A Chinese J-16 fighter jet. File photo

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trong số các máy bay của TQ bay vào khu nhận dạng phòng không hôm thứ Sáu, có máy bay chiến đấu J-16,, Đài Loan cho biết

Đài Loan cho hay 38 máy bay phản lực quân sự của Trung Quốc bay vào vùng nhận dạng phòng không hôm thứ Sáu. Đây được cho là cuộc xâm nhập lớn nhất của Bắc Kinh cho đến nay.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết các máy bay, bao gồm máy bay ném bom có khả năng mang hạt nhân, đã tiến vào khu vực này theo hai đợt.

Đài Loan đáp trả bằng cách điều động máy bay phản lực và triển khai hệ thống tên lửa.

Trung Quốc coi Đài Loan dân chủ là một tỉnh ly khai, nhưng Đài Loan coi mình là một quốc gia có chủ quyền.

Trong hơn một năm qua, Đài Loan đã phàn nàn về các vụ việc tương tự lặp lại của lực lượng không quân Trung Quốc gần hòn đảo này.

Thủ tướng Đài Loan Su Tô Chinh Sương (Tseng-chang) nói với các phóng viên hôm thứ Bảy rằng: "Trung Quốc cố ý tham gia vào các hành động gây hấn quân sự, làm tổn hại hòa bình khu vực".

Chính phủ Trung Quốc - nơi vừa kỷ niệm 72 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - cho đến nay vẫn chưa đưa ra bình luận nào.

Nhưng trước đó Bắc Kinh nói rằng các chuyến bay như vậy là để bảo vệ chủ quyền của mình và cũng nhằm vào "sự thông đồng" giữa Đài Loan và Mỹ.

Điều gì đằng sau sự chia rẽ Trung Quốc-Đài Loan?

Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết 25 máy bay của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đã tiến vào khu vực phía tây nam vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) vào ban ngày, bay gần đảo san hô Pratas.

Vùng nhận dạng phòng không là khu vực nằm ngoài lãnh thổ của một quốc gia và không phận quốc gia - nhưng là nơi máy bay nước ngoài vẫn được xác định, giám sát và kiểm soát vì lợi ích an ninh quốc gia.

Về mặt lý thuyết, khu vực này vẫn là không phận quốc tế.

Đợt thứ hai gồm 13 máy bay Trung Quốc cũng đi vào khu vực nói trên tối thứ Sáu. Các máy bay này bay qua vùng biển giữa Đài Loan và Philippines.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết máy bay Trung Quốc bao gồm 4 máy bay ném bom H-6, có thể mang vũ khí hạt nhân, và một máy bay chống tàu ngầm.

Bắc Kinh thường triển khai các hoạt động như vậy để bày tỏ sự không hài lòng trước những bình luận của Đài Loan.

Không rõ điều gì đã thúc đẩy nhiệm vụ mới nhất.

Trung Quốc và Đài Loan: Thông tin cơ bản

Tại sao mối quan hệ Trung Quốc và Đài Loan 'cơm không lành, canh không ngọt'?

Trung Quốc và Đài Loan bị chia cắt trong một cuộc nội chiến vào những năm 1940, nhưng Bắc Kinh khẳng định sẽ giành lại hòn đảo này vào một thời điểm nào đó, bằng vũ lực nếu cần thiết

Đài Loan được quản lý như thế nào?

Hòn đảo này có hiến pháp riêng, các nhà lãnh đạo được bầu một cách dân chủ và khoảng 300.000 quân đang hoạt động trong các lực lượng vũ trang Đài Loan.

Ai công nhận Đài Loan?

Chỉ một số quốc gia công nhận Đài Loan. Thay vào đó, hầu hết công nhận chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh. Mỹ không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng có luật yêu cầu nước này cung cấp cho Đài Loan các phương tiện để tự vệ.