EU siết trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ Sáu, 11 Tháng Mười Hai 20202:07 CH(Xem: 5509)
EU siết trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

Lãnh đạo EU đưa ra danh sách mục tiêu trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ để đáp trả "hoạt động khiêu khích đơn phương" ở đông Địa Trung Hải.

"Thổ Nhĩ Kỳ triển khai các hoạt động khiêu khích đơn phương và leo thang chỉ trích nhằm vào Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên và các lãnh đạo châu Âu", theo thông cáo của EU sau hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Brussels của Bỉ ngày 11/12.

"Các hoạt động đơn phương khiêu khích của Thổ Nhĩ Kỳ ở đông Địa Trung Hải vẫn diễn ra, thậm chí ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Cyprus", thông cáo cho biết

Một quan chức ngoại giao EU cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ nhằm vào các cá nhân và có thể được áp dụng "nếu Thổ Nhĩ theo đuổi các hành động của mình". Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nghị quyết của EU là "thiên vị" và "trái pháp luật".

Tàu khoan Oruc Reis (giữa) và nhóm chiến hạm hộ tống ở khu vực phía đông Địa Trung Hải, ngày 12/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.

Tàu khoan Oruc Reis (giữa) và nhóm chiến hạm hộ tống ở khu vực phía đông Địa Trung Hải, ngày 12/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.

Advertising
Ads by

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hoan nghênh EU "cứng rắn" với Thổ Nhĩ Kỳ, song cho biết các lãnh đạo EU chưa đồng ý áp lệnh cấm vận vũ khí hoặc nhằm vào toàn bộ lĩnh vực kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết hy vọng các thông điệp mà EU chuyển đi sẽ được "tiếp nhận một cách chính xác".

Phát ngôn viên Hội đồng châu Âu (EC) cho biết các lãnh đạo EU kêu gọi lập danh sách mục tiêu của "các biện pháp hạn chế". Các lãnh đạo yêu cầu Josep Borrell, trưởng bộ phận phụ trách đối ngoại của EU, chuẩn bị báo cáo về những biện pháp có thể triển khai để "mở rộng phạm vi" trừng phạt. Tài liệu dự kiến được đệ trình vào tháng 3/2021.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói nước này "không quan tâm lắm đến bất cứ quyết định trừng phạt nào của EU". "EU chưa bao giờ đối xử trung thực với chúng tôi và chưa từng giữ bất cứ lời hứa nào mà họ đưa ra, song chúng tôi vẫn luôn kiên nhẫn từ trước tới nay", Erdogan nói.

Hy Lạp, được Pháp hậu thuẫn, đưa ra nêu cầu EU hành động cứng rắn hơn Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Ankara điều tàu khoan thăm dò khí đốt vào vùng biển tranh chấp với Athens. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis hôm 10/12 nói uy tín của EU bị đe dọa và các lãnh đạo của khối hồi tháng 10 nhất trí cần đối phó hành động ngày càng quyết liệt của Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số quốc gia là thành viên EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tỏ ra thận trọng hơn. Đức dẫn đầu các hoạt động ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp và NATO thiết lập đường dây nóng quân sự để ngăn các cuộc đụng độ không mong muốn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn