Loạt phương tiện Nga bị phá hủy trong giao tranh Ukraine ( Cập nhật liên tục )

Thứ Ba, 01 Tháng Ba 20227:02 CH(Xem: 3393)
Loạt phương tiện Nga bị phá hủy trong giao tranh Ukraine ( Cập nhật liên tục )

 

Loạt phương tiện bị phá hủy trong giao tranh Ukraine

Ukraine tuyên bố đã loại khỏi vòng chiến ít nhất 1.440 phương tiện cơ giới đối phương sau 6 ngày chiến sự, trong khi Nga chưa công bố thông tin.

Chien-su-Ukraine-1646147886

Xe quân sự cháy rụi trên đường phố tại thị trấn Bucha, thuộc tỉnh Kiev gần thủ đô Ukraine vào ngày 28/2.

Chien-su-Ukraine-9-1646154804

Xe buýt tại Kiev chi chít vết đạn trên kính chắn gió ở đầu xe ngày 28/2.

Chien-su-Ukraine-11-1646147909

Một nhóm xe đa dụng Tigr-M của quân đội Nga bị phá hủy tại thành phố Kharkov ngày 28/2.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã bước sang ngày thứ 7. Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố tính đến ngày 1/3 đã loại khỏi vòng chiến hơn 5.700 quân nhân Nga, 29 máy bay, 29 trực thăng cùng ít nhất 1.440 phương tiện cơ giới các loại. Phía Nga chưa công bố thiệt hại cụ thể, nhưng xác nhận đã có thương vong trong các lực lượng được triển khai tới Ukraine.

Chien-su-Ukraine-12-1646147908

Bên trong một thiết giáp đa dụng Tigr-M của Nga bị phá hủy ở thành phố Kharkov, phía đông bắc Ukraine ngày 28/2.

Chien-su-Ukraine-8-1646147917

Xe thiết giáp của quân đội Ukraine bị phá hủy trước cửa một trường học ở Kharkov ngày 28/2. Người dân địa phương cho biết xe bị thiêu rụi sau khi trúng pháo kích.

Sức kháng cự của quân đội Ukraine đã làm chậm đà tiến quân của Nga, giúp họ giữ được thủ đô Kiev và nhiều thành phố quan trọng khác, ít nhất là hiện tại. Các quan chức Mỹ đánh giá lực lượng Nga gặp khó khăn hơn dự tính của Điện Kremlin, dù điều này có thể thay đổi khi các đơn vị thích nghi với tình hình thực địa. Nga đến nay chưa kiểm soát được không phận của Ukraine.

chien-su-Ukraine-13-1646151346

Tháp truyền hình tại thành phố Kiev bị không kích vào ngày 1/3.

Bộ trưởng Nội vụ Ukaine Anton Herashchenko xác nhận tháp truyền hình là mục tiêu tấn công và tín hiệu từ trạm bị gián đoạn. Đài truyền hình địa phương 1+1 cho biết chính quyền thành phố đang khẩn trương khắc phục thiệt hại.

Chien-su-Ukraine-7-1646147918

Xe thiết giáp chưa rõ của Nga hay Ukraine bị cháy đen ở thị trấn Bucha, phía tây bắc thủ đô Kiev ngày 28/2.

Chien-su-Ukraine-5-1646147920

Cây cầu gần thị trấn Bucha hướng vào thủ đô Kiev ngày 28/2 bị phá hủy một phần để cản đường tiến quân của các lực lượng Nga.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 1/3 thông báo sẽ tấn công các cơ sở của lực lượng an ninh và một đơn vị đặc nhiệm Ukraine ở thủ đô Kiev, nhằm ngăn ngừa "các cuộc tấn công thông tin" nhằm vào Nga. Quân đội Nga kêu gọi những người gần các địa điểm này rời đi càng sớm càng tốt.

chien-su-Ukraine-14-1646151767

Khu vực quảng trường trước tòa nhà ủy ban hành chính tỉnh Kharkov, nằm tại thành phố Kharkov, trúng tên lửa Nga ngày 1/3. Giới chức Kharkov cho biết ít nhất 11 người đã thiệt mạng và 20 người bị thương trong sự việc

Chien-su-Ukraine-4-1646147921

Người dân thị trấn Okhtyrka thuộc tỉnh Sumi, phía đông bắc Ukraine gần thành phố Kharkov, thu dọn gạch đá ở một căn cứ quân sự bị không kích.

Doanh trại và bồn nhiên liệu tại căn cứ ở thành phố Okhtyrka của Ukraine trúng pháo kích của Nga ngày 28/2, khiến 70 binh sĩ thiệt mạng, tòa nhà 4 tầng bị phá hủy.

chien-su-Ukraine-3-1646147922

Cảnh sát thành phố Kiev kiểm tra người tình nghi trên đường. Giới chức Kiev cáo buộc đặc nhiệm Nga thường xuyên tổ chức các đơn vị xâm nhập thành phố, do thám tình hình và tấn công các địa điểm chiến lược.

Chien-su-Ukraine-2-1646147923

Thành viên lực lượng ly khai ở Donbass kiểm tra một căn nhà bị pháo kích tại thành phố Donetsk ngày 28/2.

Thủ tướng Anh Boris Johnson thăm Ba Lan

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thực hiện các chiến thuật "man rợ và bừa bãi" nhằm vào dân thường ở Ukraine.

Ông cũng nói Tổng thống Nga đã "đánh giá thấp" sự sẵn sàng chiến đấu của người dân Ukraine và quyết tâm của phương Tây.

BBC được biết Anh đang xem xét kêu gọi trục xuất Nga khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng đã phát biểu tại Ba Lan khi ông gặp các đồng minh quan trọng của châu Âu.

Bình luận của ông được đưa ra trong cuộc họp báo với người đồng cấp Ba Lan Mateusz Morawiecki, và nói rằng ông "ngày càng tin tưởng" cuộc xâm lược của Nga sẽ thất bại, đồng thời nói thêm rằng ông Putin "phải thất bại" trong các mục tiêu của mình ở Ukraine.

Ông cũng tôn vinh "sự lãnh đạo và lòng dũng cảm" của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói thêm: "Tôi nghĩ ông ấy đã truyền cảm hứng không chỉ người dân của mình, ông ấy đang truyền cảm hứng và huy động cả thế giới phẫn nộ trước những gì đang xảy ra ở Ukraine."

Trong bài phát biểu sau cuộc họp báo hôm thứ Ba, ông Johnson cho biết Vương quốc Anh đã dành 220 triệu bảng cho viện trợ nhân đạo và khẩn cấp, đồng thời bố trí 1.000 binh sĩ Anh sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động nhân đạo ở châu Âu.

Ông cho biết chính phủ đang tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những người Ukraine ở Anh "đưa người thân của họ đến đất nước của chúng tôi", con số này có thể sẽ là hơn 200.000 người.

Ông cũng cảnh báo rằng các nền kinh tế phương Tây sẽ phải trả giá do các lệnh trừng phạt, đồng thời nói thêm rằng điều cần thiết là châu Âu phải "loại bỏ sự phụ thuộc" vào xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga.

ĐỌC NHANH 2-3: Ukraine đề nghị Trung Quốc giúp tìm giải pháp ngoại giao


Những khu vực Nga đã kiểm soát ở Ukraine - Đồ họa: CNN

* Điện đàm với người đồng cấp Vương Nghị, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã đề nghị Trung Quốc giúp đỡ trong việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao, mạng CGTN của Trung Quốc đưa tin ngày 2-3.

Cũng theo thông tin từ Bắc Kinh, ngoại trưởng Ukraine cho biết giai đoạn đầu tiên của các cuộc đàm phán với Nga không diễn ra suôn sẻ nhưng khẳng định Kiev sẽ kiên trì đàm phán.

* Bộ Ngoại giao Bỉ ra thông cáo cho biết Đại sứ quán nước này tại Kiev sẽ đóng cửa do tình hình an ninh và diễn biến chiến sự ở Ukraine. Các nhân viên của Đại sứ quán Bỉ hiện đã rời Ukraine.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết nước này sẽ tạm thời đóng cửa Đại sứ quán tại thủ đô Kiev của Ukraine.

* Kênh CNN và tờ The Wall Street Journal của Mỹ dẫn các nguồn tin thân cận với Chính phủ Mỹ cho biết trong ngày 1-3 (giờ địa phương), Tổng thống Joe Biden sẽ thông báo lệnh cấm máy bay của Nga bay vào không phận nước này.

* Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã thông báo về gói hỗ trợ trị giá 3 tỉ USD của WB cho Ukraine, trong khi đó, IMF sẽ sớm xem xét các đề xuất viện trợ khẩn cấp.

ĐỌC NHANH 2-3: Ukraine đề nghị Trung Quốc giúp tìm giải pháp ngoại giao - Ảnh 2.

Ảnh được công bố trên trang Facebook của Bộ Nội vụ Ukraine vào ngày 1-3-2022 cho thấy khói bốc lên sau một cuộc tấn công tên lửa nhắm vào tháp truyền hình ở thủ đô Kiev, Ukraine - Ảnh: AFP/BỘ NỘI VỤ UKRAINE

* Ngày 1-3, Nhà Trắng và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) thông báo Mỹ và các đồng minh đã nhất trí "xả" 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ của họ, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo tìm cách giảm nhẹ tác động của chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine lên giá xăng dầu thế giới. Một nửa số dầu này - 30 triệu thùng - đến từ kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ, một nửa còn lại đến từ các đồng minh ở châu Âu và châu Á.

* Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Đài CNN và Hãng tin Reuters từ boongke ở Kiev, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thúc giục người đồng cấp Mỹ Joe Biden đưa ra thông điệp mạnh mẽ và "có ích" về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trong bài phát biểu thông điệp liên bang của ông Biden vào ngày 1-3.

Tổng thống Zelensky cũng đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong đó ông Zelensky nhấn mạnh cần phải ngăn chặn Nga càng sớm càng tốt.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết một du học sinh nước này đã thiệt mạng trong cuộc tấn công ở thành phố Kharkov, Ukraine vào ngày 1-3. Ấn Độ kêu gọi Nga và Ukraine đảm bảo lối đi an toàn cho khoảng 12.000 công dân nước này đang bị mắc kẹt.

Theo Hãng tin AFP, lực lượng Nga tiến hành cuộc tấn công lớn vào trụ sở chính quyền địa phương ở thành phố Kharkov (thành phố lớn thứ hai của Ukraine), khiến ít nhất 10 người thiệt mạng. Các quan chức cho biết thêm, 8 người thiệt mạng trong cuộc không kích vào một tòa nhà của người dân. Trước đó, Nga nói họ chỉ tấn công các mục tiêu quân sự.

* Theo Bộ Nội vụ Ukraine, ít nhất 5 người thiệt mạng và 5 người khác bị thương khi khu vực xung quanh tháp truyền hình Kiev bị tấn công vào ngày 1-3.

ĐỌC NHANH 2-3: Ukraine đề nghị Trung Quốc giúp tìm giải pháp ngoại giao - Ảnh 3.

Bên trong một tầng hầm được dùng làm nơi trú bom tại Bệnh viện nhi đồng Okhmadet ở Kiev, ngày 1-3 với những bà mẹ vừa sinh con và những đứa trẻ đi ẩn nấp theo mẹ - Ảnh: AP

* Theo Hãng tin Tass của Nga, ngày 1-3, Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo lực lượng Nga sẽ tấn công các mục tiêu thuộc Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và Trung tâm Các chiến dịch thông tin và tâm lý (PSO) số 72 ở thủ đô Kiev, Ukraine.

"Để ngăn chặn các cuộc tấn công thông tin chống lại Nga, lực lượng Nga sẽ tấn công các mục tiêu công nghệ thuộc SBU và Trung tâm PSO số 72 ở Kiev" - Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đồng thời kêu gọi người dân sống gần đó rời khỏi nhà cửa.

* Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên Hiệp Quốc cho biết họ sẽ tổ chức các phiên điều trần công khai vào ngày 7 và 8-3 về các cáo buộc mà phía Ukraine đưa ra liên quan chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Theo Liên Hiệp Quốc, đã có 677.000 người chạy khỏi Ukraine sang các nước láng giềng lánh nạn kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, với số lượng người tị nạn tiếp tục tăng nhanh chóng.

ĐỌC NHANH 2-3: Ukraine đề nghị Trung Quốc giúp tìm giải pháp ngoại giao - Ảnh 4.

Một người đàn ông băng qua đại lộ vắng vẻ trong lúc có báo động không kích ở thủ đô Kiev, Ukraine ngày 1-3 - Ảnh: AP

* Các ngoại trưởng NATO sẽ tổ chức cuộc họp khẩn cấp tại Brussels vào ngày 4-3 để thảo luận về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Hiện tại các đồng minh NATO đã gấp rút củng cố khu vực phía đông châu Âu, nhưng vẫn kiên quyết không can dự quân sự vào xung đột ở Ukraine - quốc gia không thuộc NATO.

* Ngày 1-3, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết quân đội Anh sẽ không đối đầu trực tiếp với các lực lượng Nga ở Ukraine.

* Ngày 1-3, Liên minh châu Âu (EU) cấm Đài Russia Today và Hãng tin Sputnik của Nga phát sóng trong khối EU, đồng thời cấm một số ngân hàng Nga sử dụng hệ thống thanh toán SWIFT
Mỹ trục xuất một điệp viên Nga làm việc tại Liên Hợp Quốc

Người phát ngôn của Phái bộ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc cho biết Mỹ đang trục xuất một "đặc vụ tình báo" của Nga làm việc tại Liên Hợp Quốc.

Người phát ngôn cho biết: “Vào ngày 28/2, Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu quy trình trục xuất một nhân viên tình báo Nga làm việc tại Liên Hợp Quốc vì người này đã lạm dụng đặc quyền cư trú tại Hoa Kỳ”.

Hôm 28/2, Hoa Kỳ đã trục xuất 12 nhà ngoại giao Nga tại Liên hợp quốc mà Washington cáo giác là "hoạt vụ tình báo" đã "tham gia các hoạt động gián điệp có hại cho an ninh quốc gia của chúng tôi."

(Reuters)

Tháp truyền hình thủ đô Kiev bị pháo kích

Các lực lượng Nga đã bắn đạn pháo vào tháp truyền hình Kyiv và đài tưởng niệm Holocaust chính của Ukraine, trong số các địa điểm dân sự khác bị nhắm mục tiêu hôm thứ Ba 1/3, các quan chức Ukraine cho biết.

Cơ quan Nhà nước về các tình trạng khẩn cấp của Ukraine cho biết các vụ pháo kích vào tháp truyền hình đã giết chết 5 người và làm 5 người khác bị thương.

Quốc hội Ukraine, Verkhovna Rada, đăng một bức ảnh về những đám khói xung quanh tháp truyền hình, cách trung tâm thủ đô Kiev vài dặm và cách nhiều tòa nhà chung cư một quãng đi bộ ngắn. Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko cho biết một trạm biến áp cấp điện cho tháp và một phòng điều khiển trên tháp đã bị hư hại trong vụ pháo kích.

Người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, Andriy Yermak, cho biết trên Facebook rằng "một cuộc tấn công bằn tên lửa mạnh vào khu vực nơi có khu tưởng niệm (Babi) Yar" đang được thực hiện.

Babi Yar, một khe núi ở Kyiv, là nơi gần 34.000 người Do Thái bị giết hại trong vòng 48 giờ vào năm 1941 khi thành phố này bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Vụ tàn sát được thực hiện bởi quân SS cùng với những người cộng tác địa phương.

(AP)

5 ngàn binh sĩ Nga đã tử vong hoặc bị thương

Một quan chức tình báo cấp cao của phương Tây được nhiều cơ quan tình báo thông báo hôm thứ Ba 1/3 ước tính rằng hơn 5.000 binh sĩ Nga đã bị bắt hoặc tử vong cho đến nay, và các lực lượng Ukraine đã loại bỏ một số lượng đáng kể máy bay, xe tăng và một số hệ thống phòng không của Nga.

Quan chức này cho biết các lực lượng Nga đã tăng cường sử dụng pháo binh ở phía bắc Kiev và xung quanh thành phố phía đông Kharkiv và thành phố phía bắc Chernihiv, đồng thời sử dụng vũ khí hạng nặng hơn trong 48 giờ qua.

Quan chức này cũng nói rằng các lực lượng Nga đang sa lầy ở khu vực Donbas ở miền đông, nơi tập trung phần lớn lực lượng Ukraine sau 8 năm chiến đấu với phe ly khai được Nga hậu thuẫn tại đây. Quan chức này không nêu tên để thảo luận về các thông tin tình báo.

Nhìn chung số người chết do giao tranh vẫn chưa rõ ràng.

(AP)

TT Putin và TT Maduro thảo luận tăng cường quan hệ đối tác Nga - Venezuela

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thảo luận về việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Venezuela trong một cuộc điện đàm hôm thứ Ba 1/3, hãng thông tấn Interfax dẫn nguồn tin của điện Kremlin.

Họ cũng thảo luận về tình hình ở Ukraine và ông Maduro bày tỏ sự ủng hộ đối với Nga, Interfax dẫn nguồn tin Điện Kremlin cho biết.

(Reuters)

rfi.fr

Chiến tranh Ukraina bước qua ngày thứ 5, Kiev và Kharkov vẫn kiên trì kháng cự quân Nga

Trọng Nghĩa

Chiến sự tại Ukraina hôm nay, 28/02/2022 bước vào ngày thứ 5. Dù bị lực lượng Nga liên tục tấn công từ nhiều ngày qua, thủ đô Kiev và thành phố lớn thứ hai tại Ukraina là Kharkov vào trưa hôm nay vẫn đứng vững. 

Theo Quân Đội Ukraina, trong đêm hôm qua, rạng sáng hôm nay, lực lượng Nga đã “nhiều lần” tấn công nhằm chiếm lĩnh một số vị trí ở vùng ngoại vi Kiev, nhưng đều đã bị đẩy lùi, và tình hình thủ đô Ukraina vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền. 

Theo một cố vấn của tổng thống Ukraina, vào tối hôm qua, Nga đã  bắn ba tên lửa vào Kiev, trong đó có một chiếc đã bị phòng không Ukraina phá hủy. 

Còn tại thành phố Kharkov, ở miền đông-bắc Ukraina, truyền thông nước này cho biết là nhiều tiếng nổ lớn đã được nghe thấy vào tối hôm qua, nhưng Quân Đội Ukraina cho biết đã giành lại quyền kiểm soát  thành phố sau khi nơi này bị lực lượng thiết giáp Nga đánh chiếm tối Thứ Bảy. 

Trong bối cảnh Kiev đang bị lực lượng Nga công hãm, hàng nghìn cư dân thủ đô đang cố tản cư đi nơi khác để lánh nạn, bằng ô tô hoặc tàu hỏa. Bên cạnh đó cũng có hàng trăm người từ các thành phố khác đổ về thủ đô để đầu quân chống lại kẻ thù. 

Thông tín viên RFI Stephane Siohan tại Kiev đã có mặt tại nhà ga trung tâm để tìm hiểu thêm. 

Mỗi buổi tối, nhà ga trung tâm của Kiev đều đầy ắp người, bởi vì việc đi lại trên đường phố sau giờ giới nghiêm đã bị nghiêm cấm, và người vi phạm có nguy cơ bị bắn bỏ. Do đó, vào buổi tối những ai nôn nóng chờ đợi chuyến tàu đưa họ về phía tây, hoặc những người đã quyết định lên thủ đô để nhập ngũ, đều chen chúc nhau để qua đêm trong nhà ga. 

Ví dụ như Denis, 32 tuổi, quê tại Kherson, đã lên thủ đô với một ý tưởng trong đầu. Anh nói: “Tôi đã đến gặp cảnh sát và họ nói với tôi rằng cho đến thứ Hai vẫn còn giới nghiêm, nhưng sau đó tôi có thể đến trung tâm tuyển quân. Sau khi đăng ký, tôi muốn tham gia Lực Lượng Phòng Thủ Lãnh Thổ. Tôi muốn cầm súng để bảo vệ đất nước”. 

Trong hai ngày, bộ Quốc Phòng Ukraina đã tuyển mộ được gần 100.000 tân binh tình nguyện, gia nhập Quân Đội hay Lực lượng Phòng Thủ Lãnh Thổ.  

Tuy nhiên cũng có người như Ivan, 45 tuổi, một công nhân ở Shchastya thuộc vùng Donbass, vừa đến được Kiev sau khi thành phố của anh gần như nằm trong tay lính Nga. Anh giải thích: “Khi súng vừa nổ, chúng tôi đã chạy ngay đến nơi trú ẩn để tránh không kích. Sau đó đã có lệnh sơ tán và chúng tôi đã đến nhà ga để đón tàu hỏa lên Kiev. 80% thành phố nơi tôi ở đã bị phá hủy, không còn đèn đuốc hay điện, ga, không còn gì để sống. Nhà máy điện nơi tôi làm việc cũng bị phá hủy hoàn toàn. Tại Kiev này, tôi sẽ tạm ở với đứa con trai lớn, sau đó chúng tôi sẽ phải thay đổi cuộc sống, tìm kiếm việc làm… Chúng tôi đến đây, như đến một thế giới mới”.  

Thế nhưng, kể từ cuối tuần, cả Ukraina đã bước vào một thực tế mới, với một thành phố 4 triệu dân, nơi mọi người đều phải qua đêm trong boongke, hoặc trong tầng hầm của các hộ dân cư. 

Theo Ủy Ban Châu Âu, sau bốn ngày chiến tranh, bảy triệu người Ukraina đã phải di tản cư.

ĐỌC NHANH 1-3: Quân Nga đã vào Kherson, có nổ lớn ở Kharkov

* Ngày 1-3, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đã bắt đầu sơ tán công dân khỏi Ukraine. Tờ Global Times dẫn thông tin của Đại sứ quán Trung Quốc tại Kiev cho biết khoảng 600 sinh viên Trung Quốc đã được sơ tán hôm 28-2 khỏi thủ đô Kiev và thành phố cảng Odessa ở miền Nam Ukraine. Dự kiến hơn 1.000 công dân khác của Trung Quốc sẽ rời Ukraine trong ngày 1-3 để tới Ba Lan và Slovakia.

* Bộ Ngoại giao Thái Lan ngày 1-3 cho biết 142 người Thái Lan đã được sơ tán khỏi Ukraine, trong đó có 103 người đã an toàn ở Vácsava (Ba Lan) và 39 người ở Bucharest (Romania). 

* Theo hãng tin AFP, quân đội Nga ngày 1-3 đã tiến vào Kherson - thành phố miền Nam của Ukraine, gần với bán đảo Crimea và đang thiết lập các trạm kiểm tra tại khu vực ngoại ô thành phố.

* New York Times dẫn lời cố vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine cho biết một vụ nổ cực lớn đã xảy ra ở trung tâm thành phố Kharkov vào khoảng 8h sáng 1-3, ngay trước tòa nhà chính quyền thành phố, 2 giờ sau khi lệnh giới nghiêm của thành phố được dỡ bỏ. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ nổ và con số thương vong.

* Bộ Ngoại giao Nga ngày 1-3 cảnh báo những nước cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine sẽ phải chịu trách nhiệm nếu những vũ khí này được sử dụng trong quá trình Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây.

Bên cạnh đó, Bộ ngoại giao Nga khẳng định Matxcơva sẽ đáp trả các biện pháp mà Liên minh châu Âu (EU) đã thực hiện đối với Nga.

ĐỌC NHANH 1-3: Quân Nga đã vào Kherson, có nổ lớn ở Kharkov - Ảnh 2.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy (giữa) cùng Thủ tướng Denys Shmygal (phải) và Chủ tịch Quốc hội Ruslan Stefanchuk sau khi ký yêu cầu chính thức để Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu, tại Kiev, Ukraine, ngày 28-2 - Ảnh: REUTERS

* Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell ngày 28-2 cho biết mọi nỗ lực trở thành thành viên khối này đều có thể "mất nhiều năm". Đây được xem là "gáo nước lạnh" đối với nguyện vọng gia nhập EU của Ukraine.

* Ngày 1-3, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết ông đã điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và được hứa cung cấp thêm hỗ trợ dưới hình thức trừng phạt và vũ khí, Hãng tin Reuters cho biết.

Tuy nhiên Washington đã kiên quyết từ chối yêu cầu của Ukraine về việc phương Tây áp đặt vùng cấm bay để che chắn Ukraine khỏi các cuộc không kích của Nga, vì việc này có thể đưa các lực lượng phương Tây vào xung đột trực tiếp với quân đội Nga.

* Theo CNN, Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 1-3 tuyên bố Úc sẽ gửi tên lửa cho Ukraine. Đây là một phần trong gói viện trợ trị giá 50 triệu USD cho Ukraine. Ngoài ra, Úc sẽ viện trợ nhân đạo 25 triệu USD cho Ukraine.

* Ngày 28-2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã ký đề nghị chính thức về việc cho Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Ông Zelenskiy đề nghị EU cho phép Ukraine trở thành thành viên ngay lập tức theo một thủ tục đặc biệt.

Trong thông điệp qua video, nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh mục tiêu của Ukraine là gia nhập EU và có quan hệ bình đẳng với các nước trong khối. Theo ông, điều này hoàn toàn công bằng và khả thi.

Trong khi đó, đại diện cấp cao về đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết đang triệu tập cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng EU nhằm thảo luận tình hình Ukraine và tăng cường các biện pháp hỗ trợ cần thiết.

* Theo Hãng tin AFP, trong một thông cáo báo chí phát đi ngày 28-2, thẩm phán Karim Khan của ICC cho biết cuộc điều tra về xung đột tại Ukraine "sẽ được tiến hành sớm nhất có thể".

Dựa theo mức độ của cuộc xung đột trong những ngày qua, thẩm phán Khan cho rằng cuộc điều tra này sẽ tiến hành trên mọi phần lãnh thổ nào của Ukraine, nhưng không nêu thời gian cũng như cách thức sẽ tiến hành.

Vào ngày 16-11-2016, Nga từng tuyên bố sẽ rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) theo sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin.

Giải thích về hành động này, Bộ Ngoại giao Nga cho biết ICC "không đáp ứng được kỳ vọng trở thành một tòa án quốc tế thực sự độc lập, có thẩm quyền". Theo bộ này, ICC "thiếu hiệu quả" khi chỉ ra được 4 phán quyết trong 14 năm tồn tại và tiêu tốn hơn 1 tỉ USD.

Thực tế những năm gần đây, ICC bị cáo buộc là thiếu năng lực, không công minh và trở thành một công cụ chính trị của các cường quốc. Những ý kiến chỉ trích dẫn chứng tòa chỉ xử được một số vụ liên quan các quốc gia ở châu Phi.

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ra mắt vào ngày 1-7-2002 là ngày hiệp ước thành lập, Quy chế Roma về ICC có hiệu lực và tòa chỉ có thể truy tố tội phạm từ thời điểm này. Trụ sở chính thức của tòa án là ở Den Haag, Hà Lan, nhưng các tố tụng hình sự của tòa có thể diễn ra bất cứ nơi nào.

Tính đến tháng 6-2011, có 114 quốc gia là thành viên của tòa án, bao gồm tất cả quốc gia của Nam Mỹ, gần như tất cả châu Âu và gần một nửa các nước ở châu Phi. Ukraine không ký kết Quy chế Roma.

* Mỹ không tin sẽ có đụng độ hạt nhân với Nga. Ngày 28-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Ned Price cho biết "không nhận thấy có động thái cụ thể gì" sau quyết định của Tổng thống Vladimir Putin về việc kích hoạt các lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.

"Vì vậy chúng tôi không thấy có lý do gì để thay đổi cấp độ báo động của Mỹ", ông Price giải thích.

* Sáng 28-2, lệnh giới nghiêm do thị trưởng Kiev ban bố trước đó (từ ngày 26-2) hết hạn áp dụng và không được gia hạn thêm. Người dân Ukraine đã xuất hiện trên đường phố sau nhiều ngày ở trong nhà tránh đạn pháo.

ĐỌC NHANH 1-3: Quân Nga đã vào Kherson, có nổ lớn ở Kharkov - Ảnh 4.

Cư dân địa phương đi bộ trên một con phố sau khi lệnh giới nghiêm được dỡ bỏ ở Kiev, Ukraine ngày 28-2 - Ảnh: REUTERS

* Về kết quả cuộc đàm phán tại thành phố Gomel của Belarus ngày 28-2, cả Nga và Ukraine đều không công bố kết quả của cuộc gặp giữa hai phái đoàn ngoại trừ thông tin hai bên sẽ tham vấn và đàm phán vòng 2 trong những ngày tới ở biên giới Ba Lan - Belarus.

Phái đoàn của Nga và Ukraine cho biết hai bên đã tìm thấy một số điểm chung có thể nhất trí. Quan chức hai nước sẽ trở về để tiến hành tham vấn lãnh đạo Ukraine và Nga, trước khi quay lại vòng đàm phán tiếp theo.

Theo Hãng tin Sputnik của Nga, Bộ Quốc phòng Nga cho biết phía Nga đã phá hủy 1.146 cơ sở quân sự của Ukraine kể từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt gồm trung tâm thông tin và điều phối của không quân, trạm radar, nhiều loại phươmg tiện…

ĐỌC NHANH 1-3: Quân Nga đã vào Kherson, có nổ lớn ở Kharkov - Ảnh 5.

Người dân Ukraine ở Jytomyr, phía tây thủ đô Kiev, cùng nhau đào hào làm phòng tuyến tự vệ - Ảnh: AFP

* Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nước này sẽ không cho tàu quân sự đi qua eo biển của mình. Công ước Montreux được thông qua vào năm 1936 nhằm đảm bảo quyền tự do đi lại qua eo biển Bosphorus và eo biển Dardanelles cho các tàu buôn, cả trong thời bình và thời chiến. Trong các tình huống khẩn cấp, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền cấm hoặc hạn chế việc cho tàu quân sự đi qua eo biển. Vương quốc Anh cũng yêu cầu đóng cửa các bến cảng của nước này với các tàu có liên hệ với Nga.

* Ngày 28-2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã gặp Đại sứ Mỹ tại Matxcơva John Sullivan. Đại sứ Mỹ bị phản đối mạnh mẽ liên quan đến các hành động của các phần tử thù địch tại các cơ quan ngoại giao của Nga tại Mỹ, và việc các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ chịu trách nhiệm về an ninh của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài không hành động trong một số trường hợp.

Hãng tin Reuters cho biết ông Dmitry Peskov - người phát ngôn Điện Kremlin, nằm trong số 26 nhân vật bị EU trừng phạt, theo quyết định được công bố ngày 28-2 trên tạp chí chính thức của EU.

Danh sách còn bao gồm các nhà tài phiệt và doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ, ngân hàng và tài chính, các thành viên chính phủ, quân nhân cấp cao và những nhà báo đã góp phần tuyên truyền chống Ukraine. 

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ sẽ trừng phạt nhiều hơn vì không thấy có dấu hiệu là Nga chuẩn bị xuống thang.

ĐỌC NHANH 1-3: Quân Nga đã vào Kherson, có nổ lớn ở Kharkov - Ảnh 6.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tại một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ở Washington, D.C., ngày 28-2 - Ảnh: REUTERS

Mỹ đã quyết định trục xuất 12 nhà ngoại giao của Nga ở Liên Hiệp Quốc (LHQ), trụ sở ở New York, do lo ngại vấn đề an ninh. Các nhà ngoại giao Mỹ và Nga đều xác nhận thông tin này. Đại sứ Nga Vassily Nebenzia cho biết các nhà ngoại giao được yêu cầu rời đi vào ngày 7-3. Ông nói Nga sẽ phản ứng lại quyết định này.

Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ Richard Mills phản hồi: "Những nhà ngoại giao được yêu cầu rời Mỹ đã tham gia vào các hoạt động không phù hợp với trách nhiệm và nghĩa vụ của họ với tư cách là nhà ngoại giao".

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đóng cửa Đại sứ quán Mỹ tại Belarus và cho phép các nhân viên không thiết yếu của tòa Đại sứ Mỹ tại Nga rời khỏi đất nước.

Ngày 28-2, cuộc biểu tình trong ôn hòa ủng hộ Ukraine đã diễn ra ở Zurich, Thụy Sĩ với số lượng ước tính khoảng 10.000 người. 

Canada, Phần Lan, Na Uy sẽ gửi thêm vũ khí hiện đại cho Ukraine.

 

8 điểm chính sau sáu ngày chiến sự Ukraine


Chiến dịch quân sự ở Ukraine bước sang ngày thứ sáu, nhưng lực lượng Nga đang vấp kháng cự mạnh mẽ và cuộc đàm phán chưa mang về thỏa thuận.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/2 thông báo mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tiến hành tấn công từ nhiều hướng, Nga được đánh giá muốn "tiến nhanh, thắng nhanh" ở quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, kế hoạch của Nga dường như chưa đi đúng kế hoạch.

Tình hình thực địa

Lực lượng Ukraine đã kháng cự quyết liệt, làm chậm đà tiến quân của quân Nga, giữ được thủ đô Kiev và nhiều thành phố quan trọng khác, ít nhất là hiện tại.

Các quan chức Mỹ nói họ tin chiến dịch quân sự của Nga đã gặp khó khăn nhiều hơn so với hình dung của Điện Kremlin, dù điều này có thể thay đổi khi quân đội Nga thích nghi với tình hình ở Ukraine. Nga vẫn chưa kiểm soát được không phận của Ukraine.

Khi các cuộc đàm phán giữa phái đoàn Ukraine và Nga gần biên giới Belarus kết thúc, một số tiếng nổ đã được nghe thấy ở Kiev.

Quân đội Nga đang tiến chậm vào thủ đô Ukraine, nơi sinh sống của gần 3 triệu dân. Maxar Technologies cuối ngày 28/2 đăng ảnh vệ tinh cho thấy đoàn phương tiện quân sự Nga kéo dài tới 64 km gồm xe bọc thép, xe tăng, pháo và các phương tiện chuyên dụng khác đã tới ngoại ô Kiev. Trong ảnh vệ tinh được công bố trước đó, Maxar cho biết đoàn xe quân sự Nga kéo dài khoảng 27 km.

Chiếc xe bị phá hủy sau cuộc tấn công ở thành phố Kharkov, ở Ukraine hôm 1/3. Ảnh: Reuters.

Chiếc xe bị phá hủy sau cuộc tấn công ở thành phố Kharkov, ở Ukraine hôm 1/3. Ảnh: Reuters.

Người dân Ukraine đang ứng phó thế nào?

Nhiều hàng người xếp dài bên ngoài các siêu thị ở Kiev hôm 28/2, khi người dân được phép ra khỏi hầm trú bom và nhà lần đầu tiên kể khi lệnh giới nghiêm được ban bố ngày 26/2.

Hàng trăm nghìn người dân đã tìm kiếm sự an toàn vào ban đêm trong các hệ thống tàu điện ngầm của Kiev và các nơi trú ẩn khác trên khắp cả nước, nơi cha mẹ cố gắng xoa dịu nỗi sợ của những đứa trẻ. Bất chấp những khó khăn và thiếu thốn, người dân Ukraine cố gắng cho thấy họ không dễ bị đánh bại.

"Những người lính ở mặt trận còn khó khăn hơn nhiều. Thật xấu hổ khi phàn nàn về sàn nhà lạnh cóng, hay nhà vệ sinh và nhà tắm bẩn khủng khiếp", Irina, 74 tuổi, nói khi trú ẩn tại một nhà ga tàu điện ngầm ở Kiev. Cháu trai bà đang tham gia chiến đấu ở miền đông đất nước.

Giới chức Ukraine nói ít nhất 7 người đã chết và hàng chục người bị thương vì giao tranh ở Kharkov, thành phố lớn thứ hai đất nước, nơi video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhiều tòa chung cư bị pháo kích. Họ cảnh báo con số thực tế có thể lớn hơn nhiều.

Người đứng đầu cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet nói văn phòng của bà xác nhận 102 dân thường, trong đó có 7 trẻ em, đã chết và 304 người bị thương trong cuộc tấn công của Nga từ ngày 24/2. Bà cũng cảnh báo con số thực tế có thể lớn hơn.

Cơ hội ngoại giao

Các phái đoàn Ukraine và Nga đã gặp nhau ngày 28/2 gần biên giới Belarus. Cuộc đàm phán kết thúc mà không có thông báo về các thỏa thuận, nhưng Mykhailo Podolyak, cố vấn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói các cuộc đàm phán có thể tiếp tục trong tương lai gần.

Trước cuộc gặp, văn phòng ông Zelensky nói Ukraine sẽ yêu cầu Nga ngừng bắn ngay lập tức.

Trong khi Ukraine cử bộ trưởng quốc phòng và nhiều quan chức cấp cao khác, phái đoàn Nga do Vladimir Medinsky, cố vấn về văn hóa của Tổng thống Vladimir Putin, dẫn đầu. Ông Medinsky nói các bên đã tìm thấy một số điểm chung nhất định, thêm rằng các cuộc đàm phán sẽ được tiếp tục trong những ngày tới ở biên giới Ba Lan - Belarus.

Giới chức phương Tây cho rằng Tổng thống Nga muốn lật đổ chính quyền Ukraine và thay thế bằng một chính phủ thân Moskva, nhằm giành lại tầm ảnh hưởng thời Chiến tranh Lạnh của Nga. Động thái báo động lực lượng răn đe chiến lược ngày 27/2 của ông cũng làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Chiều 28/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và ông Putin cũng có cuộc điện đàm dài 90 phút. Tổng thống Nga bày tỏ "sẵn sàng cam kết" dừng tất cả các cuộc tấn công vào dân thường, khu dân cư và các cơ sở dân sự. Tổng thống Macron yêu cầu Nga chấp dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine và tái khẳng định cần có "lệnh ngừng bắn ngay lập tức".

Ukraine nộp đơn gia nhập Liên minh châu Âu (EU)

Tổng thống Zelensky đã ký đơn yêu cầu gia nhập EU, động thái sẽ khiến Điện Kremlin bất bình.

Tổng thống Ukraine đã đăng tải hình ảnh ông ký đơn lên mạng xã hội, trong khi văn phòng của ông nói đơn đang được gửi tới trụ sở EU ở Brussels. Động thái này chủ yếu mang tính biểu tượng, vì Ukraine cần thêm khá nhiều thời gian để đạt các tiêu chuẩn gia nhập khối 27 thành viên. Đồng thời, EU cũng khó có khả năng sớm tiếp nhận các thành viên mới.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) cầm đơn xin gia nhập EU sau khi ký hôm 28/2. Ảnh: Facebook/Volodymyr Zelensky.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) cầm đơn xin gia nhập EU sau khi ký hôm 28/2. Ảnh: Facebook/Volodymyr Zelensky.

Liên Hợp Quốc (LHQ) đang làm gì?

Hai cơ quan lớn của LHQ, gồm Đại hội đồng gồm 193 quốc gia thành viên và Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, đã tổ chức các cuộc họp riêng vào ngày 28/2 để thảo luận về tình hình Ukraine.

Cuộc họp của HĐBA bắt đầu với tin tức rằng Mỹ trục xuất 12 nhân viên ngoại giao Nga tại LHQ mà Washington cáo buộc là gián điệp.

Trong khi đó, Karim Khan, công tố viên trưởng của Tòa Hình sự Quốc tế cho biết ông có kế hoạch mở cuộc điều tra "càng nhanh càng tốt" về tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người có thể xảy ra ở Ukraine. Công tố viên Karim Khan nói các cuộc điều tra sẽ xem xét các tội ác trước khi cuộc tấn công của Nga, nhưng cũng dự định điều tra cả những cáo buộc mới mà cả hai bên có thể gây ra kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.

Bao nhiêu người Ukraine đã rời đất nước?

Filippo Grandi, người đứng đầu Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), cho biết hơn 520.000 người tị nạn đã rời Ukraine và con số này đang "tăng theo cấp số nhân từng giờ". Cơ quan LHQ dự kiến tổng số người rời Ukraine sẽ lên tới 4 triệu trong những tuần tới.

Sáng 28/2, phát ngôn viên UNHCR cho biết trong số hơn nửa triệu người trên, 281.000 ở Ba Lan, hơn 84.500 ở Hungary, khoảng 36.400 ở Moldva, hơn 32.500 ở Romania và khoảng 30.000 người ở Slovakia. Số còn lại nằm rải rác ở các nước khác.

Hậu quả kinh tế

Đồng ruble của Nga đã giảm khoảng 30% so với đồng USD vào ngày 28/3, sau khi các nước phương Tây quyết định loại Nga khỏi hệ thống tài chính SWIFT và hạn chế Nga sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ lớn của nước này. Thị trường chứng khoán Moskva đóng cửa cả ngày.

Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào ngân hàng trung ương Nga và các quỹ đầu tư nhà nước. Động thái này được cho sẽ đóng băng bất kỳ tài sản nào của ngân hàng trung ương Nga tại Mỹ hoặc do người Mỹ nắm giữ.

EU ngày 28/2 áp đặt các biện pháp trừng phạt với 26 người Nga, trong đó có các nhà tài biệt, quan chức cấp cao và một công ty bảo hiểm năng lượng, nâng tổng số người nằm trong danh sách trừng phạt lên 680. Các biện pháp trừng phạt của EU cũng nhắm vào 53 thực thể Nga, gồm các tổ chức, cơ quan, ngân hàng hoặc công ty.

Tổng thống Thụy Sĩ cho biết nước này sẽ áp dụng tất cả biện pháp trừng phạt của EU nhắm vào Nga, bao gồm đóng băng tài sản, gần như tước quyền truy cập vào một trong những nơi cất tiền an toàn yêu thích của người Nga.

Tại Nga, nhiều người đã đổ xô tới các ngân hàng và cây ATM để tìm cách đổi ruble sang USD hoặc euro.

Các nhà kinh tế học và giới phân tích cho biết sự mất giá mạnh của đồng ruble đồng nghĩa làm giảm mức sống của những người dân Nga. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov mô tả các biện pháp trừng phạt mới là "nặng nề", nhưng khẳng định "Nga có tiềm năng năng cần thiết để bù đắp thiệt hại".

Các mũi quân Nga tiến vào Ukraine. Đồ họa: NY Times.

Những biện pháp trừng phạt khác

Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA và cơ quan bóng đá châu Âu (UEFA) ngày 28/2 cấm các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia Nga tham gia tranh tài tại các giải đấu "cho đến khi có thông báo mới". Đội tuyển nam của Nga dự kiến đá vòng loại World Cup trong ba tuần nữa.

Hình phạt thể thao liên quan tới chính trị, chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, được đưa ra sau khi Ủy ban Olympic Quốc tế thúc đẩy hàng chục cơ quan quản lý thể thao loại các vận động viên và huấn luyện viên Nga khỏi các sự kiện quốc tế. IOC cho biết điều này là cần thiết để "bảo vệ tính toàn vẹn của các cuộc thi đấu thể thao toàn cầu và vì sự an toàn của tất cả người tham gia".

Loại Nga khỏi một đấu trường thể thao quốc tế có thể là một đòn giáng tâm lý và tài chính nặng nề với Moskva, đồng thời gây tổn hại đến hình ảnh về một cường quốc thể thao của Nga.

Thanh Tâm (Theo AP)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn