Người biểu tình chiếm trụ sở Bộ Ngoại giao Lebanon

Thứ Bảy, 08 Tháng Tám 20209:59 SA(Xem: 4249)
Người biểu tình chiếm trụ sở Bộ Ngoại giao Lebanon

Hàng chục người biểu tình, dẫn đầu bởi các sĩ quan quân đội nghỉ hưu, xông vào trụ sở Bộ Ngoại giao Lebanon ở trung tâm Beirut hôm nay.

"Chúng tôi sẽ ở lại đây. Chúng tôi kêu gọi người dân Lebanon chiếm tất cả trụ sở các bộ", một người biểu tình nói qua loa tại trụ sở Bộ Ngoại giao. Họ xông vào khi lực lượng an ninh đang tập trung đối phó hàng nghìn người tụ tập ở Quảng trường Liệt sĩ cách đó vài trăm mét.

Những người biểu tình vào trong tòa nhà, đốt một số tài liệu và chân dung Tổng thống Michel Aoun, hô khẩu hiệu chống chính phủ và tuyên bố trụ sở Bộ Ngoại giao giờ là "cơ quan đầu não của cuộc cách mạng". Họ treo cờ có hình nắm đấm đã trở thành biểu tượng cho các cuộc biểu tình chống chính phủ trên toàn quốc.

"Chính phủ phải rời ghế", sĩ quan quân đội về hưu Sami Ramah đọc tuyên bố trên bậc thềm của tòa nhà.

Người biểu tình tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Beirut ngày 8/8. Ảnh: Reuters.

Người biểu tình tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Beirut ngày 8/8. Ảnh: Reuters.

Giận dữ và tuyệt vọng bao trùm Beirut khi 2.750 tấn amoni nitrat phát nổ hôm 4/8, phá hủy hàng loạt nhà dân và cả những công trình mang tính biểu tượng. Ít nhất 158 người chết, 6.000 người bị thương. Thiệt hại ước tính lên đến 5 tỷ USD.

Chính quyền cam kết sẽ điều tra đến cùng sự việc và buộc những người đứng sau thảm kịch phải chịu trách nhiệm. 16 người liên quan tới cảng Beirut, gồm tổng giám đốc cảng vụ, đã bị bắt. Tuy nhiên, ít người Lebanon tin tưởng vào hứa hẹn của chính quyền. Một số dựng lên giá treo cổ giả ở quảng trường như lời cảnh báo với các lãnh đạo Lebanon.

Họ cho rằng chính quyền đã quản lý yếu kém và lơ là trách nhiệm khi để kho amoni nitrat tồn tại ở cảng Beirut mà không có biện pháp an toàn trong 6 năm qua. Giới chức hải quan, quân đội và tư pháp Lebanon đã cảnh báo về hiểm họa ít nhất 10 lần nhưng không biện pháp xử lý nào được thực hiện.

Sự việc xảy ra vào thời điểm nhạy cảm với Lebanon, khi nước này đang trải qua khủng hoảng kinh tế với tỷ lệ lạm phát cao, gần một nửa dân số Lebanon sống dưới mức nghèo đói và 35% thất nghiệp. Tháng 10 năm ngoái, người dân ở ít nhất 70 thành phố trên khắp đất nước biểu tình phản đối tình trạng tham nhũng trong bộ máy chính phủ, năng lực quản lý yếu kém của giới lãnh đạo, các biện pháp thắt lưng buộc bụng và cơ sở hạ tầng thiếu thốn, như tình trạng nước máy không đảm bảo hay thường xuyên mất điện
Người biểu tình tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Beirut ngày 8/8. Ảnh: Reuters.

Người biểu tình tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Beirut ngày 8/8. Ảnh: Reuters.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn