Bầu Quốc Hội Miến Điện: Đảng của Aung San Suu Kyi chiến thắng

Thứ Ba, 10 Tháng Mười Một 20206:00 CH(Xem: 3806)
Bầu Quốc Hội Miến Điện: Đảng của Aung San Suu Kyi chiến thắng
rfi.fr

Bầu Quốc Hội Miến Điện: Đảng của Aung San Suu Kyi chiến thắng

Trọng Thành

Ủng hộ viên Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ chào mừng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tại tổng hành dinh của đảng ở Rangoon (Miến Điện), ngày 09/11/2020.

Ủng hộ viên Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ chào mừng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tại tổng hành dinh của đảng ở Rangoon (Miến Điện), ngày 09/11/2020. REUTERS - SHWE PAW MYA TIN

Đảng cầm quyền Miến Điện tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội. Một điểm đặc biệt được giới quan sát chú ý là đã có một ứng cử viên Hồi Giáo đầu tiên đắc cử dân biểu.

Theo AFP, đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi ngày 10/11/2020 đã thông báo kết quả bầu cử sơ bộ. Đảng này giành được 322 ghế, thấp hơn lần trước (390). Đây là lần thứ hai Miến Điện tổ chức bầu cử Quốc Hội, kể từ khi tập đoàn quân sự giải thể, và cùng là lần thứ hai đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ giành đa số tại Quốc Hội. Số phiếu sụt giảm của đảng cầm quyền một phần là do sự trỗi dậy của nhiều đảng mới thuộc các cộng đồng sắc tộc thiểu số.

Hiện tại, Ủy ban bầu cử chưa thông báo kết quả chính thức. Với số ghế nói trên, đảng của Aung San Suu Kyi có quyền lập chính phủ mới.

Người Hồi Giáo, chiếm 4% dân số Miến Điện, thường chịu nhiều kỳ thị. Ông Sithu Maung, 33 tuổi, theo đạo Hồi, đắc cử với 80% phiếu bầu tại một đơn vị bầu cử ở thủ đô kinh tế Rangoon. Việc lần đầu tiên một ứng cử viên theo đạo Hồi, thuộc đảng của bà Aung San Suu Kyi, lọt vào Quốc Hội được đánh giá là một dấu hiệu cho thấy chính sách hòa hợp tôn giáo, sắc tộc của lãnh đạo chính quyền dân sự Miến Điện bắt đầu phát huy tác dụng, cho dù giới quân sự tiếp tục nắm nhiều quyền hạn  tại quốc gia này.

Với một phần tư ghế dân biểu được chỉ định dành riêng cho quân đội, không cần thông qua bầu cử, giới tướng lãnh ngăn cản mọi khả năng cải tổ Hiến Pháp. Họ vẫn nắm quyền quản lý ba bộ quan trọng: Quốc Phòng, Biên Phòng và Cảnh Sát. 

Tuy giành chiến thắng, nhưng uy tín của giải Nobel Hòa Bình sụt giảm mạnh trong cộng đồng quốc tế, chủ yếu do việc các cộng đồng người Hồi Giáo, nhất là người Rohingya theo đạo Hồi bị truy bức nặng nề tại Miến Điện.

Không kể hàng trăm người Hồi Giáo phải bỏ nước ra đi, hiện có 600 nghìn người tị nạn tại Miến Điện. Cuộc sống của đa số tín đồ Hồi Giáo ở Miến Điện rất khó khăn. Hơn một triệu người dân Miến Điện, đa số thuộc các sắc tộc, trên tổng số 37 triệu cử tri, không có quyền bỏ phiếu, vì nhiều lý do.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn