẽ kích hoạt một cuộc suy thoái sâu trong năm nay.

Chiến tranh và các lệnh trừng phạt cũng sẽ có tác động lan tỏa đáng kể đến các nước láng giềng phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga, và đã gây ra làn sóng tị nạn như trong Thế chiến thứ hai, bà nói.

Nga gọi các hành động của mình ở Ukraine là một “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Các biện pháp trừng phạt cũng hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lực của Nga và khả năng xử lý các khoản nợ -- điều này có nghĩa là Nga vỡ nợ không còn được coi là "không thể xảy ra nữa", bà Georgieva nói.

Khi được hỏi liệu Nga vỡ nợ như vậy có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới hay không, bà nói, "Hiện tại, không."

Bà nói: Tổng mức tiếp xúc của các ngân hàng đối với Nga lên tới khoảng 120 tỷ USD, một số tiền mặc dù không phải là không đáng kể nhưng "không làm rúng động cả hệ thống".

Khi được hỏi liệu Nga có thể tiếp cận khoản tài trợ khẩn cấp 1,4 tỷ USD của IMF đã phê duyệt cho Ukraine vào tuần trước hay không nếu Moscow chiếm Ukraine và thành lập chính phủ mới, bà Georgieva cho biết số tiền này nằm trong một tài khoản đặc biệt mà chỉ chính phủ Ukraine mới có thể truy cập.

Một quan chức IMF nói rằng chính phủ Ukraine được đề cập ở đây là "chính phủ được quốc tế công nhận của Ukraine."

IMF năm ngoái đã chặn Taliban truy cập vào các quỹ của Afghanistan sau khi họ nắm quyền kiểm soát chính phủ, với lý do thiếu rõ ràng về việc cộng đồng quốc tế công nhận chính phủ Taliban

Đám đông xuống đường phản đối ở Kherson

Nhiều người dân đã xuống đường ở thành phố cảng Kherson, miền nam Ukraine để phản đối sự chiếm đóng của quân đội Nga.

Động thái này xuất hiện trong bối cảnh tin cho hay rằng Nga đang có kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý giả tạo trong thành phố để tạo ra một khu vực ly khai khác, giống như ở Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine, và lập ra một chính quyền bù nhìn.

Hình ảnh cho thấy mọi người tập trung tại Quảng trường Tự do ở trung tâm Kherson vẫy cờ Ukraine và cầm những tấm biển ghi: "Kherson là của Ukraine."


Lời kể về Ukraine: 'Tôi ở VN, chồng tôi đang kẹt lại Mariupol'

Một phụ nữ VN đón hai con về nước nhưng nói chồng bà và khoảng 80 người Việt vẫn còn kẹt lại trong chiến sự tại Mariupol, phía Đông Ukraine.

Hôm 13/3 chị Thu Hồng cho biết hiện ở Mariupol còn toàn bà con anh em nên trong đó có thông tin ra chị đều thông tin lại cho người nhà, kể cả Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam ở Ukraine cũng liên lạc với chị Hồng để cập nhật tình hình tại thành phố này. Lần cuối còn liên lạc được với những người ở Mariupol là cách đây ba ngày và kể từ đó thành phố bị đánh mạnh nên không liên lạc được nữa.

"Cách đây ba ngày ở trong đó thông tin ra là vẫn mắc kẹt tại đó vì hôm trước họ nói mở đường cho mình đi nhưng bà con chuẩn bị mọi thứ xong đến lúc đi thì đàm phán không thoả thuận được và nó lại không cho đi nữa nên mặt kẹt ở trong đó hơn 10 ngày rồi.

"Bà con trong đó không có điện, nước, gas, sưởi, cho nên cuộc sống với sinh hoạt rất là khó khăn. Trong đó nói là tranh thủ lúc êm êm thì mấy anh ra ngoài nhặt củi về nấu. Trước đó biết là có chiến tranh và thường mùa đông cũng có trữ đồ ăn với đồ hộp, thế nhưng giờ cũng gần cạn hết rồi.

"Vì không điện, không có gì hết nên không liên lạc được với bên ngoài. Thỉnh thoảng mấy anh chạy vội ra nói được vài phút, nhắn là bà con vẫn bình an. Ở ngoài thì các khu gần đó nó bắn phá hết rồi cho nên không đi xa được, chỉ ra gần gần thôi.


'200 nghìn người Nga bỏ đi từ 24/02'?

BBC News

Một bài trên BBC News hôm Chủ Nhật 13/03 trích lời ông Konstantin Sonin, nhà kinh tế Nga từ Chicago nêu ra ước tính “khiêm tốn” rằng có ít nhất 200 nghìn dân Nga, đa số là người trẻ, có trình độ “đã bỏ nước ra đi” từ khi Putin xâm lăng Ukraine.

Theo ông Sonin, các số liệu từ nước nhận người Nga cho thấy con số 200 nghìn là “còn ít”.

Sau khi các đường bay sang châu Âu bị cấm hồi đầu tháng 3, dân Nga đi xe hơi sang Phần Lan hoặc tìm cách tới các nước láng giềng như Armenia, Azerbaijan, Gruzia, và bay tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Konstantin Sonin viết trên Twitter:

"Chính phủ Armenia nêu con số 80 nghìn, thị trưởng Tbilisi nói có 20-25 nghìn ở đó. Hàng ngày có nhiều chuyến bay sang Istanbul hơn là tới Erevan, bay bằng máy bay to. Cộng thêm Tel Aviv, Almaty, Bishkek + con số nhỏ nhưng đều đặn tới Estonia, Latvia, và Phần Lan. Nên 200K là số tính thấp đấy..."


voatiengviet.com

Ukraine: 90 trẻ em đã thiệt mạng vì chiến tranh

VOA

Ngoại trưởng Iran sắp thăm Nga

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amirabdollahian sẽ thăm Nga vào thứ Ba (15/3), một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này cho biết hôm 14/3, giữa bối cảnh đang có những lo ngại về triển vọng của các cuộc đàm phán khôi phục hiệp ước hạt nhân Iran 2015.

Các cuộc đàm phán đang đối diện với viễn cảnh đổ vỡ, sau khi yêu cầu vào phút chót của Nga buộc các cường quốc thế giới phải tạm dừng đàm phán trong một thời gian không xác định, mặc dù đã có một văn bản được hoàn thành phần lớn.

(Theo Reuters)

Ukraine: 90 trẻ em đã thiệt mạng vì chiến tranh

90 trẻ em đã thiệt mạng và hơn 100 em khác bị thương ở Ukraine kể từ khi Nga xâm lược nước này vào ngày 24/2, văn phòng tổng công tố Ukraine cho biết hôm 14/3.

“Số lượng nạn nhân cao nhất là ở các vùng Kyiv, Kharkiv, Donetsk, Chernihiv, Sumy, Kherson, Mykolayiv và Zhytomyr”, văn phòng này cho biết trong một tuyên bố.

Reuters không thể xác minh thông tin này ngay lập tức.

Nga phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào thường dân trong cuộc chiến mà nước này gọi là “hoạt động đặc biệt” nhằm phi quân sự hóa và “tiêu diệt những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan” ở Ukraine.

(Theo Reuters)

Vua phân bón và than của Nga nói chiến tranh Ukraine phải kết thúc

Cuộc chiến ở Ukraine là một thảm kịch cần phải dừng lại nếu không sẽ có một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vì giá phân bón đã quá cao đối với nhiều nông dân -- ông vua phân bón và than của Nga Andrei Melnichenko nói hôm thứ Hai 14/3.

"Các diễn biến ở Ukraine thực sự bi thảm. Chúng tôi khẩn cấp cần hòa bình", tỷ phú Melnichenko, 50 tuổi, người Nga nhưng sinh ra ở Belarus và có mẹ là người Ukraine, nói với Reuters bằng email do người phát ngôn của ông gửi tới.

"Là một người mang quốc tịch Nga, sinh ra tại Belarus và mang dòng máu Ukraine, tôi cảm thấy vô cùng đau đớn và không thể tưởng tượng khi chứng kiến cảnh huynh đệ tương tàn như vậy".

(Theo Reuters)

Mỹ theo dõi thấy Putin tức giận, thất vọng, có khả năng leo thang chiến tranh

Tình báo Hoa Kỳ nhận định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin hình như rất tức tối và thất vọng về cuộc chiến đã kéo dài hai tuần mà ông nghĩ rằng ông sẽ đánh thắng chớp nhoáng trong hai ngày. Nhưng ông ta cũng có thể đang chuẩn bị leo thang bạo lực và tàn phá Ukraine.

Các giới chức Hoa Kỳ nhận định tình hình trong những ngày gần đây lo ngại rằng ông Putin sẽ cố gắng phá vỡ sự phản kháng của Ukraine bằng việc leo thang chiến tranh, và có khả năng tấn công bằng vũ khí hóa học hoặc sinh học để tàn sát nhiều người hơn. Và trong lúc thế giới phản ứng với những hình ảnh khủng khiếp của cuộc chiến do ông gây ra, thì ông Putin lại cách ly khỏi áp lực trong nước bởi cái mà Giám đốc CIA William Burns gọi là “bong bóng tuyên truyền”.

(Theo AP)

voatiengviet.com

Giới chức Mỹ: Nga kêu gọi Trung Quốc yểm trợ quân sự

AP

Một giới chức Hoa Kỳ cho biết Nga yêu cầu Trung Quốc cung cấp thiết bị quân sự để sử dụng trong cuộc xâm lược Ukraine.

Yêu cầu được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng về cuộc chiến đang diễn ra trước cuộc họp vào thứ Hai (14/3) tại Rome giữa các giới chức hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan thẳng thừng cảnh báo Trung Quốc không được giúp Nga tránh chịu trừng phạt từ các lệnh chế tài giáng xuống nền kinh tế Nga. Ông nói rằng Hoa Kỳ “sẽ không cho phép điều đó diễn ra.”

Các quan chức Hoa Kỳ cũng cáo buộc Bắc Kinh lan truyền những tuyên bố sai trái của Nga rằng Ukraine đang điều hành các phòng thí nghiệm vũ khí hóa học và sinh học với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Họ nói rằng Trung Quốc đang che đậy một cách hiệu quả cho Nga có thể sẽ tấn công bằng vũ khí hóa học.

Khả năng Trung Quốc hỗ trợ tài chính cho Nga là một trong những mối quan tâm của Tổng thống Joe Biden. Một quan chức Mỹ giấu tên để thảo luận về các vấn đề nhạy cảm cho biết trong những ngày gần đây, Nga đã yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ, bao gồm cả thiết bị quân sự, để đẩy mạnh cuộc xâm lăng Ukraine. Các giới chức không cung cấp chi tiết về phạm vi của yêu cầu. Việc Nga yêu cầu Trung Quốc yểm trợ đầu tiên được báo Financial Times và Washington Post loan tin.

Chính quyền Biden cũng cáo buộc Trung Quốc phổ biến thông tin sai lệch của Nga, vốn Moscow có thể dùng làm cái cớ để tấn công Ukraine bằng vũ khí hóa học hoặc sinh học.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã khiến Trung Quốc rơi vào tình thế khó khăn với hai đối tác thương mại lớn nhất của nước này: Mỹ và Liên minh châu Âu. Trung Quốc cần tiếp cận các thị trường đó, nhưng họ cũng thể hiện sự ủng hộ đối với Moscow, và cùng Nga tuyên bố quan hệ hữu nghị “không có giới hạn”.

(Theo AP)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn