Mỹ có thể đưa quân vào Haiti sau vụ ám sát Tổng thống

Thứ Năm, 08 Tháng Bảy 20216:03 SA(Xem: 2341)
Mỹ có thể đưa quân vào Haiti sau vụ ám sát Tổng thống

Mỹ có thể đưa quân vào Haiti sau vụ ám sát Tổng thống


"Tôi cho rằng các cường quốc nước ngoài rất quan ngại về tình hình tại Haiti, trong đó cụ thể có Mỹ", Robert Fatton, giáo sư tại Đại học Virgina, nói trong cuộc phỏng với với France 24 ngày 7/7. "Chúng ta biết rằng trong 20-30 năm trước, Liên Hợp Quốc và Mỹ, thậm chí cả Pháp, đưa quân tới Haiti vì bất ổn và hỗn loạn tại quốc gia này".

"Nếu tình hình trở nên tồi tệ, tôi tin rằng sẽ có thể xảy ra một đợt can thiệp quân sự khác", Fatton dự báo. Chuyên gia này cảnh báo dân Haiti có thể phản đối chiến dịch can thiệp quân sự do nhiều người đổ lỗi cho Mỹ cùng các cường quốc nước ngoài vì những rắc rối hiện tại của họ.

Fatton đưa ra nhận định sau khi một nhóm nghi là lính đánh thuê tấn công tư dinh Tổng thống Haiti Jovenel Moise và bắn chết ông. Phu nhân của Moise bị thương trong vụ ám sát và đã được chuyển tới Mỹ để điều trị.

"Chúng tôi không rõ điều gì sẽ xảy ra, chỉ có thể đoán rằng tình hình sẽ xấu đi do thiếu an ninh, lực lượng cảnh sát thiếu năng lực và sự gia tăng của các băng đảng", Fatton nói. "Điều này có thể khiến Haiti rơi vào hỗn loạn. Một số người Haiti lo rằng điều này dẫn tới việc quân đội nước ngoài chiếm đóng".

Binh sĩ Mỹ tuần tra gần đống đổ nát do động đất tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti tháng 1/2010. Ảnh: AP.

Binh sĩ Mỹ tuần tra gần đống đổ nát do động đất tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti tháng 1/2010. Ảnh: AP.

Mỹ năm 1994 can thiệp quân sự vào Haiti để lật đổ chính quyền quân sự và khôi phục chức tổng thống cho Jean-Bertrand Aristide. Chiến dịch Duy trì Dân chủ của Mỹ tại Haiti kéo dài 6 tháng, sau đó quyền kiểm soát được bàn giao cho Lực lượng Gìn giữ Hòa bình cùa Liên Hợp Quốc.

Năm 2004, một cuộc đảo chính khác nổ ra và Aristide bị phế truất, quân đội Mỹ và Pháp được điều động để đối phó. Liên Hợp Quốc sau đó triển khai chiến dịch gìn giữ hòa bình mới tại Haiti để kiểm soát tình trạng bạo lực tồi tệ nhất tại quốc gia này và bảo vệ cuộc tổng tuyển cử năm 2006.

Tuy nhiên, hòa bình tại Haiti chỉ diễn ra trong thời gian ngắn trước khi quốc gia này hứng chịu thiên tai, dịch bệnh, thiếu lương thực, biểu tình, bạo lực và nạn tham nhũng. Vụ ám sát Tổng thống Moise là sự kiện kinh hoàng mới nhất trong lịch sử đầy hỗn loạn của Haiti.

Haiti giành độc lập từ tay Pháp năm 1804, song trở thành thuộc địa của Mỹ năm 1915. Sau khi Mỹ rút khỏi Haiti năm 1934, lực lượng quân sự tại quốc gia này nắm quyền trong nhiều năm. Aristide giành thắng lợi tuyệt đối trong cuộc bầu cử năm 1990 và thành lập chính phủ dân sự, song bị lật đổ 7 tháng sau đó.

Tiếng súng vang lên bên ngoài nhà riêng Tổng thống Jovenel Moise và nhóm vũ trang chặn đường gần đó ngày 7/7. Video: Miami Herald.

Thủ tướng Claude Joseph cho biết một nhóm vũ trang "gồm một số người nói tiếng Tây Ban Nha" tấn công tư dinh của Tổng thống Moise và ám sát ông. Thủ tướng Joseph lên án vụ ám sát là "hành động thù hận, vô nhân đạo và man rợ", khẳng định lực lượng cảnh sát đã kiểm soát được tình hình.

Cảnh sát Haiti sau đó cho biết 4 lính đánh thuê tham gia ám sát Tổng thống Moise bị tiêu diệt, hai người khác bị bắt. Video hiện trường cho thấy nhóm này tự xưng là đặc vụ Cơ quan Chống Ma túy (DEA) của Mỹ, chặn đường và bắt một người nằm úp mặt xuống đất. Giới chức Mỹ bác tin các tay súng trên là đặc vụ DEA.

Đại sứ quán Mỹ tại Haiti thông báo đóng cửa vì "vấn đề an ninh". Tổng thống Mỹ Joe Biden đã được thông báo về vụ ám sát Moise. Thủ tướng Anh Boris Johnson gọi vụ ám sát là "hành động ghê tởm" và kêu gọi các bên tại Haiti bình ổn tình hình.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn