bbc.com

Một sếp tình báo Nga bị Putin lệnh bắt giữ vì 'mù mờ về Ukraine'? -

Tổng thống Putin

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Putin

Vừa xuất hiện thông tin, chưa được Nga xác nhận chính thức, rằng Tổng thống Vladimir Putin đã lệnh quản thúc người đứng đầu cục đối ngoại của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) và cấp phó của ông ta sau khi đổ lỗi cho họ về những thất bại trong hoạt động tình báo trước khi xâm lược Ukraine.

Andrey Soldatov, một tác giả làm về cơ quan mật vụ Nga, nói các nguồn tin bên trong FSB nói với ông rằng Sergey Beseda, 68 tuổi, đã bị bắt theo lệnh của Putin.

Sergei Beseda là Cục trưởng Cục 5, Cơ quan thông tin tình báo và quan hệ quốc tế, trực thuộc Tổng cục An ninh Nga (FSB).

Cũng bị bắt là Anatoly Bolyukh, cấp phó của Beseda, theo Soldatov nói.

Báo Anh Daily Mail viết: "Putin được cho là đổ lỗi cho cơ quan tình báo đã đảm bảo với ông trước cuộc xâm lược rằng các lực lượng Nga sẽ chỉ đối mặt với sự kháng cự nhỏ nhoi từ quân đội Ukraine và chính người Ukraine cũng mong muốn loại bỏ các nhà lãnh đạo của họ."

Còn trang Meduza tường thuật: "Các nhà báo Andrei Soldatov và Irina Borogan, những người lâu nay chuyên đưa tin về các cơ quan an ninh của Nga, nói rằng phòng tình báo nước ngoài của FSB, Cục 5, đã trở thành mục tiêu của các cuộc trấn áp. Theo các nguồn tin của Soldatov và Borogan, ban lãnh đạo Cục 5 đã bị quản thúc tại gia. Vẫn chưa có xác nhận chính thức về những báo cáo này."

Sang ngày 12/3, các lực lượng Nga đang tăng cường chiến dịch tàn phá nhằm vào các thành phố và thị trấn trên khắp Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kyiv.

Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm thứ Bảy đã cáo buộc Moscow đang muốn phá vỡ ý chí của người dân bằng "một cuộc chiến hủy diệt".

voatiengviet.com

Belarus phủ nhận kế hoạch tham gia cuộc xâm lược của Nga, nhưng đang 'luân chuyển' quân ở biên giới


Belarus phủ nhận kế hoạch tham gia cuộc xâm lược của Nga, nhưng đang 'luân chuyển' quân ở biên giới

Belarus không có kế hoạch tham gia cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine nhưng đang đưa 5 tiểu đoàn tác chiến đến biên giới để thay thế các lực lượng đã đóng ở đó, Tổng tham mưu trưởng Viktor Gulevich cho biết hôm Thứ bảy 12/3.

Một quan chức an ninh hàng đầu của Ukraine hôm thứ Sáu cảnh cáo Belarus không được đưa quân vào Ukraine. Giới chức này nói rằng Ukraine đang thể hiện sự kiềm chế đối với Belarus mặc dù nước này được sử dụng làm nơi xuất kích cho máy bay Nga.

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng việc chuyển quân không hề liên quan đến (bất kỳ) sự chuẩn bị nào, và đặc biệt là không có sự tham gia của binh lính Belarus trong chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine,” ông Gulevich nói.

(Theo Reuters)

Cơ quan không gian Nga kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt

Cơ quan không gian Nga vừa gửi cho NASA và các đối tác quốc tế khác một lá thư yêu cầu chấm dứt các biện pháp trừng phạt vì chúng có thể đe dọa Trạm không gian Quốc tế (ISS).

Viết trên Twitter hôm thứ Bảy 12/3, Giám đốc Roscosmos, Dmitry Rogozin, cho biết bức thư kêu gọi các cơ quan không gian của Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu giữ cho trạm không gian hoạt động.

Ông minh họa bằng một bản đồ cho thấy đường bay của ISS - và một khu vực mà ISS có thể rơi xuống nằm giữa phần lớn thế giới nhưng hầu như không chạm tới Nga.

Bốn phi hành gia NASA, hai phi hành gia Nga và một phi hành gia châu Âu hiện đang ở trên Trạm không gian Quốc tế.

(AP)

Ý bắt giữ siêu du thuyền của nhà tài phiệt Nga Melnichenko

Cảnh sát Ý bắt giữ siêu du thuyền của tỷ phú Nga Andrey Igorevich Melnichenko -- văn phòng thủ tướng Ý cho biết hôm thứ Bảy 12/3 -- vài ngày sau khi doanh nhân này bị đưa vào danh sách chế tài của EU vì Nga xâm lược Ukraine.

Giới hữu trách cho biết du thuyền Sailing Yacht A dài 143 mét, có giá 530 triệu euro (578 triệu USD), bị niêm phong tại cảng phía bắc Trieste.

Sailing Yacht A, do Philippe Starck thiết kế và Nobiskrug của Đức chế tạo, là du thuyền buồm lớn nhất thế giới.

Tỷ phú Melnichenko sở hữu nhà sản xuất phân bón lớn EuroChem Group và công ty than SUEK.

Tuần trước, cảnh sát Ý đã thu giữ các biệt thự và du thuyền trị giá 143 triệu euro (156 triệu USD) của 5 người Nga nổi tiếng đã bị đưa vào danh sách trừng phạt.

Các hoạt động của cảnh sát là một phần của chiến dịch phối hợp của các quốc gia phương Tây nhằm trừng phạt các nhà tài phiệt Nga có liên hệ với Tổng thống Vladimir Putin.

(Reuters)

Truyền thông Moscow nói Nga đã phá hủy 3.491 cơ sở quân sự Ukraine

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov được các hãng thông tấn Nga trích thuật hôm thứ Bảy 12/3 nói rằng quân đội Nga đã phá hủy 3.491 cơ sở hạ tầng quân sự ở Ukraine cho đến nay.

Các lực lượng Nga "tiếp tục cuộc tấn công Ukraine trên một mặt trận rộng lớn", ông Konashenkov nói.

Reuters không thể xác minh ngay lập tức tuyên bố của ông Konashenkov.

(Reuters)

Nga muốn coi Meta là tổ chức cực đoan

Tổng công tố Nga đề nghị tòa án coi Meta, tập đoàn vận hành Facebook và Instagram, là tổ chức cực đoan vì cổ súy bạo lực chống lại công dân Nga.

Ngoài kêu gọi tòa án liệt Meta vào danh sách tổ chức cực đoan, văn phòng Tổng công tố Nga hôm 11/3 cũng yêu cầu Cơ quan quản lý truyền thông quốc gia (RKN) chặn quyền truy cập vào Facebook và Instagram ở Nga.

Giới chức Nga cáo buộc các nền tảng mạng xã hội này đã cho phép hàng loạt bài đăng kêu gọi bạo lực chống lại công dân Nga để phản ứng với chiến dịch quân sự đang diễn ra tại Ukraine.

Tuy nhiên, các quan chức Nga nói thêm những công dân Nga sử dụng ứng dụng của Meta một cách thiện chí sẽ không gặp rủi ro nào. Những người sử dụng ứng dụng nhắn tin WhatsApp, cũng thuộc Meta, sẽ không bị coi là có hành động cực đoan, theo Ekaterina Mizulina, ủy viên hội đồng tư vấn cho chính phủ Nga về các vấn đề xã hội dân sự.

Logo Meta trên điện thoại một người dùng ở Brazil hôm 5/2. Ảnh: Reuters.

Logo Meta trên điện thoại một người dùng ở Brazil hôm 5/2. Ảnh: Reuters.

Thượng nghị sĩ Andrey Klishas, chủ tịch Ủy ban luật hiến pháp tại Thượng viện Nga, cũng đảm bảo các công dân Nga không bị trừng phạt nếu sử dụng thủ thuật để tiếp tục truy cập các nền tảng mạng xã hội của phương Tây đã bị RKN chặn.

Một số phương tiện truyền thông phương Tây trước đó đưa tin Meta đã quyết định chấp thuận "những bài đăng về cuộc chiến Ukraine, trong đó kêu gọi bạo lực chống lại lực lượng Nga hay Tổng thống Putin".

RKN hôm 11/3 cho biết họ đã yêu cầu Meta chính thức thừa nhận hoặc bác bỏ thông tin về quyết định thay đổi chính sách này.

Đại sứ quán Nga tại Washington kêu gọi chính phủ Mỹ kiểm soát quan điểm "chủ nghĩa cực đoan" của Meta. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết thông tin về chính sách mới của Meta "thật khó tin".

"Những thông tin đó cần được xác minh và nghiên cứu cẩn thận. Chúng tôi hy vọng điều đó không phải thật, nếu không Nga sẽ có hành động mạnh mẽ để ngăn các hoạt động của công ty này", ông Peskov nói.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine hôm 24/2, một số nền tảng mạng xã hội trên thế giới đã có động thái phản ứng với Moskva. Mạng xã hội TikTok thông báo ngừng đăng tải video mới từ Nga, trong khi YouTube tuyên bố chặn các kênh truyền thông do "nhà nước Nga hậu thuẫn".