Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John McCain

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John McCain

Trung Quốc đã yêu cầu một tàu khu trục của Hải quân Mỹ rời Biển Đông "ngay lập tức" sau khi tàu này đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa.

Hôm thứ Sáu, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John McCain đã đi vào vùng biển xung quanh các đảo tranh chấp mà không được phép của chính phủ Trung Quốc, theo Express.

Sau khi phát hiện tàu hải quân Mỹ, "quân đội Trung Quốc đã nhanh chóng ra lệnh cho tàu này rời đi, trước khi cử lực lượng tiến hành các thủ tục theo dõi", theo Express.

Thượng tá Zhang Nandong cũng kêu gọi Mỹ "ngừng vi phạm chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực".

Ông này nói: "Chúng tôi yêu cầu Mỹ dừng ngay các hành động khiêu khích như vậy, đồng thời kiểm soát chặt chẽ và hạn chế các hoạt động quân sự trên biển và trên không".

Vị này cũng tuyên bố Trung Quốc "sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sự ổn định của khu vực ở Biển Đông".

Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang cố gắng tăng cường hiện diện trong khu vực bằng cách cử các tàu hải quân tiến hành các hoạt động tự do hàng hải.

Do có lực lượng hải quân khổng lồ, Bắc Kinh đã có thể gây áp lực ngày càng gia tăng lên các quốc gia láng giềng như Philippines, Malaysia và Việt Nam để đòi các đảo mà họ coi là của riêng mình.

Đáp lại, Washington đã cố gắng đưa ra lập trường cứng rắn với Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo đã kiên trì cảnh báo về đế chế hải quân đang phát triển của Tập Cận Bình.

Trước đó, ông đã tuyên bố: "Chúng tôi nói rõ: yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn trái pháp luật, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát chúng.

Ở Biển Đông, chúng tôi tìm cách duy trì hòa bình và ổn định, duy trì tự do trên biển theo cách phù hợp với luật pháp quốc tế, duy trì dòng chảy thương mại không bị cản trở và phản đối mọi nỗ lực sử dụng cưỡng bức hoặc vũ lực để giải quyết tranh chấp.

"Chúng tôi chia sẻ những lợi ích sâu sắc và lâu dài này với nhiều đồng minh và đối tác của chúng tôi, những người từ lâu đã tán thành một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

"Bắc Kinh sử dụng sự đe dọa để làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển Đông Nam Á ở Biển Đông, bắt nạt họ liên quan đếng các nguồn tài nguyên ngoài khơi, khẳng định quyền thống trị đơn phương và tự cho mình quyền thay thế luật pháp quốc tế.

"Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình".