Ukraine nói đẩy lùi Nga tại căn cứ quân sự ở Kiev ( cập nhật từ nhiều nguồn )

Thứ Sáu, 25 Tháng Hai 20228:37 CH(Xem: 5803)
Ukraine nói đẩy lùi Nga tại căn cứ quân sự ở Kiev ( cập nhật từ nhiều nguồn )


******************

Ukraine nói đẩy lùi Nga tại căn cứ quân sự ở Kiev

Quân đội Ukraine thông báo trên Facebook rằng các lực lượng Nga tấn công căn cứ quân sự ở thủ đô Kiev, nhưng đã bị đẩy lùi. Họ cũng khẳng định đẩy lùi cuộc tấn công khác của Nga trên đại lộ Peremohy, chạy ngang qua ga tàu điện ngầm Beresteiska ở Kiev.

giao-tranh-o-kiev-1645843120-4928-164584

Khói và lửa bốc lên trong cuộc pháo kích ở Kiev, Ukraine rạng sáng nay. Ảnh: Reuters.

table widget

Phóng viên CNN cho biết giao tranh đang diễn ra ở rìa thủ đô, chưa phải ở trung tâm. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy các khu dân cư bị nhắm mục tiêu, nhưng tiếng nổ phát ra từ nhiều hướng khác nhau.

Diễn biến tình hình dường như phù hợp với cảnh báo của Tổng thống Ukraine Zelensky rằng Nga có thể nỗ lực tấn công vào thủ đô trong đêm.

Ukraine nói đẩy lùi Nga tại căn cứ quân sự ở Kiev

Quân đội Ukraine thông báo trên Facebook rằng các lực lượng Nga tấn công căn cứ quân sự ở thủ đô Kiev, nhưng đã bị đẩy lùi. Họ cũng khẳng định đẩy lùi cuộc tấn công khác của Nga trên đại lộ Peremohy, chạy ngang qua ga tàu điện ngầm Beresteiska ở Kiev.

giao-tranh-o-kiev-1645843120-4928-164584

Khói và lửa bốc lên trong cuộc pháo kích ở Kiev, Ukraine rạng sáng nay. Ảnh: Reuters.

table widget

Phóng viên CNN cho biết giao tranh đang diễn ra ở rìa thủ đô, chưa phải ở trung tâm. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy các khu dân cư bị nhắm mục tiêu, nhưng tiếng nổ phát ra từ nhiều hướng khác nhau.

Diễn biến tình hình dường như phù hợp với cảnh báo của Tổng thống Ukraine Zelensky rằng Nga có thể nỗ lực tấn công vào thủ đô trong đêm
***************

  • Tổng thống Ukraine: Quân đội Nga tiến về Kiev từ hai hướng

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết các lực lượng Nga đang áp sát Kiev, tiến về thủ đô từ phía bắc và phía đông.

    sUkraine-President-Zelenskyy-R-6653-3994

    Tổng thống Ukraine Zelensky phát biểu trước cả nước từ thủ đô Kiev ngày 24/2. Ảnh: AP.

    "Tổn thất của đối phương là rất nghiêm trọng, hôm nay có hàng trăm binh lính đã thiệt mạng khi vượt qua biên giới đến đất của chúng ta", ông nói trong thông điệp đưa ra vào đêm 25/2. "Thật không may, chúng tôi cũng chịu tổn thất. Người Ukraine đã chống lại cuộc tấn công của Nga một cách anh dũng".

    Sau khi chiếm một căn cứ không quân ở phía bắc Kiev hôm 24/2, các lực lượng Nga đang tiến rất gần đến thủ đô của Ukraine

    Lúc này ở Ukraine: tiếng súng đã vang lên ở Kiev



    Quân đội Ukraine vừa khẳng định đã đẩy lùi quân Nga trên một đại lộ ở thủ đô Kiev, sau khi Tổng thống Volodymyr Zelensky cảnh báo rằng trước bình minh hôm nay 26.2 (theo giờ Kiev), binh sĩ Nga sẽ tìm cách chiếm Kiev.

    Lúc này ở Ukraine: tiếng súng đã vang lên ở Kiev - ảnh 1

    Khói bốc lên trong một cuộc nã pháo gần Kiev ngày 26.2

    Reuters

    Quân đội Ukraine thông báo trên Facebook rằng Nga “đã tấn công một trong các đơn vị quân sự trên Đại lộ Chiến thắng ở Kiev. Cuộc tấn công đã bị đẩy lùi”. Tuy nhiên thông báo không nói rõ việc này diễn ra khi nào.

    Ukraine lệch với Việt Nam 5 múi giờ.

    Bà Natalia Balasynovich, thị trưởng thành phố Vasilkiv, nằm phía nam thủ đô Kiev, cho hay giao tranh ác liệt đang diễn ra trong thành phố. Bà Balasynovich còn nói rằng có tổn thất đối với phía Ukraine, khoảng 200 người bị thương, theo CNN.

    Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine cảnh báo với các công dân Mỹ ở Ukraine rằng “tình hình an ninh ở Ukraine biến đổi khó lường” và “các điều kiện có thể xấu đi mà không thể đưa ra cảnh báo”, khuyến cáo các công dân Mỹ tìm nơi ẩn náu gần nhất, theo CNN.

    Trong khi đó, hãng tin Interfax Ukraine đưa tin binh sĩ Nga đang cố chiếm một trong những trạm phát điện ở thủ đô Kiev, theo Reuters.

    Một phóng viên AFP nói nghe được nhiều tiếng nổ lớn ở trung tâm thủ đô Kiev vào sáng sớm nay (theo giờ Kiev).

    Quân đội Ukraine còn thông báo trên Facebook rằng “giao tranh ác liệt” đang xảy ra tại Vasylkiv và Nga đang tìm cách đưa lính dù đến.

    Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rời khỏi thủ đô Kiev, theo hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ The Washington Post.

    Sớm nay (giờ Việt Nam), Mỹ đã thông báo sẽ áp lệnh cấm vận đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Sergei Lavrov, theo sau những tuyên bố tương tự của Anh và Liên minh châu Âu.Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tối 25.2 (giờ Washington) đã ra lệnh điều động bổ sung lực lượng Mỹ, củng cố năng lực quân sự ở châu Âu nhằm hỗ trợ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng tuyên bố liên minh này đang triển khai lực lượng phản ứng nhanh lần đầu tiên để tăng cường khả năng phòng thủ, trong bối cảnh Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine.Đêm qua, Tổng thống Zelensky đã cảnh báo rằng trước bình minh hôm nay 26.2 (theo giờ Kiev), binh sĩ Nga sẽ tìm cách chiếm thủ đô Kiev trong đêm và ông đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo phương Tây.

    “Tôi đang trông đợi vào những người bảo vệ của chúng ta, cả nam lẫn nữ, ở tất cả mặt trận: Đêm nay, đối phương sẽ dùng tất cả lực lượng sẵn có để đè bẹp lực lượng phòng thủ của chúng ta... Đêm nay, đối phương sẽ cố chiếm [Kiev]”, Tổng thống Zelensky cảnh báo.

    Trước đó, quân đội Ukraine khẳng định đã bắn hạ một máy bay vận tải quân sự Il-76 chở lính dù Nga gần thành phố Vasylkiv, cách Kiev khoảng 40 km về phía nam, theo AP.

    Reuters tối 25.2 dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết Nga đang phải đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ hơn dự đoán, bao gồm cả trên hướng tiến vào Kiev.

    Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với những diễn biến như trên.



    Tổng thống Ukraine cảnh báo 'đêm khó khăn nhất'

  • "Đêm này sẽ là đêm khó khăn nhất. Đối phương sẽ dốc toàn lực. Chúng ta phải đứng vững. Đêm nay sẽ rất vất vả nhưng hoàng hôn sẽ đến", Tổng thống Ukraine Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong một bài phát biểu.

    "Đêm này sẽ khó khăn hơn ban ngày. Nhiều thành phố của chúng ta đang bị tấn công: Chernihiv, Sumy, Kharkov, người dân của chúng ta ở Donbass, các thành phố phía nam, đặc biệt cũng cần chú ý tới Kiev", ông nói thêm. "Chúng ta không thể mất thủ đô".

    Tổng thống Zelensky cũng cho hay ông đã thảo luận với một số lãnh đạo thế giới như Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan và thống nhất Ukraine sẽ nhận được "giúp đỡ nhiều hơn, hỗ trợ nhiều hơn, những hỗ trợ đáng kể".

    "Tôi cảm ơn tất cả các lãnh đạo và đặc biệt là Tổng thống Mỹ Biden", ông nói


******************

ĐỌC NHANH 26-2: Mỹ lập hotline với Nga để tránh 'tai nạn' ở Ukraine

TUOI TRE ONLINE

ĐỌC NHANH 26-2: Mỹ lập hotline với Nga để tránh tai nạn ở Ukraine - Ảnh 1.

Khói lửa gần thủ đô Kiev, Ukraine rạng sáng 26-2 - Ảnh: REUTERS

* Ngày 26-2, Ukraine cho biết các tàu chiến Nga đã bắn trúng một tàu chở dầu mang cờ Moldova và một tàu chở ngũ cốc mang cờ Panama khi hai con tàu này đang ở gần cảng Odessa, Ukraine ở Biển Đen một ngày trước đó.

Theo Hãng tin Reuters, đã có 3 tàu phi quân sự bị bắn trúng kể từ khi Nga tiến đánh Ukraine. Ngày 24-2, tàu chở hàng Yasa Jupiter treo cờ Thổ Nhĩ Kỳ đã bị trúng bom ngoài khơi Odessa song không có thương vong.

* Ngày 26-2, Đài CBS News dẫn nguồn thạo tin cho biết Mỹ đang lập một kênh liên lạc trực tuyến với quân đội Nga, giúp quan chức hai nước trao đổi thông tin để đảm bảo các lực lượng Nga đang tiến vào Ukraine không cắt ngang các con đường có hoạt động của lực lượng Mỹ ở đông Âu, bao gồm dọc biên giới Ba Lan và Biển Đen.

Kênh này sẽ tập trung tránh nguy cơ xảy ra các tính toán sai lầm trong các vụ bắn tên lửa, và để đảm bảo các máy bay và tàu chiến của Nga và Mỹ hoạt động ở những khu vực riêng biệt.

ĐỌC NHANH 26-2: Mỹ lập hotline với Nga để tránh tai nạn ở Ukraine - Ảnh 2.

Đường phố tại thủ đô Kiev, Ukraine rạng sáng 26-2 - Ảnh: GETTY IMAGES

* Ngày 26-2, theo Đài CNN, các lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo có giao tranh dữ dội quanh Vasylkiv - thành phố cách thủ đô Kiev khoảng 29km về phía nam.

Trong khi đó, theo hãng tin AP, quân đội Ukraine cho biết họ đã bắn hạ một máy bay vận tải quân sự Il-76 chở lính nhảy dù của Nga gần Vasylkiv. Quân đội Nga vẫn chưa bình luận về vụ việc.

Theo CNN, giao tranh cũng đang diễn ra tại quận Obolon ở phía bắc thủ đô Kiev.

Báo Kyiv Independent thì đưa tin lực lượng Nga đang tấn công một nhà máy nhiệt điện tại Troieshchyna - vùng lân cận Kiev. Đây là lần thứ hai Nga tấn công một nhà máy điện trong vòng 24 giờ qua và lực lượng Ukraine đang nỗ lực đẩy lùi đợt tấn công này.

* Ngày 26-2, 50 nước ra tuyên bố chung nhận định rằng Nga đã lạm dụng quyền phủ quyết khi chặn một nghị quyết lên án hành động quân sự của Nga ở Ukraine tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) trong cuộc họp rạng sáng cùng ngày.

Nga hiện đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của HĐBA LHQ. Theo CNN, 11 nước đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết nói trên, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và UAE bỏ phiếu trắng.

ĐỌC NHANH 26-2: Mỹ lập hotline với Nga để tránh tai nạn ở Ukraine - Ảnh 3.

Ảnh vệ tinh thương mại của Công ty Maxar (Mỹ) chụp ngày 25-2 cho thấy trực thăng xếp hàng dài tại một địa điểm trên lãnh thổ Belarus, cách biên giới Ukraine khoảng 20 dặm - Ảnh: REUTERS

* Rạng sáng 26-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Tổng thống Vladimir Putin và Ngoại trưởng Sergey Lavrov không có tài khoản ngân hàng nào tại Anh. Tuyên bố đáp trả việc Vương quốc Anh đưa ông Putin và ông Lavrov vào danh sách trừng phạt, đóng băng mọi tài sản nếu có tại Anh.

Báo New York Times và Đài CNN dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ chính quyền Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt nhắm vào Tổng thống Nga Putin và các quan chức khác sớm nhất trong ngày 25-2 theo giờ Mỹ.

* Nhà Trắng xác nhận lệnh trừng phạt Tổng thống Nga Putin không chỉ bao gồm đóng băng tài sản nếu có ở Mỹ mà còn là cấm nhập cảnh, song chưa công bố thêm chi tiết.

* Đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova cho biết đà tiến quân của Nga trên lãnh thổ Ukraine đã bị chậm lại dù các đợt tấn công ngày càng khốc liệt hơn. 

"Họ rõ ràng đã bị bất ngờ trước những gì mà quân đội và các tình nguyện viên Ukraine đang làm để bảo vệ toàn vẹn đất nước", bà Markarova mô tả trong họp báo rạng sáng 26-2.

Tuy nhiên theo người đứng đầu Cơ quan tình báo quân đội Anh Jim Hockenhull, quân đội Nga vẫn đang tiến về Kiev từ hai hướng, từng bước khép chặt và tạo thế bao vây thủ đô của Ukraine, theo Hãng tin Reuters.

* Ít nhất 211 mục tiêu quân sự của Ukraine đã bị phá hủy, theo thống kê của Bộ Quốc phòng Nga tính đến chiều 25-2. 

Cụ thể theo thiếu tướng Igor Konashenkov - người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga, các mục tiêu bị phá hủy gồm 17 sở chỉ huy và trung tâm liên lạc của lực lượng vũ trang Ukraine, 19 hệ thống tên lửa phòng không S-300 và Osa, 39 trạm radar.

Tổng thống Ukraine tuyên bố bám trụ Kiev cùng các quan chức cấp cao trong video đăng ngày 25-2 - Nguồn: VĂN PHÒNG TỔNG THỐNG UKRAINE/AP

* Trong video công bố ngày 25-2, Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố sẽ cùng các quan chức chủ chốt bám trụ và bảo vệ thủ đô Kiev. Nhà lãnh đạo Ukraine mặc quân phục đứng bên ngoài dinh tổng thống cùng thủ tướng, tổng tham mưu trưởng và nhiều quan chức cấp cao khác của chính phủ.

"Tất cả chúng tôi đều ở đây để bảo vệ nền độc lập của chúng ta, đất nước của chúng ta. Vinh quang thuộc về những người bảo vệ Ukraine, thuộc về Ukraine", ông Zelensky nhấn mạnh trong video.

Trong bài đăng trên Twitter sau đó ít lâu, ông Zelensky cho biết đã gọi cho Tổng thống Mỹ Joe Biden để thảo luận về việc "tăng cường các biện pháp trừng phạt (nga), hỗ trợ quốc phòng cụ thể (cho Ukraine) và một liên minh chống chiến tranh".

ĐỌC NHANH 26-2: Mỹ lập hotline với Nga để tránh tai nạn ở Ukraine - Ảnh 5.

Lính dù Mỹ tại căn cứ Adazi ở Latvia ngày 25-2 - Ảnh: AFP

* Lực lượng phản ứng của NATO đã được kích hoạt, Đài CNN trích lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg xác nhận ngày 25-2. 

Việc kích hoạt lực lượng này không đồng nghĩa NATO sẽ tiến vào Ukraine do Kiev chưa phải là một thành viên của khối. 

Pháp lên kế hoạch đưa 500 quân đến Romania và 200 quân đến Estonia. Trước đó, Đức xác nhận sẽ triển khai một đại đội bộ binh đến Slovakia để tham gia nhóm chiến đấu mới thành lập của NATO ở sườn phía đông.

"Chúng tôi có 100 máy bay đặt trong tình trạng báo động cao và đang triển khai ở khoảng 30 địa điểm, hơn 120 tàu chiến từ vùng biển phía bắc đến Địa Trung Hải", ông Stoltenberg thông tin thêm.

* NATO sẽ cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, bao gồm cả vũ khí phòng không, theo Tổng thư ký NATO Stoltenberg. Ba Lan trở thành nước đầu tiên trong NATO công khai gửi đạn dược cho Ukraine sau khi Nga đưa quân vào nước này.

Tập đoàn KMW của Đức tuyên bố sẵn sàng gửi cho Ukraine 50 pháo phòng không tự hành Gepard nếu chính quyền Berlin chấp thuận. 

ĐỌC NHANH 26-2: Mỹ lập hotline với Nga để tránh tai nạn ở Ukraine - Ảnh 6.

Vị trí các điểm ghi nhận giao tranh tại Ukraine ngày 25-2, một số điểm ở thủ đô Kiev và cách không xa Dinh Tổng thống - Ảnh chụp màn hình New York Times

* Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh những gì đang xảy ra ở Ukraine "không phải là điều Trung Quốc mong muốn nhìn thấy", theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát rạng sáng 26-2.

Quan điểm của Bắc Kinh, theo ông Vương Nghị, là tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước gồm cả Ukraine. Tuy nhiên, những quan ngại về an ninh của Nga cũng cần được cân nhắc nghiêm túc và xử lý thỏa đáng.

* Ngày 26-2, Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ đề nghị đàm phán mà Nga đưa ra với Ukraine, mô tả đây là kiểu "ngoại giao trước họng súng" và kêu gọi Matxcơva thể hiện sự nghiêm túc bằng việc ngừng ném bom ở Ukraine.

Hãng thông tấn Interfax của Nga cùng thời gian cho biết Kiev đã từ chối đề nghị đàm phán của Nga ngày 25-2 và đề xuất quay lại vấn đề này vào hôm nay 26-2. Điện Kremlin trước đó cho hay Ukraine đề nghị tổ chức đàm phán tại Ba Lan, một nước thuộc NATO thay vì Belarus như Nga muốn.

Đại sứ Ukraine tại Israel tiết lộ Tổng thống Ukraine Zelensky đã đề nghị Thủ tướng Israel Naftali Bennett đứng ra làm trung gian cho Nga và Ukraine. 

* Ủy hội châu Âu, tổ chức gồm 47 quốc gia thành viên, tuyên bố đình chỉ tư cách thành viên của Nga vì đưa quân vào Ukraine. Quyết định "có hiệu lực ngay lập tức" sau thông báo ngày 25-2 của tổ chức này.

* Ngày 26-2, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các binh sĩ Nga tại Ukraine "trở về doanh trại" và thúc giục các nước "cho hòa bình một cơ hội khác". Lời kêu gọi đưa ra sau khi Nga chặn một nghị quyết của Hội đồng Bảo an lên án hành động quân sự của nước này tại Ukraine. 

 * Ngày 26-2, đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Nga. Trước đó, báo The Guardian dẫn lời một phát ngôn viên của tổng thống Ukraine cho biết lãnh đạo Ukraine và Nga "đang thảo luận về địa điểm, thời gian đàm phán". Nội dung đàm phán có thể bao gồm một lệnh ngừng bắn giữa các bên.

ĐỌC NHANH 26-2: Mỹ lập hotline với Nga để tránh tai nạn ở Ukraine - Ảnh 7.

Người dân Kiev đổ về nhà ga chờ các chuyến xe lửa sơ tán người từ Kiev đến các địa phương khác ở phía tây Ukraine trong ngày 25-2 - Ảnh: CNN


*************

Mỹ trừng phạt ông Putin cùng loạt quan chức Nga

Bộ Tài chính Mỹ ngày 25/2 tuyên bố pháp trừng phạt với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov vì cuộc tấn công vào Ukraine.

"Chúng tôi sẽ đoàn kết với các đồng minh và đối tác quốc tế của mình để đảm bảo Nga phải trả một cái giá đắt về kinh tế và ngoại giao" vì chiến dịch quân sự tại Ukraine, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết.

Bộ Tài chính Mỹ cũng sẽ áp đặt "các biện pháp trừng phạt ngăn chặn hoàn toàn" đối với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga, một phát ngôn viên Nhà Trắng cho hay.

Tổng thống Putin trở thành mục tiêu cao nhất trong nỗ lực áp đặt trừng phạt nhằm vào lãnh đạo Nga cùng các quan chức thân cận. Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) và Anh thông báo sẽ đóng băng mọi tài sản ở châu Âu của Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
***************

Nhà Trắng muốn chi 6,4 tỷ USD giải quyết khủng hoảng Ukraine

Nhà Trắng ngày 25/2 yêu cầu quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ 6,4 tỷ USD để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine sau khi Nga mở cuộc tấn công vào nước này, trong đó, 2,9 tỷ USD dành cho các nỗ lực viện trợ nhân đạo, 3,5 tỷ USD cho Bộ Quốc phòng, Reuters dẫn lời một số quan chức chính quyền Biden am hiểu vấn đề cho hay.

NIGMHYWUJNLQDBKY4EOJKO4IUM-5963-16458322

Một tòa nhà ở Kiev bị hư hại nghiêm trọng hôm 25/2, sau khi Nga phát động chiến dịch tấn công vào Ukraine. Ảnh: Reuters.

"Trong những cuộc thảo luận gần đây với các nhà lập pháp, chính quyền đã xác định cần phải hỗ trợ nhân đạo, an ninh và kinh tế bổ sung cho Ukraine cũng như các đối tác Trung Âu", một quan chức từ Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng nói.

Một quan chức chính quyền Biden cho biết thêm rằng các cuộc thảo luận về viện trợ sẽ thay đổi khi tình hình trên thực tế thay đổi.

Nga chặn nghị quyết của LHQ lên án cuộc tấn công vào Ukraine

Nga ngày 25/2 phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án "hành động gây hấn" của nước này đối với Ukraine và yêu cầu Moskva rút quân ngay lập tức. 11 trong số 15 thành viên Hội đồng bỏ phiếu thuận cho kiến nghị do Mỹ và Albania đồng chắp bút. Trung Quốc, Ấn Độ và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) bỏ phiếu trắng.

QIV5GRL4D5JENISZMACYREJDFQ-8230-16458315

Các binh sĩ Ukraine tại một chốt chặn ở thủ đô Kiev ngày 25/2. Ảnh: Reuters.

Nghị quyết đứng trước nguy cơ thất bại vì quyền phủ quyết của Moskva với tư cách thành viên thường trực của Hội đồng. Tuy nhiên, cuộc tranh luận đã tạo cơ hội quan trọng cho khán phòng lên tiếng về quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi phát động cuộc tấn công vào Ukraine.

"Bạn có thể phủ quyết nghị quyết này nhưng không thể phủ quyết tiếng nói của chúng tôi", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho hay
*************

Tổng thống Ukraine - Mỹ thảo luận về hỗ trợ quân sự

s6218dce2d0009b001904b21e-3047-164581423

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc họp báo tại Kiev ngày 25/2. Ảnh: Anadolu Agency.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 25/2 cho biết ông đã điện đàm thảo luận với Tổng thống Mỹ Joe Biden về viện trợ quân sự và các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Theo thông báo từ Nhà Trắng, cuộc điện đàm diễn ra trong khoảng 40 phút.

"Các vấn đề như tăng cường các biện pháp trừng phạt, hỗ trợ quốc phòng cụ thể và một liên minh chống chiến tranh vừa được thảo luận" với Tổng thống Biden, Tổng thống Zelensky viết trên Twitter, nói thêm rằng Ukraine "biết ơn" vì những hỗ trợ "mạnh mẽ" của Mỹ
**************

Tổng thống Ukraine nói mình là 'đối tượng số 1' bị săn lùng

Một chốt chặn an ninh được dựng lên trên đường phố Kyiv

Nguồn hình ảnh, Anastasia Vlasova/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một chốt chặn an ninh được dựng lên trên một con đường ở thủ đô Kyiv

CNN ngày 25/2 nói Bộ Quốc phòng Ukraine cho hay quân dù của họ đã phá sập chiếc cầu trên sông Teteriv ở Ivankiv, cách Kyiv 50 km nhằm chặn tiến độ của quân Nga, gồm cả thiết giáp.

Theo phía Ukraine, quân Nga đã dừng lại ở địa điểm bên kia sông, về phía Bắc Kyiv.

Bộ Quốc phòng Ukraine cũng nói hỏa tiễn của họ bắn sang sân bay Millerov, vùng Rostov của Nga đã phá hủy một số máy bay Nga.

Tổng thống Volodymr Zelensky cảnh báo trong thông điệp video hôm thứ Năm rằng "các nhóm biệt kích của quân thù" đã vào thủ đô và chính ông là "đối tượng số 1".

Trước đó, các báo Phương Tây đưa tin đặc vụ Nga đã có một danh sách dài những người Ukraine "cần bị loại bỏ" khi họ chiếm được các đô thị của Ukraine.

Thời Liên Xô, công an cộng sản thường áp dụng cách này: lập sổ đen để bắt, thủ tiêu các nhân sĩ, trí thức, nhân vật chủ chốt không chịu theo Moscow, sau khi chiếm được lãnh thổ, kể cả khi họ là những người cộng sản.

Các nước Hungary, Ba Lan, Lithuania, Estonia, Latvia... đều đã từng là nạn nhân của các chiến dịch đàn áp một khi họ bị người Nga thời Liên Xô tước chủ quyền.

Tuy thế, tình hình nay có thể đã khác.

Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague, Hà Lan qua lời công tố viên Karim Khan cho biết họ có thể điều tra "các vụ giết người hàng loạt và diệt chủng" ở Ukraine.

Nhân viên quân y Ukraine khám nghiệm thi thể của một quân nhân Nga mặc quân phục Ukraine sau khi anh ta và các thành viên của một nhóm đột kích bị bắn trong một cuộc giao tranh ở thủ đô Kyiv hôm 25/2.

Nguồn hình ảnh, AFP via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhân viên quân y Ukraine khám nghiệm thi thể của một quân nhân Nga mặc quân phục Ukraine sau khi anh ta và các thành viên của một nhóm biệt kích bị bắn trong một cuộc giao tranh ở thủ đô Kyiv hôm 25/2.

Tổng thống Ukraine cũng nói kể từ cuộc tấn công của phát-xít Đức năm 1941, Kyiv chưa bao giờ bị bắn phá dữ dội như lần này.

Các báo châu Âu ví cuộc xâm lăng của Nga bằng nhiều mũi vào Ukraine như 'blitzkrieg', chiến thuật thần tốc mà quân đội Hitler áp dụng ở châu Âu trong Thế Chiến 2.

Theo BBC Breakfast ngày 25/02, trên thực tế, Kyiv đang bị bao vây.

Cảnh Kyiv bị bắn phá và các đô thị khác đang rơi vào những cuộc chiến đường phố -urban warfare- giữa quân Nga và quân Ukraine.

Chụp lại video,

Hình ảnh xe tăng di chuyển, máy bay rơi trong lúc Nga đánh vào Ukraine.

Tại châu Âu, những trận chiến kiểu này chỉ trở lại trong cuộc chiến tại vùng Balkans sau khi Liên bang Nam Tư tan rã, nửa đầu thập niên 1990s.

Theo CNN, cho đến sáng 25/02 quân đội Ukraine nói 137 binh sĩ của họ bị giết, gồm cả các chiến sĩ hy sinh trên hòn đảo Rắn (Zmiiny-Snake) không chịu đầu hàng quân Nga, còn phía Nga "bị thiệt mạng 800 quân cho đến nay". Tuy thế, chưa có nguồn của Nga xác nhận con số này.

Công an Nga bắt giữ người biểu tình trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh không được phép ở trung tâm Kaliningrad.

Nguồn hình ảnh, TASS via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Công an Nga bắt giữ người biểu tình trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh không được phép ở trung tâm Kaliningrad.

Từ hôm qua, trên toàn nước Nga đã có các cuộc xuống đường phản đối cuộc chiến tranh của TT Vladimir Putin ở láng giềng Ukraine.

Một số khẩu hiệu đòi ông Putin từ chức và hàng trăm người đã bị công an Nga bắt.

Chính quyền Nga công bố tiền phạt tới 5 triệu ruble cho bất cứ đài báo nào "đưa tin sai" về cuộc chiến sau khi hàng trăm nhà báo ký kiến nghị, thư ngỏ lên án cuộc chiến.

Người biểu tình cầm biểu ngữ với thông điệp "Không chiến tranh" (No To War) trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh ở trung tâm Yekaterinburg, Nga hôm 24/2

Nguồn hình ảnh, TASS via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người biểu tình cầm biểu ngữ với thông điệp "Không chiến tranh" (No To War) trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh ở trung tâm Yekaterinburg, Nga hôm 24/2

Đồng tiền Nga sáng 25/02 sụt giá nghiêm trọng, theo trang Moscow Times.

Thị trường chứng khoán Nga sụt 28% trong 30 phút mở cửa giao dịch, sau khi đã sụt 50% hôm qua.

Theo Bloomberg, trong vòng 14 giờ qua, chừng 200 tỷ USD bị 'bốc hơi' khỏi thị trường chứng khoán Nga.


*************

voatiengviet.com

EU sẵn sàng chấp nhận đau thương về kinh tế khi trừng phạt Nga

Reuters

Các bộ trưởng tài chính thuộc khối EU nói hôm thứ Sáu 25/2 rằng Liên hiệp châu Âu sẵn sàng chịu đựng những tổn thất kinh tế khi áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga. Các thiệt hại chủ yếu sẽ là giá năng lượng cao hơn, các bộ trưởng tài chính EU nói.

Hôm 24/2, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các lĩnh vực tài chính, năng lượng và vận tải của Nga, đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và đưa thêm người Nga vào sổ đen sau khi Tổng thống Vladimir Putin quyết định xâm lược Ukraine.

Điều này đồng nghĩa là các quốc gia bán sản phẩm của họ cho Nga sẽ thấy doanh thu thương mại bị giảm xuống. Nga, nước cung cấp năng lượng chính cho châu Âu, có thể trả đũa bằng cách hạn chế bán khí đốt, dầu và than cho EU, mặc dù vậy, việc này sẽ gây thiệt hại cho Moscow.

"Tất nhiên chúng tôi sẽ phải trả giá về mặt kinh tế cho cuộc chiến này", Ủy viên Kinh tế châu Âu Paolo Gentiloni phát biểu khi đến dự hội nghị các bộ trưởng tài chính EU tại Paris.

Ông nói tiếp: “Tôi nghĩ rằng những cái giá phải trả cho việc phản ứng về cuộc xâm lược này, về sự vi phạm luật pháp quốc tế, là những cái giá mà chúng ta phải chấp nhận”.

Philip Lane, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu, đã nói với các nhà hoạch định chính sách rằng xung đột Ukraine có thể làm giảm GDP của khu vực đồng euro 0,3%-0,4% trong năm nay.

Ủy ban châu Âu dự báo hồi đầu tháng 2 rằng tăng trưởng kinh tế ở 19 quốc gia dùng chung đồng euro sẽ là 4,0% trong năm nay, thấp hơn mức 4,3% được dự báo hồi tháng 11 năm ngoái, do số ca nhiễm COVID-19 gia tăng, do tắc nghẽn chuỗi cung và lạm phát cao kỷ lục vì vấn đề giá năng lượng.

Ông Gentiloni cho biết việc Nga xâm lược Ukraine giờ đây khiến cho dự báo tăng trưởng 4,0% càng trở nên không chắc chắn.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho rằng các biện pháp trừng phạt sẽ gây đau đớn chủ yếu cho phía Nga.

"Chính nền kinh tế Nga sẽ phải trả giá cho quyết định của Vladimir Putin. Chính các nhà tài phiệt Nga sẽ phải trả giá cho những quyết định ngu ngốc của Vladimir Putin", ông nói với các phóng viên.

EU đang soạn thảo các kế hoạch nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis phát biểu: “Chúng tôi đang lập đề án về việc châu Âu chung nhau mua khí đốt tự nhiên, thiết lập các nguồn dự trữ khí đốt chiến lược để chúng tôi giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga”.

"Chúng tôi đang đàm phán với các nhà cung cấp khác trong tuần này. Chắc chắn chúng tôi cần tăng cường khả năng đương đầu của mình trước sự thao túng thị trường có thể xảy ra của Nga", ông nói thêm.

(Reuters)


**************

EU hầu như thống nhất về việc phong tỏa tài sản của hai ông Putin, Lavrov

Ngoại trưởng của Luxembourg hôm 25/2 cho biết Liên hiệp châu Âu gồm 27 quốc gia hiện “hầu như thống nhất” về việc phong tỏa tài sản của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Lavrov.

Ngoại trưởng Jean Asselborn nói hôm 25/2 trước một cuộc họp của các ngoại trưởng EU để thảo luận về các biện pháp trừng phạt Nga rằng "Tôi nghĩ chúng tôi đang tiến rất gần đến một thỏa thuận" về các lệnh trừng phạt đối với hai ông Putin, Lavrov.

Các nhà lãnh đạo EU phần lớn đồng ý rằng hiện còn quá sớm để áp đặt lệnh cấm đi lại đối với hai ông Putin và Lavrov vì các kênh đàm phán vẫn cần được duy trì.

(AP)

Quân đội Nga hôm 25/2 tuyên bố họ mới giành quyền kiểm soát một sân bay ở ngay ngoại ô thủ đô Kyiv, giữa lúc các lực lượng Nga gây áp lực lên thủ đô Ukraine.

Thông tin kể trên chưa thể kiểm chứng độc lập được.

Nắm quyền kiểm soát sân bay ở Hostomel, nơi có đường băng dài cho phép máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh, cũng đồng nghĩa với việc Nga có thể không vận binh lính trực tiếp đến vùng ngoại ô của Kyiv.

Hostomel chỉ cách thành phố có 7 km về phía tây bắc.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết hôm thứ Sáu 25/2 rằng lực lượng đổ bộ đường không Nga đã sử dụng 200 trực thăng hạ cánh xuống Hostomel và giết chết hơn 200 binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt của Ukraine.

Konashenkov khẳng định phía quân Nga không có thương vong. Điều này trái ngược với tuyên bố của Ukraine rằng quân Nga đã chịu thương vong nặng nề trong các cuộc giao tranh ở đó.

(AP)

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 25/2 rằng Nga sẵn sàng tổ chức hội đàm cấp cao với Ukraine, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin.

Theo CCTV, ông Putin nói với ông Tập: “Hoa Kỳ và NATO từ lâu đã làm ngơ những quan ngại chính đáng về an ninh của Nga, liên tục từ chối cam kết và tiếp tục đẩy mạnh triển khai quân sự về phía đông, thách thức lợi ích chiến lược căn bản của Nga”.

Song ông Putin cũng nói thêm rằng: "Nga sẵn sàng tiến hành các cuộc hội đàm cấp cao với Ukraine".

(Reuters)


Ngoại trưởng của Luxembourg hôm 25/2 cho biết Liên hiệp châu Âu gồm 27 quốc gia hiện “hầu như thống nhất” về việc phong tỏa tài sản của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Lavrov.

Ngoại trưởng Jean Asselborn nói hôm 25/2 trước một cuộc họp của các ngoại trưởng EU để thảo luận về các biện pháp trừng phạt Nga rằng "Tôi nghĩ chúng tôi đang tiến rất gần đến một thỏa thuận" về các lệnh trừng phạt đối với hai ông Putin, Lavrov.

Các nhà lãnh đạo EU phần lớn đồng ý rằng hiện còn quá sớm để áp đặt lệnh cấm đi lại đối với hai ông Putin và Lavrov vì các kênh đàm phán vẫn cần được duy trì.

(AP)

* Liên Hiệp Quốc cấp ngân quỹ 20 triệu đô la viện trợ nhân đạo cho Ukraine, và dự kiến EU cũng sẽ cấp khoản viện trợ kinh tế trị giá 1,5 tỷ euro (1,68 tỷ đô la) cho Ukraine.

Nhật Bản, châu Âu, Úc, Đài Loan và các nước khác đang áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt mới, mạnh mẽ hơn chống Nga.

Đồng thời, nhiều lãnh đạo cấp cao nhất của các nước đã và đang lên án Nga.

Vào lúc binh lính Nga tràn vào và bom đạn Nga dội xuống Ukraine trong ngày đầu tiên của cuộc xâm lược, các nhà lãnh đạo thế giới hôm Sáu 25/2 gọt giũa phản ứng của họ nhằm trừng phạt nền kinh tế Nga và các nhà lãnh đạo nước này, bao gồm cả những người thân tín của Tổng thống Vladimir Putin.

Tuy các nước nhận thức rõ ràng rằng khó có thể can thiệp quân sự, song hiện tại, sức mạnh, sự thống nhất và tốc độ của các biện pháp trừng phạt tài chính báo hiệu một quyết tâm ngày càng tăng trên toàn cầu nhằm khiến Moscow phải cân nhắc lại cuộc xâm lược của họ.

Không tham gia các biện pháp trừng phạt là Trung Quốc, một nước ủng hộ Nga mạnh mẽ.

(AP)


** Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin sẵn sàng cử phái đoàn tới thủ đô Belarus để đàm phán với Ukraine, khi chiến sự ở nước này bước sang ngày thứ hai.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết lãnh đạo Nga "sẵn sàng" cử một phái đoàn cấp cao "đến đàm phán với một phái đoàn Ukraine" ở thủ đô Minsk của Belarus, nơi trước đó đã tổ chức các vòng đàm phán hòa bình về cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ông cho biết đồng minh của Putin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, nói rằng ông sẽ "tạo điều kiện" cho một hội nghị như vậy.

Tổng thống Nga Putin trong một cuộc họp ở Điện Kremlin, thủ đô Moskva, ngày 24/2. Ảnh: AFP

Ukraine cầu viện các nước Đông Âu

Tổng thống Ukraine Zelensky yêu cầu các nước đồng minh Đông Âu hỗ trợ chống lại cuộc tấn công của Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm nay thông báo trên Twitter rằng ông đã điện đàm với người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda về "viện trợ quốc phòng, áp lệnh trừng phạt và gây áp lực lên kẻ tấn công", nhằm gây sức ép Nga ngồi vào bàn đàm phán.

Tổng thống Ba Lan cũng xác nhận đã điện đàm với ông Zelensky, nhưng không nêu bất cứ đề nghị viện trợ nào. Duda nói thêm máy bay không người lái của Nga đang ném bom các khu dân cư.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong bài phát biểu toàn quốc hôm nay. Ảnh: AFP.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong bài phát biểu toàn quốc hôm nay. Ảnh: AFP.

Tổng thống Ukraine khẳng định Moskva sẽ phải trao đổi với Kiev để chấm dứt cuộc chiến. "Không sớm thì muộn Nga cũng sẽ phải nói chuyện với chúng tôi. Nói về cách kết thúc giao tranh và ngăn chặn cuộc xâm lược này. Cuộc trò chuyện bắt đầu càng sớm thì càng ít tổn thất cho chính Nga", Zelensky phát biểu qua video.Lãnh đạo Ukraine cũng nói rằng nước này đã bị "bỏ rơi" khi loạt lãnh đạo châu Âu đều tỏ ra ngần ngại, không phản hồi nguyện vọng gia nhập NATO của Kiev.

"Hôm nay, tôi đã trực tiếp hỏi 27 lãnh đạo châu Âu liệu Ukraine có được gia nhập NATO hay không. Mọi người lo sợ, không trả lời. Nhưng chúng ta không sợ, chúng ta không sợ bất cứ điều gì", Zelensky nhấn mạnh.

Nga thông báo mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào sáng 24/2. Lực lượng Nga đã tiến vào Ukraine từ nhiều hướng, gồm phía tây nước Nga, bán đảo Crimea và lãnh thổ Belarus. Lực lượng ly khai miền đông Ukraine cũng mở các cuộc tấn công vào nhiều khu vực do quân chính phủ kiểm soát, chiếm được hai thị trấn tại Lugansk.

Ukraine thông báo 137 người chết và 316 người bị thương. Dòng người Ukraine đang đổ về các nước láng giềng châu Âu và Mỹ cũng tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn Ukraine. Tổng thống Zelensky đã phát lệnh tổng động viên, yêu cầu nam giới 18-60 tuổi không rời đất nước.

Các mũi quân Nga tiến vào Ukraine. Đồ họa: NY Times.

Các mũi quân Nga tiến vào Ukraine. Đồ họa: NY Times.

Quân đội Nga hôm 25/2 tuyên bố họ mới giành quyền kiểm soát một sân bay ở ngay ngoại ô thủ đô Kyiv, giữa lúc các lực lượng Nga gây áp lực lên thủ đô Ukraine.

Thông tin kể trên chưa thể kiểm chứng độc lập được.

Nắm quyền kiểm soát sân bay ở Hostomel, nơi có đường băng dài cho phép máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh, cũng đồng nghĩa với việc Nga có thể không vận binh lính trực tiếp đến vùng ngoại ô của Kyiv.

Hostomel chỉ cách thành phố có 7 km về phía tây bắc.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết hôm thứ Sáu 25/2 rằng lực lượng đổ bộ đường không Nga đã sử dụng 200 trực thăng hạ cánh xuống Hostomel và giết chết hơn 200 binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt của Ukraine.

Konashenkov khẳng định phía quân Nga không có thương vong. Điều này trái ngược với tuyên bố của Ukraine rằng quân Nga đã chịu thương vong nặng nề trong các cuộc giao tranh ở đó.

(AP)

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 25/2 rằng Nga sẵn sàng tổ chức hội đàm cấp cao với Ukraine, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin.

Theo CCTV, ông Putin nói với ông Tập: “Hoa Kỳ và NATO từ lâu đã làm ngơ những quan ngại chính đáng về an ninh của Nga, liên tục từ chối cam kết và tiếp tục đẩy mạnh triển khai quân sự về phía đông, thách thức lợi ích chiến lược căn bản của Nga”.

Song ông Putin cũng nói thêm rằng: "Nga sẵn sàng tiến hành các cuộc hội đàm cấp cao với Ukraine".

(Reuters)

Liên Hiệp Quốc cấp ngân quỹ 20 triệu đô la viện trợ nhân đạo cho Ukraine, và dự kiến EU cũng sẽ cấp khoản viện trợ kinh tế trị giá 1,5 tỷ euro (1,68 tỷ đô la) cho Ukraine.

Nhật Bản, châu Âu, Úc, Đài Loan và các nước khác đang áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt mới, mạnh mẽ hơn chống Nga.

Đồng thời, nhiều lãnh đạo cấp cao nhất của các nước đã và đang lên án Nga.

Vào lúc binh lính Nga tràn vào và bom đạn Nga dội xuống Ukraine trong ngày đầu tiên của cuộc xâm lược, các nhà lãnh đạo thế giới hôm Sáu 25/2 gọt giũa phản ứng của họ nhằm trừng phạt nền kinh tế Nga và các nhà lãnh đạo nước này, bao gồm cả những người thân tín của Tổng thống Vladimir Putin.

Tuy các nước nhận thức rõ ràng rằng khó có thể can thiệp quân sự, song hiện tại, sức mạnh, sự thống nhất và tốc độ của các biện pháp trừng phạt tài chính báo hiệu một quyết tâm ngày càng tăng trên toàn cầu nhằm khiến Moscow phải cân nhắc lại cuộc xâm lược của họ.

Không tham gia các biện pháp trừng phạt là Trung Quốc, một nước ủng hộ Nga mạnh mẽ.

(AP)

Hôm thứ Sáu 25/2, Trung Quốc vẫn giữ nguyên quan điểm của họ, từ chối gọi hành động của Nga ở Ukraine là một "cuộc xâm lược" hoặc chỉ trích Moscow mặc dù quân Nga đang đẩy mạnh các cuộc tấn công ở Ukraine, đang dẫn đến thương vong ngày càng tăng.

Trung Quốc nhắc lại rằng họ tin tưởng vào việc phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, nhưng cũng nói thêm rằng họ hiểu là vấn đề Ukraine có bối cảnh lịch sử phức tạp và đặc thù.

"Chúng tôi hiểu những lo ngại chính đáng của Nga về các vấn đề an ninh", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Wang Wenbin nói với các phóng viên tại cuộc báo hàng ngày ở Bắc Kinh hôm 25/2.

Ông Wang cũng phản bác lại phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng bất kỳ quốc gia nào ủng hộ cuộc xâm lược của Nga sẽ bị "nhơ bẩn vì sự liên kết đó", đồng thời ông Wang cho rằng chính những quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác mới bị mất uy tín.

Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada, Úc và EU đã công bố thêm các biện pháp trừng phạt đối với Moscow cùng với các hình phạt đã áp dụng hồi đầu tuần này, bao gồm động thái của Đức nhằm ngăn chặn đường ống dẫn khí trị giá 11 tỷ đô la có điểm đầu là Nga.

Khi được hỏi liệu Trung Quốc có chuẩn bị tăng mua dầu của Nga để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU hay không, ông Wang nói: "Các biện pháp trừng phạt chưa bao giờ là một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề. Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể làm việc tích cực để giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn". (Reuters)


ĐỌC NHANH: Binh sĩ Ukraine và Nga giao tranh ở Kiev


ĐỌC NHANH: Binh sĩ Ukraine và Nga giao tranh ở Kiev - Ảnh 1.

Người dân Ukraine chờ tàu rời khỏi Kiev ngày 24-2 - Ảnh: AP

* Ngày 25-2, giao tranh đã nổ ra giữa giữa binh sĩ Ukraine và Nga trên các đường phố ở thủ đô Kiev. Quân đội Nga đã phong tỏa ngả đường phía Tây vào Kiev. 

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các lực lượng nước này đã kiểm soát sân bay chiến lược Hostomel ở ngoại ô thủ đô Kiev của Ukraine và cho lính dù đổ bộ vào khu vực này. Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng vũ trang nước này đã vô hiệu hóa 118 cơ sở hạ tầng quân sự tại Ukraine.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 25-2 cho biết Nga sẵn sàng cử một phái đoàn gồm các quan chức Bộ Quốc phòng và Ngoại giao nước này tới thủ đô Minsk của Belarus để đàm phán với Ukraine.

ĐỌC NHANH: Binh sĩ Ukraine và Nga giao tranh ở Kiev - Ảnh 2.

* Ngày 25-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết trong cuộc điện đàm này, Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi Nga đàm phán với Ukraine. Về phần mình, Tổng thống Nga giải thích các lý do buộc nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine, đồng thời khẳng định Nga đã sẵn sàng tiến hành cuộc hội đàm "cấp cao" với Ukraine.

* Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 25-2 nói nước này sẵn sàng đàm phán với Ukraine nếu phía Kiev buông vũ khí. Nga cũng tuyên bố sẽ đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

* Ngày 25-2, Nga tuyên bố cấm các máy bay Anh bay tới Nga hoặc đi qua không phận nước này. Động thái này được xem là phản ứng đầu tiên nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine, theo New York Times.

* Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết Nga đang sử dụng sân bay Gomel ở Belarus để điều quân tấn công Kiev do sân bay quân sự Hostomel gần thủ đô bị hư hại, theo Aljazeera.

Cơ quan này cũng cho biết, lực lượng Nga hiện cũng đang tiến vào thành phố từ nhiều hướng khi các lực lượng Ukraine chiến đấu quanh thành phố Mariupol ở phía nam và Kharkiv ở phía đông bắc của Ukraine.

* Văn phòng Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 25-2 xác nhận Ukraine đã sẵn sàng đàm phán cùng Nga, với điều kiện Ukraine cần phải có được sự bảo đảm về an ninh, theo CCTV.

* Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Valerii Zaluzhnyi chiều 25-2 cho biết quân đội nước này đã thành công trong việc chặn đứng lực lượng Nga tiến vào Kiev từ khu vực Chernihiv, phía bắc thủ đô, theo CNN.

Tuy nhiên, dường như như lực lượng Nga vẫn đang củng cố các vị trí ở phía tây bắc của thủ đô Kiev sau khi chiếm căn cứ không quân tại Hostomel ngày 24-2, CNN cho hay.

ĐỌC NHANH: Binh sĩ Ukraine và Nga giao tranh ở Kiev - Ảnh 3.

Các hướng tấn công của Nga vào Ukraine. Hiện tại, quân đội Nga được cho là đã kiểm soát khu nhà máy hạt nhân Chernobyl, đổ bộ cảng biển Odesssa và đang tiến vào thủ đô Kiev - Ảnh: NYT

* Ngày 25-2, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga cho biết Nga sẽ triển khai lính dù để giúp bảo vệ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã đóng cửa gần thủ đô Kiev của Ukraine.

* Theo các quan chức Mỹ, lực lượng của Nga đã tiến vào Ukraine thông qua Belarus và chỉ còn cách thủ đô Kiev khoảng 20 dặm (32 km). Hãng tin AP dẫn nguồn thạo tin cho biết chiều 25-2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng các lực lượng của Nga chỉ còn cách thủ đô Kiev khoảng 20 dặm (32km).

Các quan chức Mỹ cho biết, một đơn vị khác của Nga khác tiến vào Ukraine theo hướng từ Nga cũng đang hướng tới thủ đô Kiev với mục tiêu bao vây thành phố. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trước đó nói rằng Kiev "rất có thể đang bị bao vây".

Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nataliya Zhynkina - Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam - cho biết bà chưa nhận được thông tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine về việc lực lượng Nga cách thủ đô Kiev khoảng 30km.

Người phát ngôn của chính quyền quân sự Myanmar, Thiếu tướng Zaw Min Tun, ngày 25-2 nói với The New York Times rằng: "Nga đã làm hết sức để duy trì chủ quyền của mình". Nga cũng là một quốc gia lớn trong số các cường quốc trên thế giới và đang cho thấy rằng nước này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng duy trì hòa bình thế giới".

Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết Nga nối lại các cuộc tấn công tên lửa lúc 4h sáng 25-2 (giờ địa phương), nhằm vào các mục tiêu quân sự và dân sự. Ông Zelensky cũng cho biết quân đội Nga đã bị chặn đà tiến công trên hầu hết các hướng.

Theo Hãng tin RIA, tổng thống Ukraine cáo buộc phương Tây không áp đặt các biện pháp trừng phạt đủ cứng rắn.

* Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) thông báo sẽ điều tra bất kỳ tội phạm chiến tranh nào ở Ukraine. Văn phòng công tố ICC cho biết đang theo dõi các diễn biến với "mối quan tâm ngày càng tăng".

ĐỌC NHANH: Binh sĩ Ukraine và Nga giao tranh ở Kiev - Ảnh 4.

Đồ họa: TT

* Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết nước này đang hợp tác với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm cung cấp “thiết bị quân sự không sát thương và vật tư y tế để hỗ trợ người dân Ukraine".

Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA) ngày 24-2 đã mở rộng vùng cấm bay ở phía Đông châu Âu trong bối cảnh xảy ra xung đột ở miền Đông Ukraine. Hiện khu vực mà các hãng hàng không và phi công Mỹ không được hoạt động sẽ bao gồm toàn bộ không phận Ukraine, Belarus và một phần không phận phía Tây của Nga.

* Hãng tin Interfax đưa tin đã có 2 tiếng nổ lớn ở thủ đô Kiev của Ukraine vào rạng sáng 25-2.

Theo các quan chức Ukraine, trước đó một ngày nhiều tiếng nổ lớn cũng đã vang lên. Một căn cứ quân sự ở Brovary, thị trấn gần thủ đô Kiev, đã bị tên lửa hành trình tấn công, ít nhất 6 người thiệt mạng.

Hãng tin Reuters dẫn lời cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Anton Herashchenko cho biết các lực lượng Ukraine đã bắn rơi một máy bay, sau đó máy bay này đã lao xuống một tòa chung cư 9 tầng và bốc cháy. Hiện chưa rõ máy bay có người lái hay không.

Theo Bộ trưởng Herashchenko, một loạt tiếng nổ trước đó là âm thanh của lực lượng phòng không bắn vào máy bay, đồng thời cho biết các vụ tấn công Kiev bằng tên lửa hành trình và đạn đạo vừa được nối lại.

* Sáng 25-2 (giờ Việt Nam), Tổng thống Ukraine ban bố sắc lệnh tổng động viên, huy động toàn bộ lực lượng quân đội. Theo sắc lệnh có hiệu lực trong 90 ngày này, lính nghĩa vụ và quân dự bị ở tất cả các khu vực ở nước này sẽ được huy động. Tổng thống Zelensky yêu cầu Bộ Tổng tham mưu ước tính có bao nhiêu quân nhân được huy động và theo thứ tự nào.

ĐỌC NHANH: Binh sĩ Ukraine và Nga giao tranh ở Kiev - Ảnh 5.

Quân nhân Ukraine ngồi trên xe bọc thép di chuyển trên một con đường ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine, ngày 24-2 - Ảnh: AP

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 24-2 tuyên bố chi 20 triệu USD từ Quỹ Cứu trợ khẩn cấp của LHQ cho hoạt động cứu trợ Ukraine. Người đứng đầu LHQ cũng kêu gọi Nga tránh vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương LHQ. Ông Guterres khẳng định LHQ sẽ hỗ trợ hết sức những người cần được giúp đỡ và nhấn mạnh việc bảo vệ người dân phải là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong tình hình hiện nay.

* Nhà Trắng ngày 24-2 cho biết trước cuộc họp lãnh đạo G7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triệu tập cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia nước này, thảo luận về những diễn biến mới nhất ở Ukraine. Tổng thống Biden tuyên bố Mỹ và các đồng minh cùng đối tác sẽ có phản ứng một cách thống nhất và quyết đoán trước những động thái của Nga tại miền Đông Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết máy bay vận tải Antonov An-26 chở thiết bị quân sự đã rơi gần Ukraine vào ngày 24-2. Toàn bộ tổ bay đã thiệt mạng. Báo cáo ban đầu cho thấy không có thiệt hại dưới mặt đất và máy bay gặp sự cố kỹ thuật.

ĐỌC NHANH: Binh sĩ Ukraine và Nga giao tranh ở Kiev - Ảnh 6.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) triệu tập cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia, thảo luận về động thái của Nga ở miền Đông Ukraine, ngày 24-2 - Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 25-2, Thủ tướng Kishida Fumio cho biết Nhật Bản sẽ trừng phạt Nga, nhắm vào các tổ chức tài chính và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng quân sự như chất bán dẫn. Nhật Bản cũng lên kế hoạch "đóng băng tài sản và ngừng cấp thị thực cho cá nhân và tổ chức Nga", cũng như đóng băng tài sản "các tổ chức tài chính của Nga".

Úc áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào một số công dân và nhà lập pháp tinh hoa của Nga, cùng với hơn 300 thành viên Quốc hội Nga vì đã bỏ phiếu đưa quân vào Ukraine.

Thủ tướng Scott Morrison cũng quan ngại về việc Trung Quốc "không phản ứng mạnh mẽ" với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, chỉ trích việc Bắc Kinh nới lỏng các hạn chế thương mại với Matxcơva vào lúc này là "không thể chấp nhận được".

Cơ quan kinh tế Đài Loan nói hòn đảo sẽ "xem xét kỹ lưỡng" các mặt hàng xuất khẩu sang Nga và phối hợp với các đồng minh để có các biện pháp phản ứng thích hợp.

* Cộng hòa Czech, Latvia và Lithuania ngừng cấp thị thực cho công dân Nga. Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala nói với báo giới: "Chúng tôi đang đình chỉ việc xử lý đơn xin thị thực của công dân Nga tại tất cả các cơ quan lãnh sự của chúng tôi, ngoại trừ các trường hợp nhân đạo".

* Thủ tướng Canada Justin Trudeau công bố các biện pháp trừng phạt mới lên 58 cá nhân và thực thể Nga vào ngày 24-2 để phản ứng với hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine. Ottawa cũng đặt 3.400 binh sĩ vào trạng thái sẵn sàng triển khai tới châu Âu, cùng với máy bay và tàu chiến.

* Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ngày 24-2, đồng ý áp đặt "những hậu quả to lớn và nghiêm trọng" lên Nga để phản ứng với hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine, bằng cách nhắm vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế xứ sở bạch dương. 

Các biện pháp trừng phạt này bao gồm lĩnh vực tài chính, năng lượng và vận tải, hàng hóa lưỡng dụng cũng như kiểm soát xuất khẩu và tài trợ xuất khẩu, chính sách thị thực, bổ sung thêm các cá nhân Nga, và các tiêu chí niêm yết mới.

ĐỌC NHANH: Binh sĩ Ukraine và Nga giao tranh ở Kiev - Ảnh 7.

Một phụ nữ bồng con lên chuyến tàu chạy từ Kostiantynivka, Donetsk, miền đông Ukraine tới thủ đô Kiev ngày 24-2 - Ảnh: AP

* Các nhà lãnh đạo Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong tuyên bố chung sau cuộc họp trực tuyến hôm 24-2 nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "lại đưa chiến tranh quay trở lại lục địa châu Âu". Họ cho rằng "ông Putin đã tự đặt mình vào mặt trái của lịch sử".

"Chúng tôi lên án Tổng thống Putin vì ông nhất quyết từ chối tham gia quá trình ngoại giao để giải quyết các vấn đề liên quan tới an ninh châu Âu, bất chấp những lời đề nghị lặp đi lặp lại của chúng tôi.

Chúng tôi đoàn kết với các đối tác, bao gồm NATO, Liên minh châu Âu (EU), và các quốc gia thành viên của họ, cũng như Ukraine. Chúng tôi vẫn quyết tâm làm những gì cần thiết để duy trì sự toàn vẹn của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" - các lãnh đạo G7 nêu trong tuyên bố chung.

* Theo Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào ngày 24-2, sau khi Nga đưa quân vào lãnh thổ Ukraine. Hai nhà lãnh đạo đã có "cuộc trao đổi quan điểm nghiêm túc và thẳng thắn" về vấn đề Ukraine. 

Ông Putin đã đưa ra "lời giải thích cặn kẽ về lý do và hoàn cảnh đằng sau quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine. Còn Điện Elysée cho biết ông Macron đã yêu cầu chấm dứt hoạt động quân sự của Matxcơva ở Ukraine.

ĐỌC NHANH: Binh sĩ Ukraine và Nga giao tranh ở Kiev - Ảnh 8.

Radar và các thiết bị khác bị hư hại sau khi bị tấn công tại cơ sở quân sự Ukraine bên ngoài TP Mariupol, Ukraine ngày 24-2 - Ảnh: AP

Theo Hãng tin Tass của Nga, trong tuyên bố ngày 24-2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Nga sẽ luôn sẵn sàng đối thoại, đồng thời bày tỏ hy vọng vẫn còn cơ hội để quay trở lại các nghĩa vụ quốc tế. Ngoại trưởng Lavrov nói thêm rằng các biện pháp mà Nga thực hiện ở Ukraine là nhằm đảm bảo an ninh cho người Nga.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn