Vụ Trịnh Xuân Thanh: Slovakia cho một nhà ngoại giao VN '48 tiếng' để về nước

Thứ Năm, 06 Tháng Hai 20204:53 SA(Xem: 3865)
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Slovakia cho một nhà ngoại giao VN '48 tiếng' để về nước
bbc.com

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Slovakia trục xuất một nhà ngoại giao VN


Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên hai án tù chung thân trong hai phiên tòa sơ thẩm tại Hà Nội hồi tháng 1 và tháng 2/2018 Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên hai án tù chung thân trong hai phiên tòa sơ thẩm tại Hà Nội hồi tháng 1 và tháng 2/2018

Một cán bộ ngoại giao Việt Nam bị buộc phải rời Slovakia vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức.

Một nhân viên ngoại giao Việt Nam đã trở thành một "nhân vật không được hoan nghênh" (persona no grata) và "có 48 giờ" để rời khỏi Slovakia, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Slovakia theo sau phán quyết của Toà phúc thẩm ở Đức về vụ bắt cóc cựu quan chức ngành dầu khí Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh.

Trang Spectator ở Slovakia cho biết Bộ Ngoại giao Slovakia đã trao một văn bản cho Đại sứ Việt Nam tại Slovakia, Dương Trọng Minh về vấn đề này.


Vụ việc từ 2017 mà ở Việt Nam có người tưởng như đã không còn dư âm gì thì lại đang được hâm nóng lại ở châu Âu.

Theo nhà báo độc lập Lê Mạnh Hùng từ Berlin, thì phía Slovakia chịu sức ép từ Đức, quốc gia chủ chốt của EU ở vùng Trung Âu và Đông Âu.

"Ngay sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin đưa về Việt Nam vào tháng 7 năm 2017, chính phủ Đức bởi tin vào những bằng chứng và sự điều tra nhanh chóng đã có thái độ phản đối quyết liệt, lập tức công bố trục xuất hai nhà ngoại giao của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin về nước và triệu đại sứ Đoàn Xuân Hưng tới chất vấn.

Theo báo Slovakia trích nguồn cơ quan điều tra của Đức thì "Slovakia đã dính líu đến toàn bộ vụ việc, qua cách cung cấp phi cơ của chính quyền cho phía quan chức Việt Nam",

"Trong các phiên tòa xử nghi can Nguyễn Hải Long tội tham gia vụ bắt cóc, phía Đức đã đi tới kết luận đây là tội phạm mang tính quốc gia và cơ quan trực tiếp chỉ đạo thực hiện vụ này là ở cấp bộ (Bộ Công an Việt Nam). Những người trực tiếp được điều sang Berlin thực hiện vụ bắt cóc là các sĩ quan an ninh của Bộ Công an Việt Nam, mang hộ chiếu ngoại giao của Việt Nam."

Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf
Image caption Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf

Xin nhắc lại Đức đã không ít lần tạo sức ép muốn Slovakia phải có thái độ trách nhiệm và làm rõ điều này. Thủ tướng Angela Merkel trong một lần tiếp đón thủ tướng Slovakia tại Berlin cũng đã trực tiếp công khai đề nghị như vậy.

Những phản ứng của phía Slovakia ở cấp nhà nước cho đến nay dường như vẫn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ.

Giờ đây sau khi có bản phán quyết cuối cùng của tòa án tối cao CHLB Đức kết luận về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, có lẽ là thời điểm Slovakia không còn thể làm ngơ trước sự đòi hỏi của phía Đức và sự im lặng từ phía Việt Nam, theo nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin.

Ông Hùng cũng nói:

"Sự xâm phạm thô bạo tới chủ quyền, an ninh và danh dự của Đức, quốc gia đứng đầu khối EU, thể theo luật pháp, văn hóa Đức khó có chuyện dễ dàng cho vào quên lãng bằng thời gian, nhất là một khi quốc gia mắc lỗi đó có vị thế còn khá khiêm tốn trên trường quốc tế như Việt Nam."

Sự kiện vụ ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại chính trị và báo chí châu Âu xảy ra vào thời điểm Liên hiệp châu Âu chuẩn bị thông qua Hiệp định Thương mại EVFTA với Việt Nam.

Nhiều cách giải thích trái ngược nhau

Hôm 30/1, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, bà Petra Isabel Schlagenhauf, vào ngày 28/1 đã ra thông cáo với báo giới, khẳng định việc Việt Nam tiếp tục giam giữ ông Trịnh Xuân Thanh, thân chủ của bà là trái luật quốc tế.

Trả lời BBC News Tiếng Việt trong thư điện tử gửi từ Berlin, bà Petra Isabel Schlagenhauf khẳng định rằng, bằng quyết định bác bỏ đơn kháng cáo của ông Nguyễn Hải Long, Tòa án Tối cao liên bang Đức đã xác nhận rằng, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh - thân chủ của bà - là trái luật pháp quốc tế.

Trao đổi với BBC qua thư điện tử, bà viết:

"Một trong những người tham gia vào vụ bắt cóc khách hàng của tôi [tức Trịnh Xuân Thanh] đã bị bắt ở Prague, bị dẫn độ về Đức. Sau một phiên tòa kéo dài vài tháng, ông ta đã bị Tòa Thượng thẩm ở Berlin (Kammergericht - tòa án cao nhất ở Berlin với trường hợp này) kết án là đã tham gia vào việc bắt cóc và làm việc cho một tổ chức bí mật ở nước ngoài ở Đức và lãnh án 3 năm 10 tháng tù.''

Thăm Slovakia hồi tháng 2/2019 bà Merket thảo luận với lãnh đạo nước chủ nhà về vụ ông Trịnh Xuân Thanh. Bản quyền hình ảnh NURPHOTO
Image caption Thăm Slovakia hồi tháng 2/2019 bà Merket thảo luận với lãnh đạo nước chủ nhà về vụ ông Trịnh Xuân Thanh.

"Với quyết định này, Tòa án Tối cao liên bang Đức đã xác nhận rằng, việc bắt cóc khách hàng của tôi là trái luật pháp quốc tế và việc giam giữ khách hàng của tôi tại Việt Nam, từ quan điểm pháp lý của Đức, là bất hợp pháp.''

"Với quyết định này, việc Việt Nam phải trả tự do cho khách hàng của tôi là điều không còn có gì cần bàn cãi nữa", thư điện tử của bà Petra Isabel Schlagenhau gửi BBC News Tiếng Việt nhấn mạnh.

Hồi tháng 5/2018, Đại sứ Việt Nam tại Slovakia, ông Dương Trọng Minh, sau khi bị Bộ Ngoại giao nước chủ nhà triệu lên chất vấn, đã nói rằng ông Trịnh Xuân Thanh chưa từng tới Slovakia, theo trang tin spectator.sme.sk.

Đại sứ Việt Nam nói như vậy với giới chức cao cấp nhất ở Slovakia, theo phía Slovakia nói với báo chí hôm 18/5/2018.

Bộ Ngoại giao Đức từng cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trong lúc đang xin quy chế tị nạn tại Berlin.

Website mzv.sk Bản quyền hình ảnh Website mzv.sk
Image caption Đại sứ Dương Trọng Minh (thứ hai, từ bên phải) bị Bộ Ngoại giao Slovakia triệu lên làm việc hôm 3/5/2018. Ông Minh nói rằng nhân vật mà phía Slovakia nhắc tên "chưa hề tới Slovakia"

Trong khi đó, Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn nguồn Bộ Công an Việt Nam là không hề có chuyện bắt cóc ông Thanh từ Đức mà ông Thanh tự ý về đầu thú để mong được hưởng sự khoan hồng.

Thông cáo chính thức, được truyền thông Việt Nam đưa lại viết:

"Ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại...Tây Hồ, Hà Nội; hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú."

Sau đó, ông Thanh liên tiếp bị đưa ra tòa xét xử với các tội danh khác nhau. Trong đó, có 2 án tù chung thân với cáo buộc "cố ý làm trái và tham ô tài sản" khi ông Trịnh Xuân Thành còn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí VIệt Nam.''

Bratislava Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Sân bay Bratislava - hình chỉ có tính minh họa. Cho đến tháng 5/2018, phía VN nói ông Trịnh Xuân Thanh chưa hề có mặt tại Slovakia nhưng cả Đức và Slovakia cho rằng ông ta được đưa đi bằng đường hàng không khỏi EU từ Bratislava

Cho đến nay, vụ Trịnh Xuân Thanh cho thấy mâu thuẫn nội bộ trong hệ thống chính trị Việt Nam, giữa cách xử lý theo các tiêu chuẩn quốc tế, và cách làm việc theo cách đặc thù của nước này.

Hiện tượng đối ngoại lúc tiến, lúc lui bị cho là do xu hướng chuyên chế cỗ hữu tác động, theo một số bình luận.

Ngoài ra, những gì xảy ra sau vụ ông Trịnh Xuân Thanh "về nước" bị một số ý kiến cho là biểu hiện của nghiệp vụ yếu kém của ngành công an, an ninh Việt Nam, khiến ngoại giao, quốc thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn