LHQ: Không có bằng chứng về chương trình vũ khí sinh học Ukraine như Nga nói ( Cập nhật liên tục )

Thứ Sáu, 11 Tháng Ba 20226:36 CH(Xem: 2432)
LHQ: Không có bằng chứng về chương trình vũ khí sinh học Ukraine như Nga nói ( Cập nhật liên tục )

 

voatiengviet.com

LHQ: Không có bằng chứng về chương trình vũ khí sinh học Ukraine như Nga nói

Reuters

Liên hiệp quốc ngày 11/3 tuyên bố không có bằng chứng rằng Ukraine có chương trình vũ khí sinh học trong khi Mỹ và các đồng minh cáo buộc Nga loan truyền cáo buộc vô căn cứ để có thể kiếm cớ phát động những cuộc tấn công sinh học hay hoá học.

Nga triệu tập phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc gồm 15 thành viên, qua đó, đại sứ Nga Vassily Nebenzia, dù không trưng ra bằng chứng, tái khẳng định rằng Ukraine điều hành những phòng thí nghiệm vũ khí sinh học với sự yểm trợ của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Các nước thành viên nói tuyên bố của Nga là “bịa đặt” và “hoàn toàn vô nghĩa”. Tại phiên họp, họ đã cáo buộc Nga cố ý nhắm mục tiêu và sát hại hàng trăm thường dân Ukraine. Nga phủ nhận chuyện này và gọi cuộc tấn công 15 ngày qua tại Ukraine là “chiến dịch quân sự đặc biệt.”

Bà Izumi Nakamitsu, Đại diện Cao cấp của Liên hiệp quốc về Vấn đề Tài giảm Binh bị, nói trước Hội đồng rằng Liên hiệp quốc không thấy có bất cứ chương trình vũ khí sinh học nào tại Ukraine, nước đã gia nhập lệnh cấm quốc tế về các loại vũ khí đó. Nga và Mỹ cùng 180 nước khác cũng gia nhập lệnh cấm này.

Theo thỏa thuận 2005, Ngũ Giác Đài hỗ trợ một vài phòng thí nghiệm y tế công cộng Ukraine cải thiện an ninh trong một số mầm bệnh nguy hiểm và hỗ trợ công nghệ sử dụng để nghiên cứu. Những nỗ lực này được các nước khác và Tổ chức Y tế Thế giới ủng hộ.

WHO nói với Reuters hôm 10/3 rằng đã cố vấn Ukraine hủy những virus có mối đe dọa cao chứa trong những phòng thí nghiệm y tế công cộng để ngăn nguy cơ rò rỉ có thể lây lan dịch bệnh trong dân chúng.

Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Linda Thomas-Greenfield, nói Washington rất e ngại rằng Nga triệu tập phiên họp này như một kiểu báo động giả mạo để đặt nền tảng cho việc sử dụng vũ khí sinh học hay hóa học của chính họ tại Ukraine.

Dù bà không cung cấp bằng chứng về mối đe doạ trước mắt tại phiên họp nhưng nhấn mạnh: “Nga có thành tích cáo buộc hàm hồ các nước khác về chính những điều mà Nga vi phạm.”

Bà nói thêm: “Chúng tôi rất lo ngại rằng Nga có thể đang tính dùng các chất hóa học hay sinh học nhắm vào người dân Ukraine.”

“Ý đồ sau những lời bịa đặt này dường như đã rõ, và hết sức đáng quan ngại,” bà nói. “Chúng tôi tin là Nga có thể sử dụng vũ khí hóa học và sinh học để giết người, trong khuôn khổ của việc báo động dàn dựng hay giả mạo, hoặc để hỗ trợ cho những cuộc hành quân chiến thuật.”

Đáp trả tuyên bố của bà Thomas-Greenfield, ông Nebenzia nhắc lại điều trần của Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell trước Hội đồng Bảo an vào năm 2003 khi ông trình bày điều mà Washington gọi là bằng chứng Iraq che đậy võ khí cấm, võ khí giết người hàng loạt.

Mỹ dựa vào khẳng định này để biện minh cho cuộc tấn công Iraq vào năm 2003 nhưng rốt cuộc khẳng định đó là sai.

Trả lời đại sứ Nga, bà Thomas-Greenfield nói: “Tôi biết ông mong đợi tôi trả lời, nhưng chúng tôi không muốn dành thêm thì giờ cho những lời dối trá mà quý vị đang nghe ngày hôm nay.”

Các đồng minh Mỹ phản ánh quan ngại của bà Thomas-Greenfield rằng chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tuyên truyền tin tức về một chương trình vũ khí sinh học được Mỹ yểm trợ tại Ukraine để chuẩn bị cho những cuộc tấn công hóa học hay sinh học của chính họ tại Ukraine.

“Hội đồng không nên nghe những câu chuyện tưởng tượng hay không thực, nhưng hãy theo các bằng chứng có thể kiểm chứng và phối kiểm độc lập,” ông Ferit Hoxla, đại sứ Albania, thành viên của NATO, nói.

Đại sứ Pháp Nicholas de Riviere, như một số đại sứ khác, nhắc tới việc Nga bị cáo buộc sử dụng chất độc thần kinh trong âm mưu bất thành muốn giết lãnh tụ đối lập Alexei Navalny và cựu nhân viên tình báo Nga Sergei Skripal, người đã đào thoát sang Anh, và con gái của ông.

Nga phủ nhận những cáo buộc này.

Phát biểu với báo giới sáng ngày 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh cáo Nga sẽ phải trả “giá rất đắt” nếu quân đội Nga sử dụng vũ khí hóa học chống Ukraine.

voatiengviet.com

TT Phần Lan nói với TT Nga Putin cần phải ngừng bắn ngay lập tức

VOA

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto và người đồng cấp Nga Vladimir Putin thảo luận về nhu cầu ngừng bắn và các hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường ở Ukraine trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 11/3, văn phòng Tổng thống Phần Lan cho biết trong một tuyên bố.

Trong cuộc gọi kéo dài một giờ, ông Niinisto nói với ông Putin rằng cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ ở Ukraine đang tác động mạnh đến dư luận phương Tây.

"Tổng thống Niinisto nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và đảm bảo việc sơ tán dân thường an toàn dọc theo các hành lang nhân đạo", tuyên bố viết.

Ông Niinisto trước đó trong ngày cũng đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy để thảo luận về cuộc xâm lược của Nga và tổng thống Phần Lan sau đó đã viết trên Twitter rằng ông đang "làm hết sức mình vì hòa bình."

(Reuters)

Văn phòng về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết họ ghi nhận có 549 người chết và 957 người bị thương kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine cho đến nay. Văn phòng này cho biết số người thiệt mạng và "tình trạng khổ sở nói chung của mọi người" đang tăng lên.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu 11/3 rằng họ đã xác minh được 29 vụ tấn công nhằm vào các cơ sở y tế, nhân viên y tế và xe cứu thương trong các vụ giao chiến, bao gồm một vụ tấn công đầy tai tiếng vào một bệnh viện phụ sản ở Mariupol, đông nam Ukraine, xảy ra hôm 9/3. Trong một email gửi ra, phát ngôn viên của WHO, Tiến sĩ Margaret Harris, cho biết 12 người đã thiệt mạng và 34 người bị thương trong vụ này.

(AP)

 

EU 'bật đèn xanh' cho Ukraine gia nhập khối


EU bật đèn xanh cho Ukraine gia nhập khối - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) ký đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) ngày 28-2 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Sputnik, ông Nauseda đưa ra thông báo nói trên sau 5 giờ thảo luận của các lãnh đạo EU.

"Một đêm lịch sử tại Versailles. Sau 5 giờ thảo luận sôi nổi, các lãnh đạo EU nhất trí với việc gia nhập khối của Ukraine. Tiến trình này đã bắt đầu. Bây giờ chúng tôi và người dân Ukraine phải nhanh chóng hoàn thành nó", tổng thống Lithuania viết trên Twitter.

Việc trở thành một thành viên EU có ý nghĩa rất lớn với Ukraine. Một điều khoản trong hiệp ước EU nêu rõ nếu một thành viên trở thành nạn nhân của hành động gây hấn có vũ trang, các quốc gia khác trong EU có nghĩa vụ viện trợ và hỗ trợ bằng mọi cách trong khả năng của họ.

Trước đó, ngày 28-2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký đơn xin gia nhập EU, chỉ vài ngày sau khi Nga tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng này.

Sau đó nhiều quốc gia EU đã tìm cách để Ukraine trở thành một thành viên của khối. Slovakia cũng đã đề xuất một thủ tục đặc biệt để Ukraine gia nhập EU.

EU đã thể hiện sự đoàn kết đáng kể kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24-2. Khối này đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt nhắm trực tiếp vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, hệ thống tài chính Nga, các nghị sĩ và tài phiệt Nga.

Các quốc gia trong khối cũng đang cung cấp vũ khí cho Ukraine để kháng cự trước lực lượng quân sự Nga. EU đã đồng ý chi 450 triệu euro (500 triệu USD) để mua vũ khí cho Ukraine.

Đức cũng đã phá vỡ truyền thống lâu đời là từ chối xuất khẩu vũ khí tới vùng có xung đột, và đồng ý gửi tên lửa phòng không và tên lửa chống tăng cho Ukraine.

voatiengviet.com

Chiến tranh ở Ukraine: Thương vong dân sự tiếp tục tăng

Văn phòng về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết họ ghi nhận có 549 người chết và 957 người bị thương kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine cho đến nay. Văn phòng này cho biết số người thiệt mạng và "tình trạng khổ sở nói chung của mọi người" đang tăng lên.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu 11/3 rằng họ đã xác minh được 29 vụ tấn công nhằm vào các cơ sở y tế, nhân viên y tế và xe cứu thương trong các vụ giao chiến, bao gồm một vụ tấn công đầy tai tiếng vào một bệnh viện phụ sản ở Mariupol, đông nam Ukraine, xảy ra hôm 9/3. Trong một email gửi ra, phát ngôn viên của WHO, Tiến sĩ Margaret Harris, cho biết 12 người đã thiệt mạng và 34 người bị thương trong vụ này.


Các thượng nghị sĩ Cộng hòa kêu gọi ông Biden giao chiến đấu cơ cho Ukraine

Các thượng nghị sĩ Cộng hòa nài nỉ chính quyền Biden đảo ngược quyết định để cho phép chuyển giao máy bay chiến đấu MiG của Ba Lan cho Ukraine để chống lại cuộc xâm lăng của Nga.

Bốn mươi thượng nghị sĩ Cộng hòa đã ký vào một lá thư của Thượng nghị sĩ Joni Ernst của bang Iowa và Mitt Romney của bang Utah để kêu gọi Tổng thống Joe Biden đáp ứng lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy. Ông Zelenskyy đã nói với các nghị sỹ Mỹ rằng nếu Mỹ không thể giúp thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine, thì ít nhất Mỹ có thể gửi thêm máy bay để quân đội của họ có thể phòng thủ trước các cuộc tấn công của Nga.

“Nói đủ rồi. Mọi người đang chết,” ông Romney nói trong cuộc họp báo ở Điện Capitol. “Hãy gửi cho họ những máy bay họ cần.”

Chính quyền Biden ban đầu nói rằng các máy bay thời Liên Xô hiện đang trú đóng ở Ba Lan có thể được chuyển giao cho Ukraine để giúp hỗ trợ trên không cho nước này. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc hôm 9/3 đã bác bỏ đề nghị bất ngờ của Ba Lan là thay vào đó sẽ chuyển các máy bay này cho NATO bằng cách bàn giao chúng tại một căn cứ của Mỹ ở Đức. Lầu Năm Góc cho biết các máy bay này không phải là khí tài hiệu quả nhất và kế hoạch của Ba Lan có ‘nguy cơ cao’ là làm leo thang chiến tranh.

Các thượng nghị sĩ Cộng hòa đã bác bỏ lập luận của chính quyền, nói rằng Mỹ cần phải tuân thủ các cam kết của mình và cung cấp Zelenskyy những gì ông cần để bảo vệ Ukraine, khi mà người dân thường cầm vũ khí trong hành động được nhiều người trên thế giới xem là anh hùng để cứu đất nước của họ.

(Theo AP)

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ nhóm họp vào ngày11/3 theo yêu cầu của Nga, các nhà ngoại giao cho biết, để thảo luận về cáo buộc của Moscow đưa ra mà không có bằng chứng về ‘các hoạt động sinh học’ của Mỹ ở Ukraine.

Một binh sỹ thuộc lực lượng thân Nga trong quân phục không phù hiệu tại làng Anadol do phe ly khai thân Nga kiểm soát ở khu vực Donetsk

Một binh sỹ thuộc lực lượng thân Nga trong quân phục không phù hiệu tại làng Anadol do phe ly khai thân Nga kiểm soát ở khu vực Donetsk
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn