Ông Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở đông Ukraine

Thứ Tư, 23 Tháng Hai 20228:37 CH(Xem: 4553)
Ông Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở đông Ukraine


****************

Ngoại trưởng Ukraine: 'Nga tấn công tổng lực'

Ngoại trưởng Ukraine Kuleba nói Nga bắt đầu cuộc chiến tranh toàn diện nhằm vào nước này, song Moskva khẳng định đây chỉ là chiến dịch quân sự.

"Putin vừa phát động cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine. Các thành phố yên bình của Ukraine đang bị tấn công. Đây là cuộc chiến tranh xâm lược. Ukraine sẽ tự vệ và giành chiến thắng. Thế giới phải ngăn chặn Putin. Ngay bây giờ!", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đăng lên Twitter hôm nay.

Tuyên bố của Kuleba được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở vùng Donbass và kêu gọi binh sĩ Ukraine trong khu vực hạ vũ khí.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại Kiev hồi tháng 4/2021. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại Kiev hồi tháng 4/2021. Ảnh: Reuters.

"Tình thế khiến chúng tôi phải đưa ra hành động quyết liệt và ngay lập tức", Tổng thống Putin nói, khẳng định hai nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine đã kêu gọi Nga hỗ trợ.

Trong cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau đó, Đại sứ Nga Vasily Alekseevich Nebenzya khẳng định Moskva đang tiến hành chiến dịch quân sự, không phải cuộc tấn công.

"Căn nguyên của cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay xuất phát từ chính Ukraine, những người trong nhiều năm đã không tuân thủ nghĩa vụ trong thỏa thuận Minsk. Hành động của Nga chỉ nhằm bảo vệ cư dân ở các khu vực ly khai tại miền đông Ukraine, những người suốt 8 năm phải chống chọi các cuộc pháo kích từ Ukraine", Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.

Nebenzya nói thêm "hành động khiêu khích của Ukraine đối với những người ở Donbass không những không dừng lại mà còn gia tăng", khiến lãnh đạo ly khai ở các khu vực Luhansk và Donetsk yêu cầu Nga trợ giúp.

Tổng thống Nga phát động chiến dịch quân sự khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang họp khẩn tại trụ sở ở New York, Mỹ về tình hình Ukraine. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cảnh báo 5 triệu người có thể phải di tản và gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn mới ở châu Âu.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên án động thái của Nga là "cuộc tấn công vô cớ và phi lý" nhằm vào Ukraine, "sẽ gây thiệt hại thảm khốc về người và tài sản".
"Thế giới sẽ bắt Nga phải chịu trách nhiệm", Biden nói, thêm rằng ông sẽ có phát biểu toàn quốc về "những hậu quả" đối với Nga.

Khu vực chính phủ và phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine. Đồ họa: NY Times.

Khu vực chính phủ và phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine. Đồ họa: NY Times.


****************

Ukraine nói thủ đô Kiev bị tấn công tên lửa

Quan chức nội vụ Ukraine cho biết các trung tâm chỉ huy quân sự ở Kiev và Kharkov đã bị tấn công bằng tên lửa hành trình và đạn đạo.

Phóng viên Reuters Fox News tại thủ đô Kiev của Ukraine cho biết đã nghe thấy hàng loạt tiếng nổ tương tự tiếng pháo binh khai hỏa ở thành phố rạng sáng nay. Nhiều súng cũng phát ra ở khu vực xung quanh sân bay Boryspil ở thủ đô.Tổng thống Nga Vladimir Putin sáng nay tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass, phía đông Ukraine và kêu gọi quân đội Ukraine trong khu vực hạ vũ khí.

"Tình thế khiến chúng tôi phải đưa ra những hành động quyết định và ngay lập tức. Cộng hòa Nhân dân Donbass (DPR) đã yêu cầu Nga hỗ trợ", Tổng thống Nga Vladimir tuyên bố trong bài phát biểu bất ngờ trên truyền hình lúc 6h (10h giờ Hà Nội).

Ông chủ Điện Kremlin cáo buộc Ukraine dàn dựng "cuộc diệt chủng" ở miền đông đất nước, cũng như chính sách hung hăng của NATO đối với Nga.

"Vì điều này, chúng tôi sẽ cố gắng đạt mục tiêu phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine, đồng thời bắt những kẻ phạm nhiều tội ác phải chịu trách nhiệm về sự đổ máu của dân thường, bao gồm cả công dân Nga", Tổng thống Nga nhấn mạnh.

Theo ông, các lực lượng Nga không có kế hoạch chiếm đóng Ukraine nhưng sẽ tự vệ nếu đó là lựa chọn duy nhất.

Vùng Donbass, gồm hai tỉnh Donetsk và Lugansk, trở thành điểm nóng giao tranh từ năm 2014, khiến hơn 14.000 người thiệt mạng, sau khi người dân ở đây đòi tăng quyền tự trị bất thành và tổ chức phong trào phản kháng vũ trang. Putin hôm 21/2 ký sắc lệnh công nhận độc lập đối với hai khu vực này.

Lính dự bị Ukraine diễn tập ở ngoại ô Kiev hôm 19/2. Ảnh: Reuters.


***************

Mỹ chỉ trích Nga 'phát động tấn công vô cớ'

Tổng thống Biden cáo buộc Nga phát động "cuộc tấn công vô cớ, phi lý" gây thiệt hại về người và của cho Ukraine, cảnh báo sẽ đáp trả.

"Toàn thế giới đang cầu nguyện cho dân Ukraine khi họ phải hứng cuộc tấn công vô cớ và phi lý của quân đội Nga. Tổng thống Putin đã chọn một cuộc chiến được lên kế hoạch từ trước sẽ mang đến thiệt hại về người và của", Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong thông cáo ngày 24/2.

"Nga sẽ phải chịu trách nhiệm về cái chết và tàn phá mà chiến dịch quân sự mang đến. Mỹ cùng các đồng minh và đối tác sẽ đáp trả một cách thống nhất, dứt khoát. Thế giới sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm", ông Biden cho biết.

Tổng thống Mỹ cho biết đang theo dõi tình hình từ Nhà Trắng và sẽ gặp lãnh đạo các nước G7 vào buổi sáng. Ông khẳng định sẽ công bố "những hậu quả tiếp theo" mà Mỹ và các đồng minh sẽ áp đặt lên Nga vào hôm sau.

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 22/2. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 22/2. Ảnh: Reuters.

Tuyên bố của ông Biden được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở vùng Donbass và kêu gọi binh sĩ Ukraine trong khu vực hạ vũ khí. "Tình thế khiến chúng tôi phải đưa ra hành động quyết liệt và ngay lập tức", Tổng thống Putin nói, khẳng định hai nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine đã kêu gọi Nga hỗ trợ.

Tổng thống Nga tuyên bố không dung thứ "mối đe dọa từ Ukraine" và sẽ đáp trả những ai can thiệp chiến dịch quân sự của Nga tại khu vực này. Ông nhấn mạnh các lực lượng Nga không có kế hoạch chiếm đóng Ukraine, nhưng Nga sẽ tự vệ nếu đó là lựa chọn duy nhất.

Nga phát động chiến dịch quân sự khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang họp khẩn tại trụ sở ở New York, Mỹ về tình hình Ukraine. "Tổng thống Putin, hãy ngăn quân đội tấn công Ukraine, hãy tạo cơ hội cho hòa bình, đã có quá nhiều người đã chết", Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói.


*************

Tổng thống Putin cho rằng giao tranh là điều "không thể tránh khỏi"

Tổng thống Putin cho rằng giao tranh giữa lực lượng Nga và Ukraine là điều 'không thể tránh khỏi' và "chỉ là vấn đề thời gian".

Chỉ vào phút trước đó, Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo rằng một sự leo thang quân sự nào sẽ dẫn đến "một cái giá đắt không thể chấp nhận, sự tàn phá và và sự chịu đựng của con người".

Ông Putin cũng nói rằng "công lý và sự thật" đứng về phía nước Nga, cảnh báo sự đáp trả của Moscow sẽ "ngay lập tức" nếu ai đó muốn chiến đấu với Nga.

Ông Putin nói rằng hành động của Nga chỉ vì mục đích tự vệ và nói với các binh sĩ Ukraine rằng cha và ông của họ không chiến đấu để họ có thể giúp những tên tân phát xít.


************

Ông Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở đông Ukraine

Tổng thống Nga tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass, phía đông Ukraine và kêu gọi quân đội Ukraine trong khu vực hạ vũ khí.

"Tình thế khiến chúng tôi phải đưa ra những hành động quyết định và ngay lập tức. Cộng hòa Nhân dân Donbass (DPR) đã yêu cầu Nga hỗ trợ", Tổng thống Nga Vladimir tuyên bố trong bài phát biểu bất ngờ trên truyền hình lúc 6h (10h giờ Hà Nội).

"Về vấn đề này, phù hợp với Điều 51, Phần 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, lệnh trừng phạt từ Hội đồng Liên bang Nga và theo các hiệp ước hữu nghị, tương trợ với DPR và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) đã được quốc hội phê chuẩn, tôi quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt", Putin nói.

Tổng thống Nga Putin trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Macron tại Moskva hôm 7/2. Ảnh: AFP.

Tổng thống Nga Putin trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Macron tại Moskva hôm 7/2. Ảnh: AFP.

Vùng Donbass, gồm hai tỉnh Donetsk và Lugansk, trở thành điểm nóng giao tranh từ năm 2014, khiến hơn 14.000 người thiệt mạng, sau khi người dân ở đây đòi tăng quyền tự trị bất thành và tổ chức phong trào phản kháng vũ trang. Putin hôm 21/2 ký sắc lệnh công nhận độc lập đối với hai khu vực này.Tổng thống Nga tuyên bố không dung thứ "mối đe dọa từ Ukraine" và sẽ đáp trả những ai can thiệp chiến dịch quân sự của Nga tại khu vực này. Ông nhấn mạnh các lực lượng Nga không có kế hoạch chiếm đóng Ukraine, nhưng Nga sẽ tự vệ nếu đó là lựa chọn duy nhất.

"Cỗ máy chiến tranh của NATO hỗ trợ 'Đức quốc xã mới' ở Ukraine đang di chuyển và áp sát biên giới Nga", Putin cho hay, thêm rằng các hành động của NATO đi ngược đạo đức và Nga không thể phát triển, cảm thấy an toàn hoặc tồn tại với những mối đe dọa thường xuyên từ Ukraine.

Đáp lại tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng Kiev có thể xem xét lại quy chế phi hạt nhân hóa của nước này theo Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, Putin tuyên bố Nga sẽ không để chuyện như vậy xảy ra.

Tổng thống Nga cũng kêu gọi binh sĩ Ukraine tại Donbass hạ vũ khí, nói rằng họ đã tuyên thệ với nhân dân, không phải quân đội.

Tuyên bố của Putin được đưa ra sau khi Điện Kremlin cho biết các lãnh đạo ly khai ở miền đông Ukraine đã yêu cầu Nga hỗ trợ chống quân chính phủ. Đáp lại, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi người Nga không ủng hộ "cuộc chiến lớn ở châu Âu".

"Ai có thể ngăn chặn chiến tranh? Đó là con người. Tôi chắc chắn những người đó nằm trong số các bạn", Zelensky nói bằng tiếng Nga trong bài phát biểu trên truyền hình đêm 23/2, thêm rằng người dân Nga đang bị lừa dối về Ukraine.

Zelensky cho biết ông đã cố gọi cho Putin nhưng "không có câu trả lời, chỉ có sự im lặng", đồng thời nói rằng Nga hiện triển khai khoảng 200.000 binh sĩ gần biên giới Ukraine.

Tổng thống Nga phát động chiến dịch quân sự khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang họp khẩn tại trụ sở ở New York, Mỹ về tình hình Ukraine. "Tổng thống Putin, hãy ngăn quân đội tấn công Ukraine, hãy tạo cơ hội cho hòa bình, đã có quá nhiều người đã chết", Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cảnh báo nếu Nga hành động quân sự, 5 triệu người có thể phải di tản và gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn mới ở châu Âu.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên án động thái của Nga là "cuộc tấn công vô cớ và phi lý" nhằm vào Ukraine, "sẽ gây thiệt hại thảm khốc về người và tài sản".
"Thế giới sẽ bắt Nga phải chịu trách nhiệm", Biden nói, thêm rằng ông sẽ có phát biểu toàn quốc về "những hậu quả" đối với Nga.

Khu vực chính phủ và phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine. Đồ họa: NY Times.

Khu vực chính phủ và phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine. Đồ họa: NY Times.

Căng thẳng Ukraine tăng nhiệt khi phương Tây và Mỹ từ cuối năm ngoái cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân ở biên giới phía tây để thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, Moskva liên tục bác bỏ cáo buộc này, nói rằng Mỹ thổi phồng nguy cơ và muốn đẩy họ vào xung đột với Ukraine để kiếm cớ áp lệnh trừng phạt. Giới chức Nga khi đó nhấn mạnh cánh cửa ngoại giao vẫn để mở trong khủng hoảng Ukraine.

*Tiếp tục cập nhật


**************

Thiết giáp, pháo binh Nga cách biên giới Ukraine 15 km

Ảnh vệ tinh cho thấy nhiều đơn vị cơ giới Nga xuất hiện gần biên giới Ukraine, giữa lúc phương Tây nói Moskva sắp đưa quân vào nước láng giềng.

Ảnh vệ tinh thương mại do hãng Maxar công bố hôm qua cho thấy hoạt động của quân đội Nga ở phía tây đất nước. Nhiều đoàn xe cơ giới, pháo binh, thiết giáp chở quân và trang thiết bị xuất hiện trong ảnh chụp gần thành phố miền tây Golovchino, cách biên giới với Ukraine khoảng 15 km và cách thành phố chủ chốt Kharkov chưa đầy 80 km.

Phần lớn tập trung theo đội hình đơn vị cỡ nhỏ trên cánh đồng ở ngoại ô thành phố, số còn lại đang di chuyển trên đường.

Lực lượng Nga tập kết gần thành phố Golovchino trong ảnh chụp ngày 23/2. Ảnh: Maxar.

Lực lượng Nga tập kết gần thành phố Golovchino trong ảnh chụp ngày 23/2. Ảnh: Maxar.

Quan chức cấp cao Mỹ giấu tên hôm qua cho biết 80% lực lượng Nga tại biên giới với Ukraine đã trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. "Họ đã vào vị trí có thể xuất phát ngay khi có lệnh", người này nói nhưng không cho biết thêm chi tiết.Ảnh vệ tinh được công bố trước đó một ngày cho thấy đợt triển khai mới, có thể là của Nga, tại sân bay gần thành phố Mazyr của Belarus, cách biên giới với Ukraine 40 km và cách thủ đô Kiev khoảng 177 km về phía bắc. Hơn 100 phương tiện và hàng chục lều bạt xuất hiện tại vị trí này.

Những đoàn tàu chuyên chở khí tài hạng nặng như xe tăng và pháo tự hành cũng xuất hiện ở khu vực biên giới phía tây của Nga.

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và đồng minh liên tục cảnh báo Nga "sắp đưa quân vào Ukraine". Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 21/2 nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng "một cuộc tấn công có thể xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày tới", sau khi một quan chức Mỹ cũng cảnh báo tương tự.

Tuy nhiên, đã ba ngày trôi qua mà chưa có động thái nào như vậy diễn ra. Ngoại trưởng Anh Truss hôm qua thừa nhận "chưa có bằng chứng rõ ràng" Nga đã điều quân, đồng thời nhận xét tình hình hiện tại "mơ hồ".

Vị trí thành phố Golovchino. Đồ họa: Google Maps.

Vị trí thành phố Golovchino. Đồ họa: Google Maps.

Tổng thống Vladimir Putin ngày 21/2 ký sắc lệnh công nhận độc lập Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, lệnh cho Bộ Quốc phòng Nga điều quân tới khu vực này làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo tại Mosvka một ngày sau, Putin nói rằng quyết định điều quân đến đông Ukraine "phụ thuộc vào tình hình thực địa".

Trong phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 22/2, Mỹ và các nước phương Tây lên án động thái của Nga. Trong khi đó, Nga cáo buộc Ukraine phá hoại thỏa thuận Minsk và chỉ trích phương Tây đẩy Ukraine về phía xung đột. Tuy nhiên, phía Nga nhấn mạnh vẫn để mở cánh cửa ngoại giao trong khủng hoảng Ukraine.


**************

voatiengviet.com

Ukraine cầu cứu Liên hiệp quốc, Nga nói không thể ngó lơ ‘diệt chủng’

Reuters

Uraine ngày 23/2 kêu gọi Đại hội đồng Liên hiệp quốc giúp chặn đứng “kế hoạch hung hăng” của Nga, trong khi Nga tuyên bố không thể làm ngơ “tội diệt chủng rõ ràng” những người nói tiếng Nga tại miền đông Ukraine và chê bai Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guiterres.

Ông Guterres và Mỹ bác bỏ tố cáo của Nga về diệt chủng tại miền đông Ukraine.

Đại hội đồng Liên hiệp quốc mở phiên họp thường niên về Ukraine, trùng hợp với thời điểm leo thang căng thẳng Ukraine. Mỹ tố cáo Nga đã triển khai hơn 150.000 quân gần biên giới Ukraine và sẵn sàng xâm chiếm. Nga phủ nhận ý đồ xâm chiếm Ukraine và cáo buộc Mỹ và đồng minh kích động thái quá.

Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập của hai vùng ly khai được Moscow yểm trợ tại đông Ukraine trong tuần này—và đã điều quân đến đây để “giữ gìn hòa bình.”

Washington và đồng minh đáp trả bằng một loạt chế tài.

Phát biểu trước Đại hội đồng gồm 193 thành viên, ông Guterres kêu gọi ngưng bắn và trở lại đối thoại.

Dù Đại hội đồng sẽ không có bất cứ hành động nào hôm 23/2, nhưng phiên họp tạo điều kiện cho hàng chục nước lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình, một động thái mà Mỹ và những nước khác hy vọng sẽ cho thấy là Nga bị cô lập trên trường quốc tế vì những hành động đối với Ukraine.

“Đã đến lúc không đứng ngoài lề nữa. Hãy cùng nhau cho Nga thấy là Nga bị cô lập và đơn độc trong những hành động hung hăng,” Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Linda Thomas-Greenfield, nói trước Đại hội đồng.

Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, nói “không ai có thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng này” nếu ông Putin làm tình hình tồi tệ hơn.

“Ngoại giao tích cực, các thông điệp chính trị mạnh mẽ, những chế tài kinh tế mạnh tay và củng cố cho Ukraine vẫn có thể buộc Moscow bỏ những kế hoạch hung hăng,” ông nói.

‘Chiến tranh lựa chọn’

Mỹ nói biện minh của Nga rằng điều động binh sĩ làm “lực lượng gìn giữ hòa bình” là “vô lý”.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guiterres nói các binh sĩ Nga không phải là “lực lượng gìn giữ hòa bình.”

Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc, Vassily Nebenzia, nói trước Đại hội đồng rằng: “Trước nạn diệt chủng trắng trợn và chà đạp lên các quyền quan trọng nhất của con người-quyền sống-đất nước chúng tôi không thể lạnh lùng trước số phận của bốn triệu dân ở Donbass.”

Ông cũng chỉ trích phát biểu của Tổng thư ký Guterres về đông Ukraine là “không phù hợp với vị trí và nhiệm vụ của ông ấy theo Hiến chương Liên hiệp quốc.”

Đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc Trương Quân nói lập trường của Bắc Kinh “về việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước là nhất quán và rằng phải cùng nhau giữ vững các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liện hiệp quốc.”

Ông Trương kêu gọi tiếp tục đối thoại và các bên nên tự chế tránh làm cho căng thẳng thêm nghiêm trọng.

Bộ trưởng phụ trách Nam Á và Khối Thịnh vượng chung của Anh, Tariq Ahmad, kêu gọi các nước khác cùng áp đặt chế tài lên Nga.

“Điện Kremlin phải hiểu sức mạnh của việc thế giới lên án về lựa chọn chiến tranh của Tổng thống Putin.”

Quốc vụ khanh Đức, Tobias Lindner, thúc giục các nước trong Liên hiệp quốc bác hành động của Nga, với lời cảnh báo: “Nếu không thì việc gì xảy ra cho Ukraine hôm nay có thể xảy ra cho các nước thành viên khác của Liên hiệp quốc ngày mai.”


*************

voatiengviet.com

Tăng chế tài Nga, Mỹ nhắm vào công ty xây đường ống Nord Stream 2

Reuters

Mỹ ngày 23/2 áp đặt chế tài lên công ty phụ trách xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga, mở rộng trừng phạt lên Moscow sau khi Nga công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine là độc lập.

Các chế tài nhắm vào công ty Nord Stream 2 AG và tổng giám đốc Matthias Warnig làm tăng áp lực lên dự án được thiết kế nhằm nhân đôi lượng khí đốt từ Nga dẫn sang Đức.

Dự án năng lượng gây chia rẽ nhất châu Âu, Nord Stream 2, chưa bắt đầu hoạt động còn chờ Đức và Liên hiệp châu Âu xác nhận.

Đức ngày 22/2 đã đóng băng đường ống trị giá 11 tỷ đô la này, viện dẫn các hành động của Nga với Ukraine.

Mỹ và EU lo rằng đường ống này sẽ làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung ứng năng lượng từ Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 23/2 tuyên bố chính quyền của ông đã phối hợp chặt chẽ với Đức trong hành động nhắm vào Nord Stream 2.

“Hôm nay tôi đã chỉ thị áp đặt chế tài lên công ty Nord Stream 2 AG và các quan chức của tập đoàn này.”

“Chúng tôi sẽ không ngần ngại tiến hành các bước thêm nữa nếu Nga tiếp tục leo thang,” Tổng thống Biden cảnh báo.


*************

Nga nói sẽ đáp trả mạnh mẽ lệnh trừng phạt của Mỹ

Bộ Ngoại giao Nga cho biết những biện pháp trừng phạt mới của Washington sẽ vấp phải "phản ứng mạnh mẽ và được tính toán kỹ càng" từ Moskva.

"Nga đã chứng minh rằng chúng tôi có khả năng giảm thiểu thiệt hại của tất cả biện pháp trừng phạt. Hơn nữa, áp lực trừng phạt không thể ảnh hưởng đến quyết tâm bảo vệ vững chắc lợi ích của chúng tôi", Bộ Ngoại giao Nga hôm nay ra tuyên bố.

Cơ quan này nhận định Washington tung ra loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm "thay đổi hướng đi của Nga". "Chắc chắn các lệnh trừng phạt sẽ bị đáp trả mạnh mẽ, không nhất thiết phải cân xứng, nhưng được tính toán kỹ càng và nhạy cảm đối với Mỹ", tuyên bố có đoạn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại dinh thự Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva hồi tháng 1/2021. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại dinh thự Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva hồi tháng 1/2021. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/2 công bố đợt trừng phạt đầu tiên, áp dụng với giới tinh hoa Nga, ngân hàng VEB và ngân hàng quân đội Nga Promsvyazbank, loại họ khỏi hệ thống ngân hàng Mỹ, cấm giao dịch với người Mỹ và đóng băng tài sản của họ tại Mỹ. Ông cũng áp trừng phạt lên nợ chính phủ của Nga, nghĩa là chính phủ Nga không thể tiếp cận nguồn tài chính phương Tây.

Mỹ đưa ra động thái sau khi Tổng thống Vladimir Putin hôm 21/2 duyệt sắc lệnh công nhận độc lập của Donetsk và Lugansk, hai vùng ly khai tại miền đông Ukraine, đồng thời ký hiệp ước hợp tác với lãnh đạo hai khu vực này. Trong bài phát biểu nhân dịp Ngày Bảo vệ Tổ quốc 23/2, Tổng thống Putin cho biết Moskva sẵn sàng tìm kiếm giải pháp ngoại giao với phương Tây, nhưng nhấn mạnh sẽ không nhân nhượng về các lợi ích của Nga.

Ngoài Mỹ, một số nước khác cũng áp trừng phạt với Nga như Canada, Nhật Bản, Australia, Anh và Liên minh châu Âu (EU). Hôm 21/2, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin nói rằng Moskva đã chuẩn bị suốt nhiều tháng để đối mặt hậu quả của việc công nhận độc lập vùng ly khai ở đông Ukraine.

Người phát ngôn đại sứ quán Nga tại Kiev Denis Golenko hôm nay xác nhận đã bắt đầu sơ tán nhân viên ngoại giao khỏi Ukraine. Nhân chứng cho biết quốc kỳ Nga đã được hạ xuống khỏi đại sứ quán, trong khi một số gia đình nhân viên ngoại giao mang theo vali rời tòa nhà.

Bộ Ngoại giao Nga trước đó nói rằng động thái này "nhằm bảo vệ tính mạng" của các nhân viên, cho hay các nhân viên ngoại giao Nga đã bị đe dọa và đại sứ quán cùng lãnh sự quán "đang liên tục bị tấn công". Bộ Ngoại giao Nga nhận định "Ukraine đã chìm sâu hơn vào hỗn loạn".

Căng thẳng xung quanh Ukraine tăng nhiệt từ cuối năm ngoái, sau khi Mỹ và nhiều đồng minh phương Tây cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân ở biên giới phía tây để lên kế hoạch tấn công nước láng giềng. Nga nhiều lần khẳng định mọi hoạt động quân sự ở biên giới là vấn đề nội bộ và chỉ nhằm mục tiêu diễn tập trước mối đe dọa từ kịch bản NATO mở rộng sang phía đông, đồng thời chỉ trích Mỹ và đồng minh phóng đại nguy cơ chiến tranh.


******************

Latvia nói Nga điều lực lượng vào đông Ukraine

Thủ tướng Latvia Karins cho biết Nga đã đưa quân vào vùng ly khai tại miền đông Ukraine mà Tổng thống Putin công nhận độc lập.

"Theo thông tin tôi nhận được, Putin đang điều động thêm lực lượng và xe tăng vào vùng Donbass. Theo bất cứ định nghĩa nào, đó cũng là hành vi tiến vào lãnh thổ có chủ quyền của nước láng giềng", Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins trả lời CNN hôm 23/2. Latvia là quốc gia vùng Baltic, thành viên của NATO.

Hai nguồn thạo tin tình báo Mỹ cũng nói với CNN rằng lực lượng từ quân đội Nga đã tiến vào Donbass kể từ khi Tổng thống Putin công nhận độc lập hai vùng ly khai tại miền đông Ukraine và ra lệnh triển khai lực lượng vào khu vực để "gìn giữ hòa bình".

Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins tại Riga hồi tháng 1/2019. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins tại Riga hồi tháng 1/2019. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Latvia cho biết thêm vòng trừng phạt đầu tiên từ Mỹ và châu Âu chỉ là bước khởi đầu cho phản ứng của phương Tây đối với Nga, nếu nước này tiếp tục leo thang về căng thẳng Ukraine.

"Putin điều quân vào Ukraine, thế giới sẽ phản ứng ngay lập tức, trong cùng một ngày với các biện pháp trừng phạt phối hợp và quyết liệt", Karins nhấn mạnh.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 23/2 mô tả các sự kiện đang diễn ra ở Ukraine là "sự khởi đầu của cuộc tấn công của Nga", nhưng các quan chức chính quyền cấp cao kể từ đó từ chối xác nhận liệu lực lượng quân đội Nga có vào Donbass hay không.

Phương Tây và Mỹ từ cuối năm ngoái cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân ở biên giới phía tây để thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine. Trong khi đó, Moskva liên tục bác bỏ cáo buộc này, nói rằng Mỹ thổi phồng nguy cơ và muốn đẩy họ vào xung đột với Ukraine để kiếm cớ áp lệnh trừng phạt.

Căng thẳng tiếp tục dâng cao sau khi Putin công nhận độc lập cho hai chính quyền tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk trong vùng Donbass. Thượng viện Nga đã thông qua đề xuất điều quân ra nước ngoài, mở đường để Moskva đưa quân đến miền đông Ukraine. Putin nói hôm 22/2 rằng quyết định điều quân "phụ thuộc vào tình hình thực địa".

Khu vực chính phủ và phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine. Đồ họa: NY Times.

Khu vực chính phủ và phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine. Đồ họa: NY Times.


*************

voatiengviet.com

Mỹ và đồng minh gia tăng áp lực trừng phạt Nga về Ukraine

Reuters

Hôm 23/2, Hoa Kỳ và các đồng minh tìm cách tăng cường áp lực trừng phạt đối với Nga liên quan đến việc Moscow triển khai quân đội ở các khu vực ly khai tại miền đông Ukraine, trong một trong những cuộc khủng hoảng an ninh tồi tệ nhất tại châu Âu trong nhiều thập kỷ, theo Reuters.

Quân đội Ukraine cho biết một binh sĩ đã thiệt mạng và sáu người bị thương trong các cuộc pháo kích gia tăng của phe ly khai thân Nga bằng trọng pháo, súng cối và tên lửa Grad ở hai khu vực ly khai trong 24 giờ qua.

Theo ước tính của Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điều hơn 150.000 quân đến gần biên giới Ukraine, đồng thời ký sắc lệnh triển khai quân đội tại các khu vực ly khai Donetsk và Luhansk để “giữ hòa bình” - một lời biện minh mà Mỹ nói là “vô lý”.

Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Anh, Úc, Canada và Nhật Bản đáp trả bằng các lệnh chế tài nhắm vào các ngân hàng và giới tinh hoa, còn Đức thì đóng băng dự án đường ống dẫn khí đốt lớn từ Nga.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss, người vừa công bố thêm các biện pháp trừng phạt Nga hôm 23/2, cho biết Anh sẽ cấm Nga bán trái phiếu chính phủ ở London.

“Chúng tôi nói rõ rằng chúng tôi sẽ hạn chế sự tiếp cận của Nga tại các thị trường Anh”, bà Truss nói với hãng tin Sky. “Chúng tôi sẽ không cho Nga vay nợ chính phủ tại các thị trường của Vương quốc Anh”.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss.

Hôm 22/2, Anh đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 3 tỷ phú có liên hệ mật thiết với ông Putin, và 5 ngân hàng tín dụng nhỏ, trong đó có Promsvyazbank.

Bà Truss cho biết: “Sẽ có các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với các nhà tài phiệt đầu sỏ và các tổ chức chủ chốt ở Nga, và sẽ hạn chế khả năng tiếp cận của Nga vào các thị trường tài chính, nếu Moscow xâm lược toàn diện Ukraine”.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chỉ trích lời đe dọa trừng phạt hôm 22/2.

Ông nói: “Các đồng nghiệp châu Âu, Mỹ, Anh của chúng tôi sẽ không dừng lại và sẽ không bình tĩnh cho đến khi họ đã sử dụng hết khả năng của mình cho cái gọi là trừng phạt Nga”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ chưa bao giờ nghĩ rằng các biện pháp trừng phạt là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi “đối thoại và tham vấn”.

Hình ảnh vệ tinh của công ty Maxar của Mỹ trong 24 giờ qua cho thấy một số binh lính và thiết bị mới được triển khai ở miền tây nước Nga và hơn 100 xe cơ giới tại một sân bay nhỏ ở miền nam Belarus, giáp với Ukraine.

Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết Ukraine đã bắt đầu nhập ngũ quân dự bị trong độ tuổi 18-60 theo sắc lệnh của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã hủy các cuộc gặp theo dự kiến với Ngoại trưởng Lavrov hôm 22/2 sau khi nhiều tuần ngoại giao kéo dài đã không thể chấm dứt cuộc khủng hoảng.

Một quan chức Mỹ cho biết, các kế hoạch được Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố nhằm hỗ trợ Estonia, Latvia và Lithuania bao gồm phái 800 bộ binh và 8 máy bay chiến đấu F-35 tới các địa điểm dọc sườn phía đông của NATO, nhưng đây chỉ là sự phân bổ lại chứ không phải bổ sung thêm binh sĩ.

Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ nhắm vào giới tinh hoa Nga và hai ngân hàng quốc doanh, loại trừ họ khỏi hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ, cấm họ giao dịch với người Mỹ và đóng băng tài sản của họ ở Hoa Kỳ.


**************

rfi.fr

Khủng hoảng Ukraina : Putin không nhân nhượng về các lợi ích và an ninh của Nga

Bất chấp các trừng phạt của phương Tây, tổng thống Vladimir Putin hôm nay, 23/02/2022, tuyên bố kiên quyết không nhân nhượng về những đề nghị của nước Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraina.

Nguy cơ một cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraina đã lên đến đỉnh điểm kể từ hôm thứ Hai sau khi ông Putin công nhận nền độc lập của hai vùng lãnh thổ ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina.

Hôm qua, Quốc Hội Nga đã phê chuẩn các hiệp định hợp tác mà ông Putin đề nghị cho hai vùng lãnh thổ ly khai này, và như vậy tạo cơ sở pháp lý cho sự hiện diện quân sự của Nga tại đây.

Trong bài phát biểu với các quân nhân, được truyền hình trực tiếp, nhân ngày Người bảo vệ Tổ quốc, tổng thống Nga khẳng định : « Các lợi ích và an ninh của công dân chúng ta là không thể thương lượng được ». Ông Putin cam kết sẽ tiếp tục tăng cường khả năng của quân đội Nga.

Tuy tuyên bố sẵn sàng cho một cuộc đối thoại « trực tiếp và thành thật » với các nước phương Tây để « tìm ra các giải pháp ngoại giao cho các vấn đề phức tạp nhất », tổng thống Nga cho rằng phương Tây vẫn không đáp ứng các yêu cầu của ông.

Cho tới nay, Matxcơva vẫn đòi phương Tây cam kết là Ukraina sẽ không bao giờ được gia nhập khối NATO. Tối qua, ông Putin còn đòi « phi quân sự hóa » Ukraina và đòi chính quyền Kiev chấp nhận những nhân nhượng lãnh thổ cho phe ly khai thân Nga.

Từ vùng Rostov trên sông Đông, đặc phái viên RFI Anissa El Jabri tường trình :

« Vùng do phe ly khai thân Nga kiểm soát nay đã được Matxcơva công nhận. Đối với Vladimir Putin, như thế vẫn chưa đủ. Cái mà ông muốn bây giờ, đó là toàn bộ vùng Donbass, mà trong đó có đến 2 phần 3 vẫn thuộc chủ quyền của Ukraina. Đây là một lời đe dọa chiến tranh rõ ràng, kể từ nay có cơ sở pháp lý, sau khi Quốc Hội Nga hôm qua bật đèn xanh cho một cuộc can thiệp quân sự ở Ukraina.

Tổng thống Nga nhấn mạnh : « Tôi đã không nói là binh lính của chúng ta sẽ đến đó ngay bây giờ ». Ông nhắc đến khả năng mở các cuộc thương lượng giữa Kiev với phe ly khai. Một lần nữa làm chủ cuộc chơi, ông đặt ra những điều kiện mới : Phi quân sự hóa Ukraina và Kiev buộc phải chọn quy chế trung lập.

Trong lúc đó, quân Nga tiếp tục di chuyển ở miền nam Donbass và ở phía bắc tại vùng biên giới đối diện với thành phố Kharkiv của Ukraina. Trên các mạng xã hội có đầy những video về các cuộc chuyển quân này.

Đây là vấn đề đang gây phân hóa xã hội Nga : chỉ có một phần hai dân Nga ủng hộ nền độc lập hay việc sáp nhập vùng Donbass vào nước Nga, một tỷ lệ thấp hơn nhiều so với đa số áp đảo ủng hộ việc sáp nhập bán đảo Crimée trước đây. »


**********
rfi.fr

Châu Âu bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga

Phan Minh
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen họp báo tại trụ sở Liên Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 22/02/2022. AP - Johanna Geron

Sau khi tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lougansk ở Donbass, miền đông Ukraina hôm 21/02 vừa qua, các nước thuộc Liên Hiệp châu Âu (EU) đã thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Những biện pháp này dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay 23/02/2022 hoặc ngày mai 24/02/2022

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet cho biết thêm :

Hướng trừng phạt đầu tiên của châu Âu là những biện pháp mà Liên Âu vốn thường áp dụng. Đó là các trừng phạt những cá nhân, nhắm vào 351 nghị sĩ của Duma, những người đã thông qua đạo luật công nhận các nước cộng hòa ly khai Lougansk và Donetsk cũng như 27 người khác. Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức chủ chốt của Nga hiện vẫn chưa bị nhắm tới.

Hướng thứ hai của các lệnh trừng phạt này nhắm vào nền kinh tế.Trước tiên là lĩnh vực tài chính, đó là các ngân hàng Nga bị cáo buộc tài trợ cho các hoạt động ở miền đông Ukraina, sau đó, chính phủ và Nhà nước Nga sẽ bị cấm tiếp cận với thị trường tài chính châu Âu. Bằng biện pháp này, châu Âu hy vọng « làm cạn kiệt các nguồn tài trợ cho cuộc xâm lược » Ukraina.

Cuối cùng, lệnh trừng phạt châu Âu sẽ nhắm vào các nước cộng hòa ly khai Lougansk và Donetsk. Đối với châu Âu, các nhà lãnh đạo của các nước cộng hòa nổi dậy phải « thấy được hậu quả » của những hành động mà Liên Âu coi là bất hợp pháp.

Châu Âu cũng tuyên bố sẽ có các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, những biện pháp này sẽ được áp dụng trong trường hợp có những leo thang xung đột mới.

Cùng với Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Canada hay Úc đều thông báo sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Về phần mình, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres hôm qua 22/02 cũng đã kêu gọi Nga xuống thang trong cuộc khủng hoảng Ukraina và ngừng bắn ngay lập tức.


*************

Ukraine có thể sắp ban bố tình trạng khẩn cấp

Quan chức Ukraine cho biết hội đồng an ninh nước này quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp và đang chờ quốc hội thông qua.

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov hôm nay cho biết tuyên bố tình trạng khẩn cấp dự kiến được áp dụng khắp toàn quốc, ngoại trừ hai khu vực ly khai Donetsk và Lugansk.

Danilov sẽ trình báo cáo cho quốc hội Ukraine trong hôm nay và các nhà lập pháp dự kiến thông qua biện pháp trong tuần này.

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov tại Kiev hồi tháng 4/2021. Ảnh: Reuters.

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov tại Kiev hồi tháng 4/2021. Ảnh: Reuters.

Danilov cho biết tình trạng khẩn cấp dự kiến ban đầu kéo dài 30 ngày và có thể gia hạn tiếp 30 ngày tùy tình hình. Quan chức Ukraine nói thêm khi tình trạng khẩn cấp có hiệu lực, từng khu vực ở nước này có thể tùy chọn các biện pháp cụ thể để áp dụng riêng, tùy vào mức độ cần thiết.

"Tình trạng khẩn cấp có thể là gì? Nó có thể là siết chặt thực thi trật tự công cộng, hạn chế một số phương tiện giao thông, tăng cường kiểm tra các phương tiện hoặc yêu cầu mọi người xuất trình giấy tờ", Danilov nói, gọi đây là biện pháp "phòng ngừa".

Phương Tây và Mỹ từ cuối năm ngoái cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân ở biên giới phía tây để thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, Moskva liên tục bác bỏ cáo buộc này, nói rằng Mỹ thổi phồng nguy cơ và muốn đẩy họ vào xung đột với Ukraine để kiếm cớ áp lệnh trừng phạt. Giới chức Nga cũng nhấn mạnh cánh cửa ngoại giao vẫn để mở trong khủng hoảng Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 21/2 duyệt sắc lệnh công nhận độc lập của Donetsk và Lugansk, hai vùng ly khai tại miền đông Ukraine, đồng thời ký hiệp ước hợp tác với lãnh đạo hai khu vực này. Thượng viện Nga đã thông qua đề xuất điều quân ra nước ngoài, mở đường để Moskva đưa quân đến miền đông Ukraine, tuy nhiên, Putin nói hôm 22/2 rằng quyết định điều quân "phụ thuộc vào tình hình thực địa".

Vài ngày gần đây, Mỹ và đồng minh liên tục cảnh báo Nga "sắp đưa quân". Ngày 21/2, Thủ tướng Anh Johnson nói với Tổng thống Ukraine rằng "một cuộc tấn công có thể xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày tới", sau khi một quan chức Mỹ cũng cảnh báo tương tự. Tuy nhiên, đã hai ngày trôi qua mà chưa có động thái nào như vậy diễn ra. Ngoại trưởng Anh Truss hôm nay thừa nhận "chúng tôi chưa có bằng chứng rõ ràng" Nga đã điều quân, đồng thời nhận xét tình hình hiện tại "mơ hồ".


*************

Ukraine có thể sắp ban bố tình trạng khẩn cấp

Quan chức Ukraine cho biết hội đồng an ninh nước này quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp và đang chờ quốc hội thông qua.

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov hôm nay cho biết tuyên bố tình trạng khẩn cấp dự kiến được áp dụng khắp toàn quốc, ngoại trừ hai khu vực ly khai Donetsk và Lugansk.

Danilov sẽ trình báo cáo cho quốc hội Ukraine trong hôm nay và các nhà lập pháp dự kiến thông qua biện pháp trong tuần này.

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov tại Kiev hồi tháng 4/2021. Ảnh: Reuters.

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov tại Kiev hồi tháng 4/2021. Ảnh: Reuters.

Danilov cho biết tình trạng khẩn cấp dự kiến ban đầu kéo dài 30 ngày và có thể gia hạn tiếp 30 ngày tùy tình hình. Quan chức Ukraine nói thêm khi tình trạng khẩn cấp có hiệu lực, từng khu vực ở nước này có thể tùy chọn các biện pháp cụ thể để áp dụng riêng, tùy vào mức độ cần thiết.

"Tình trạng khẩn cấp có thể là gì? Nó có thể là siết chặt thực thi trật tự công cộng, hạn chế một số phương tiện giao thông, tăng cường kiểm tra các phương tiện hoặc yêu cầu mọi người xuất trình giấy tờ", Danilov nói, gọi đây là biện pháp "phòng ngừa".

Phương Tây và Mỹ từ cuối năm ngoái cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân ở biên giới phía tây để thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, Moskva liên tục bác bỏ cáo buộc này, nói rằng Mỹ thổi phồng nguy cơ và muốn đẩy họ vào xung đột với Ukraine để kiếm cớ áp lệnh trừng phạt. Giới chức Nga cũng nhấn mạnh cánh cửa ngoại giao vẫn để mở trong khủng hoảng Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 21/2 duyệt sắc lệnh công nhận độc lập của Donetsk và Lugansk, hai vùng ly khai tại miền đông Ukraine, đồng thời ký hiệp ước hợp tác với lãnh đạo hai khu vực này. Thượng viện Nga đã thông qua đề xuất điều quân ra nước ngoài, mở đường để Moskva đưa quân đến miền đông Ukraine, tuy nhiên, Putin nói hôm 22/2 rằng quyết định điều quân "phụ thuộc vào tình hình thực địa".

Vài ngày gần đây, Mỹ và đồng minh liên tục cảnh báo Nga "sắp đưa quân". Ngày 21/2, Thủ tướng Anh Johnson nói với Tổng thống Ukraine rằng "một cuộc tấn công có thể xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày tới", sau khi một quan chức Mỹ cũng cảnh báo tương tự. Tuy nhiên, đã hai ngày trôi qua mà chưa có động thái nào như vậy diễn ra. Ngoại trưởng Anh Truss hôm nay thừa nhận "chúng tôi chưa có bằng chứng rõ ràng" Nga đã điều quân, đồng thời nhận xét tình hình hiện tại "mơ hồ".


**************

Ukraine sẵn sàng bảo vệ 'từng tấc đất'

Ngoại trưởng Ukraine Kuleba tuyên bố nước này sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất, song vẫn ưu tiên các phương pháp ngoại giao với Nga.

"Kế hoạch A là sử dụng mọi công cụ ngoại giao để răn đe Nga và ngăn căng thẳng leo thang thêm. Nếu kế hoạch A thất bại, kế hoạch B là chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất của chúng tôi, ở mọi thành phố và mọi ngôi làng. Tất nhiên chúng tôi sẽ chiến đấu tới khi giành chiến thắng", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói trong cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken tại Washington hôm 22/2.

Kuleba cũng chỉ trích Nga "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine" khi công nhận độc lập của Donetsk và Lugansk, hai khu vực ly khai ở miền đông nước này.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại Brussels, Bỉ, hôm 21/2. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại Brussels, Bỉ, hôm 21/2. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Ukraine kêu gọi thế giới dùng tất cả sức mạnh kinh tế để trừng phạt Nga "lập tức và quyết liệt". Kuleba thể hiện hoan nghênh trước lệnh trừng phạt Moskva của Washington.

Trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Mỹ cũng chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện mục tiêu "kiểm soát hoàn toàn Ukraine". Ông tuyên bố Mỹ sẽ "luôn luôn theo đuổi" bất kỳ khả năng nào giúp ngăn chặn một cuộc tấn công tổng lực vào Ukraine.

Mỹ và nhiều đồng minh phương Tây từ cuối năm ngoái cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân ở biên giới phía tây để lên kế hoạch tấn công Ukraine. Trong những tuần qua, Mỹ liên tục phát cảnh báo Nga "sắp tấn công", nhưng chính phủ Ukraine tin rằng tình hình "không có gì mới".

Căng thẳng về Ukraine tiếp tục tăng nhiệt hôm 21/2, khi Tổng thống Nga công nhận độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LNR) tự xưng tại Ukraine.

Mỹ và nhiều nước phương Tây ngay lập tức áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt Nga. Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ còn nhiều lệnh trừng phạt hơn nếu Nga không có động thái giảm leo thang hành động tại Ukraine.

Khu vực chính phủ và phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine. Đồ họa: NY Times.

Khu vực chính phủ và phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine. Đồ họa: NY Times.


Ngọc Ánh (Theo Bloomberg)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn