Xung đột đẫm máu ở Thượng Karabakh: Azerbaijan và Armenia bên bờ vực chiến tranh

Thứ Hai, 28 Tháng Chín 202011:20 CH(Xem: 3180)
Xung đột đẫm máu ở Thượng Karabakh: Azerbaijan và Armenia bên bờ vực chiến tranh
  • Phụ tá của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev hôm thứ Hai đã bác bỏ thông tin cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động các tay súng đánh thuê từ Syria tới Azerbaijan trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại khu vực ly khai Nagorno-Karabakh.

    Đại sứ Armenia tại Nga trước đó cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai khoảng 4.000 chiến binh từ miền bắc Syria tới Azerbaijan và họ đang tham gia chiến đấu tại Nagorno-Karabakh.

    “Những tin đồn về việc các chiến binh từ Syria được tái triển khai tới Azerbaijan là một hành động khiêu khích khác của phía Armenia và hoàn toàn vô căn cứ”, ông Khikmet Gadzhiev, phụ tá của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev khẳng định.

  • Bộ Quốc phòng Armenia vừa công bố đoạn video cho thấy Quân đội Azerbaijan đã sử dụng hệ thống súng phun lửa hạng nặng TOS-1.

    “Vì sợ hãi trước những tổn thất to lớn về nhân lực và thiết bị quân sự, kẻ thù đã sử dụng hệ thống súng phun lửa hạng nặng TOS vào lúc 7h30 sáng nay theo hướng Đông Nam. Không có tổn thất nào từ phía Armenia sau cuộc tấn công này”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Shushan Stepanyan thông báo.

    Trước đó cùng ngày, Đại sứ Armenia tại Nga Vardan Toganyan cho biết, khoảng 30 quân nhân Armenia đã thiệt mạng và 100 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ ở Nagorno-Karabakh. Phía Azerbaijan tuyên bố sẽ huy động một phần quân nhân dự bị.

    Armenia công bố video Quân đội Azerbaijan sử dụng hệ thống súng phun lửa hạng nặng TOS-1

  • Đại sứ Armenia tại Nga Vardan Toganyan nói với Sputnik hôm thứ Hai rằng, Yerevan sẵn sàng tìm kiếm các loại vũ khí mới của Nga nếu có nhu cầu như vậy.  Tuy nhiên, hỗ trợ quân sự nước ngoài hiện không nằm trong chương trình nghị sự của Yerevan.

    Ông Toganyan nhấn mạnh: “Hỗ trợ quân sự của nước ngoài cho Armenia cho đến nay không nằm trong chương trình nghị sự của nước này”.

    Mặc dù vậy, Đại sứ Toganyan vẫn hết sức ca ngợi quan hệ đối tác Yerevan - Moscow.

    “Hợp tác quốc phòng của chúng tôi đang phát triển, các thỏa thuận chuyển giao vũ khí đang được thực hiện theo đúng kế hoạch”.

    “Tình hình hiện nay đang thay đổi, chúng tôi thêm bên thứ ba là Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu có nhu cầu như vậy, chúng tôi chắc chắn sẽ đưa ra các yêu cầu liên quan với Nga”, ông Toganyan giải thích.

  • Bộ Quốc phòng Azerbaijan đã công bố một loạt video mới ghi lại cuộc tấn công của họ vào lực lượng Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh.

    Điều thú vị là các video cho thấy rõ các máy bay không người lái vũ trang do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp đã được sử dụng tích cực trong chiến dịch.

    Azerbaijan công bố một loạt video ghi lại cuộc tấn công vào lực lượng Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh.

    Azerbaijan công bố một loạt video ghi lại cuộc tấn công vào lực lượng Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh

  • Azerbaijan ngày hôm nay (28/9) đã tuyên bố huy động một phần quân nhân dự bị trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Armenia ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.

    “Tổng thống Ilham Aliyev đã ký sắc lệnh về việc huy động một phần lực lượng dự bị ở Azerbaijan. Sắc lệnh có hiệu lực kể từ ngày ký”.

    Hiện chưa rõ bao nhiêu thành viên của lực lượng dự bị 300.000 người của Azerbaijan sẽ được lệnh trở thành chiến binh.

    Hôm Chủ Nhật, các quan chức quốc phòng nước này bày tỏ ý định không cần kêu gọi công dân tham gia vũ trang vì quân đội đã được biên chế hợp lý.

    Quân đội Azerbaijan hiện có khoảng 66.000 quân nhân tại ngũ, là lực lượng quân sự lớn nhất ở Nam Caucasus.

    Baku từ lâu cũng được hưởng lợi từ các mối quan hệ quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua các hoạt động cung cấp trang bị và đào tạo trong những năm gần đây.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - S-300 bị tiêu diệt, Su-30 lâm trận? - Ảnh 2.

    Binh sĩ Quân đội Azerbaijan. Ảnh: Sputnik

  • Azerbaijan cho biết Lực lượng quân sự của họ đã chiếm lĩnh điểm cao gần khu định cư Talysh.

    “Các đơn vị của Quân đội Azerbaijan, xuất phát từ những điểm cao và vị trí thuận lợi mới giải phóng được khỏi các lực lượng vũ trang Armenia, tiếp tục phản công nhằm củng cố chiến tích đã đạt được.

    Bằng các cuộc không kích và pháo kích vào nhiều vị trí của đối phương, Quân đội Azerbaijan đã buộc chúng phải rút lui khỏi các vị trí mà chúng đang cố gắng nắm giữ”.

  • Theo Bộ Quốc phòng Armenia, Baku đã sử dụng hệ thống phóng rocket hạng nặng BM-30 Smerch để tấn công vào vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh.

    Một bức ảnh và một đoạn video, được cho là ghi lại mảnh đạn từ một quả rocket như vậy đã được người dùng chia sẻ trên mạng xã hội.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - S-300 bị tiêu diệt, Su-30 lâm trận? - Ảnh 1.

  • Nước Cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh tuyên bố giành lại một số vị trí, đẩy lùi lực lượng Azerbaijan

    Thông báo của Quân đội phòng vệ Nagorno-Karabakh viết:

    “Vào ban đêm, các cuộc giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra ở hướng Nam, Đông Nam và hướng Bắc chiến tuyến. Quân đội phòng về Nagorno-Karabakh đã gây thiệt hại nặng nề cho đối phương, về cả nhân lực và trang thiết bị quân sự. Chúng tôi đã giành lại một số vị trí bị mất trước đó”.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - S-300 bị tiêu diệt, Su-30 lâm trận? - Ảnh 1.

    Lính Quân đội phòng vệ Nagorno-Karabakh. Ảnh: AFP

  • Ngày hôm nay, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cáo buộc các lực lượng Armenia tấn công thành phố Terter, đồng thời cam kết sẽ trả đũa thích đáng.

    Cơ quan này cũng cho biết các binh sĩ của họ đã phá hủy ít nhất hai xe tăng Armenia trong các cuộc đụng độ gần đây. Trong khi đó, Yerevan nói rằng Azerbaijan đang tiếp tục tấn công khu vực bằng pháo hạng nặng.

    Tuần trước, xung đột đã leo thang trở lại dọc vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, một quốc gia tự trị có người Armenia chiếm đa số và tuyên bố độc lập khỏi Azerbaijan vào năm 1991.

    Armenia và Azerbaijan đã tiến hành chiến tranh trên vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh cho đến tận năm 1994. Sau khi chiến tranh kết thúc, cả hai bên đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán hòa bình do Nhóm Minsk thuộc OSCE làm trung gian.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - S-300 bị tiêu diệt, Su-30 lâm trận? - Ảnh 1.

    Xe tăng T-64 của Quân đội phòng vệ Nagorno-Karabakh. Ảnh: Sputnik

  • Sáng hôm nay, các lực lượng quân sự Armenia đã pháo kích vào địa bàn Terter, một thị trấn biên giới có khoảng 19.000 dân sinh sống.

    Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết, “các biện pháp thích hợp” sẽ được thực hiện nếu cuộc bắn phá không dừng lại.

    Trước đó, Baku cho rằng ít nhất 550 binh sĩ Armenia đã thiệt mạng hoặc bị thương trong “cuộc phản công" của Azerbaijan cùng với hàng chục xe tăng, lựu pháo và hệ thống phòng không bị phá hủy. Yerevan ngay lập tức bác bỏ tuyên bố này là “vô căn cứ”.

    Hôm Chủ Nhật, nước cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh và đồng minh lâu năm Armenia đã tuyên bố thiết quân luật và ban hành tổng động viên nam giới trong độ tuổi nhập ngũ.

    Azerbaijan sau đó cũng tuyên bố thiết quân luật một phần nhưng chưa ban hành lệnh tổng động viên.

    Tuy nhiên, giới chức Azerbaijan đã cắt các dịch vụ internet với lý do là quy định trong thời chiến. Các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Telegram và WhatsApp cũng được cho là đã ngừng hoạt động ở quốc gia Nam Caucasus này.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - S-300 bị tiêu diệt, Su-30 lâm trận? - Ảnh 1.

    Armenia và Azerbaijan vướng vào cuộc xung đột liên quan tới tranh chấp lãnh thổ ở Nagorno-Karabakh kể từ đầu những năm 1990. Ảnh: AP

  • Theo RT, các cuộc giao tranh dữ dội giữa những lực lượng của Armenia và Azerbaijan vẫn tiếp tục diễn ra trong đêm qua dọc theo biên giới khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.

    Hai đối thủ lịch sử tiếp tục chiến đấu suốt đêm Chủ Nhật và sáng thứ Hai mặc dù đã nhận được nhiều lời kêu gọi từ các nhà lãnh đạo quốc tế yêu cầu ngừng bắn và rút quân.

    Cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng cục bộ và gây thương vong nặng nề cho phía bên kia.

    Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Armenia cho biết, trong đêm Chủ Nhật đã xảy ra các cuộc giao tranh “với cường độ khác nhau” tại biên giới Nagorno-Karabakh.

    “Đối thủ tiếp tục tấn công bằng pháo và thiết giáp, gồm cả hệ thống súng phun lửa hạng nặng TOS”. Tuy nhiên, quan chức này cũng tiết lộ, Quân đội Armenia đang ngăn chặn cuộc tấn công và “gây thiệt hại đáng kể cho kẻ thù về cả nhân lực và thiết bị”.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - S-300 bị tiêu diệt, Su-30 lâm trận? - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: RIA Novosti

  • Lệnh thiết quân luật và lệnh giới nghiêm được Azerbaijan ban bố ở một số khu vực của đất nước sau leo thang xung đột ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh với Armenia sẽ bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay.

    Trước đó, hôm Chủ Nhật Chính phủ Armenia đã tuyên bố thiết quân luật và ra lệnh huy động quân dự bị. Các nhà chức trách ở Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng cũng đã hành động tương tự.

    Xung đột giữa Azerbaijan và Armenia bùng nổ vào cuối tuần này sau khi Baku tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại lực lượng Nagorno-Karabakh.

    Azerbaijan cho biết họ đang hành động để đáp trả các cuộc pháo kích, nhưng Yerevan nói rằng hoạt động này đã được lên kế hoạch từ trước và được thực hiện với lý do giả mạo, vi phạm lệnh ngừng bắn.

    Các vụ đụng độ leo thang hôm Chủ Nhật là diễn biến mới nhất trong cuộc xung đột kéo dài giữa hai nước láng giềng liên quan tới vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, khu vực chủ yếu do người Armenia sinh sống tách ra từ Baku ba thập kỷ trước.

    Yerevan ủng hộ nền cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh tại đây nhưng chưa bao giờ thực sự được công nhận là một quốc gia có chủ quyền.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - S-300 bị tiêu diệt, Su-30 lâm trận? - Ảnh 2.

    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Azerbaijan. Ảnh: Reuters

  • Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm Chủ Nhật đã kêu gọi chấm dứt ngay các hành động thù địch vũ trang ở Nagorno-Karabakh, đồng thời cho biết ông sẽ sớm liên lạc với các nhà lãnh đạo của Armenia và Azerbaijan để bàn về vấn đề này.

    Người đứng đầu LHQ cho biết, ông “cực kỳ quan ngại” về việc lại tiếp diễn các hành động thù địch có vũ trang, lên án việc sử dụng vũ lực và lấy làm tiếc về tình hình thương vong, trong đó có cả dân thường.

    Ông Guterres cũng thừa nhận “vai trò quan trọng” của các đồng chủ tịch Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), gồm Pháp, Nga và Mỹ, đồng thời kêu gọi các bên xung đột hợp tác với những nước này để nối lại đối thoại khẩn cấp mà không cần điều kiện tiên quyết nào.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - S-300 bị tiêu diệt, Su-30 lâm trận? - Ảnh 1.

    Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: NPR

  • Trang mạng Azvision.az của Azerbaijan đưa tin, hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Armenia đã bị phá hủy ở Nagorno-Karabakh.

    “Một máy bay không người lái tấn công cảm tử của Quân đội Azerbaijan đã phá hủy tổ hợp S-300 của Armenia triển khai tại Nagorno-Karabakh. Vì vậy, có thể khẳng định không phận Nagorno-Karabakh đã được “dọn sạch” hoàn toàn cho Không quân Azerbaijan", trang mạng trên cho biết.

    Azvision.az cho rằng đây là một thắng lợi lớn đối với các lực lượng vũ trang Azerbaijan trong cuộc chiến chống lại các lực lượng chiếm đóng Armenia.

    Giới chức của cả Armenia và Azerbaijan vẫn chưa chính thức lên tiếng xác nhận hay phủ nhận thông tin này.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - Su-30 lâm trận? - Ảnh 1.

    Tên lửa phòng không S-300

  • Lực lượng phòng vệ Artsakh (Nagorno-Karabakh) đã cho công bố con số về những tổn thất của Quân đội Azerbaijan. Theo đó, Azerbaijan đã bị mất:

    - 5 máy bay trực thăng;

    - 27 máy bay không người lái (UAV), gồm cả UAV tấn công;

    - 13 xe tăng và xe chiến đấu bộ binh;

    - 2 xe công binh bọc thép;

    Tuy nhiên, thông tin trên chưa được kiểm chứng độc lập.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - Su-30 lâm trận? - Ảnh 1.

    Xe thiết giáp của Quân đội Azerbaijan tham gia tập trận. Ảnh: RIA Novosti

  • Trong cuộc họp báo hôm Chủ Nhật, ông Artsron Hovhannisyan  - Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Armenia tuyên bố, nếu cần Armenia sẽ sử dụng tất cả các loại vũ khí để đáp trả “hành động xâm lược” từ phía Azerbaijan, kể cả máy bay chiến đấu Su-30SM.

    Trả lời câu hỏi của các nhà báo về khả năng sử dụng máy bay chiến đấu trong diễn biến xung đột mới nhất này, ông Hovhannisyan nhấn mạnh rằng ban lãnh đạo quân sự và chính trị của Armenia hoàn toàn kiểm soát được tình hình khu vực xung đột Nagorno-Karabakh và “nếu cần thiết, tất cả các loại vũ khí sẽ được sử dụng”.

    Trong số các loại vũ khí có thể được Armenia huy động có máy bay chiến đấu Su-30 mà nước này mới mua từ Nga. Bộ Quốc phòng Armenia đã mua 4 tiêm kích phản lực đa năng Su-30 vào tháng 2/2019.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - Su-30 lâm trận? - Ảnh 1.

    Armenia đã mua 4 tiêm kích Su-30 vào tháng 2/2019

  • Tổng thống Arayik Harutyunyan của nước Cộng hòa Artsakh ly khai (Cộng hòa Nagorno-Karabakh) cho biết, hôm Chủ nhật “hàng chục” binh sĩ của họ đã bị chết và bị thương trong cuộc xung đột với Azerbaijan.

    “Hàng chục quân nhân đã chết cùng hàng chục người khác bị thương. Hàng chục thường dân bị thương, trong đó có cả những trường hợp tử vong”, ông Harutyunyan nói trong một cuộc họp trực tuyến được phát trên Facebook.

    Quan chức này tuyên bố rằng các lực lượng vũ trang Azerbaijan đã sử dụng máy bay phản lực F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đóng ở Azerbaijan từ khoảng một tháng nay để tấn công với lý do là “tập trận quân sự".

    Ông Harutyunyan cũng cho biết các lực lượng vũ trang Azerbaijan được trang bị “vũ khí tối tân nhất của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ”.

    Các lực lượng vũ trang Armenia công bố video pháo kích đoàn xe thiết giáp của Azerbaijan

  • Bộ Quốc phòng Azerbaijan vừa cho đăng tải một video ghi lại cuộc không kích vào kho vũ khí của các lực lượng vũ trang Armenia.

    Azerbaijan công bố video không kích kho vũ khí của Armenia

  • Theo Sputnik, các lực lượng vũ trang của Cộng hòa Artsakh (tên khác là Nagorno-Karabakh) đã thu giữ một xe tăng BMP-3 và 10 xe bọc thép khác có trang bị khí tài quân sự  của Azerbaijan.

    Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia Shushan Stepanyan cho biết: “Trong cuộc phản công của các đơn vị phòng vệ Nagorno-Karabakh, 11 xe bọc thép của đối phương cùng với thiết bị chiến đấu đã bị thu giữ, gồm cả một chiếc BMP-3”.

  • Theo Forbes, sáng Chủ nhật (27/9), pháo binh, rocket, máy bay không người lái và máy bay chiến đấu của Azerbaijan đã bắt đầu một loạt các cuộc tấn công vào các vị trí của Armenia trong khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.

    Đợt giao tranh mới nhất này được cho là đã khiến nhiều xe bọc thép và máy bay chiến đấu bị phá hủy và đã cướp đi sinh mạng của dân thường.

    Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố rằng họ đã tấn công các sở chỉ huy của đối phương dọc theo chiều dài của toàn bộ mặt trận để trả đũa vụ pháo kích của Armenia.

    Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Armenia cũng công bố hình ảnh về một chiếc xe tăng T-72 của Azerbaijan bị trúng mìn hoặc hỏa lực chống tăng. 

    Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia tuyên bố lực lượng của họ đã bắn hạ 4 trực thăng và 15 máy bay không người lái của Azerbaijan cùng 10 xe tăng và xe chiến đấu bộ binh.

    Cả hai bên đều cáo buộc lẫn nhau dàn dựng nên thiệt hại. Armenia đã tuyên bố thiết quân luật và đang huy động quân dự bị.

    Theo các nhà quan sát, cuộc xung đột cũng có nguy cơ kéo theo các cường quốc khu vực là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc ủng hộ các bên đối lập.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - Xe tăng, trực thăng bốc cháy - Ảnh 2.

    Hình ảnh được Bộ QP Azerbaijan (trái) và Bộ QP Armenia (phải) cung cấp

  • Đầu giờ sáng ngày Chủ nhật (27/9), leo thang xung đột đã bùng phát tại vùng Nagorno-Karabakh, một quốc gia tự trị với đa số là người Armenia tuyên bố độc lập khỏi Cộng hòa Azerbaijan thuộc Liên Xô cũ vào năm 1991.

    Azerbaijan đã phát động một chiến dịch mà họ gọi là “phản công”, trong khi nước Cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh cáo buộc các lực lượng Azerbaijan đã nổ súng nhằm vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự ở thủ đô Stepanakert của nước này.

    Nhiều thương vong liên tục được cả hai bên đưa ra kể từ sau khi xung đột bùng phát trở lại.

    Kể từ đầu những năm 1990, Azerbaijan và Armenia đã xung đột với nhau về quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh.

    Từ khi Chiến tranh Nagorno-Karabakh chấm dứt năm 1994, đại diện của chính phủ Armenia và Azerbaijan đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán hòa bình do Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) làm trung gian về tình trạng tranh chấp ở khu vực.

    Armenia, Azerbaijan đối diện chiến tranh toàn diện: Thiết quân luật, tổng động viên - Xe tăng, trực thăng bốc cháy - Ảnh 1.

  • Hai nước đối thủ Armenia và Azerbaijan hôm Chủ nhật đã cáo buộc lẫn nhau gây ra các cuộc đụng độ chết người cướp đi sinh mạng của ít nhất 23 người trong cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ qua và có nguy cơ kéo theo sự tham gia của các cường quốc trong khu vực là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Đây là những cuộc đụng độ tồi tệ nhất kể từ năm 2016 và làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến mới giữa hai đối thủ kình địch lâu đời liên quan tới tranh chấp lãnh thổ tại khu vực ly khai Nagorny Karabakh do Armenia hậu thuẫn.

    Cuộc đối đầu lớn giữa Azerbaijan theo đạo Hồi và Armenia theo đạo Thiên chúa có nguy cơ lôi kéo những cường quốc trong khu vực là Moscow và Ankara vào cuộc xung đột mới.

    Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã kêu gọi các cường quốc trên thế giới ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào cuộc xung đột.

    “Chúng tôi đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh toàn diện ở Nam Caucasus”, ông Pashinyan cảnh báo.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn