Xung đột kéo dài đã bùng phát trở lại trong những tháng gần đây.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Xung đột kéo dài đã bùng phát trở lại trong những tháng gần đây.

Các cuộc đụng độ đã nổ ra giữa lực lượng Armenia và Azerbaijan trong khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, với ít nhất một trực thăng Azerbaijan bị bắn hạ.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết Azerbaijan đã dùng không kích và pháo binh.

Cả Armenia và Azerbaijan đều từng thuộc Liên Xô trước năm 1991.

Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và đàm phán để ổn định tình hình.

Trong bốn thập niên, hai nước đã vướng vào một cuộc xung đột chưa được giải quyết về vùng Nagorno-Karabakh, nơi được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan nhưng do người Armenia kiểm soát.

Giao tranh ở biên giới vào tháng Bảy đã giết chết ít nhất 16 người và dẫn đến cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm ở thủ đô Baku của Azerbaijan với lời kêu gọi tổng động viên để tái chiếm khu vực này.

Azerbaijan cho biết họ đang đáp trả các cuộc pháo kích trên toàn mặt trận. Cả hai bên đều nói có thường dân thiệt mạng.

Xung đột kéo dài đã bùng phát trở lại trong những tháng gần đây.

Trong bốn thập niên, hai nước đã vướng vào một cuộc xung đột chưa được giải quyết về vùng Nagorno-Karabakh

Chụp lại hình ảnh,

Trong bốn thập niên, hai nước đã vướng vào một cuộc xung đột chưa được giải quyết về vùng Nagorno-Karabakh

Hai bên nói gì?

Bộ Quốc phòng Armenia cho biết một cuộc tấn công nhằm vào các khu định cư dân sự, bao gồm cả thủ phủ Stepanakert của khu vực, bắt đầu lúc 08:10 sáng giờ địa phương.

Bộ này cho biết họ đã bắn rơi hai trực thăng và ba máy bay không người lái, và phá hủy ba xe tăng.

"Phản ứng của chúng tôi sẽ ở mức tương xứng và lãnh đạo quân sự-chính trị của Azerbaijan phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình hình," bộ này nói trong một tuyên bố.

Người phát ngôn Shushan Stepanyan sau đó cho biết một phụ nữ và một trẻ em thiệt mạng và có thông tin khác về thương vong đang được xác minh.

Nhà chức trách ở khu vực ly khai đã ban bố tình trạng thiết quân luật và "tổng động viên quân đội".

Trong khi đó Azerbaijan tuyên bố "chiến dịch phản công của quân đội chúng tôi trên toàn mặt trận nhằm trấn áp hoạt động giao tranh của lực lượng vũ trang Armenia và đảm bảo an toàn cho dân thường".

Các cuộc pháo kích dữ dội vào một số làng đã khiến dân thường thiệt mạng hoặc bị thương, và thiệt hại nghiêm trọng đối với cơ sở hạ tầng, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết.

Bộ này nói thêm rằng một máy bay trực thăng đã bị mất tích nhưng phi hành đoàn vẫn sống sót, và 12 hệ thống phòng không của Armenia đã bị phá hủy và phủ nhận những thiệt hại khác do Armenia đưa ra.

Căng thẳng bùng phát thành xung đột lần cuối là vào năm 2016, với việc hai nước đụng độ trong 4 ngày do tranh chấp lãnh thổ.

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) bấy lâu nay đã cố gắng làm trung gian hòa giải xung đột, với các nhà ngoại giao từ Pháp, Nga và Hoa Kỳ - thành lập Nhóm OSCE Minsk - nhằm cố gắng có được một lệnh ngừng bắn.