Bất chấp cảnh sát trấn áp, dân Irak lại xuống đường đòi bầu cử sớm

Thứ Bảy, 01 Tháng Hai 20207:01 SA(Xem: 2626)
Bất chấp cảnh sát trấn áp, dân Irak lại xuống đường đòi bầu cử sớm
rfi.fr

Bất chấp cảnh sát trấn áp, dân Irak lại xuống đường đòi bầu cử sớm

Thu Hằng

Sinh viên Irak biểu tình tại Bassora, thành phố lớn thứ hai của Irak, ngày 28/01/2020.

Sinh viên Irak biểu tình tại Bassora, thành phố lớn thứ hai của Irak, ngày 28/01/2020. REUTERS/Essam al-Sudani

Ngày 31/01/2020, đúng một tuần sau các cuộc trấn áp gây thương vong của cảnh sát, người dân Irak lại xuống đường để đòi tổ trước bầu cử trước thời hạn. Tính từ khi phong trào phản đối nổ ra vào đầu tháng 10/2019, đã có hơn 600 người thiệt mạng trong các vụ xô xát với cảnh sát.

Phóng sự của thông tín viên RFI Lucile Wassermann từ Bagdad :

« Nhiều tiếng súng nổ trên không ở thủ đô của Irak khiến người biểu tình hoảng sợ. Xung quanh quảng trưởng Tahrir, trung tâm của phong trào phản kháng, các đại lộ lại mang mầu chiến trường ở Bagdad.

Từ một tuần nay, ngày nào Mohammed cũng đến đây. Anh đeo mặt nạ và cài các chai bom xăng quanh áo khoác kiểu quân sự. Anh nói : « Lực lượng an ninh bắn hơi cay và đạn chì vào chúng tôi. Họ nhắm vào mắt và tất cả các vùng nhạy cảm trên cơ thể để gây thương tích cho chúng tôi ».

Mới đây, lực lượng cảnh sát sử dụng súng bắn đạn chì để giải tán người biểu tình. Theo Ahmed, một người biểu tình khác, đó là loại súng thường được dùng để đi săn. Anh cho biết : « Ở đây, hẳn họ nghĩ rằng chúng tôi là những con vật, thế nên họ bắn chúng tôi bằng loại súng đó. Ở nơi khác, người ta đi bắn chim, ở đây họ bắn vào con người ».

Cuộc trấn áp ngày càng gia tăng kể từ tuần trước, sau khi thủ lĩnh theo hệ phái Shia có ảnh hưởng, Moqtada Sadr, rút lời ủng hộ phong trào phản kháng. Đối với rất nhiều người biểu tình, « đây là sự phản bội ». Một người trong số họ phát biểu : « Ông ấy đã kêu gọi những người ủng hộ rút khỏi quảng trường kể từ khi ông tổ chức phong trào chống Mỹ. Họ đã bán rẻ lý tưởng của chúng tôi. Thậm chí người ta đốt nhiều lều trại ở đây (quảng trường Tahrir) ».

Thế nhưng, không vì thế mà những người phản kháng chùn bước. Hiện họ yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp và đòi tổ chức bầu cử trước thời hạn sớm nhất có thể ».

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn