Căng thẳng Ukraine: Hoa Kỳ bảo vệ quyết định sơ tán đại sứ quán ( Ảnh minh hoạ: Dân tộc trường tồn )

Chủ Nhật, 13 Tháng Hai 20225:32 SA(Xem: 2599)
Căng thẳng Ukraine: Hoa Kỳ bảo vệ quyết định sơ tán đại sứ quán ( Ảnh minh hoạ: Dân tộc trường tồn )
Thường dân tại Kiev được huấn luyện bảo vệ thủ đô

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thường dân tại Kiev được huấn luyện để tự vệ.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói mối đe dọa "hiện hữu" về hành động quân sự của Nga ở Ukraine cho thấy cho việc sơ tán đại sứ quán Mỹ ở Kyiv là hợp lý.

Bình luận của ông được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine kêu gọi bình tĩnh và nói rằng kẻ thù lớn nhất là sự hoảng loạn.

Hơn 10 quốc gia đã hối thúc công dân rời khỏi Ukraine trong trong bối cảnh các cường quốc phương Tây phát đi cảnh báo nguy cơ tiềm tàng Nga xâm lược Ukraine.

Mỹ, Anh và Đức là ba trong số các nước đã yêu cầu công dân rời khỏi Ukraine.

Moscow đã huy động ước tính khoảng 100.000 binh sĩ dọc biên giới với Ukraine nhưng bác bỏ ý định xâm lược.

Trong cuộc điện đàm vào ngày 12/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin về hậu quả của bất kỳ cuộc xâm lược nào.

Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói các lời cảnh báo xâm lược có thể gây hoảng loạn, và gọi điều này là "người bạn thân thiết của kẻ thù chúng ta".

Nhà Trắng cảnh báo một cuộc xâm lược có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và có thể bắt đầu với việc ném bom từ trên không. Nga gọi những cáo buộc như thế này là "sự suy đoán mang tính khiêu khích".

Nhân viên thuộc lĩnh vực không thiết yếu đã được lệnh rời khỏi Đại sứ quán Mỹ tại Thủ đô Kyiv ở Ukraine và các dịch vụ lãnh sự sẽ bị ngưng từ ngày Chủ nhật 13/2, mặc dù chỉ có "sự hiện diện lãnh sự hạn chế" được duy trì tại thành phố Lvivi ở miền tây Ukraine nhằm "giải quyết các trường hợp khẩn cấp".

Canada cũng đang di chuyển nhân viên Đại sứ đến Lviv, gần biên giới với Ba Lan, theo truyền thông nước này. Đại sứ Anh tại Ukraine Melinda Simmons trong một dòng tweet nói bà và một "đội chủ lực" đang ở lại Kyiv.

Chính Nga cũng đang có sự thay đổi, cho biết sẽ "tối ưu hóa việc bố trí nhân viên ngoại giao" ở Ukraine, viện dẫn "các hành động khiêu khích có thể có từ chế độ của Kyiv hoặc các quốc gia thứ ba".

Quân đội Ukraine diễn tập quân sự ở vùng Kherson vào ngày 12/2Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Quân đội Ukraine diễn tập quân sự ở vùng Kherson vào ngày 12/2

Mỹ cũng đã rút 150 binh sĩ đang tham gia huấn luyện quân đội Ukraine về nước, viện dẫn nhiều mối quan ngại. Và hãng hàng không KLM của Hà Lan thông báo sẽ dừng bay đến Ukraine, thông báo có hiệu lực ngay lập tức.

Tổng thống Ukraine Zelensky nói rằng nếu các cường quốc phương Tây có bất kỳ bằng chứng chắc chắn về một cuộc xâm lược tiềm tàng nào từ phía Nga thì ông vẫn chưa thấy chúng.

"Tôi nghĩ có quá nhiều thông tin trên truyền thông về một cuộc chiến toàn diện và sâu," ông Zelensky nói.

"Chúng tôi hiểu tất cả nguy cơ, chúng tôi hiểu rằng chúng tồn tại. Nếu bạn hay ai đó có thông tin bổ sung chắc chắn 100% về việc Nga xâm lược Ukraine...thì hãy vui lòng chia sẻ với chúng tôi."

Nhiều quốc gia bao gồm Australia, Ý, Israel, Hà Lan và Nhật Bản cũng đã yêu cầu các công dân rời khỏi Ukraine. Một số nước cũng đã di tản nhân viên ngoại giao và gia đình.

Ông Biden đã nói với ông Putin rằng bất kỳ cuộc xâm lược nào cũng sẽ dẫn tới "việc trả một cái giá đắt và tức thì", Nhà Trắng cho biết.

"Trong khi Mỹ vẫn sẵn sàng tham gia tiến trình ngoại giao...chúng tôi cũng chuẩn bị cho những kịch bản khác," theo ghi chú từ cuộc điện đàn của Nhà Trắng.

Lực lượng Nga ở BelarusNguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Lực lượng Nga ở Belarus

Điện Kremlin mô tả cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh "sự cuồng loạn lên đỉnh điểm" từ phía Mỹ và các đồng minh, Putin một lần nữa nói với Biden rằng các mối quan ngại an ninh của Nga đã không được giải quyết. Cả hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga sẽ tiếp tục hội đàm, Điện Kremlin cho biết.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Putin vào ngày 12/2 và nói rằng "một cuộc đối thoại chân thành không đi đôi với chuyện leo thang", theo Điện Élysée.

Phân tích của Paul Adams

Phóng viên Ngoại giao của BBC News

Với việc các đại sứ quán nước ngoài rút nhân viên về nước và một số nước hối thúc công dân rời khỏi Ukraine thì Kyiv vẫn không có cảm giác là một thành phố đang rơi vào khủng hoảng.

Chính phủ Ukraine vẫn kêu gọi người dân bình tĩnh và đoàn kết và trong tuyên bố vào sáng nay đó là kiềm chế những hành động có thể gây bất ổn tình hình và gieo rắc nỗi hoảng sợ.

Tổng thống Zelensky nói rằng Ukraine đã sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào.

Trên khắp Ukraine, các cư dân nước ngoài đang vội vã. Stuart McKenzie, người đã sống tại Kyiv 28 năm và có một công việc kinh doanh thành công, hy vọng sẽ đưa vợ cùng hai con trai bay khỏi Ukraine. Nhưng anh ấy cũng sẵn sàng cùng gia đình thu dọn đồ đạc và lái xe gần 500 km đến Ba Lan. Anh ấy yêu Ukraine và không thể tin được tình hình lại đến thế này.

Tại Đại sứ quán Anh ở Ukraine chúng tôi thấy nhân viên đang căng thẳng chuyển giỏ xách lên xe và rời đi. Không ai muốn nói chuyện.

Không xa về phía Bắc, bên kia biên giới giữa Ukraine và Belarus, Nga đang tiến hành tập trận. Các hình ảnh từ Bộ Quốc phòng Nga cho thấy nhiều quả rocket đã được bắn. Moscow nói không có ý định xâm lược. Nhưng Nga có thể làm nhiều hơn mà không cần phải đặt chân vào lãnh thổ Ukraine.

Tại Kyiv, vài ngàn người đã diễu hành qua thành phố vào ngày 12/2, hô vang khẩu hiệu cam kết trung thành với Ukraine và chống trả bất kỳ cuộc xâm lược nào từ phía Nga. Cuộc diễu hành được một nhóm cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc mang tên Gonor và nhà hoạt động cực hữu chống Tổng thống Zelensky, Sergiy Sternenko tổ chức. Cuộc diễn hành cũng thu hút những người khác.

Eleanor Montague, phóng viên của BBC nói cuộc tuần hành không lớn nhưng đây là một dấu hiệu đáng kể đầu tiên cho thấy tâm lý công chúng kể từ khi các căng thẳng leo thang và cuối cùng đã kết thúc tại Maidan, quảng trường nổi tiếng nhất tại Kyiv.

Sasha Nizelska, một người làm nghề 'vú em' tại Kyiv nói với BBC rằng bà sẽ chống trả bất kỳ cuộc xâm lược nào từ phía Nga bằng sức lực mà mình có. Tâm lý này cũng giống với những người thuộc mọi nhóm tuổi tham gia cuộc tuần hành.

Tàu hải quân Nga di chuyển qua eo biển Bosporus từ Địa Trung Hải vào Biển ĐenNguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tàu hải quân Nga di chuyển qua eo biển Bosporus từ Địa Trung Hải vào Biển Đen

Căng thẳng tiếp tục leo thang khi Nga vẫn huy động binh sĩ dọc biên giới phía đông với Ukraine. Các binh sĩ Nga cũng đang diễn tập quân sự tại Belarus ở phía Bắc trong khi các cuộc diễn tập hải quân trên biển Azov ở đông nam đã dẫn đến các cáo buộc rằng Nga đang chặn khả năng tiếp cận của Ukraine trên biển.

Trong khi đó, cách khoảng 7.500 km về phía đông của Nga, Bộ Quốc phòng Nga nói đã phát hiện một tàu ngầm của Hải quân Mỹ nằm trong vùng lãnh hải của mình. Giới chức cho biết tàu ngầm của Mỹ gần quần đảo Kuril và không nổi lên mặt nước khi được hướng dẫn.

Tàu săn ngầm Marshal Shaposhnikov đã có những hành động "thích hợp" không được nêu chi tiết và tàu ngầm Mỹ đã rời khỏi khu vực, Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã được phía Moscow triệu tập liên quan đến vụ việc.

Tuy nhiên sau đó thì giới chức Mỹ tường thuật vụ việc trái ngược với phiên bản của những người đồng cấp Nga.

"Không có sự thật nào liên quan đến việc Nga nói chúng tôi hoạt động trong vùng lãnh hải của họ," người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Đại úy Kyle Raines tuyên bố, theo Reuters.

"Tôi sẽ không bình luận về vị trí chính xác của tàu ngầm của chúng tôi nhưng chúng tôi bay, di chuyển và hoạt động an toàn trong vùng lãnh hải quốc tế."

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn