Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine ( Tổng hợp từ nhiều nguồn )

Thứ Năm, 24 Tháng Hai 20226:18 CH(Xem: 6339)
Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine ( Tổng hợp từ nhiều nguồn )
****************

Ukraine kêu gọi cộng đồng tin tặc tham gia lực lượng chống lại Nga

- Chính phủ Ukraine đang kêu gọi cộng đồng tin tặc ngầm của nước này tình nguyện tham gia bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước và theo dõi Nga trên không gian mạng, Reuters dẫn thông tin từ 2 người nắm được vấn đề cho biết.
Ukraine kêu gọi cộng đồng tin tặc tham gia lực lượng chống lại Nga ảnh 1

Khói bay lên từ khu vực thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở quốc gia láng giềng. (Ảnh: Reuters)

Khi các lực lượng Nga đang tấn công trên khắp Ukraine, lời kêu gọi tình nguyện viên xuất hiện trên các diễn đàn tin tặc từ sáng 24/2, trong khi nhiều người dân Ukraine đang chạy khỏi đất nước.

“Đã đến lúc tham gia vào công cuộc bảo vệ không gian mạng của đất nước chúng ta”, lời kêu gọi viết, đồng thời đề nghị các tin tặc và chuyên gia an ninh mạng nộp đơn tham gia qua Google docs, trong đó liệt kê chuyên môn của mình, như phát triển phần độc hại.

Yegor Aushev, đồng sáng lập viên của một hãng an ninh mạng ở Kiev, nói với Reuters rằng ông đã viết lời kêu gọi này theo đề nghị của một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng, người đã liên lạc với ông trong ngày 24/2. Hãng Cyber Unit Technologies của ông Aushev đang làm việc với chính phủ Ukraine để bảo vệ cơ sở hạ tầng mạng quan trọng của nước này.

Một người khác tham gia trực tiếp vào chiến dịch cũng xác nhận rằng đây là yêu cầu từ Bộ Quốc phòng Ukraine.

Đại diện Bộ Quốc phòng Ukraine không phản hồi đề nghị bình luận, Reuters cho biết. Một tuỳ viên quân sự của Đại sứ quán Ukraine ở Washington nói rằng ông không thể xác nhận hay phủ nhận thông tin.

Ông Aushev nói rằng các tình nguyện viên sẽ được chia thành 2 nhóm, gồm phòng thủ và tấn công. Đơn vị phòng thủ sẽ được giao nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hạ tầng như nhà máy điện và hệ thống nước sạch. Trong một cuộc tấn công mạng vào năm 2015, 225.000 người Ukraine đã chịu cảnh mất điện.

Đơn vị tấn công mà ông Aushev đang tập hợp sẽ hỗ trợ quân đội Ukraine tiến hành các chiến dịch do thám trên không gian mạng để theo dõi lực lượng Nga.

Ngày 24/2, một phần mềm phá hoại bị phát hiện đang lưu hành ở Ukraine, tấn công hàng trăm máy tính, trong đó có hàng loạt bộ ngành và định chế tài chính, hãng an ninh mạng ESET cho biết. Hoài nghi đang dồn về phía Nga. Mátxcơva nhiều lần bác bỏ cáo buộc tấn công mạng.

Nỗ lực xây dựng lực lượng an ninh mạng vào thời điểm này là đã muộn, ông Aushev thừa nhận.

Đầu tháng này, một quan chức an ninh Ukraine khẳng định nước này không có lực lượng chuyên trách về an ninh mạng quân sự. “Nhiệm vụ của chúng tôi là phải xây dựng lực lượng đó”, vị quan chức nói với Washington Post.

Đến đêm 24/2, ông Aushev cho biết đã nhận được hàng trăm đơn ứng tuyển, và ông đang rà soát để bảo đảm không ai trong số họ là đặc vụ Nga.


*******************

Biden công bố lệnh trừng phạt mới để loại Nga khỏi nền kinh tế thế giới

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Năm, 24 Tháng Hai, công bố một loạt lệnh trừng phạt mới đối với Nga, cáo buộc tổng thống Nga “chọn cuộc chiến này” và Nga sẽ gánh hậu quả vì hành động của ông ta, theo AP.

Loạt lệnh trừng phạt mới nhắm vào ngân hàng, giới tài phiệt và lĩnh vực công nghệ cao của Nga, ông Biden loan báo. Hoa Kỳ và đồng minh sẽ phong tỏa tài sản của bốn ngân hàng lớn của Nga, kiểm soát xuất cảng sang Nga và trừng phạt giới tài phiệt Nga.

TS-biden-hua
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden phản ứng về việc Nga xâm lăng Ukraine tại Tòa Bạch Ốc ở Washington, DC, hôm Thứ Năm, 24 Tháng Hai. (Hình: Drew Angerer/Getty Images)

Tổng Thống Biden cũng cho hay Mỹ sẽ đưa thêm quân đến Đức để củng cố NATO sau khi Nga xâm lăng Ukraine, quốc gia không phải thành viên khối quân sự này.

Những lệnh trừng phạt mới cho thấy Tòa Bạch Ốc giữ đúng lời hứa sẽ trừng phạt hệ thống tài chính của Nga cũng như những người thân cận của Tổng Thống Vladimir Putin, và sẽ kiểm soát xuất cảng nhằm khiến quân đội và các kỹ nghệ của Nga bị khan hiếm chip điện tử cũng như sản phẩm công nghệ cao khác của Mỹ.

“Ông Putin là kẻ hung hăng,” Tổng Thống Biden nói. “Ông Putin chọn cuộc chiến này, cho nên bây giờ, ông ta và đất nước của ông ta sẽ gánh hậu quả.”

Tuy nhiên, Tổng Thống Biden vẫn giữ lại vài lệnh trừng phạt nặng nhất, như loại Nga khỏi hệ thống chi trả SWIFT – hệ thống cho phép chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác khắp thế giới – hoặc lĩnh vực năng lượng của Nga.

Tổng Thống Biden công bố loạt lệnh trừng phạt mới giữa lúc chính phủ Ukraine báo cáo số người chết tăng lên khi Nga tấn công từ phía Đông, Bắc và Nam.

“Hôm nay, tôi chấp thuận đưa ra thêm lệnh trừng phạt mạnh, cũng như những hạn chế mới về hàng xuất cảng sang Nga,” ông Biden nói. “Làm như vậy sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Nga cả bây giờ lẫn sau này.”

“Tôi vừa hội đàm với các nhà lãnh đạo G-7 sáng nay,” Tổng Thống Biden cho hay. “Và chúng tôi đều hoàn toàn đồng ý: Chúng tôi sẽ hạn chế khả năng của Nga giao dịch bằng đô la, euro, pound, và yen để tham gia nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi sẽ hạn chế khả năng đó của họ.”

Trước bài diễn văn của Tổng Thống Biden, các nhà lãnh đạo G-7 cho hay họ “kinh hoàng và lên án” việc Nga xâm lăng Ukraine, đồng thời, hứa sẽ áp đặt “lệnh trừng phạt kinh tế và tài chánh nặng nề” lên chính phủ Nga.

Nga mở cuộc xâm lăng toàn diện vào Ukraine sáng sớm Thứ Năm giờ địa phương bằng những đợt tấn công vài thành phố của Ukraine, gồm thủ đô Kiev. (Th.Long
**************

Ukraine mất quyền kiểm soát nhà máy hạt nhân Chernobyl

Một cố vấn của Tổng thống Ukraine cho biết Ukraine đã mất quyền kiểm soát đối với nhà máy hạt nhân Chernobyl sau một trận chiến ác liệt. Nhà máy này đã ngừng hoạt động sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới vào tháng 4 năm 1986 khi Ukraine còn thuộc Liên Xô, khiến chất thải phóng xạ phun ra khắp châu Âu.

Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, cho biết tình trạng của các cơ sở của nhà máy, nơi lưu trữ chất thải hạt nhân, là không xác định.

Sau khi xảy ra thảm hoạ hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân của nhà máy hạt nhân Chernobyl đã được che phủ bởi một mái che bảo vệ để tránh rò rỉ phóng xạ.

Ông Podolyak nói sau “cuộc tấn công hoàn toàn vô nghĩa của người Nga theo hướng này, không thể nói rằng nhà máy điện hạt nhân Chernobyl an toàn”.

Ông cáo buộc Nga có thể gây ra các hành động khiêu khích ở đó và mô tả tình hình là “một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với châu Âu hiện nay”.

Putin nói ‘bị buộc phải’ ra lệnh hành động quân sự ở Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông “buộc phải” ra lệnh thực hiện hành động quân sự ở Ukraine vì phương Tây từ chối đáp ứng các yêu cầu an ninh của Nga.

Phát biểu tại cuộc họp ở Điện Kremlin với các doanh nhân hôm 24/2, ông Putin nói rằng hành động quân sự là một “biện pháp bắt buộc” xuất phát từ những rủi ro an ninh gia tăng đối với Nga.

Ông nói ông rất ngạc nhiên trước sự “không khoan nhượng” của phương Tây đối với các yêu cầu an ninh của Moscow.

“Tôi rất ngạc nhiên vì họ không hề thay đổi một chút xíu nào đối với bất kỳ yêu cầu nào”, tổng thống Nga nói. “Họ đã khiến chúng tôi không có cơ hội để hành động khác đi.”

Đề cập đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây, ông Putin nói “Nga vẫn là một phần của nền kinh tế toàn cầu và sẽ không làm tổn hại đến hệ thống mà nó là một phần trong đó, miễn là nó vẫn còn ở đó”.

“Các đối tác của chúng tôi nên nhận ra điều đó và không đặt mục tiêu đẩy chúng tôi ra khỏi hệ thống”, ông nói trong một cảnh báo rõ ràng với phương Tây.

(Theo AP)


***********

Đàn trực thăng Nga dồn dập tấn công sân bay gần Kiev


UkraineLoạt trực thăng Nga được nhìn thấy dồn dập tấn công về phía sân bay ở Hostomel, vùng ngoại ô phía tây bắc của thủ đô Kiev.

New York Times hôm nay đăng video ghi lại cảnh hàng chục trực thăng Nga bay qua sông Dnepr về hướng Hostomel, ngoại ô thủ đô Kiev. Loạt trực thăng Nga cũng được nhìn thấy dồn dập tấn công sân bay Antonov ở Hostomel.

Theo video của lực lượng vũ trang Ukraine công bố, dường như ít nhất một trực thăng Nga đã bị bắn hạ. Moskva chưa lên tiếng về thông tin này.

Đàn trực thăng Nga dồn dập tấn công sân bay gần Kiev

Đàn trực thăng Nga dồn dập tấn công sân bay gần Kiev hôm nay. Video: NY Times.

Phóng viên CNN tại hiện trường cho biết lực lượng đổ bộ đường không Nga đang kiểm soát sân bay Antonov, cách trung tâm thủ đô Kiev khoảng 25 km về phía tây bắc. Đây dường như là các binh sĩ thuộc Lữ đoàn Tấn công đường không Cận vệ số 31 của Nga.

Cảnh sát Ukraine cho biết trong hôm nay, Nga đã thực hiện 203 đợt tấn công. Giao tranh diễn ra ở hầu khắp mọi nơi trên toàn lãnh thổ Ukraine.

Tổng thống Nga Putin hôm nay tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, với lý do hai nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine đã kêu gọi Moskva hỗ trợ. Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này "dùng vũ khí chính xác cao" tập kích các cơ sở quân sự của Ukraine, khẳng định không nhằm vào các thành phố.

Lực lượng Nga tiến vào Ukraine từ nhiều hướng, gồm phía tây nước Nga, bán đảo Crimea và lãnh thổ Belarus. Lực lượng ly khai miền đông Ukraine cũng mở các cuộc tấn công vào nhiều khu vực do quân chính phủ kiểm soát, chiếm được hai thị trấn tại Lugansk.

Chính trị gia cấp cao Anh David Davis kêu gọi nước này yểm trợ đường không cho Ukraine, đồng nghĩa rằng không quân Anh có thể sẽ ném bom hoặc đe dọa ném bom vào các vị trí quân sự của Nga để hỗ trợ Ukraine. NATO trong khi đó tuyên bố tổ chức này không có quân đội đóng ở Ukraine và không có kế hoạch triển khai quân tới quốc gia này.


*************

Mỹ tố Nga muốn lật đổ chính phủ Ukraine

Quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cáo buộc Nga tiến quân vào Ukraine nhằm lật đổ chính phủ nước này và dựng nên bộ máy lãnh đạo thân Moskva.

"Mọi ý định của họ về cơ bản đều là hạ bệ chính phủ và dựng nên chính quyền của riêng họ", quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ hôm nay cho hay.

Theo quan chức này, quân đội Nga đã mở cuộc tấn công với khoảng 100 vụ phóng tên lửa đạn đạo, chủ yếu nhắm vào các cơ sở hạ tầng quân sự, cùng các cuộc xuất kích của 75 máy bay ném bom hạng nặng và hạng trung. Giai đoạn ban đầu tập trung vào các thành phố quan trọng và Lầu Năm Góc cho rằng Nga sẽ tiến quân vào Kiev.

Quan chức này nói rằng quân đội Nga đã vượt qua biên giới trên bộ với Ukraine, nhưng không đưa ra ước tính về quân số.

"Chúng tôi chưa từng thấy một động thái như thế này ở bất kỳ quốc gia nào kể từ Thế chiến II. Chắc chắn chưa từng thấy điều gì ở quy mô và phạm vi như thế này", quan chức này nói.

Người dân trú ẩn trong một ga tàu điện ngầm ở Kiev, Ukraine ngày 24/2. Ảnh: AFP.

Người dân trú ẩn trong một ga tàu điện ngầm ở Kiev, Ukraine ngày 24/2. Ảnh: Reuters.

"Chúng tôi đã thấy những dấu hiệu cho thấy quân đội Ukraine đang kháng cự và chống trả", quan chức này nêu thêm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin rạng sáng 24/2 tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, với lý do hai nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine đã kêu gọi Moskva hỗ trợ. Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này "dùng vũ khí chính xác cao" tập kích các cơ sở quân sự của Ukraine, khẳng định không nhằm vào các thành phố.

Lực lượng Nga tiến vào Ukraine từ nhiều hướng, gồm phía tây nước Nga, bán đảo Crimea và lãnh thổ Belarus. Lực lượng ly khai miền đông Ukraine cũng mở các cuộc tấn công vào nhiều khu vực do quân chính phủ kiểm soát, chiếm được hai thị trấn tại Lugansk.

Ukraine nói rằng hàng chục người đã thiệt mạng vì tên lửa và pháo kích. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Nga và thông báo sẽ phát vũ khí cho toàn bộ người dân Ukraine có nhu cầu.

Zelensky cũng thừa nhận quân đội Ukraine chịu nhiều thiệt hại, trong đó "rất nhiều máy bay và xe thiết giáp bị phá hủy", và Nga đã kiểm soát sân bay Antonov, cách trung tâm thủ đô Kiev của Ukraine khoảng 25 km về phía tây bắc. Tổng thống Ukraine tuyên bố sẽ giành lại sân bay này.


************
rfi.fr

Ukraina: Putin trên đà “phóng lao rồi theo lao” bất chấp trừng phạt phương Tây

Trọng Thành

Khủng hoảng Ukraina dĩ nhiên vẫn tiếp tục chiếm lĩnh trang nhất trên hầu hết các tờ báo lớn tại Pháp ra ngày hôm nay, 24/02/2022, từ La Croix, Le Monde, cho đến Le Figaro, Les Echos. Chỉ riêng Libération là dành tít chính cho một cuộc điều tra độc quyền của tờ báo vốn đã phát hiện nhiều dấu hiệu gian lận trong cuộc bầu cử sơ bộ vừa qua của đảng cánh hữu Pháp Những Người Cộng Hòa (LR). 

Về tình hình Ukraina, báo giới Pháp đều cho là qua những phát biểu đầy thách thức của tổng thống Nga Vladimir Putin đối với Ukraina và phương Tây, và căn cứ vào những hành động của ông từ khi lên cầm quyền tại Matxcơva, khả năng Nga tung quân tấn công nước láng giềng không phải là điều viễn vông. 

Vấn đề là đối mặt với mối đe dọa đó, phản ứng của phương Tây chỉ tập trung vào các biện pháp kinh tế bị cho là không đủ sức răn đe tổng thống Nga. 

La Croix: Putin trong thế lao về phía trước 

Bên trên một bức ảnh bán thân chụp ông Putin đang nhìn vào ống kính với vẻ mặt lạnh lùng, trên một phông nền màu xậm, nhật báo Công Giáo La Croix nhận định: “Putin, phóng lao thì phải theo lao”. 

Theo La Croix, trong bối cảnh nước Nga tiếp tục đe dọa là sẽ tung ra một chiến dịch quân sự với quy mô rầm rộ đánh vào Ukraina, giới quan sát tiếp tục tìm hiểu về những lý do đã khiến tổng thống Nga trở thành cực đoan như hiện nay. 

Trong bài phân tích mang tựa đề: “Vladimir Putin tự nhốt mình trong quan điểm của một nạn nhân”, tờ báo cho rằng bài diễn văn đọc hôm thứ Hai 21/02 vừa qua đã bộc lộ tính cách của một nhà lãnh đạo “cô đơn, độc tài và co cụm hơn bao giờ hết trong một tầm nhìn nặng tính chất ý thức hệ, tự cho mình là nạn nhân của Lịch Sử và các mối quan hệ quốc tế”. 

Tờ báo nhắc lại rằng trong bài phát biểu đó, ông Putin đã cáo buộc chính quyền Ukraina nào là ủng hộ “khủng bố Hồi Giáo” ở vùng Crimée, nào là muốn bổ sung kho vũ khí hạt nhân, nào là tiến hành “diệt chủng” ở miền đông khu vực Donbass. Theo Vladimir Putin, trong quá khứ, Ukraina chỉ là một chư hầu của Nga, và chỉ tồn tại như một thực thể chính trị khác với Nga do một sự tình cờ của Lịch Sử mà thủ phạm là “nước Nga Cộng Sản và Bolshevik”. Trên cơ sở đó, tổng thống Nga hầu như không còn giấu giếm ý định xâm lược nước láng giềng khi nói rằng: “Chúng tôi sẵn sàng cho các người thấy ý nghĩa thực sự của việc phi cộng sản hóa Ukraina”. 

Những lời lẽ kể trên, theo La Croix, đã khiến nhiều chuyên gia cho rằng ông Putin đã dứt khoát hành động nhắm vào Ukraina. Bà Tatiana Jean, giám đốc trung tâm Nga thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI cho rằng vì cảm tính, ông Putin đã “không còn cân nhắc lợi hại”. 

Đối với La Croix, phương án leo thang xung đột của ông Putin không hề phi lý chút nào mà nằm trong một loạt chính sách được theo đuổi từ nhiều năm nay, bắt nguồn từ ý muốn khẳng định bản sắc trong nỗi ám ảnh là mình bị bao vây. 

Bà Marie Dumoulin, nguyên là một nhà ngoại giao và hiện là chủ nhiệm chương trình “Châu Âu Rộng Mở” tại cơ quan tham vấn Hội Đồng Quan Hệ Quốc Tế Châu Âu cho rằng quan hệ căng thẳng của ông Putin đối với phương Tây không phải điều mới mẻ vì ngay từ những năm 2000, Vladimir Putin từng cáo buộc Mỹ là đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy ở miền Bắc Kafkaz. 

Tờ báo nhắc lại rằng cách nay 8 năm, thủ tướng Đức Angela Merkel đã từng nhận xét rằng tổng thống Nga đã “xa rời với thực tế”, một nhận định có thể áp dụng cho cái nhìn của Vladimir Putin về thế giới xuyên suốt trong nhiều năm qua. 

Les Echos: Trừng phạt Phương Tây chưa làm Nga xao xuyến

Để đối phó với Vladimir Putin, Hoa Kỳ và Châu Âu đã lập tức công bố các biện pháp trừng phạt chủ yếu về kinh tế, thương mại. Vấn đề đặt ra - như nhật báo kinh tế Pháp Les Echos đã ghi nhận ngay trang nhất - là nước Nga có vẻ dửng dưng trước phản ứng quá nhẹ nhàng này. 

Dưới hàng tựa lớn: “Các biện pháp trừng phạt: Nga không xao xuyến”, Les Echos dĩ nhiên đã tập trung mổ xẻ các biện pháp đáp trả của phương Tây nhắm vào Nga và nêu bật trong hàng tựa lớn trang nhất: “Các biện pháp trừng phạt: Nước Nga không xao xuyến”.  

Theo tờ báo, vào thời điểm hiện tại, các biện pháp trừng phạt tài chánh của phương Tây đối với Nga sẽ có rất ít tác động. Một trong những lý do là nhu cầu tài trợ từ ngoại quốc của Matxcơva rất ít. Giới có thể bị ảnh hưởng nặng nhất là các nhà tài phiệt Nga cũng đã bắt đầu dùng đến tiền điện tử (cryptomonnaie) để khỏi lệ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài tại Nga cũng đã giảm bớt hoạt động ở nước này để giảm thiểu nguy cơ bị các lệnh trừng phạt tác hại. 

Trên tờ La Croix, ông Jean-Marie Guéhenno, cựu phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng tỏ ý bị quan là các biện pháp răn đe mà phương Tây đang áp dụng sẽ không có hiệu quả vì Ukraina đã trở thành một vấn đề “cảm tính” đối với Vladimir Putin, nhất là khi Phương Tây đã từ chối khả năng dùng biện pháp quân sự. 

Cũng trên La Croix, ông Sébastien Jean, một nhà nghiên cứu kinh tế tại Viện INRAE của Pháp cho rằng các biện pháp trừng phạt chỉ có một tác động hạn chế mà thôi.  

Nhật báo Le Monde cũng phân tích phản ứng của phương Tây trong hồ sơ chính, với một hàng tựa lớn trên trang nhất mang tính chất giải thích: “Đối mặt với Putin ngày càng hung hăng, phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt đầu tiên”. 

Theo tờ báo, ngay sau khi Vladimir Putin tuyên bố công nhận sự độc lập của các vùng lãnh thổ Ukraina ở vùng Donbass, rộng lớn hơn cả các khu vực hiện nằm dưới quyền kiểm soát của phe ly khai thân Nga, Mỹ và châu Âu đã công bố các biện pháp trừng phạt đầu tiên, có quy mô giới hạn nhưng có khả năng trở thành cứng rắn hơn trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược quy mô lớn hơn. 

Đối với Le Monde, các trừng phạt ban đầu của Mỹ hay châu Âu chỉ mang tính chất cảnh cáo cho nên đã vấp phải nhiều chỉ trích là sẽ không có hiệu quả. 

Le Figaro: Ukraina sẵn sàng đáp trả Nga nhưng trong thế yếu

Phản ứng của nạn nhân bị Nga ức hiếp là Ukraina cũng được báo giới quan tâm. Nhật báo cảnh hữu Le Figaro đã dành tựa lớn trang nhất cho chủ đề này: “Ukraina chuẩn bị đối phó với một cuộc xâm lược từ Nga”  

Bên dưới một bức ảnh chụp cảnh lính dự bị Ukraina đang tập luyện tại một địa điểm gần thủ đô Kiev ngày 19/02 vừa qua, le Figaro đã nêu bật thế yếu của quân đội Ukraina khi lưu ý rằng trong bức hình, người ta thấy nhiều người lính dự bị phải dùng đến súng giả khi tập luyện. 

Theo tờ báo Pháp, trước tình hình đã trở nên căng thẳng, chính quyền Ukraina đã ban bố tình trạng khẩn cấp và ra lệnh động viên lính dự bị. Quân tiếp viện cũng đã được chuyển đến miền đông và miền bắc đất nước để sẵn sàng chống lại những kịch bản tấn công khác nhau của Matxcơva. 

Thế nhưng, điểm đáng chú ý trong phản ứng của Kiev mà Le Monde ghi nhận là việc binh sĩ Ukraina cho biết là họ đã có chỉ thị là không được đáp trả các hành động khiêu khích của Nga, mà chỉ chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. 

La Croix: Nga và Trung Quốc trên vấn đề Ukraina

Cũng trên hồ sơ Ukraina, La Croix đã trở lại với quan hệ Bắc Kinh-Matxcơva trong một bài phân tích nêu bật việc Nga trông cậy vào hậu thuẫn cụ thể của Trung Quốc, nhưng có nguy cơ là sẽ thất vọng. 

Theo La Croix, sự hiện diện của Vladimir Putin tại buổi khai mạc Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 2, giúp củng cố một liên minh chiến lược và kinh tế với đồng minh Trung Quốc, hai tuần trước quyết định mạnh tay đối với Ukraina. 

Vladimir Putin muốn đảm bảo an toàn cho mình sau sự cố ông gây ra ở Ukraina và các lệnh trừng phạt kinh tế không thể tránh khỏi của phương Tây. Tại Bắc Kinh, ông Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói chuyện với nhau trong gần ba giờ đồng hồ, đã ký tuyên bố chung về trật tự thế giới mới và khoảng 15 hợp đồng kinh tế lớn.  

Đối với với La Croix, vào đầu thế kỷ 21, một liên minh mới, mang tính cơ hội hơn bao giờ hết, đã được ký kết giữa hai đại cường Trung Quốc và Nga, và chỉ hai tuần sau, Nga công nhận nền độc lập của hai khu vực ly khai của Ukraina và đe dọa sẽ xâm lược khu vực này.  

Trước sự kiện hầu như bất ngờ, Trung Quốc không muốn đứng về phía nào. Bắc Kinh tránh lên án Matxcơva Nga nhưng cáo buộc Hoa Kỳ là "đổ dầu vào lửa". Chuyên gia về Trung Quốc Philippe Le Corre, của trường Harvard Kennedy School nhấn mạnh: “Ít ra Putin đã đợi cho đến khi Thế Vận Hội kết thúc rồi mới can thiệp vào Ukraina”. Thế nhưng theo chuyên gia này, “Trung Quốc thấy mình ở trong một tình huống tế nhị, bởi vì họ không thể ủng hộ một hành động xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền”. 

La Croix cho rằng rõ ràng đây là một đòn không hay của ông Putin đối với "đồng minh" Trung Quốc, và lần này không phải là lần đầu tiên mà Bắc Kinh bị giằng xé giữa mối quan hệ hữu nghị với Matxcơva và sự lựa chọn của người hùng của Điện Kremlin

Trong vụ sáp nhập Crimée vào năm 2014, mà Trung Quốc vẫn không công nhận, Bắc Kinh đã bỏ phiếu trắng ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Giờ đây, 8 năm sau, Bắc Kinh vẫn không có nhiều không gian để xoay sở vì các mối quan hệ thương mại, tài chính và ngoại giao với châu Âu cũng như Ukraina.

Theo một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại Học Nhân Dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc lần vẫn sẽ kín đáo về ngoại giao nhưng sẽ cung cấp “hỗ trợ Nga về kinh tế thông qua việc mua dầu khí”. 

Ngoài ra, Bắc Kinh đang quan sát bản chất và mức độ của các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga. Chuyên gia Bonny Lin thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế ở Washington nhận định: “Cuộc khủng hoảng Ukraina cũng là một bài trắc nghiệm quyết tâm của chính quyền Biden trong trường hợp xảy ra khủng hoảng với Đài Loan”.

Theo Philippe Le Corre, “một số chuyên gia đưa ra thời điểm 2027 (lúc kết thúc nhiệm kỳ thứ ba của Tập Cận Bình) là năm Trung Quốc tung chiến dịch quân sự nhắm vào Đài Loan”. Từ nay đến đó, Bắc Kinh đang theo dõi, kiên nhẫn và chuẩn bị. 

Libération: Đảng LR tại Pháp và một cuộc bầu sơ bộ “dởm”

Như nói ở trên, Libération đã dành tựa lớn trang nhất cho tình hình chính trị Pháp, công bố kết quả một cuộc điều tra riêng của tờ báo về một vụ tai tiếng có thể nói là rất lớn liên quan đến đảng chủ chốt của cánh hữu truyền thống, đảng Những Người Cộng Hòa LR. 

Trên nền bức ảnh chụp ứng cử viên tổng thống đảng Những Người Cộng Hòa bà Valérie Pécresse, Libération chạy hàng tựa lớn: “Bầu cử sơ bộ đảng LR : Mặt trái của một cuộc bỏ phiếu dởm”. Tờ báo giải thích ngay: Một cuộc điều tra do tờ báo thực hiện đã vạch trần thực tế là cuộc bầu cử sơ bộ trong nội bộ đảng LR, mà người chiến thắng là bà Pécresse, đã đầy rẫy hiện tượng gian lận, với các thủ đoạn ngụy tạo để ghi đăng ký đảng viên có quyền bỏ phiếu, trong đó có nhiều người không hề biết là mình đã thành đảng viên LR và đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ.

Trong bài phân tích chính bên trong mang tựa đề rất dài: Các thành viên đã chết, hư cấu hoặc bù nhìn: Cánh hữu bị bóng ma của mình theo bám”, Libération cho biết đã mở cuộc điều tra về một tài liệu nhạy cảm nhất và được bảo mật chặt chẽ nhất của đảng Les Républicains: hồ sơ của các đảng viên có thẻ đảng.

Cuộc điều tra cho thấy rằng cuộc bầu cử sơ bộ đã bị phá hoại bằng các thủ đoạn gian lận nhằm mục đích thổi phồng số lượng cử tri. Các thành viên hư cấu, đã qua đời hoặc bầu theo hướng dẫn, và thậm chí là một con chó, tất cả những hiện tượng này đã gieo rắc nghi ngờ về tính trung thực của phiếu bầu. 

Theo Liberation. đảng LR đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng thành viên vào cuối năm 2021, từ khoảng 80.000 người đăng ký gia nhập vào cuối tháng 9 lên gần 150.000 vào giữa tháng 11. Trong số những người mới đến này, "ít nhất vài trăm cử tri" đã đăng ký gian lận. 

Nhật báo cũng thắc mắc về số lượng thành viên LR ở vùng Ile-de-France, do Valérie Pécresse, những người "không có quốc tịch Pháp, và do đó không có quyền bầu cử" trong cuộc bầu cử tổng thống. Những thành viên này chủ yếu thuộc cộng đồng người Hoa, vốn là mục tiêu của "công việc vận động hành lang rất hiệu quả" của các đại biểu dân cử thân bà Pécresse ở Seine-Saint-Denis, vùng ngoại ô Paris. 

Tại Paris, một hội nghị Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc 

Được tổ chức vào thứ Ba ngày 22 tháng 2 dưới sự bảo trợ của Pháp, Diễn đàn Hợp tác ở Ấn Độ  - Thái Bình Dương nhằm “tăng cường quan hệ đối tác châu Âu” với các quốc gia của một khu vực kinh tế và chiến lược quan trọng. Mục tiêu không công bố: tạo một sự thay thế cho cam kết của Trung Quốc. 

Hai quốc gia đã được chú ý do sự vắng mặt của họ trong Diễn đàn Bộ trưởng đầu tiên về hợp tác ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, được Pháp tổ chức vào thứ Ba, ngày 22 tháng 2 tại Paris, thay mặt cho Liên Hiệp Châu Âu mà Pháp giữ chức chủ tịch luân phiên: Hoa Kỳ và Trung Quốc. Lý do rất đơn giản: họ đã không được mời. Trung Quốc bởi vì hiện được coi là một “đối thủ hệ thống – rivale systémique” của châu Âu; Hoa Kỳ, bởi vì sự hiện diện của họ mà không có Trung Quốc sẽ bị nước này coi là một hành động khiêu khích có phần không được hoan nghênh -malvenue

Diễn đàn này quy tụ 60 ngoại trưởng từ một số quốc gia ở châu Á, châu Phi và Liên Hiệp Châu Âu (EU), có mục tiêu theo lời của người đứng đầu cơ quan ngoại giao Pháp, Jean-Yves Le Drian, nhằm "lược qua (décliner) sự củng cố, về quan hệ đối tác [của Hai mươi bảy với khu vực Ấn Độ  - Thái Bình Dương] thông qua các dự án cụ thể trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kết nối và công nghệ kỹ thuật số ". 

Nhưng hội nghị thượng đỉnh nhỏ ngắn ngủi này, được tổ chức ở cấp độ các quan chức ngoại giao từ các quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, New Zealand, Campuchia, Bangladesh, Sri Lanka, Brunei, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Lào, Comores hoặc Maurice, có lẽ quan trọng hơn đối với những gì hội nghị  để lại trong bóng tối hơn là những gì định làm nổi bật chính thức: chính khái niệm về Ấn Độ  - Thái Bình Dương, một khái niệm được cựu Thủ tướng Nhật Bản Sinzo Abe phát triển, ngầm tiết lộ bức tranh của một nhóm các quốc gia lo lắng, ở các mức độ khác nhau, về hậu quả của sự trỗi dậy của Trung Quốc. 

Vẫn nên thận trọng  

“Trung Quốc đã không được mời tham dự diễn đàn này, ngay cả khi Liên Hiệp Châu Âu đảm bảo với  rằng họ không muốn đối đầu với Bắc Kinh”, Philippe Le Corre, nhà nghiên cứu tại Trường Harvard Kennedy, nhận xét trong một chuyên mục của Nikkei Asia Review: “Tuy nhiên EU đã bắt đầu xoay trục sang châu Á.”  

“Dự án đầu tư của Liên Hiệp Châu Âu ở Ấn Độ - Thái Bình Dương là một phản ứng đối với dự án 'những con đường tơ lụa mới' của Trung Quốc”, một nhà ngoại giao châu Âu đề nghị giấu tên giải thích. 

Tuy nhiên, ở một số quốc gia liên quan đến sự can dự kinh tế và chiến lược của châu Âu ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vẫn thận trọng: không được phép phất cờ đỏ trước một Trung Quốc vốn đã khó chịu với sáng kiến ​​của EU. “Tôi nghĩ rằng Ấn Độ - Thái Bình Dương, như một khái niệm, là hệ quả của một thế giới 'hậu Mỹ' hơn là một phản ứng [trước sự trỗi dậy] của Trung Quốc: dấu chân/dấu ấn – empreinte - của Hoa Kỳ ngày nay nhẹ hơn và chính người Mỹ đã nhận ra rằng một Thái Bình Dương riêng biệt và một Ấn Độ Dương riêng biệt là những khái niệm không còn hiệu quả nữa ”, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Le Monde. Cùng với Nhật Bản,ông là  đại diện tại Diễn đàn của một trong hai quốc gia được mời có quan hệ đối tác chiến lược với EU. 

Lãnh đạo ngoại giao Ấn Độ, quốc gia mà gần đây đã chứng kiến ​​mối quan hệ của họ xấu đi với Trung Quốc trong các vụ bạo lực biên giới trên dãy Himalaya, thích nhấn mạnh vào thực tế rằng diễn đàn hôm thứ Ba là bằng chứng rằng “đối với EU và Pháp, những gì xảy ra ở Ấn Độ  - Thái Bình Dương là quan trọng ”. Bộ trưởng Ấn Độ muốn tin rằng “chúng ta đang chứng kiến ​​một kiểu thống nhất của châu Âu, không chỉ về kinh tế mà còn về mặt chiến lược”. 

“Chúng tôi cần đa dạng hóa nền kinh tế của mình” 

Trong nhóm các quốc gia này, New Zealand cũng có ý định đóng vai trò của riêng mình, ngay cả khi nhóm diều hâu chống Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là ở Úc, lên tiếng chỉ trích cách tiếp cận quá “ôn hòa” đối với Bắc Kinh. “Đối với chúng tôi,” Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta giải thích, “điều quan trọng là sự hiện diện của châu Âu được cảm nhận nhiều hơn trên khu vực Thái Bình Dương. Mối quan hệ của chúng tôi với Bắc Kinh chắc chắn là quan trọng, hầu hết hàng hóa xuất khẩu của chúng tôi đến Trung Quốc, nhưng chúng tôi phải đa dạng hóa nền kinh tế của mình và không đặt tất cả trứng vào một giỏ, giỏ của Trung Quốc.” 

Bộ trưởng, thuộc người Maori bản địa, người phụ nữ đầu tiên của người Polynesia này lên giữ chức vụ bộ trưởng ngoại giao của đất nước mình, đã sử dụng vào năm 2021 một phép ẩn dụ ban đầu để mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và New Zealand: một loại mà “taniwha”, con vật thần thoại của người Maori, có thể có với một con rồng, biểu tượng của Trung Quốc. Tức: New Zealand tôn trọng đối tác Trung Quốc, hy vọng có đi có lại nhưng có ý định “bảo vệ”, theo bà Mahuta, “một chính sách đối ngoại độc lập”. 


*****************

Dòng người lũ lượt rời Ukraine


Hàng nghìn người dân Ukraine hôm nay sơ tán khỏi đất nước tới các quốc gia láng giềng như Ba Lan, Hungary sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự.

A14-1645708390

Người dân đứng chờ tại sân bay ở Kiev, sẵn sàng rời khỏi đất nước sau khi Nga tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào sáng nay.

2022-02-24T000000Z-1668142668-MT1NURPHO000N1VX3T-RTRMADP-3-POLAND-IS-EXPECTED-TO-TAKE-UKRAINIAN-REFUGEES-1645710203

Những người di cư đầu tiên từ Ukraine vào Ba Lan hôm nay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin lý giải rằng tình thế buộc Nga phải đưa ra hành động quyết liệt và ngay lập tức, khẳng định hai nước cộng hòa Donetsk và Luhansk tự xưng ở miền đông Ukraine đã kêu gọi Moskva hỗ trợ. Ông tuyên bố không dung thứ "mối đe dọa từ Ukraine" và sẽ đáp trả những ai can thiệp chiến dịch quân sự của Nga tại khu vực này.

2022-02-24T000000Z-1766053078-MT1NURPHO000BV9LZ4-RTRMADP-3-UKRAINIANS-ARRIVE-AT-THE-TRAIN-STATION-IN-POLAND-1645710205

Hành khách rời khỏi chuyến tàu từ Odessa qua Lviv ở Ukraine đến ga đường sắt ở Przemysl, Ba Lan, hôm nay.

Lực lượng Nga tiến vào Ukraine từ nhiều hướng, gồm phía tây Nga, bán đảo Crimea và lãnh thổ Belarus. Lực lượng ly khai miền đông Ukraine cũng mở các cuộc tấn công vào nhiều khu vực do quân chính phủ kiểm soát ở miền đông, chiếm được hai thị trấn tại Lugansk.

2022-02-24T130750Z-1655059528-RC2DQS9TZ220-RTRMADP-3-UKRAINE-CRISIS-EASTEUROPE-1645710207

Người dân sơ tán khỏi Ukraine chờ đợi ở biên giới Hungary.

Ukraine nói hàng chục người đã thiệt mạng vì tên lửa và pháo kích. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Nga và thông báo sẽ phát vũ khí cho toàn bộ những người dân Ukraine muốn đứng lên chiến đấu.

A1-1645707109

Nhiều người dân ở thủ đô Kiev đổ dồn tới các con đường rời khỏi thành phố, gây ra tình trạng tắc nghẽn.

Ngay từ sớm, con đường chính rời khỏi Kiev theo hướng về phía biên giới với Ba Lan đã tắc trầm trọng trong khi phía bên kia đường hướng vào trung tâm thành phố chỉ lác đác xe đi lại.

A2-1645707110

Người dân Kiev, mang theo túi xách và hành lý, tập trung tại một ga tàu điện ngầm ở thủ đô. Bất chấp lời kêu gọi không hoảng loạn và ở yên trong nhà của Tổng thống Zelensky, nhiều người vẫn đổ ra đường tìm đường trốn chạy khỏi thủ đô hoặc tìm nơi trú ẩn dưới các ga tàu điện ngầm.

A5-1645707117

Hành khách xếp hàng dài chờ đợi tại một trạm xe buýt ở Kiev để đi đến phía tây đất nước.

"Mọi người đều nghĩ phía tây Ukraine an toàn vì nó gần các quốc gia EU và NATO", Maria Palys, 44 tuổi, cho hay.

A7-1645707126

Người dân xếp hàng chờ mua vé tàu tại nhà ga trung tâm ở Kiev.

A11-1645707650

Nhiều người mang theo túi hành lý và vali, đi bộ gần ga đường sắt Kiev-Pasazhyrskyi ở thủ đô của Ukraine.

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya phản bác những chỉ trích nhằm vào chiến dịch quân sự ở Ukraine, khẳng định điều này nhằm bảo vệ dân thường ở các vùng ly khai, "những người trong 8 năm qua phải chống chọi với những đợt pháo kích của Ukraine".

Trong bài phát biểu công bố chiến dịch, Tổng thống Putin nhấn mạnh các lực lượng Nga không có kế hoạch chiếm đóng Ukraine mà chỉ "phi quân sự hóa".

A13-1645707814

Đám đông đứng chờ tại một trạm xe buýt khi cố gắng rời khỏi thủ đô. Mỹ và NATO đã lên án chiến dịch quân sự của Nga, cáo buộc nước này "phát động tấn công vô cớ", trong khi đó, Trung Quốc cho rằng Nga "không xâm lược" Ukraine như nhiều hãng truyền thông phương Tây đang đưa tin, kêu gọi các bên "giữ thái độ tỉnh táo là lý trí". NATO cho biết họ không có kế hoạch điều quân vào Ukraine nhưng sẽ tăng cường hiện diện ở sườn phía đông của liên minh.


**************

Loạt nước triệu đại sứ Nga

Anh, Italy, Nhật triệu đại sứ Nga để yêu cầu giải thích về chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine, trong khi nhiều nước tiếp tục chỉ trích Moskva.

"Tôi đã triệu đại sứ Nga để đề nghị giải thích về cuộc tấn công vô cớ, bất hợp pháp của Nga với Ukraine. Chúng tôi sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc và tập hợp các nước ủng hộ Ukraine", Ngoại trưởng Anh Liz Truss đăng trên Twitter hôm nay.

Bộ Ngoại giao Italy cùng ngày cũng thông báo đã triệu Đại sứ Nga Sergey Razov theo chỉ thị của Ngoại trưởng Luigi Di Maio, để "bày tỏ quan điểm cứng rắn của chính phủ Italy đối với cuộc tấn công nghiêm trọng, vô cớ của Nga nhằm vào Ukraine".

Ngoại trưởng Nhật Yoshimasa Hayashi nói với đại sứ Nga tại nước này rằng Nga nên ngừng ngay chiến dịch quân sự và kêu gọi "đảm bảo an toàn cho dân thường vô điều kiện".

Ngoại trưởng Anh Liz Truss tại London hôm 23/2. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss tại London hôm 23/2. Ảnh: Reuters.

Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell gọi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine là "những thời khắc đen tối nhất của châu Âu kể từ Thế chiến II".

Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong khi đó cảnh báo các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ đảm bảo Nga phải trả một "cái giá đắng" cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. Scholz cũng khẳng định ông Putin đã phạm phải "sai lầm nghiêm trọng".

Tổng thống Nga Putin hôm nay tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine do hai nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine đã kêu gọi Moskva hỗ trợ. Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này "dùng vũ khí chính xác cao" tập kích các cơ sở quân sự của Ukraine, khẳng định không nhằm vào các thành phố.

Lực lượng Nga tiến vào Ukraine từ nhiều hướng, gồm phía tây nước Nga, bán đảo Crimea và lãnh thổ Belarus. Lực lượng ly khai miền đông Ukraine cũng mở các cuộc tấn công vào nhiều khu vực do quân chính phủ kiểm soát, chiếm được hai thị trấn tại Lugansk.

Ukraine nói rằng hàng chục người đã thiệt mạng vì tên lửa và pháo kích.

Lãnh đạo các nước phương Tây chỉ trích Nga phát động "cuộc tấn công vô cớ và phi lý" gây thiệt hại về người và của cho Ukraine. Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Alekseevich Nebenzya nói căn nguyên của cuộc khủng hoảng xuất phát từ chính phủ Ukraine, nói rằng họ đã không tuân thủ nghĩa vụ trong thỏa thuận Minsk.


***************

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine

Quân đội Nga tập kích nhiều cơ sở quân sự tại Ukraine trong ngày đầu phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt", gây thiệt hại cả về người và vật chất.

55631871781372675l-Ukraine-1645700460

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/2 tuyên bố mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Donbass, kêu gọi quân đội Ukraine trong khu vực hạ vũ khí. Ông Putin cho biết phe ly khai yêu cầu Nga hỗ trợ và "tình thế khiến chúng tôi phải đưa ra hành động quyết liệt và ngay lập tức".

Trong ảnh là đoàn xe quân sự Nga tiến vào tỉnh Kherson, miền nam Ukraine, từ bán đảo Crimea, nơi Nga kiểm soát từ năm 2014.

55631871781372675e-Ukraine-1645700400

Cột khói bốc lên sau khi Nga tập kích mục tiêu ở thủ đô Kiev, Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo sử dụng vũ khí chính xác cao vô hiệu hóa hạ tầng quân sự, trận địa phòng không, sân bay và không quân Ukraine. Giới chức Ukraine cho biết các chỉ huy sở của quân đội ở Kiev và Kharkov trúng tên lửa.

55631871781372675d-Ukraine-1645700399

Cảnh sát Ukraine tại một khu vực chịu thiệt hại sau đòn tập kích của Nga nhằm vào thủ đô Kiev.

Ukraine cho biết quân đội nước này "đang giao tranh ác liệt" và hứng chịu tổn thất, đồng thời đẩy lùi quân Nga ở một số nơi. Trong khi đó, Nga tuyên bố binh sĩ Ukraine ở nhiều nơi hạ vũ khí và rời vị trí đóng quân.

55631871781372675a-Ukraine-1645700396

Dân địa phương quanh thi thể một thiếu niên thiệt mạng sau trận pháo kích ở thành phố Chuguev thuộc tỉnh Kharkov, đông bắc Ukraine.

Ukraine cho biết ít nhất 18 người thiệt mạng và 9 người bị thương do pháo kích từ Nga.

55631871781372675i-Ukraine-1645700403

Khói bốc lên từ sân bay quân sự tại thành phố Chuguyev, tỉnh Kharkov của Ukraine sau khi Nga tập kích.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tuyên bố nước này cắt đứt quan hệ với Nga, sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt.

55631871781372675b-Ukraine-1645700398

Lính cứu hỏa Ukraine dập tắt đám cháy tại một tòa nhà trúng đòn tập kích của Nga tại thành phố Chuguyev, tỉnh Kharkov, đông bắc Ukraine.

Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, thông báo quân đội nước này đang yểm trợ lực lượng ly khai ở miền Đông chọc thủng phòng tuyến của quân chính phủ Ukraine.

55631871781372675c-Ukraine-1645700398

Khói bốc lên từ sân bay quân sự tại Chuguyev, tỉnh Kharkov, đông bắc Ukraine sau khi Nga tập kích.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko thông báo quân đội nước này chưa tham gia chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine, song cho biết có thể điều lực lượng nếu cần.

55631871781372675m-Ukraine-1645703420

Người phụ nữ bị thương đứng bên cạnh đống đổ nát của khu chung cư ở thành phố Chuguev thuộc tỉnh Kharkov, đông bắc Ukraine

Ngày đầu Nga mở 'chiến dịch quân sự đặc biệt' tại Ukraine

Xe tăng chủ lực, pháo phản lực và thiết giáp tiến vào từ hướng Belarus, phía bắc Ukraine, ngày 24/2. Video: Twitter/Franak Valcorka.

55631871781372675f-Ukraine-1645700401

Xe tăng trên một tuyến đường tại khu vực miền đông Ukraine.

55631871781372675h-Ukraine-1645700402

Trạm radar đổ nghiêng tại một căn cứ của của Ukraine ở Mariupol, tỉnh Kherson, miền nam Ukraine, sau khi Nga tập kích.

 

Xe tăng quân chính phủ Ukraine hành tiến về thành phố Mariupol, tỉnh Kherson, miền nam Ukraine.


****************
Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 20225:42 CH
Khách
Tin moi nhat: Nga da khai chien va tan cong ... ! Dan ta moi hom qua ,con hung ho trung phat,hom nay voi va : My khong muon chien tranh voi nga ! Nhu da du doan, VNCH+ Aghanistan phe ta con day mat bo chay bat ke quan dan con day o xu la : Xa gi ! vai ngan nhan mang ,sao bang mo cua bien gioi thi tha ho lay phieu dai dai vai chuc nam ? Day nha ! bon an chao da bat : Nato bay gio thi ket ca lu ! Quan dau? sung dan dau ? tai chanh dau ? Dang dong tien bat gao! Tap xap xinh da dau tu dung cho-dung nguoi va dung cai gia cang Dan ! Ha ! ha Man kich mau bat dau, va ta cung chang hay ho gi,lai khan goi balo chay giac. Xua kia, Bo me dan con vao nam chien dau roi ...ty nan den My,Tuong rang " sinh bac- song trong nam va tu ben My. Oi thoi ! chay dau nua ha gioi ???
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn