Mỹ thảo phương án trừng phạt kinh tế Iraq ( Chấm dứt cập nhật )

Thứ Hai, 06 Tháng Giêng 20209:04 CH(Xem: 6675)
Mỹ thảo phương án trừng phạt kinh tế Iraq ( Chấm dứt cập nhật )
**************

Mỹ thảo phương án trừng phạt kinh tế Iraq

Chính quyền Trump bắt đầu soạn thảo các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể đối với Baghdad trong trường hợp Iraq trục xuất quân đội Mỹ.

Theo ba nguồn tin giấu tên được tiếp cận kế hoạch trên của chính quyền Trump, Mỹ bắt đầu soạn thảo các biện pháp trừng phạt đối với Iraq. Động thái diễn ra sau khi Trump hôm 5/1 tuyên bố sẽ áp trừng phạt kinh tế "chưa từng có" với Iraq nếu nước này trục xuất quân đội Mỹ.

Quốc hội Iraq hôm 5/1 thông qua nghị quyết đề nghị chính phủ ngừng yêu cầu hỗ trợ từ liên quân do Mỹ dẫn đầu, sau khi Mỹ tiến hành cuộc không kích hạ sát tướng Iran Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) ngày 3/1.

Washington chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc áp trừng phạt với Iraq. Một quan chức cho hay kế hoạch vẫn để mở và sẽ chờ xem Baghdad có tiến hành trục xuất quân đội Mỹ khỏi Iraq hay không.

Bộ Tài chính và Nhà Trắng sẽ là cơ quan chỉ đạo trong trường hợp các lệnh trừng phạt được thực thi. Các quan chức còn cho rằng đây là động thái "rất bất thường" chống lại một đồng minh nước ngoài mà Mỹ đã dành gần hai thập kỷ và hàng trăm tỷ USD hỗ trợ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hội nghị NATO ở London tháng 12/2019. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hội nghị NATO ở London tháng 12/2019. Ảnh: Reuters.

"Tổng thống hoàn toàn có cơ sở pháp lý để đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iraq", Erich Ferrari, luật sư chuyên về luật trừng phạt của Mỹ cho biết. "Nhưng tôi nghĩ nó sẽ tạo tiền lệ xấu. Ở mức độ tối thiểu là thiếu tôn trọng chủ quyền. Nếu các ông bắt chúng tôi rời đi, chúng tôi sẽ áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với các ông", luật sư nói.

Trừng phạt kinh tế là một cách Nhà Trắng sử dụng để cô lập, nhắm vào một cá nhân, một công ty hay một chính phủ. Ví dụ, Nhà Trắng có thể cấm các doanh nghiệp Mỹ làm việc với các doanh nghiệp Iraq. Tuy nhiên, Trump hiện để ngỏ nhiều kịch bản, cả về quân sự lẫn kinh tế nhắm vào Iran và Iraq, tùy thuộc cách hai nước này phản ứng.

Phát biểu với phóng viên trên chuyên cơ Không lực Một khi đang trên đường từ Florida về Washington cùng ngày, Trump nói rằng chi phí cho các căn cứ Mỹ ở Iraq "rất đắt đỏ". "Rất lâu từ trước thời của tôi, nước Mỹ đã tốn hàng tỷ USD để xây dựng các căn cứ. Chúng tôi sẽ không rời đi trừ khi họ trả lại tiền cho chúng tôi", ông nói. 

Thư của một chỉ huy đặc nhiệm Mỹ hôm 6/1 nói sẽ rút quân về để đảm bảo chủ quyền của Iraq, song Lầu Năm Góc bác thông tin này. "Bức thư đó không phù hợp với tình hình hiện tại của chúng tôi", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói, khẳng định Washington không rút quân khỏi Iraq.

Một số chuyên gia cho rằng sẽ khó có thể thực thi các biện pháp trừng phạt với Iraq mà không gây tổn hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ do liên kết giữa hai quốc gia suốt 17 năm qua, kể từ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến ở Iraq. Hàng nghìn lính Mỹ chết khi chiến đấu ở Iraq từ 2003 và cuộc chiến ngốn của chính quyền Washington khoảng một nghìn tỷ USD.

Mai Lâm (Theo Washington Post)


*************

Mỹ từ chối cấp thị thực cho Ngoại trưởng Iran dự họp LHQ


Reuters dẫn thông tin từ quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington đã từ chối cấp thị thực cho Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif để ông này dự họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào thứ Năm (9/1).

Theo “thỏa thuận trụ sở” Liên Hiệp Quốc 1947, thông thường Mỹ được yêu cầu cho phép các nhà ngoại giao nước ngoài được đến Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại thành phố New York. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Mỹ sẽ viện dẫn lý do “an ninh, khủng bố và chính sách đối ngoại” để từ chối cấp thị thực.

Reuters cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối bình luận về thông tin nêu trên. Trong khi, phái đoàn Iran tại LHQ nói rằng: “Chúng tôi đã đọc thông tin trên truyền thông, nhưng chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ cả Mỹ và LHQ liên quan tới thị thực của Ngoại trưởng Zarif.

Phát ngôn viên LHQ Stephane Dujarric cũng từ chối trả lời Reuters về thông tin Mỹ từ chối cấp thị thực cho ông Zarif.

Ngoại trưởng Iran dự kiến sẽ tham dự cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ được tổ chức vào thứ Năm (9/1) với chủ đề duy trì Hiến chương LHQ. Cuộc họp này và chuyến công du New York của ông Zarif đã được lên lịch từ trước khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang trong một tuần gần đây.

Cuộc họp hôm 9/1 của Hội đồng Bảo an được cho là cơ hội để ông Zarif đăng đàn công khai chỉ trích Mỹ đã giết chết Tướng Iran Soleimani.

Đại sứ Iran tại LHQ Majid Takht Ravanchi đã mô tả cái chết của ông Soleimani là “ví dụ rõ ràng về khủng bố nhà nước và là hành vi tội phạm, cấu thành vi phạm thô bạo các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó đặc biệt là… Hiến chương Liên Hiệp Quốc”.

Lần gần nhất ông Zarif tới New York là vào tháng Chín, dự phiên họp Đại hội Đồng LHQ. Thời điểm đó, Mỹ đã chế tài ông Zarif vì thực thi “nghị trình liều lĩnh của Lãnh đạo Tối cao Iran”, nhưng Washington vẫn miễn trừ để Ngoại trưởng Iran được đến dự họp.

Chế tài của Mỹ khi đó phong tỏa tất cả tài sản hoặc lợi ích của ông Zarif tại Mỹ, nhưng Ngoại trưởng Iran nói rằng ông không có gì tại Hoa Kỳ.

Trước đó, ông Zarif cũng đã tham dự các cuộc họp của LHQ vào tháng Tư và tháng Bảy. Trong chuyến công du New York của ông Zarif vào tháng Bảy, Washington đã thắt chặt hạn chế di chuyển đối với ông Zarif và các nhà ngoại giao trong phái đoàn của Iran tại LHQ và  khi đó họ chỉ được di chuyển nội trong thành phố New York.

Xuân Thành


**********

Lầu Năm Góc hứa tuân thủ luật chiến tranh

Bộ trưởng Quốc phòng Esper khẳng định quân đội Mỹ tuân thủ luật xung đột vũ trang, ám chỉ sẽ tránh tấn công các địa điểm văn hóa của Iran.

"Chúng tôi sẽ tuân thủ các điều luật về xung đột vũ trang", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm qua cho biết trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc khi được hỏi liệu ông có sẵn sàng ra lệnh tấn công các địa điểm văn hóa hay không.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc không xác nhận khi phóng viên hỏi thêm rằng Lầu Năm Góc có bỏ qua những mục tiêu như vậy để tránh phạm tội ác chiến tranh hay không. "Đó là luật xung đột vũ trang", Bộ trưởng Esper nói và từ chối giải thích thêm.

Bộ trưởng Esper họp báo tại bang Florida hôm 29/12/2019. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Esper họp báo tại bang Florida hôm 29/12/2019. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/1 tuyên bố sẽ tấn công "rất nhanh và dữ dội" nhằm vào 52 mục tiêu của Iran, trong đó có những địa điểm quan trọng với văn hóa nước này, nếu Tehran trả đũa vụ không kích sát hại tướng Qassem Soleimani.

Tấn công địa điểm văn hóa sẽ vi phạm một số điều ước quốc tế và có thể bị coi là tội ác chiến tranh. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2017 thông qua nghị quyết "lên án việc phá hủy di sản văn hóa bất hợp pháp, bao gồm phá hủy các địa điểm tôn giáo và cổ vật" sau khi Nhà nước Hồi giáo (IS) phá hủy một số địa điểm lịch sử, văn hóa lớn ở Syria và Iraq giai đoạn 2014-2015.

"Sự phá hoại có chủ ý nhằm vào di sản văn hóa chung của chúng ta cấu thành tội ác chiến tranh và đại diện cho cuộc tấn công vào nhân loại nói chung", người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon phát biểu năm 2015.

Iran có 22 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, bao gồm tàn tích cổ Persepolis, nhà thờ Hồi giáo lịch sử Masjed-e Jameh ở Esfahan và Cung điện Golestan xa hoa ở Tehran. UNESCO hôm qua cũng khẳng định Mỹ đã ký các cam kết không xâm phạm địa điểm văn hóa trong xung đột quân sự.

Vũ Anh (Theo Reuters
***************

Merkel sắp gặp Putin để bàn về Trung Đông

Thủ tướng Đức Merkel sẽ đến Nga cuối tuần này để thảo luận với Tổng thống Putin về tình hình Trung Đông sau vụ sát hại tướng Iran Soleimani.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhận lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin và sẽ tới thủ đô Moskva ngày 11/1. Hai bên dự kiến thảo luận về khủng hoảng ở Trung Đông sau vụ Mỹ không kích sát hại tướng Iran Qassem Soleimani tại Iraq hồi tuần trước.

Lãnh đạo Nga và Đức cũng sẽ bàn về nhiều vấn đề như xung đột ở Syria, Libya và Ukraine. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas sẽ tháp tùng Thủ tướng Merkel trong chuyến đi này.

Thủ tướng Merkel phát biểu trước quốc hội Đức hôm 18/12/2019. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Merkel phát biểu trước quốc hội Đức hôm 18/12/2019. Ảnh: Reuters.

Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron hôm 3/1, Tổng thống Putin "nhất trí rằng các hành động của Mỹ có nguy cơ làm trầm trọng tình hình khu vực". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova sau đó nhấn mạnh hành động hạ sát "đại diện của chính phủ quốc gia có chủ quyền, một quan chức là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào".

Các lãnh đạo châu Âu cũng thúc giục Iran kiềm chế "các hành động bạo lực hay ủng hộ hành động bạo lực". "Điều quan trọng nhất bây giờ là xuống thang căng thẳng. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và thể hiện trách nhiệm tối đa", Thủ tướng Merkel, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Macron cho biết trong một tuyên bố chung hôm 5/1.

Tướng Qasem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, thiệt mạng khi xe chở ông trúng tên lửa của Mỹ tại sân bay Baghdad, Iraq hôm 3/1. Iran hôm nay tổ chức lễ tang cho ông và những người thiệt mạng, với sự góp mặt của các lãnh đạo và chỉ huy quân đội, cũng như nhiều người dân tại thủ đô Tehran.

Vũ Anh (Theo Reuters)


************

NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ

VCCorp.vn

22h03: Một cố vấn cho tổng thống Iran Hassan Rouhani đêm qua đã đưa ra một gợi ý về một cuộc tấn công của Iran vào tài sản của ông Donald Trump sau cái chết của chỉ huy quân sự Qassem Soleimani.

Ông Hesameddin Ashena được cho là đã chia sẻ một liên kết của Forbes liệt kê 9 tài sản của Trump ở New York cũng như các khách sạn và sân golf ở những nơi khác ở Mỹ.

Danh sách này bao gồm khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida, nơi TT Trump ra lệnh tấn công Tướng Soleimani, cũng như các khách sạn quốc tế Trump ở Washington và Las Vegas và Tháp New York.

Vị trí của các bất động sản nói trên không có gì bí mật, và phần nhiều trong số chúng được đặt theo tên của ông Trump, nhưng bài viết của một cố vấn cấp cao của Iran là một gợi ý rất rõ ràng về một cuộc tấn công trả đũa nhằm vào cá nhân ông Trump.

Cố vấn của Rouhani đã tuyên bố rằng "vấn đề duy nhất của Tehran là Trump chứ không phải là người dân Mỹ".

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 2.

Khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida nơi ông Trump ra lệnh sát hại Tướng Souleimani.

21h53: Lực lượng không quân Syria và Nga đã thực hiện một loạt các cuộc không kích vào các vị trí của phiến quân và các nhóm khủng bố ở Saraqeb và Maraat al-Numan và các khu vực nông thôn xung quanh ở tỉnh Idlib

Hoạt động không kích của Nga và Syria được nối lại sau khi thời tiết có chuyển biến tốt hơn ở miền bắc Syria và thông tin về việc các nhóm phiến quân Syria đang cơ động về Idlib từ các khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 3.

Hình minh họa.

21h16: Sau khi tuyên bố lệnh tổng động viên nhằm chống lại "cuộc xâm lược" của Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng LNA đã tiến quân theo 2 hướng từ phía đông và phía nam hướng đến thành phố Sirte.

Cho đến nay, LNA đã chiếm một điểm kiểm soát của dân quân Misrata cách thành phố 17 km về phía đông và một cứ điểm al-Saedi ở phía nam.

Dân quân Misrata ủng hộ GNA và hiện đang tham chiến tại chiến trường Tripoli. Sân bay Misrata cũng là một căn cứ quan trọng của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 4.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 5.

20h51: Bộ trưởng Ngoại giao Arab Saudi, Hoàng tử Faisal bin Farhan cho biết vương quốc Vùng Vịnh không muốn thấy căng thẳng leo thang trong khu vực vào thời điểm rất nguy hiểm hiện tại sau khi chỉ huy quân sự nổi tiếng nhất của Iran Tướng Souleimani bị Mỹ sát hại.

"Chúng tôi rất quan tâm tới việc giúp tình hình căng thẳng trong khu vực sẽ không leo thang thêm nữa. Đây chắc chắn là một thời điểm rất nguy hiểm và chúng ta phải nhận thức được những rủi ro và nguy hiểm không chỉ đối với khu vực mà còn đối với an ninh toàn cầu".

Ông Faisal bin Farhan hy vọng rằng tất cả các bên liên quan thực hiện tất cả các bước cần thiết để ngăn chặn bất kỳ sự leo thang và khiêu khích nào trong thời gian tới.

Tướng Souleimani bị UAV Mỹ không kích trong lúc ông có mặt tại Baghad, Iraq. Nguồn tin Iraq nói rằng khi tới Baghdad, ông Souleimani đang mang theo một bức thư của Arab Saudi nhằm "cầu hòa" đối thủ trong khu vực, Iran.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 6.

Bộ trưởng Ngoại giao Arab Saudi, Hoàng tử Faisal bin Farhan.

20h09: Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định gửi quân tới Libya, chỉ huy của LNA, Tướng Khalifa Haftar đã tuyên bố tổng động viên người Libya trên phạm vi toàn cầu để chống lại hành động mà họ gọi là xâm lược.

Theo Tướng Haftar, vũ khí sẽ được phân phát cho người dân không phân biệt nam nữ. Chỉ huy của LNA cũng bình luận rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang đẩy quân đội của mình đến một thất bại do bị "căng thẳng quá mức" sau hoạt động quân sự ở Syria.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 7.

Dân quân thân GNA được không vận từ Benghazi đến chiến trường Tripoli, Libya.

19h59: Máy bay chiến đấu của LNA đã thực hiện một cuộc không kích nhằm vào một căn cứ huấn luyện của GNA.

Theo nguồn tin địa phương, cuộc không kích được cho là đã gây thương vong lớn cho nhóm học viên quân sự của GNA với ít nhất 30 người chết và 33 người khác bị thương

Cảnh quay vụ không kích của LNA nhằm vào GNA.

00:00:30

Cảnh quay vụ không kích của LNA nhằm vào GNA.

19h31: Cùng với nhóm quân thuộc Sư đoàn Dù 82 mới được Mỹ tăng cường kể từ ngày 31/12/2019, tổng số lính Mỹ đóng tại khu vực Bộ tư lệnh Trung tâm của (CENTCOM) đã tăng lên 83.750.

Ở vùng biển thuộc Vịnh Ba Tư , cụm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN 75) có từ 7.000 đến 8.000 thủy thủ, phi công và quân nhân.

Tính đến ngày 20/12/2019, nhóm tàu đổ bộ (ARG) Bataan tạo thành từ các tàu tấn công đổ bộ USS Bataan (LHD-5), USS New York (LPD-21) và USS Oak Hill (LSD-51 ) có khoảng 5.000 thủy thủ và quân nhân.

Ước tính tổng số người Mỹ có thể cầm súng (bao gồm lính đánh thuê - nhà thầu tư nhân) của Mỹ ở khu vực Trung Đông là khoảng 100.000 người.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 9.

Phân bố lính Mỹ tại khu vực Trung Đông.

19h15: Tổ chức SOHR cho biết các lực lượng tham chiến tại tây bắc Syria đang tỏ ra "khá thận trọng" trong các hoạt động quân sự kể từ sau nửa đêm ngày 5/1/2020 tới thời điểm hiện tại.

Lý do cho việc "án binh bất động" này là do điều kiện thời tiết xấu và mưa lớn trong khu vực đang "nhấn chìm" chiến binh ở tất cả các phe (bao gồm cả quân chính phủ, phiến quân lẫn khủng bố).

Tuy nhiên, rocket, súng phòng không và súng máy vẫn tiếp tục được các bên khai hỏa tại chiến tuyến ở phía đông và đông nam Idlib, trong bối cảnh không quân Nga không xuất kích.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 10.

Hình minh họa.

18h55: Theo tổ chức SOHR có trụ sở tại Anh, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đóng quân tại "điểm giám sát ngưng bắn" gần thị trấn Morek ở vùng nông thôn phía bắc Syria tiếp tục không trả tiền thuê đất cho chủ sở hữu.

Các nguồn tin của SOHR xác nhận rằng người Thổ Nhĩ Kỳ đã không trả tiền thuê đất (trong một năm rưỡi kể từ khi thiết lập vị trí này) cho chủ sở hữu của nó mặc dù người này khá thân thiết với Faylaq al-Sham, nhóm phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Với mỗi một dunam đất (khoảng 1.000 mét) Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải trả khoảng 700 USD, người chủ sở hữu đã làm việc với binh lính Thổ trong điểm giám sát này nhưng cho tới nay vẫn chưa có phản hồi.

"Điểm giám sát ngưng bắn" của Thổ Nhĩ Kỳ tại Morek hiện chỉ là nơi quan sát các hoạt động của Quân đội Arab Syria (SAA) và Nga sau khi toàn bộ khu vực quan trọng tại tây bắc Syria được quân chính phủ giải phóng vào mùa hè năm 2019.

Dự kiến tranh chấp pháp lý này có thể sẽ sớm kết thúc khi chủ sở hữu hết kiên nhẫn và bán hoặc cho SAA thuê lại căn cứ.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 12.

Máy xúc của Thổ Nhĩ Kỳ dọn dẹp tại khu vực "điểm giám sát ngưng bắn" tại Morek, tây bắc Syria.

18h25: Ai Cập tuyên bố nước này và Pháp, Italia, Hy Lạp và Cyprus (Đảo Síp) sẽ tổ chức một cuộc họp tại Cairo vào ngày 8/1/2020 để thảo luận về tiến trình hòa bình và chấm dứt chiến sự ở Libya và đặc biệt là việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân tới quốc gia Bắc Phi này.

Ai Cập cùng với UAE, Jordan và Arab Saudi hỗ trợ lực lượng LNA trong khi Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar hậu thuẫn GNA trong cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn nhằm kiểm soát thủ đô Tripoli, Libya kể từ tháng 4/2019.

Việc Ai Cập tổ chức cuộc họp với các quốc gia có lịch sử liên quan tới Libya (Italia), ủng hộ hoạt động chống khủng bố của LNA (Pháp) và tranh chấp lãnh thổ với Thổ Nhĩ Kỳ (Hy Lạp và Cyprus) được cho là sẽ dẫn đến một liên minh quân sự ủng hộ LNA.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 13.

Hình minh họa.

18h15: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố binh lính nước này đang di chuyển tới Libya. Cùng với binh lính, các loại vũ khí hiện đại khác cũng được Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tại Libya (xem tại đây).

Việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân tới Libya trong bối cảnh đồng mình địa phương của họ là Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) đang chống lại một lực lượng lớn của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tại thủ đô Tripoli.

Hình ảnh được cho là Thủy quân lục chiến Thổ Nhĩ Kỳ đổ bộ tại Libya.

00:02:20

Thủy quân lục chiến Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc tập trận Mavi Vatan năm 2019.

17h32: Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 6/1 đăng tải thông tin về việc Mỹ sát hại chỉ huy đơn vị đặc nhiệm Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani.

KCNA đưa tin rằng Tướng Qassim Suleimani thiệt mạng trong cuộc không kích tại sân bay quốc tế Bagdad sáng 3/1 và Trung Quốc cùng Nga đã chỉ trích cuộc tấn công này vi phạm hiến chương Liên hợp quốc, vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia của Iraq.

Ngày 5/1, trang tin Triều Tiên Meari đã đăng bài viết có tiêu đề: "Các chuyên gia quân sự lo ngại Trung Đông sẽ trở thành nghĩa địa chôn vùi Mỹ".

Meari nhận định: "Các chuyên gia quân sự toàn cầu gần đây phân tích rằng Mỹ đang sa lầy trong một cuộc chiến ở Trung Đông. Ngay cả các quốc gia đồng minh cũng đáp trả rất thờ ơ với đề nghị điều quân của Mỹ bởi vấn đề chính trị nội bộ, đẩy Mỹ vào tuyệt vọng".

17h15: Phát biểu trên truyền hình nhà nước Iran ngày 6/1, Chuẩn tướng Esmail Ghaani tuyên bố Tehran sẽ “bắt đầu hành động” để trả thù cho cái chết của người tiền nhiệm Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds vừa bị Mỹ giết hại tại Baghdad, Iraq hôm 3/1. 

“Thượng đế đã hứa sẽ trả thù và Ngài sẽ là người báo thù chính thức. Các hành động trả thù chắc chắn sẽ được thực hiện”, ông Ghaani nhấn mạnh.“Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường của Thánh tử vì đạo Soleimani và cách đền đáp duy nhất đối với ông là buộc người Mỹ phải rút lui khỏi khu vực”. 

16h40: Ngày 4/1, ít nhất 30 người đã thiệt mạng cùng 33 người khác bị thương trong vụ tấn công nhằm vào một học viện quân sự ở thủ đô Libya. Bộ Y tế của Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) có trụ sở ở Tripoli cho biết, vào thời điểm vụ tấn công xảy ra, các học viên đang tập trung để tham dự buổi lễ diễu hành trước ký túc xá của họ. 

GNA gọi đây là hành động đám bom từ trên không và cáo buộc Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đứng sau vụ việc. Tuy nhiên, LNA bác bỏ cáo buộc này. 

Các nguồn tin ủng hộ LNA cho rằng vụ tấn công được thực hiện để hậu thuẫn cho các phe phái thân GNA tập hợp sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế.

Các nhóm hậu thuẫn cho GNA thân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang phải đối diện với cuộc tấn công từ lực lượng LNA do tướng Khalifa Haftar chỉ huy. Ankara đã bắt đầu triển khai binh lính và các nhân viên thầu khoán quân sự tới Libya nhằm ngăn chặn đà tiến công của LNA vào Tripoli.

Video dưới đây được kênh truyền thông South Front đăng tải ghi lại thời điểm học viện quân sự trên bị tấn công.

Video ghi lại thời điểm học viện quân sự ở Tripoli, Libya bị tấn công

00:00:29

Video ghi lại thời điểm học viện quân sự ở Tripoli, Libya bị tấn công

15h17: Tổng thư ký Phong trào Vũ trang Hezbollah ở Yemen cảnh báo Quân đội Mỹ sẽ phải trả cái giá rất đắt khi giết hại Thiếu tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hôm 3/1 vừa qua.

Ông Nasrallah cũng nhấn mạnh, Tổng thống Donald Trump và chính quyền Mỹ hiện nay sẽ nhận thấy rằng họ đã để mất khu vực khi các quan tài mang xác binh lính và sĩ quan Mỹ được đưa về quê nhà. 

Lãnh đạo Hezbollah tuyên bố, biện pháp trả đũa công bằng nhất đáp trả Mỹ là sẽ tấn công vào sự hiện diện của nước này ở Trung Đông, trong đó có cả các căn cứ quân sự và tàu chiến.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 19.

Tổng thư ký Phong trào Vũ trang Hezbollah

14h47: Truyền hình Nhà nước Iran ngày hôm nay đưa tin, hàng chục nghìn người Iran trong trang phục màu đen đã đổ ra các đường phố ở Mashhad và Ahvaz để tỏ lòng thành kính trước cái chết của tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds - người được xem là chỉ huy quân sự quyền lực nhất và có tầm ảnh hướng nhất ở quốc gia Trung Đông này. 

Thi thể của tướng Soleimani được đưa về thành phố Ahvaz phía Tây Nam Iran sáng Chủ Nhật (5/1), 2 ngày sau khi ông bị các lực lượng quân sự Mỹ không kích giết hại tại Baghdad, Iraq.

Đây là lần đầu tiên một cá nhân Iran được tổ chức quốc tang ở quy mô lớn như vậy trên nhiều thành phố cùng lúc kể từ sau cái chết của Đại giáo chủ Ruhollah Moosavi Khomeini năm 1989.

Hàng nghìn người dân có mặt trong lễ tang tướng Qassem Soleimani tại Baghdad, Iraq

00:01:18

Hàng nghìn người dân có mặt trong lễ tang tướng Qassem Soleimani tại Baghdad, Iraq

14h14: Truyền hình Nhà nước Iran đưa tin, con gái của tướng Qasem Soleimani đã phát biểu trong lễ tang tiễn đưa ông ngày hôm nay rằng “hành động tử vì đạo” của cha bà sẽ “đem đến ngày đen tối” cho Mỹ và Israel.

“Ông Trump điên rồ, đừng nghĩ rằng mọi thứ đã chấm dứt sau cái chết của cha tôi”, bà Zeinab Soleimani nhấn mạnh.

Trước đó, ông Mohsen Rezaei, Thư ký Hội đồng cố vấn của Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei cũng tuyên bố: "Hành động ám sát Thiếu tướng General Soleimani đã mở đầu cho một phong trào cách mạng chống Mỹ mới ở Iran".

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 21.

Thi hài tướng Qasem Soleimani được đưa trở về Iran hôm 5/1. Ảnh: Sputnik

13h38: Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát đi tuyên bố rất cứng rắn: Nếu Iraq đưa ra quyết định trục xuất các binh lính Mỹ đang đóng quân tại đây thì nước này sẽ phản đón nhận những lệnh trừng phạt mà nếu so sánh thì các biện pháp Washington áp đặt với Tehran hiện nay vẫn chưa thấm vào đâu.

Người đứng đầu Nhà Trắng cũng đặt ra điều kiện, Iraq trước tiên phải thanh toán toàn bộ các chi phí mà Mỹ đã bỏ ra để xây dựng và duy trì hoạt động căn cứ không quân Mỹ ở đây.

“Chúng tôi đã xây dựng một căn cứ không quân rất đắt đỏ tại đây. Cơ sở này tiêu tốn hàng tỉ đô la xây dựng trước khi tôi lên nắm quyền. Chúng tôi sẽ không rời đi nếu như họ không hoàn trả lại cho chúng tôi số tiền này”, ông Trump phát biểu với các phóng viên trước khi lên chuyên cơ Air Force One hôm 5/1.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 22.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: ABC

11h49: Theo báo Express của Anh, Iran đã trả giá 80 triệu USD cho bất cứ ai "lấy được đầu" của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi người đứng đầu Nhà Trắng ra lệnh sát hại Thiếu tướng Qassem Soleimani - chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hôm 3/1 vừa qua.

Tướng Soleimani đã bị Mỹ không kích giết chết hồi tuần trước khi vừa rời khỏi sân bay quốc tế Baghdad ở Iraq.

Express cho biết, căn cứ vào thông tin từ một video đăng tải trên mạng xã hội thì người đưa ra tuyên bố nêu trên được cho là người chủ trì tổ chức lễ đám tang của Thiếu tướng Qassem Soleimani.

Phát biểu trước đám đông quần chúng biểu tình phản đối vụ ám sát tướng Soleimani, ông này đã nói rằng: "Thay mặt cho toàn thể nhân dân Iran, chúng tôi sẽ trao 80 triệu USD tiền thưởng, tức 80 triệu người dân Iran, mỗi người đóng góp 1 USD, cho bất cứ ai lấy được đầu của người đã ra lệnh ám sát người anh hùng cách mạng của chúng tôi".

Trong diễn biến liên quan trước đó, hãng thông tấn Lao Động Iran dẫn lời nghị sĩ Quốc hội Iran Abolfazl Abutorabi cảnh báo Tehran có thể tấn công thẳng vào lãnh thổ Mỹ để trả thù cho cái chết của tướng Soleimani.

"Chúng tôi có thể tấn công cả Nhà Trắng. Chúng tôi có thể trả đũa họ ngay trên đất Mỹ. Chúng tôi có sức mạnh và ý chí của Chúa để đáp trả vào một thời điểm thích hợp”.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 24.

Cái chết của tướng Qassem Soleimani đã khiến Trung Đông rơi vào bất ổn. Ảnh: BBC

11h10: Đêm 5/1, phong trào vũ trang Houthi (Ansarallah) ở Yemen đã phóng một loạt tên lửa về phía Nam lãnh thổ Saudi Arabia.

Cụ thể, theo thông tin từ kênh truyền hình Al-Masirah TV, Houthi đã phóng ít nhất 3 tên lửa Earthquake về phía tỉnh Asir của Saudi Arabia. Địa điểm bị tấn công là các căn cứ quân sự của Saudi Arabia bên trong khu địa bàn Majazat Al-Sharqiyah thuộc tỉnh Asir.

Tuy nhiên, phong trào vũ trang này không nói rõ liệu tên lửa của họ có bắn trúng mục tiêu hay không.

Các tên lửa Earthquake có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách trên 250 tính từ địa điểm phóng.

Đáng chú ý, vụ tấn công chỉ diễn ra vài ngày sau khi Mỹ không kích tiêu diệt Thiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran hôm 3/1 tại Baghdad, Iraq. Tướng Soleimani cũng là một đồng minh thân cận của Houthi.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 25.

Một vụ phóng tên lửa của Houthi. Ảnh; AMN

10h25: Liên quan tới vụ tấn công ở Kenya, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh châu Mỹ của Mỹ xác nhận, đơn vị này “đã bị tập kích ở phi trường Vịnh Manda, Kenya và đang theo dõi chặt chẽ tình hình”.

Vụ tấn công của nhóm vũ trang cực đoan Al-Shabaab ngay sau đó đã bị đánh bật và 4 tay súng đã bị giết chết nhưng nhóm vũ trang này cũng đã vô hiệu hóa được một số máy bay Mỹ đang hạ cánh dưới mặt đất, trong đó có một máy bay vận tải chiến thuật C-146A Wolfhound cùng một máy bay trinh sát Dash-8.

The Dash-8 được trang bị hệ thống radar khẩu độ mở tổng hợp (SAR) có khả năng phát hiện các mục tiêu mặt đất trên phạm vi rộng gần 2 dặm, phụ thuộc vào trần bay, đồng thời còn có bộ cảm biến gắn các camera quang điện tử và hồng ngoại.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 26.

Máy bay trinh sát Dash-8. Ảnh: The Drive

09h08: Theo Reuters, đại sứ các các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong ngày hôm nay sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về tình hình Trung Đông sau vụ Mỹ không kích giết hại tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran ở Thủ đô Baghdad, Iraq hôm 3/1 vừa qua.

Các đại sứ NATO vẫn gặp nhau thường xuyên, tuy nhiên, cuộc họp ngày thứ Hai này được tổ chức rất gấp rút sau khi liên minh quân sự này quyết định tạm ngừng sứ mệnh huấn luyện tại Iraq vì những lo ngại ai ninh sau cái chết của tướng Qassem Soleimani.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 27.

Thiếu tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran vừa bị Mỹ không kích sát hại ở Thủ đô Baghdad, Iraq hôm 3/1 vừa qua. Ảnh: TOI

08h47: Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN, Thiếu tướng Hossein Dehghan - cố vấn quân sự của Nhà lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố, Tehran sẽ "tấn công trực diện vào các địa điểm và căn cứ quân sự" để trả thù cho tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds bị Mỹ sát hại hôm 3/1 vừa qua.

"Lãnh đạo của chúng tôi đã thông báo chính thức rằng, chúng tôi chưa bao giờ mong muốn chiến tranh và sẽ không phát động chiến tranh", ông Dehghan nói với CNN.

"Chính Mỹ mới là nước khơi mào chiến tranh. Bởi vậy, họ sẽ phải chấp nhận những phản ứng thích đáng với hành động của họ. Thứ duy nhất có thể chấm dứt giai đoạn chiến tranh này là người Mỹ sẽ phải đón nhận đòn giáng trả tương xứng với những gì họ đã gây nên".

Trong diễn biến liên quan trước đó, ngày 3/1/2019 tướng Gholamali Abuhamzeh - Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) khu vực tỉnh Kenman đã lên tiếng đe dọa 35 vị trí chiến lược của Mỹ và đồng minh Israel ở Trung Đông hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của các hệ thống tên lửa Iran.

Tướng Abuhamzeh cũng tuyên bố Iran hoàn toàn có quyền trả đũa việc Mỹ không kích giết hại Thiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds - một cách tay nối dài của (IRGC).

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 29.

Iran thề sẽ tấn công các địa điểm quân sự Mỹ để trả thù cho việc Thiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds bị sát hại hôm 3/1. Ảnh: South Front

08h36: Bộ Tư lệnh châu Phi Quân đội đội Mỹ xác nhận, một binh sĩ của lực lượng này cùng với 2 nhân viên thầu khoán khác đã bị sát hại hôm Chủ Nhật (5/1) sau khi nhóm vũ trang thánh chiến Al-Shabaab tấn công quân sự vào một căn cứ của Mỹ ở Kenya.

CẬP NHẬT: Iran đặt tay vào nút bấm tên lửa, nhằm thẳng 35 căn cứ Mỹ - NATO họp khẩn cấp, Trung Đông căng thẳng tột độ - Ảnh 30.

Các tay súng của nhóm vũ trang thánh chiến Al Shabab. Ảnh: MW

Những người bị thương khác hiện đã trong tình trạng ổn định và được sơ tán đi chữa trị.

Căn cứ Simba, nơi các binh lĩnh Mỹ cùng với các lực lượng vũ trang địa phương đóng quân đã bất ngờ bị tập kích vào sáng ngày hôm qua. Đây là căn cứ hải quân nằm trên Vịnh Manda thuộc địa phận Hạt Lamu bên bờ biển Kenya tiếp giáp với Somalia.


**********

Trump nói Iran sẽ không bao giờ có vũ khí hạt nhân

Trump tự tin có thể đạt thỏa thuận hạt nhân mới với Iran, đồng thời khẳng định Tehran sẽ không bao giờ có vũ khí nguyên tử.

"Tổng thống nói ông ấy vẫn sẵn sàng. Chắc chắn là như vậy, nếu Iran bắt đầu hành xử như một quốc gia bình thường", cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway hôm nay cho biết trong cuộc họp báo tại thủ đô Washington khi được hỏi liệu Tổng thống Donald Trump có tin rằng Mỹ sẽ đàm phán được thỏa thuận hạt nhân mới với Iran hay không.

"Iran sẽ không bao giờ được sở hữu vũ khí hạt nhân", Trump viết trên Twitter sau đó không lâu.

Trump phát biểu trước người ủng hộ hôm 3/1. Ảnh: AFP.

Trump phát biểu trước người ủng hộ hôm 3/1. Ảnh: AFP.

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Iran hôm qua tuyên bố từ bỏ thêm cam kết trong thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) được nước này ký với 6 cường quốc năm 2015.

Theo đó, Tehran sẽ không tuân thủ các giới hạn như quy định về phát triển máy ly tâm, mức độ làm giàu uranium, lượng uranium được phép dự trữ hay các hoạt động nghiên cứu và phát triển hạt nhân khác. Tuy nhiên, Iran khẳng định vẫn tiếp tục hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Tehran liên tục từ bỏ cam kết trong JCPOA để đáp trả Washington rút khỏi thoả thuận này hồi giữa năm 2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt lên nền kinh tế Iran. Quan hệ Mỹ - Iran ngày càng căng thẳng sau khi Washington không kích sát hại thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Vũ Anh (Theo Reuters
*********
bbc.com

Trump đe dọa trừng phạt nếu lính Mỹ phải rời Iraq


Donald Trump Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tổng thống Hoa Kỳ cảnh báo sẽ ra lệnh trừng phạt "chưa từng có" với Iraq nếu quân đội Hoa Kỳ bị trục xuất.

Tổng thống Trump đã đe dọa các lệnh trừng phạt nghiêm khắc đối với Iraq sau khi quốc hội nước này kêu gọi quân đội Mỹ rời khỏi Iraq.

"Chúng tôi có một căn cứ không quân cực kỳ đắt đỏ ở đó. Nó tốn hàng tỷ đôla để xây dựng. Chúng tôi sẽ không rời đi trừ khi họ thanh toán cho chúng tôi," ông Trump nói với các phóng viên.

Tình hình vẫn rất căng thẳng sau khi Mỹ ám sát Tướng Iran Qasem Soleimani tại Baghdad tuần trước.

Iran đã tuyên bố "trả thù mạnh mẽ".

Soleimani, 62 tuổi, dẫn đầu các hoạt động quân sự của Iran ở Trung Đông và bị Mỹ coi là một kẻ khủng bố.

Hiện tại thi thể vị tướng này đã trở về quê nhà, nơi những người tiếc thương đưa tiễn ông khắp đường phố Tehran vào sáng ngày thứ Hai.

 

Người đứng đầu mới của lực lượng Quds của Iran - mà Soleimani lãnh đạo - đã tuyên bố sẽ tống khứ Hoa Kỳ khỏi Trung Đông.

"Chúng tôi hứa sẽ đồng lòng tiếp tục con đường của tử sĩ Soleimani... và sự bồi thường duy nhất cho chúng tôi là đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này", đài phát thanh nhà nước dẫn lời Esmail Qaani nói.

Bản quyền hình ảnh AFP/Getty
Image caption Soleimani được xem là người đàn ông quyền lực thứ hai ở Iran

Cuộc tấn công giết chết Soleimani cũng cướp đi sinh mạng của Abu Mahdi al-Muhandis, một nhân vật quân sự hàng đầu của Iraq, người đã chỉ huy nhóm Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn.

Trump đã đe dọa gì với Iraq?

Từ chuyên cơ tổng thống, ông Trump nói nếu Iraq yêu cầu các lực lượng Mỹ phải rời đi trên cơ sở không thân thiện, "chúng tôi sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với họ".

Khoảng 5.000 lính Mỹ đang ở Iraq như một phần của liên minh quốc tế chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).

Vào Chủ nhật, liên minh đã tạm dừng các hoạt động chống lại IS ở Iraq và các nghị sĩ Iraq đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc kêu gọi quân đội nước ngoài rời đi.

Nghị quyết được thông qua bởi khối Hồi giáo Shia của quốc hội - vốn thân thiết với Iran.

Iran đã phản ứng như thế nào?

Iran tuyên bố sẽ dừng tuân thủ các hạn chế theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Trước đó, theo thoản thuận dưới thời Obama, Iran đồng ý hạn chế các hoạt động hạt nhân nhạy cảm và cho phép các thanh sát viên quốc tế đổi lại việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018, nói rằng ông muốn buộc Iran phải đàm phán một thỏa thuận mới sẽ đặt những giới hạn vô thời hạn đối với chương trình hạt nhân của nước này và cũng để ngăn chặn sự phát triển của tên lửa đạn đạo.

Iran từ chối và từ đó đã dần dần từ bỏ các cam kết trong thỏa thuận 2015.

Trong một tuyên bố, họ nói rằng họ sẽ không tuân thủ các những hạn chế lên khả năng, mức độ, nguồn nguyên liệu, nghiên cứu và phát triển hóa chất hạt nhân.

Các nhà lãnh đạo của Đức, Pháp và Anh - vốn là những người ký kết thỏa thuận năm 2015, cùng với Trung Quốc và Nga - đã đáp lại bằng một tuyên bố chung kêu gọi Iran kiềm chế "các hành động bạo lực hoặc khuyến khích các hành động bạo lực".

"Điều rất quan trọng bây giờ là giảm tải căng thẳng. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tham gia để thể hiện sự kiềm chế và trách nhiệm tối đa."

Trump đã nói gì về Iran?

Presentational white space

Ông Trump tuyên bố sẽ tấn công lại Iran trong trường hợp Iran trả thù cho cái chết của Soleimani.

Ông cũng lặp lại một mối đe dọa gây tranh cãi là nhắm mục tiêu vào các địa điểm có tầm quan trọng về văn hóa Iran vào Chủ nhật, bất chấp những lời chỉ trích từ bên trong Hoa Kỳ và ở nước ngoài.

"Họ được phép giết người của chúng tôi. Họ được phép tra tấn và đánh lừa người dân của chúng tôi. Họ được phép sử dụng bom bên đường và thổi bay người của chúng tôi. Và chúng tôi không được phép chạm những khu vực văn hóa của họ?" Tổng thống Trump nói.

Trong một loạt các dòng tweet vào thứ Bảy, ông Trump nói Hoa Kỳ đã xác định được 52 địa điểm ở Iran, một số "có tầm cao cấp và quan trọng đối với Iran và văn hóa Iran, và các mục tiêu đó, và cả chính Iran, SẼ BỊ TẤN CÔNG RẤT NHANH VÀ RẤT MẠNH" nếu Tehran tấn công Mỹ.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Warren, một thành viên của Đảng Dân chủ, đã trả lời bằng cách tweet: "Ông đang đe dọa tiến hành một tội ác chiến tranh đấy".

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif còn so sánh ý định này của ông Trump với việc IS phá hủy nền văn hóa có bề dày lịch sử của Trung Đông.

"Một lời nhắc nhở cho những người đang ảo tưởng về việc làm theo tội ác chiến tranh của ISIS bằng cách nhắm mục tiêu vào các di sản văn hóa của chúng tôi," ông tweet. "Qua HÀNG NGHÌN NĂM lịch sử, những kẻ man rợ đã đến và tàn phá các thành phố của chúng tôi, phá hủy các di tích của chúng tôi và đốt cháy các thư viện của chúng tôi. Bây giờ thì họ đang ở đâu? Chúng tôi vẫn ở đây, và vẫn ngẩng cao đầu."

Việc nhắm mục tiêu các địa điểm văn hóa bị cấm theo Công ước Geneva và Hague - và vi phạm chúng tức là cấu thành một tội ác chiến tranh tại Mỹ.

Bao lâu nữa Iran sẽ có bom hạt nhân?

Nước này luôn khăng khăng rằng chương trình hạt nhân của mình hoàn toàn hòa bình - nhưng những nghi ngờ rằng nó đang được sử dụng để phát triển bom đã khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Mỹ và EU áp dụng các biện pháp trừng phạt tê liệt vào năm 2010.

Thỏa thuận năm 2015 được thiết kế để hạn chế chương trình này theo cách có thể kiểm chứng để đổi lấy việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Nó đã hạn chế việc làm giàu uranium của Iran, vốn được sử dụng để sản xuất nhiên liệu lò phản ứng nhưng cũng có thể sản xuất vũ khí hạt nhân. Iran cũng được yêu cầu thiết kế lại lò phản ứng đang được xây dựng, vốn sử dụng nhiên liệu chứa plutonium có thể dùng để chế tạo bom và cho phép cộng đồng quốc tế giám sát.

Trước tháng 7 năm 2015, Iran đã có một kho dự trữ uranium đã làm giàu khá lớn và gần 20.000 máy ly tâm, đủ để tạo ra 8 đến 10 quả bom, theo Nhà Trắng vào thời điểm đó.

Các chuyên gia Mỹ ước tính khi đó rằng nếu Iran quyết định tăng tốc chế tạo bom, sẽ mất từ ​​hai đến ba tháng cho đến khi có đủ 90% lượng uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Hiện tại, nếu họ cố gắng chế tạo bom hạt nhân, ước tính sẽ mất khoảng một năm, nhưng điều này có thể giảm xuống còn nửa năm hoặc thậm chí là vài tháng nếu mức độ làm giàu được tăng lên 20%.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 06 Tháng Giêng 20207:04 CH
Khách
Bay gio noi mot chut ve nuoc Duc hay la ba thu tuong Duc.Ve quan su,nuoc Duc da mat han uy the ve vo khi,hai-luc va khong quan,te hai chua tung thay nhu bao chi da tuong thuan thoi gian truoc day.Vo khi khong co thi quan luc chac chan la khong co luon.Ve dan chung,thi sau khi ba thu tuong da choi noi cung voi Phap, nham da gio lai My la thau nhan nguoi ty nan hoi giao ao at ma khong can thanh loc.Hau qua : hien nay o Duc va Phap nao loan vi nhung nguoi nhap cu hoi giao nay nhu chung ta da thay bao chi va tin tuc toan cau da loan tin.Su viec Hongkong,nuoc Duc la nuoc duy nhat khong len tieng va thu khau nhu Binh,le gian di da ho da nhan loby qua nhieu nhung khoan vay no tran day tu tau cong.Moi day,ho con tuyen bo ve hoa vi duoc nhap khau ao at vao Duc va bay gio,lai lam con thoi cho tau voi nga.Han rang chung ta van chua quen lich su the chien I va II deu xuat phat va khoi dau tu quoc gia nay.The moi biet,du co la manh ho,anh hung la dong giong Thuong dang nhu hit-le da tuyen bo,bay gio thi sao ? cung can nhac lai ba thu tuong nay khi con o Dong Duc Cong San,chuc vi cua ba ta la Tong bi thu Thanh nien cs dong duc.Va nhu Putin da nhan xet va tuyen bo:"CONG SAN KHONG THE THAY DOI DUOC,CHI CO THE DAO THAI NO MA THOI" gio day chang la gi khi o3 cuong quoc cong san lai mon men tu tap lai han la co nhieu tro va ke muon no,ngap dau vi no lan chong chat,kinh te xuong doc va da nhieu phen ra mat cung voi phap choc chach My.Tin tuong gi voi nhung hang dong minh nay,thay loi thi theo khong tinh nghia gi het,cung mot dang nhu south korea,va nhat.Chinh tri muon mat,xao tra va lua loc.Ket hop chinh tri va kinh te: tuyet cu meo,nguoi ty nan doi thu hai...han ong con nho khong dua nao thuong minh bang chinh ban than minh.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn