Trung Quốc tiếc thương 'người hùng dịch viêm phổi' ( Tin khác : Ông và 7 người khác bị an ninh TQ giết để diệt khẩu )

Thứ Năm, 06 Tháng Hai 202011:00 CH(Xem: 6084)
Trung Quốc tiếc thương 'người hùng dịch viêm phổi' ( Tin khác : Ông và 7 người khác bị an ninh TQ giết để diệt khẩu )

Người dùng mạng xã hội Trung Quốc bày tỏ tiếc thương với sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng, cho rằng chính quyền nợ anh lời xin lỗi. 

Bệnh viện Trung ương Vũ Hán xác nhận trên tài khoản Weibo sáng nay rằng bác sĩ Lý Văn Lượng, 34 tuổi, một trong những người đầu tiên cảnh báo về dịch viêm phổi, đã qua đời lúc 2h58 (1h58 giờ Hà Nội), sau thời gian chiến đấu với virus corona chủng mới (nCoV).

Thông tin về sự ra đi của bác sĩ Lý được Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng đầu tiên trên tài khoản Twitter vào khoảng 20h40 tối 6/2, dẫn lời bạn bè và các bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán cho biết anh qua đời vì nhiễm nCoV.

Chỉ trong vài phút, hàng chục nghìn bình luận đổ về bày tỏ sự bàng hoàng và đau xót trước thông tin bất ngờ này.

Bác sĩ Lý Văn Lượng trước và sau khi nhiễm nCoV. Ảnh: Weibo.

Bác sĩ Lý Văn Lượng trước và sau khi nhiễm nCoV. Ảnh: Weibo

"Chúng tôi sẽ không quên vị bác sĩ đã lên tiếng về dịch bệnh từng bị coi là tin đồn nhảm", một người dùng mạng xã hội bình luận dưới thông báo của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán. "Chúng tôi có thể làm gì khác đây? Điều duy nhất có thể làm là không lãng quên anh".

Hashtag "Bác sĩ Lý qua đời" ngay lập tức đã thu hút hàng triệu lượt xem và bình luận trên Weibo. Tuy nhiên, vài giờ sau, bài đăng trên Twitter của Global Times bị xóa. Các kênh truyền thông khác của nhà nước Trung Quốc cũng đồng loạt xóa thông tin về cái chết của bác sĩ trẻ mà không đưa ra lời giải thích.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban đầu bày tỏ sự tiếc thương bác sĩ Lý trên tài khoản Twitter: "Chúng tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng. Tất cả chúng ta cần tôn vinh công việc mà anh ấy đã làm liên quan tới #nCoV2019". Tuy nhiên, WHO sau đó cập nhật bài viết cho hay họ không có bất cứ thông tin gì về tình trạng của Lý.

Nhiều người đã hy vọng vào phép màu khi Bệnh viện Trung ương Vũ Hán lúc 0h45 ngày 7/2 thông báo rằng bác sĩ Lý "đang trong tình trạng nguy kịch" nhưng chưa qua đời như thông báo trên truyền thông.

"Đêm nay sẽ không ngủ, quyết chờ đợi phép màu", một người bình luận dưới thông báo đầu tiên của bệnh viện rằng họ đang nỗ lực hết sức cứu chữa cho Lý. "Chúng tôi đêm nay không cần ngủ, nhưng Lý Văn Lượng cần phải sống".

Nhiều người tuyệt vọng để lại các tin nhắn trên tài khoản Weibo của bác sĩ Lý, cầu mong anh tiếp tục đăng thông tin về tình trạng của mình. Nhưng phép màu đã không xảy ra, Bệnh viện Trung ương Vũ Hán xác nhận anh đã qua đời khoảng hai giờ sau đó.

"Người giữ ngọn lửa cho đám đông sẽ là người đầu tiên chết cóng vì gió tuyết", nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ dòng chữ này để bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của bác sĩ Lý.

Một số người cáo buộc nhà chức trách Vũ Hán đã cố tình kéo dài sự sống cho bác sĩ Lý bằng phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO) sau khi tim anh ngừng đập, để tin tức về cái chết của anh được công bố lúc rạng sáng và dễ bị lãng quên. "Tôi biết các ông sẽ đăng bài viết này vào nửa đêm mà", một người bày tỏ. "Các ông nghĩ tất cả chúng tôi đã đi ngủ rồi sao. Không, chúng tôi vẫn thức".

Các chủ đề thảo luận "Chính quyền Vũ Hán nợ bác sĩ Lý Văn Lượng một lời xin lỗi" ngay sau đó bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo, thu hút hàng chục nghìn lượt xem trước khi bị xóa.

"Rất nhiều thanh niên sẽ ngộ ra sau đêm nay: thế giới không tươi đẹp như chúng ta tưởng tượng. Các bạn có giận dữ không? Nếu bất kỳ ai trong chúng ta ở đây đủ may mắn để lên tiếng vì công chúng trong tương lai, xin hãy đảm bảo rằng các bạn sẽ ghi nhớ sự phẫn nộ tối nay", một bình luận nhận được nhiều quan tâm nhất bên dưới thông báo của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán viết.

Lý Văn Lượng được coi là một trong 8 người đầu tiên cảnh báo về dịch viêm phổi do nCoV ở Trung Quốc. Anh ngày 30/12/2019 gửi tin nhắn vào nhóm trò chuyện trên WeChat gồm 150 bác sĩ là bạn học cũ, cảnh báo về 7 ca nhiễm virus mà anh cho là giống SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng), dịch khởi phát ở Trung Quốc năm 2002 khiến khoảng 800 người thiệt mạng trên toàn thế giới.

Tin nhắn của Lý thu hút sự chú ý của giới chức sau khi một người trong nhóm đăng ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện lên mạng. 7 bác sĩ khác sau đó chia sẻ những tin nhắn tương tự trên ba nhóm trò chuyện.

Ngay đêm đó, các quan chức y tế thành phố Vũ Hán triệu tập Lý, yêu cầu được biết lý do anh chia sẻ thông tin. Ngày 3/1, cảnh sát Vũ Hán mời anh đến làm việc, buộc anh ký biên bản với nội dung "đã phát tán thông tin sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội".

Ngày 8/1, anh khám cho một nữ bệnh nhân nhiễm nCoV. Hai ngày sau, anh bị ho và khó thở nhưng các kết quả xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với nCoV. Dù vậy, anh vẫn chủ động cách ly với người vợ đang mang thai và con nhỏ. Bố mẹ anh cũng đang nằm viện vì bị sốt, nhưng hiện chưa rõ vợ con anh có bị nhiễm hay không. Một số thông tin trên mạng xã hội Trung Quốc cho biết vợ anh cũng bị nhiễm nCoV.

Ngày 12/1, bác sĩ Lý nhập viện và đến 1/2 thì được xác định dương tính với virus. Trong bài viết cuối cùng trên Weibo hôm đó, anh thông báo bệnh tình của mình và nhận được hàng chục nghìn bình luận cảm thông.

NgườiDịch virus corona118448441 3121 3122 8012 8016 0616 0619 8219 82111 94811 94814 55314 55317 38717 38720 62320 62324 55124 55128 27628 27631 48131 48156568080106106132132170170213213259259305305362362427427492492566566638638Nhiễm

ChếtDec 8Jan 24Jan 25Jan 26Jan 27Jan 28Jan 29Jan 30Jan 31Feb 1Feb 2Feb 3Feb 4Feb 5Feb 6Feb 7010k20k30k40k

"Bác sĩ Lý, anh là một bác sĩ giỏi có tâm", một người nêu ý kiến và thu hút hơn 100.000 lượt thích.

Một người khác gọi Lý là một trong 8 "nhà tiên tri": "Người dân cả nước đoàn kết cùng anh".

Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm 28/1 đã đăng bài bình luận trên mạng xã hội chỉ trích việc giới chức Vũ Hán khiển trách Lý và các bác sĩ khác vì lan truyền "tin đồn". "Nếu công chúng lắng nghe 'tin đồn' này vào thời điểm đó và áp dụng các biện pháp như đeo khẩu trang, khử trùng nghiêm ngặt và tránh đến chợ bán động vật hoang dã thì chúng ta đã có thể ngăn ngừa và kiểm soát lây lan virus tốt hơn", bài bình luận có đoạn viết.

 Anh Ngọc (Theo CNN)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn