Chương trình Lương thực Thế giới đoạt Giải Nobel Hòa Bình 2020

Thứ Sáu, 09 Tháng Mười 20206:40 SA(Xem: 2675)
Chương trình Lương thực Thế giới đoạt Giải Nobel Hòa Bình 2020
voatiengviet.com

Chương trình Lương thực Thế giới đoạt Giải Nobel Hòa Bình 2020


Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, đã đoạt Giải Nobel Hòa Bình hôm thứ Sáu 9/10/2020 về các nỗ lực chống nạn đói và cải thiện các điều kiện cho hòa bình tại những khu vực bị tác động vì tranh chấp.

Tổ chức đặt trụ sở tại Rome này nói họ đã giúp khoảng 97 triệu người tại khoảng 88 quốc gia mỗi năm, và ngay vào lúc này, cứ 9 người trên thế giới thì có 1 người không đủ lương thực để ăn.

“Sự cần thiết của đoàn kết quốc tế và hợp tác đa phương đang rõ rệt hơn bao giờ hết,” bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, nói tại một cuộc họp báo.

Bà nói Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) là lực đẩy phía sau các nỗ lực nhằm tránh việc sử dụng nạn đói như một vũ khí chiến tranh hoặc xung đột, và đại dịch Covid-19, mà WFP nói có thể tăng gấp đôi số người đói trên khắp thế giới, càng khiến cho tổ chức này thêm cần thiết.

“Đại dịch Covid-19 đã góp phần làm tăng vọt số nạn nhân nạn đói trên toàn cầu,” Ủy ban Nobel nói trong lời tuyên dương.

“Cho tới khi tìm ra vắc-xin y tế, thì lương thực là vắc-xin tốt nhất chống tình trạng rối loạn…

Trong nội bộ Chương trình Lương thực Thế giới, hiện có ước lượng là nội trong vòng một năm, sẽ có 265 triệu người lâm vào cảnh đói kém, cho nên đây dĩ nhiên, cũng là một lời kêu gọi gửi đến cộng đồng quốc tế, chớ để cho WFP thiếu tài trợ.”

Phục vụ quá bổn phận và trách nhiệm

WFP đã phản ứng bằng lời cảm tạ tải lên Twitter vì “đã công nhận việc làm của các nhân viên WFP, những người đã đặt sinh mạng của mình trước nguy cơ mỗi ngày để mang lương thực và hỗ trợ hơn 100 triệu trẻ em, người lớn cả nam lẫn nữ, khỏi cảnh đói kém trên khắp thế giới”.

“Cho tới khi tìm ra vắc-xin y tế, thì lương thực là vắc-xin tốt nhất chống tình trạng rối loạn…

Bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy

Tại cuộc họp báo ở Geneva, người phát ngôn của WFP Tomson Phiri nói với các nhà báo:

“Đối với WFP, năm nay chúng tôi đã vượt lên trên bổn phận và nhiệm vụ để phục vụ... Tất cả đều đóng cửa tiếp theo sau những biện pháp hạn chế trên khắp nước và trên toàn cầu sau dịch Covid-19. Trước tình thế này, WFP đã đứng lên bắt tay vào việc. Chúng tôi đã nối kết các cộng đồng. Vào một thời điểm, chúng tôi trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới khi mà đa số, nếu không muốn nói là tất cả, các hãng hàng không thương mại đã ngưng hoạt động.”

Ông Dan Smith, Giám đốc Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, nói Ủy ban Nobel Na Uy muốn đánh đi một thông điệp hy vọng và cùng lúc “cổ vũ cho hợp tác quốc tế.”

“Nạn đói, cũng như biến đổi khí hậu, đại dịch và các vấn đề khác, là một vấn đề thế giới mà chỉ có thể giải quyết qua hợp tác.

WFP là một định chế hợp tác toàn cầu,” ông nói với Reuters.

“Thật đáng tiếc là tại nhiều nơi, đặc biệt giữa các cường quốc lớn, bây giờ không có mấy ai hăng hái hợp tác.”

Ông nói thêm rằng nạn đói đang tăng lên trở lại sau khi đã giảm liên tục trong nhiều thập niên cho tới năm 2016.

Giải Nobel Hòa bình trị giá 10 triệu kronor Thụy điển – tương đương 1.1 triệu USD, sẽ được trao tại Oslo vào ngày 10/12/2020
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn