Đức sẽ triển khai chiến hạm đến tuần tra vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương

Thứ Sáu, 06 Tháng Mười Một 20202:00 SA(Xem: 4291)
Đức sẽ triển khai chiến hạm đến tuần tra vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương
rfi.fr

Đức sẽ triển khai chiến hạm đến tuần tra vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương

Mai Vân

Trả lời nhật báo Úc Sydney Morning Herald ngày 02/11/2020, nữ bộ trưởng Quốc Phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã tiết lộ rằng chính quyền Berlin sẽ cho triển khai một hộ tống hạm đến tuần tra tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương vào năm tới. Cam kết của Đức được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều nước Châu Âu, trong đó có Đức, có thái độ cảnh giác đối với Trung Quốc.

Bộ trưởng Đức còn xác định rằng Berlin có ý định tăng cường hợp tác, cả ở cấp độ song phương lẫn đa phương, với các cường quốc trong khu vực, để đối phó với những thách thức an ninh ngày càng tăng trong khu vực. Lấy nước Úc làm ví dụ, bà Kramp-Karrenbauer nói đến một dự án đang được đàm phán giữa Berlin và Canberra về việc biệt phái các sĩ quan Đức lên hoạt động trên các tàu của Hải Quân Úc.

Theo chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 03/11, tuyên bố của bà bộ trưởng Quốc Phòng Đức được đưa ra hai tháng sau khi Berlin là thành viên thứ hai của Liên Hiệp châu Âu công bố chính sách về Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Trước nước Đức, vào năm 2018, bộ Ngoại Giao Pháp đã công bố một tài liệu về chiến lược cho vùng này, sau bài phát biểu về chính sách của tổng thống Emmanuel Macron tại Úc vào đầu năm đó. Qua năm 2019, đến lượt bộ Quốc Phòng Pháp đưa ra một chiến lược an ninh cho khu vực.

Đức hy vọng toàn EU sẽ có chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương

Tài liệu của Đức phản ánh cách tiếp cận toàn chính phủ, nêu bật vai trò của Liên Hiệp Châu Âu. Chính phủ Đức hy vọng rằng “các đề cương về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương có thể được sử dụng làm cơ sở cho một chiến lược của toàn Liên Hiệp Châu Âu (EU) trong tương lai”.

Phát biểu với báo Sydney Morning Herald, bà Kramp-Karrenbauer nói : “Tôi tin rằng các tranh chấp lãnh thổ, việc vi phạm luật pháp quốc tế và tham vọng thống trị toàn cầu của Trung Quốc chỉ có thể được tiếp cận một cách đa phương.”

Tờ báo cũng dẫn lời bà nói rằng Đức đang "làm việc trong nội bộ khối NATO" để xây dựng quan hệ quốc phòng với các nước trong khu vực.

Bình luận của Kramp-Karrenbauer được đưa ra trong bối cảnh châu Âu đang có dấu hiệu rất quan tâm đến vùng Ấn Độ  - Thái Bình Dương, không chỉ do lo ngại về an ninh mà còn về sức mạnh kinh tế - địa chính trị và công nghệ của Trung Quốc.

Đúng theo hướng phát triển của cấu trúc an ninh đang hình thành trong khu vực, vượt ra ngoài mô hình "liên minh và đối thoại"  truyền thống của Mỹ, các cường quốc châu Âu đang tiếp cận khu vực theo cách hình thành các mạng lưới. Ví dụ, Pháp không chỉ tăng cường quan hệ song phương với các nước như Ấn Độ và Úc, mà còn tham gia vào một cơ chế đối thoại ba bên.

Về phần mình, đề cương về Ấn Độ - Thái Bình Dương của Đức xem khối Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia là trung tâm và vai trò của EU trong tư cách là một đối tác của ASEAN, mặc dù EU cũng tìm cách tham gia vào các thể chế khác như Diễn Đàn các đảo Thái Bình Dương, Sáng Kiến ​​Vịnh Bengal về Hợp Tác Kinh Tế và Kỹ Thuật Đa Ngành (BIMSTEC) và Hiệp Hội Vành Đai Ấn Độ Dương - Indian Ocean Rim Association.

Điều thú vị là, để duy trì trật tự dựa trên luật pháp trong khu vực, chính phủ Đức cũng tìm cách cải tổ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Cùng với Brazil, Ấn Độ, Nhật Bản và Nam Phi, Đức đang tranh cử để trở thành thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An. Đề cương Ấn Độ - Thái Bình Dương hồi tháng 9 của Đức lưu ý rằng nước này sẽ làm việc với Ấn Độ và Nhật Bản để cải tổ Hội Đồng Bảo An.

Đức đang ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc

Mặc dù là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu, chính phủ liên minh do bà Angela Merkel đứng đầu ở Berlin gần đây đã áp dụng đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc. Tại một cuộc họp gần đây của Đại Hội Đồng Liên Hiêp Quốc, được sự ủng hộ của 38 quốc gia khác, Đức đã lên án mạnh mẽ cách đối xử của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng như luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt ở Hồng Kông vào mùa hè.

Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng ngoài những lo ngại xung quanh vấn đề an ninh khu vực, vấn đề thiết bị 5G của Trung Quốc (và các tác động đến an ninh quốc gia) cũng như cách cho vay mang tính chất bẫy nợ mà Bắc Kinh dành cho nước khác để xây dựng cơ sở hạ tầng, đại dịch Covid-19 đang diễn ra cũng góp phần làm gia tăng thái độ hoài nghi Trung Quốc trong Liên Hiệp Châu Âu.

Nhưng đồng thời, bằng cách thận trọng tránh cách đơn độc tiếp cận vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, các cường quốc tầm trung châu Âu đã chứng tỏ hạn chế về năng lực của họ, khi phải đối mặt với những thách thức an ninh khó khăn trong khu vực, và đã chọn cách lướt qua các khó khăn của nhiệm vụ kềm chế chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc.

Bà Kramp-Karrenbauer, trong cuộc phỏng vấn với báo Úc, đã từ chối bình luận về việc liệu chiến hạm sắp được triển khai của Đức có tham gia vào các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông hay không.  Cho đến nay, chỉ có Hải Quân Mỹ làm việc này, mà cũng không thường xuyên lắm. Điều hiển nhiên là một hộ tống hạm đơn độc của Đức, nếu chỉ hoạt động trong khu vực, không thể bắn đi một tín hiệu quân sự mạnh mẽ.

Tuy nhiên theo The Diplomat, riêng việc các cường quốc châu Âu như Đức - vốn được nhiều người ở châu Á coi là mềm mỏng với Trung Quốc - đang ngày càng quan ngại về Bắc Kinh, đồng thời cùng quan tâm về Ấn Độ - Thái Bình Dương, đã là một sự thay đổi lớn.

Theo ông Rory Medcalf thuộc Đại Học Quốc Gia Úc, bài phỏng vấn Kramp-Karrenbauer là một bằng chứng phản bác suy nghĩ của nhiều người vẫn lập luận rằng khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương là "một trò điên rồ lấy Hoa Kỳ làm trung tâm."

Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 08 Tháng Mười Một 202010:40 SA
Khách
Phải công nhận là ban tham mưu của ông Trump rất tài giỏi và đi đúng đường, vì hôm trước còn thấy Đúc , Pháp chê bai ông Trump mặc kệ lời cảnh báo của chánh quyền Mỹ về sự tai hại khi xử dụng Huawei , Macron vẫn đi qua Tàu gặp tập cận bình . Không hiểu sao mà vừa rồi có bài báo nói Pháp hạn chế việc sử dụng Huawei ,giờ lại đến Đức, ngày càng cứng rắn hơn với tàu cộng.
Suốt 4 năm qua, bị bọn Dems xà quần quấy phá, khoong để ông ngưng nghỉ , vậy mà ông Trump vẫn phá những trận vây hãm của bọn gà què ăn quẩn cối xay Dém, không làm gì được ông, trong khi vẫn tiếp tục chặt các vòi bạch tuột của tàu cộng tren toàn thế giới , mà bọn tàu cũng không làm gì được .
Vậy mà một bọn chưa rửa xong phèn vc, hoặc đang sống tuốt bên trời Âu bi. xã hội chủ nghĩa làm cho kiệt quệ và chả biết trình độ Anh ngữ ra sao mà cùng nhau chê bai khinh miệt tài năng của ông Trump tưởng ra thì ả bán hàng có bằng anh văn vc mụ nấm nguyễn độc như quần, con chó cái đòi đái vào Trump tự xưng ca sĩ mai khôi, mụ đạo diễn film vc song chi , và một mớ tiến sĩ , bác sĩ thờ vc như nguyễn gia kiểng gia cung gì đó .
kỳ này mà lũ gà què ăn quẩn cỗi xay Dems gian lận bầu cử phiếu ngăn việc ông tiếp tụcthi thố tài năng làm dân Mỹ giầu mạnh , thế giới tựdo cắt bỏ made in china thì thật là chuyện
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn