Phiến quân tấn công căn cứ Mỹ, ba người chết ( Còn tiếp tực cập nhật )

Chủ Nhật, 05 Tháng Giêng 20209:33 CH(Xem: 6785)
Phiến quân tấn công căn cứ Mỹ, ba người chết ( Còn tiếp tực cập nhật )
********

Phiến quân tấn công căn cứ Mỹ, ba người chết

KenyaPhiến quân al-Shabaab tập kích căn cứ Simba rạng sáng 5/1 khiến một lính Mỹ và hai nhà thầu dân sự thiệt mạng, nhiều máy bay bị phá hủy.

Nhóm phiến quân al-Shabaab thân al-Qaeda sử dụng xe bom tự sát để chọc thủng vành đai phòng thủ căn cứ Simba nằm cách biên giới Kenya - Somalia khoảng 100 km, sau đó các tay súng tràn vào sân bay và phá hủy nhiều phương tiện đang đỗ tại đây.

Đám cháy tại căn cứ Simba sau vụ tấn công rạng sáng 5/1. Ảnh: AFRICOM.

Đám cháy tại căn cứ Simba sau vụ tấn công rạng sáng 5/1. Ảnh: AFRICOM.

Bộ tư lệnh châu Phi của quân đội Mỹ (AFRICOM) cho biết một binh sĩ và hai nhà thầu làm việc cho Lầu Năm Góc thiệt mạng trong cuộc tấn công. Hai lính Mỹ cũng bị thương nhưng không gặp nguy hiểm tính mạng. Nhà chức trách địa phương không cho biết thương vong của lực lượng quân đội Kenya, nhưng khẳng định binh sĩ hai nước đã phối hợp đẩy lùi đợt tập kích và tiêu diệt ít nhất 8 tay súng.

"Cuộc tấn công sử dụng vũ khí bộ binh và súng cối. Lực lượng phòng thủ đã vô hiệu hóa các tay súng sau khi chúng xâm nhập vành đai bảo vệ. Báo cáo cho thấy ít nhất 6 máy bay do các nhà thầu dân sự vận hành đã bị hư hại", AFRICOM ra thông cáo cho biết.

Đây có thể là tổn thất nặng cho hoạt động của Mỹ tại Kenya, khi hình ảnh hiện trường cho thấy nhiều xe kháng mìn M-ATV và một máy bay DHC-8-202 bị phiến quân phá hủy hoàn toàn. Chiếc DHC-8-202 thuộc sở hữu của chính phủ Mỹ và được các nhà thầu dân sự vận hành, nằm trong phi đội máy bay trinh sát, do thám và tình báo phục vụ Bộ tư lệnh Các chiến dịch Đặc biệt (SOCOM).

Kenya là thành viên quan trọng trong liên minh do Mỹ dẫn đầu chống phiến quân al-Shabaab, nhóm khủng bố hoạt động chủ yếu trên lãnh thổ Somalia. Cuộc tấn công hôm 5/1 được coi là hành động chứng tỏ năng lực tấn công mục tiêu ngoài Somalia của nhóm phiến quân này.

Vị trí căn cứ Simba. Đồ họa: Google Earth.

Vị trí căn cứ Simba. Đồ họa: Google Earth.

Vũ Anh (Theo Drive
***********

Iran hủy mọi giới hạn hạt nhân sau vụ Mỹ sát hại tướng Soleimani

Hậu quả từ vụ Mỹ sát hại chỉ huy hàng đầu của quân đội Iran lên đỉnh điểm khi chính quyền Tehran tuyên bố không tiếp tục tuân thủ những giới hạn trong thỏa thuận hạt nhân 2015.

"Cộng hòa Hồi giáo Iran không còn phải đối mặt với bất kỳ giới hạn hoạt động nào", đài truyền hình nhà nước của Iran tuyên bố ngày 5/1.

Dẫn lời Tổng thống Hassan Rouhani, truyền thông Iran xác nhận nước này không tiếp tục tuân thủ những giới hạn về làm giàu nhiên liệu hạt nhân, quy mô kho dự trữ uranium đã làm giàu và các hoạt động nghiên cứu, phát triển hạt nhân, theo AP.

Quốc hội Iraq cùng ngày bỏ phiếu tán thành nghị quyết kêu gọi chấm dứt hiện diện quân sự nước ngoài trên lãnh thổ, bao gồm cả 5.200 quân nhân Mỹ đang đồn trú hỗ trợ chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Quyết định này vẫn phải chờ chính phủ Iraq thông qua, nhưng đã nhận được sự ủng hộ từ trước của thủ tướng.

Iran huy moi gioi han hat nhan sau vu My sat hai tuong Soleimani hinh anh 1 Soleimani.jpeg

Người dân Iran xuống đường bày tỏ đau buồn trước cái chết của tướng Soleimani và phản đối sự can thiệp của Mỹ trong khu vực. Ảnh: AP.

Hàng trăm nghìn người Iran đã xuống đường tại Ahvaz và Mashhad để chia buồn và đưa tiễn quan tài của tướng Qassem Soleimani, bị sát hại trong cuộc không kích bằng máy bay không người lái do Mỹ tiến hành ngày 3/1.

Giới lãnh đạo Iran đã đe dọa trả đũa. Liên minh do Mỹ dẫn đầu tại Iraq thông báo tạm hoãn nỗ lực chống khủng bố IS để tập trung bảo vệ quân lính và doanh trại trước nhiều mối đe dọa.

Phản ứng trước diễn biến tại quốc hội Iraq, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortangus nói họ vẫn đang chờ phía Iraq làm rõ về hàm ý pháp lý sau cuộc bỏ phiếu. Washington đồng thời bày tỏ thất vọng trước diễn biến và mạnh mẽ kêu gọi Baghdad cân nhắc lại quyết định. Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về động thái của Iran.

Chính quyền Tehran vẫn để ngỏ khả năng đàm phán với các đối tác châu Âu về chương trình hạt nhân của mình. Iran không đề cập khả năng hủy bỏ cam kết không theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, thông báo ngày 5/1 vẫn được xem là đe dọa hạt nhân rõ nhất mà Tehran từng đưa ra kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và tái lập các lệnh trừng phạt lên Iran.


***************
voatiengviet.com

Tổng thống Pháp và Mỹ điện đàm về Iran


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ tình đoàn kết với đồng minh trong cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Mỹ, ông Donald Trump, hôm 5/1, theo Reuters.

Tin cho hay, ông Macron nói rằng Iran phải tránh các hành động “gây bất ổn” sau khi một chỉ huy quân sự của nước này bị triệt hạ trong một cuộc không kích của Mỹ ở Baghdad.

“Với sự gia tăng căng thẳng gần đây ở Iraq và khu vực, Tổng thống nước Cộng hòa [Pháp], nêu bật sự đoàn kết tuyệt đối với các đồng minh của chúng tôi trước các cuộc tấn công thực hiện trong những tuần gần đây nhắm vào liên minh ở Iraq”, văn phòng của ông Macron nói trong một tuyên bố, theo Reuters.

“Ông cũng bày tỏ quan ngại về các hoạt động gây bất ổn của lực lượng Quds dưới thời kỳ của Tướng Qassem Soleimani và nêu bật sự cần thiết đối với Iran phải tránh có bất kỳ biện pháp nào có thể dẫn tới một sự leo thang căng thẳng tình hình và gây bất ổn khu vực”.

Ông Soleimani bị giết hôm 3/1 trong một cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ nhắm vào đoàn xe của ông tại sân bay ở Baghdad, dẫn tới việc Tehran và Washington lời qua tiếng lại.

Trong một diễn biến mới, theo Reuters, ba quả rocket hôm 5/1 đã được phóng vào nơi gọi là Vùng Xanh, vốn được canh gác cẩn mật ở Baghdad, với sự hiện diện của các cơ quan chính phủ và các đại diện ngoại giao nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ ngay thương vong trong vụ này.


**********

NÓNG: Căn cứ quân sự Mỹ ở Simba bị tấn công, máy bay và xe cộ rực cháy


Theo đó nhóm vũ trang Al-Shabab đã tấn công căn cứ quân sự Simba của Mỹ và quân đội Kenya ở hạt in Lamu, Kenya phá hủy nhiều xe cơ giới và máy bay.

Một quan chức cảnh sát Kenya cho hay 5 kẻ tình nghi đã bị bắt giữ sau khi nhóm thánh chiến cực đoan al-Shabab (của Somali) đã tấn công vào một căn cứ quân sự được sử dụng bởi lính Mỹ và binh sĩ Kenya vào sáng nay. Cả 5 người này đều đang bị xét hỏi về vụ tấn công.

NÓNG: Căn cứ quân sự Mỹ ở Simba bị tấn công, máy bay và xe cộ rực cháy - Ảnh 1.

Phiến quân cực đoan Al-Shabab. Ảnh: Al Jazeera

Bộ Chỉ huy châu Phi của Mỹ cũng vừa xác nhận có vụ tấn công nhằm vào căn cứ quân sự Simba ở hạt Lamu, Kenya. Hiện chưa có báo cáo về thương vong của lính Mỹ hoặc binh sĩ Kenya.

NÓNG: Căn cứ quân sự Mỹ ở Simba bị tấn công, máy bay và xe cộ rực cháy - Ảnh 2.

Hiện trường vụ tấn công vào căn cứ quân sự Mỹ.

Một cột khói lớn bùng lên ở căn cứ nằm gần biên giới với Somali này. Một số người dân địa phương cho biết một xe đánh bom đã phát nổ.

Nhóm cực đoan al-Shabab đã tấn công căn cứ được sử dụng bởi lính Mỹ và binh sĩ của nước sở tại ở bờ biển Kenya vào sáng sớm nay, phá hủy máy bay Mỹ và một số xe cơ giới, các nhà chức trách Kenya cho biết. Quân đội Kenya cho biết họ đã đập tan vụ tấn công và tiêu diệt ít nhất 4 tay súng.

Theo các nhà quản lý hàng không, một máy bay được cho máy bay chỉ huy của đặc nhiệm ở Kenya thuộc biên chế Bộ Tư lệnh các lực lượng của Mỹ bị phá hủy.

NÓNG: Căn cứ quân sự Mỹ ở Simba bị tấn công, máy bay và xe cộ rực cháy - Ảnh 3.

NÓNG: Căn cứ quân sự Mỹ ở Simba bị tấn công, máy bay và xe cộ rực cháy - Ảnh 4.

Chiếc máy bay của Bộ Tư lệnh các lực lượng đặc biệt Mỹ được cho là đã bị phá hủy.

Lực lượng phiến quân Hồi giáo bị Mỹ xếp vào danh sách tổ chức khủng bố Al-Shabab hiện đang kiểm soát các khu vực nông thôn miền Nam Somalia, nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Luật Sharia hà khắc.

Al-Shabab chủ trương bài ngoại, chống đối lại sự can thiệp của quốc tế vào tình hình chính trị bất ổn của Somalia. Các thủ lĩnh của lực lượng phiến quân này được đào tạo bởi Al-Qaeda và cam kết trung thành với Al-Qaeda.

Các chiến binh Al-Shabab đã tổ chức nhiều cuộc đánh bom liều chết vào thủ đô Mogadishu mà điển hình là vụ đánh bom xe tải tại Mogadishu ngày 14/10/2017 khiến hơn 500 người thiệt mạng.


************

Chuyên gia quốc tế: Iran sẽ không dùng chiến tranh vũ trang để trả đũa Mỹ lúc này vì họ cầm chắc thất bại


Sáng 3/1, tướng Qasem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bị tấn công khi đang di chuyển trên một đoàn xe cùng các lãnh đạo dân quân Iraq và các chỉ huy quân đội Iran gần sân bay Baghdad, Iraq.

Lầu Năm Góc cho biết Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tiêu diệt Soleimani "nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai", đồng thời cáo buộc ông Soleimani đã chỉ đạo những vụ tấn công bằng rocket nhằm vào các căn cứ Mỹ ở Iraq, trong đó có vụ không kích tháng trước khiến một nhà thầu Mỹ thiệt mạng và nhiều binh sĩ bị thương.

Ngay sau vụ việc, lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cảnh báo, “đòn trả thù khốc liệt đang đợi Mỹ” ở phía trước, trong khi Ngoại trưởng Iran Javad Zarif miêu tả vụ tấn công giết hại tướng Iran là một hành động khủng bố. Trung Đông hiện đang trên bờ vực căng thẳng vượt tầm kiểm soát.

Chuyên gia quốc tế: Iran sẽ không dùng chiến tranh vũ trang để trả đũa Mỹ lúc này vì họ cầm chắc thất bại - Ảnh 1.

Xử lý ảnh: Đỗ Linh

Trả lời phỏng vấn Trí Thức Trẻ, ông Joshua Landis - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông - Khoa Nghiên cứu Khu vực và Quốc tế, Đại học Oklahoma (Mỹ) nhận định, Iran đã thề sẽ làm leo thang cuộc chiến với Mỹ sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nước này.

Iran đang bị bóp nghẹt về kinh tế và họ đã thề sẽ không để mình bị chôn vùi một cách âm thầm như thế. "Leo thang" là một trò chơi nguy hiểm, nhất khi là khi ông Trump, cùng nhóm chính sách đối ngoại của mình đang khiến nó trở nên rõ rệt hơn.

Vào thời điểm Mỹ nên giảm chi phí cho sự hiện diện ở Trung Đông thì họ lại lao vào một trận chiến với Iran mà có thể sẽ dẫn tới kết cục tồi tệ cho cả hai phía.

Tuy nhiên, tôi không cho rằng vụ việc vừa rồi (Tướng Soleimani bị sát hại) sẽ leo thang thành một cuộc chiến tranh thực sự giữa hai nước. Iran không thể trang trải cho chiến tranh vào lúc này và họ sẽ thảm bại" - ông Landis nêu quan điểm.

Theo vị chuyên gia, để trả đũa, Iran sẽ kích động các chính trị gia Iraq biểu quyết chấm dứt sự hiện diện của Mỹ tại đất nước này.

"Nếu xét từ quan điểm chiến lược của Iran thì điều đó cũng là một minh chứng cho tham vọng của ông Soleimani" - ông Landis nói với Trí Thức Trẻ.

Trước đó, tờ New York Times dẫn nhận định của một số chuyên gia cho rằng, để trả đũa cho cái chết của tướng Soleimani, Iran còn có thể phát động một chiến dịch kỹ thuật số gồm các vụ tấn công mạng và lan truyền thông tin sai lệch. Khu vực kinh tế tư nhân của Mỹ nhiều khả năng sẽ trở thành mục tiêu của Tehran.

Trong năm qua, các hacker Iran được cho là đã tiến hành một số hoạt động nhằm vào chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump, cũng như nhiều công ty viễn thông, cơ sở hạ tầng, và hơn 200 công ty dầu khí, máy móc hạng nặng trên thế giới.

Mặc dù các hacker Iran "đã phát triển khả năng phá vỡ cơ sở hạ tầng quan trọng và khả năng xóa sạch dữ liệu" nhưng các chuyên gia nhận định, Iran vẫn chưa đạt tới khả năng có thể gây ra sự tàn phá trên diện rộng thông qua các cuộc tấn công mạng.


*************

Tin tặc Iran tấn công website Mỹ

Tin tặc đăng cờ Iran và thông điệp báo thù cho tướng Soleimani trên website của Chương trình Thư viện Lưu trữ Liên bang Mỹ.

"Tử vì đạo là phần thưởng thiếu tướng Qassem Soleimani nhận được sau nhiều năm nỗ lực phi thường. Với sự ra đi của ông cùng sức mạnh của Thượng đế, sự nghiệp và con đường của ông sẽ không chấm dứt, cuộc trả thù tàn khốc đang chờ đợi những tên tội phạm với bàn tay vấy máu", tin tặc đăng trên trang web Chương trình Thư viện Lưu trữ Liên bang (FDLP) của Mỹ ngày 4/1.

FDLP là một chương trình được chính phủ Mỹ xây dựng để giúp công chúng dễ dàng tiếp cận miễn phí với các tài liệu liên bang. Hiện có khoảng 1.141 thư viện lưu trữ tài liệu liên bang thuộc chương trình này trên khắp lãnh thổ Mỹ.

Những kẻ tấn công đổi tiêu đề website của FDLP thành "Tin tặc Iran", đăng ảnh cờ Iran, ảnh lãnh tụ tinh thần tối cao Ali Khamenei cùng ảnh chế Tổng thống Mỹ Donald Trump bị tấn công bằng nắm đấm. Nhóm tin tặc cho biết vụ tấn công "chỉ là phần nhỏ trong năng lực tác chiến mạng của Iran". 

Nội dung trang web  Chương trình Thư viện Lưu trữ Liên bang của Mỹ bị nhóm tự xưng là tin tặc Iran thay đổi ngày 5/1. Ảnh chụp màn hình.

Nội dung trang web Chương trình Thư viện Lưu trữ Liên bang của Mỹ bị nhóm tự xưng là tin tặc Iran thay đổi ngày 4/1. Ảnh chụp màn hình.

Vụ tấn công mạng diễn ra sau khi tướng Soleimani, chỉ huy đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), thiệt mạng trong đòn không kích của máy bay không người lái Mỹ tại Baghdad, Iraq hôm 3/1. Mỹ tuyên bố "tiêu diệt" Soleimani nhằm ngăn các vụ tấn công nhằm vào nhân viên ngoại giao cùng binh sĩ nước này.

Các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo Iran đủ khả năng mở các cuộc tấn công mạng tinh vi nhằm vào các cơ sở quan trọng và làm tổn hại nền kinh tế Mỹ để trả đũa vụ không kích. Hệ thống chăm sóc sức khỏe, kiểm soát không lưu cùng các công ty dịch vụ tài chính, vận tải và công nghệ nằm trong danh sách các mục tiêu có nguy cơ bị tấn công cao.

Lãnh đạo Iran thề sẽ "trả thù tàn khốc" cho cái chết của tướng Soleimani. Thánh đường Jamkaran tại thành phố thiêng Qom hôm 4/1 treo "cờ máu" Ya la-Tharat al-Husayn, báo hiệu cho trận "huyết chiến" để trả thù cho Soleimani. Một chỉ huy IRGC nói Iran "đã xác định 35 mục tiêu Mỹ trong tầm ngắm", ám chỉ khả năng tấn công chiến hạm Mỹ qua eo biển Hormuz.

Tổng thống Donald Trump hôm nay cảnh báo sẽ tấn công "rất nhanh và dữ dội" 52 địa điểm quan trọng của Iran nếu nước này nhằm vào tài sản hay công dân Mỹ. Trump cáo buộc Soleimani sát hại một công dân Mỹ và làm bị thương nhiều người khác trong vụ căn cứ của Iraq ở Kirkuk trúng rocket, tấn công đại sứ quán Mỹ tại Baghdad và chuẩn bị tấn công các địa điểm khác.

Thiếu tướng Soleimani được Iran coi là anh hùng trong chiến tranh với Iraq những năm 1980-1988, nhậm chức chỉ huy đặc nhiệm Quds năm 1997. Soleimani là quan chức quyền lực thứ hai tại Iran sau lãnh tụ tinh thần tối cao Ali Khamenei, đóng vai trò chủ chốt trong mở rộng tầm ảnh hưởng của nước này ra khắp Trung Đông.


***********

Iran có thể tấn công các vị trí quân sự Mỹ

Cố vấn quân sự Iran Hossein Dehghan cho biết nước này có thể tấn công các vị trí quân sự Mỹ để đáp trả vụ Washington không kích giết chết tướng Soleimani.

Dehghan, cố vấn quân sự của Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Khamenei, khẳng định các động thái đáp trả "chắc chắn sẽ nhắm vào quân đội và các vị trí quân sự" Mỹ.

Cố vấn quân sự Iran Hossein Dehghan. Ảnh: Russia Defense Ministry.

Hossein Dehghan, cố vấn quân sự của Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Khamenei . Ảnh: Russia Defense Ministry.

"Hãy để tôi nói một điều: Lãnh đạo của chúng tôi đã chính thức tuyên bố rằng chúng tôi chưa bao giờ tìm kiếm chiến tranh và sẽ không tìm kiếm chiến tranh. Chính Mỹ đã khơi mào chiến tranh. Vì thế, họ nên chấp nhận những phản ứng phù hợp với hành động của họ", Dehghan nói trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN ở Tehran hôm nay. "Điều duy nhất có thể kết thúc thời kỳ chiến tranh này là người Mỹ phải nhận một đòn giáng tương tự như cú đòn mà họ đã gây ra. Sau đó, họ không nên tìm kiếm một chu kỳ mới".

Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm qua tuyên bố Mỹ đã phạm "sai lầm nghiêm trọng" khi giết tướng Qasem Soleimani. Tổng thống Donald Trump cảnh báo trên Twitter rằng nếu Tehran tấn công các tài sản của Mỹ, Washington sẽ đáp trả "rất dữ dội và rất nhanh".

Trump cho biết Mỹ đã có danh sách 52 mục tiêu có thể tấn công ở Iran. Con số được chọn khớp với số người bị bắt trong cuộc khủng hoảng con tin Iran năm 1979.

Dehghan gọi các dòng tweet của Trump là "nực cười và vô lý". "Trump không biết gì về luật quốc tế. Ông ấy cũng không công nhận các nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Về cơ bản, ông ấy là một tay xã hội đen và một con bạc. Ông ấy không phải một chính trị gia, tinh thần ông ấy không ổn định", Dehghan nói.

Căng thẳng giữa Washington và Tehran sục sôi sau khi Mỹ ngày 3/1 không kích giết tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), người được coi là quyền lực số hai tại Iran. Trump gọi Soleimani là "kẻ khủng bố số một thế giới" và giải thích ông ra lệnh không kích để ngăn chặn "các cuộc tấn công tàn độc sắp xảy ra" nhằm vào người Mỹ.


*********

Iraq yêu cầu nước ngoài rút quân

Quốc hội Iraq thông qua nghị quyết yêu cầu chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài ở quốc gia này.

Sau cuộc bỏ phiếu tại phiên họp bất thường diễn ra hôm nay, quốc hội Iraq đã thông qua nghị quyết đề nghị chính phủ ngừng yều cầu hỗ trợ từ liên quân do Mỹ dẫn đầu. 

"Quốc hội cam kết thu hồi yêu cầu hỗ trợ đối với liên minh quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo (IS) vì các chiến dịch quân sự ở Iraq đã kết thúc và đạt được thắng lợi", nghị quyết có đoạn. "Chính phủ Iraq cần làm việc để chấm dứt mọi sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ Iraq và ngăn họ dùng vùng đất, vùng trời và vùng biển của chúng ta vì bất kỳ lý do gì".

Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi phát biểu ở Baghdad hồi tháng 10/2019. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi phát biểu ở Baghdad hồi tháng 10/2019. Ảnh: Reuters.

Nghị quyết của quốc hội, không giống như luật, không có tính ràng buộc đối với chính phủ. Tuy nhiên, trước đó, Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi trong bài phát biểu tại quốc hội cũng kêu gọi phải có biện pháp khẩn cấp để sớm chấm dứt hiện diện của các binh sĩ nước ngoài.

"Bất chấp những khó khăn bên trong và bên ngoài mà chúng ta có thể phải đối mặt, đó vẫn là điều tốt nhất cho Iraq cả về lý thuyết lẫn thực tiễn", Thủ tướng Abdul Mahdi nói.

"Chúng ta không cần các lực lượng Mỹ hiện diện nữa sau khi đã đánh bại IS", nghị sĩ Ammar al-Shibli, thành viên ủy ban pháp lý quốc hội, cho hay. "Chúng ta có lực lượng vũ trang của riêng mình, đủ khả năng bảo vệ đất nước".

Khoảng 5.000 binh sĩ Mỹ vẫn đóng quân tại Iraq, hầu hết làm nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện.

Mỹ hôm 3/1 không kích bằng máy bay không người lái giết chết thiếu tướng Iran Qassem Soleimani gần một sân bay ở thủ đô Baghdad, Iraq. Thủ tướng Iraq Abdul Mahdi chỉ trích cuộc không kích của Mỹ là hành vi "gây hấn" và sẽ "châm ngòi một cuộc chiến tàn khốc".

Soleimani là quan chức quyền lực thứ hai Iran. Ông được bổ nhiệm làm chỉ huy đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) năm 1997. Tướng Soleimani cũng đóng vai trò chủ chốt tại Iraq sau khi tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ năm 2003, mở rộng tầm ảnh hưởng của Iran ra khắp Trung Đông và hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến từ năm 2011.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi Soleimani là "kẻ khủng bố số một thế giới" và giải thích ra lệnh không kích để ngăn chặn "các cuộc tấn công tàn độc sắp xảy ra" nhằm vào người Mỹ.

Lãnh đạo tinh thần tối cao Iran Ali Khamenei thề sẽ "báo thù" cho Soleimani, trong khi Trump cảnh báo sẽ tấn công "rất nhanh và dữ dội" các mục tiêu quan trọng của Iran nếu họ có hành động trả thù.


***********
bbc.com

Ngoại trưởng Anh kêu gọi Iran 'theo con đường ngoại giao'


Anh - Mỹ Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ngoại trưởng Anh Dominic Raab (trái) sẽ tới Mỹ để hội đàm với người đồng cấp Mike Pompeo vào ngày thứ Sáu

Ngoại trưởng Anh quốc, Dominic Raab, thúc giục Iran "đi một con đường ngoại giao" để giảm căng thẳng với phương Tây.

Bình luận xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông sau khi Mỹ hạ sát nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của Iran, tướng Qasem Soleimani, ở Iraq.

Ông Raab nói với BBC rằng Hoa Kỳ "có quyền tự vệ".


Ông nói rằng Anh quốc hiểu "tại sao họ làm như vậy" nhưng bây giờ muốn các bên "xuống thang" để giảm căng thẳng và tránh "một cuộc chiến tranh lớn".

Bình luận cũng được đưa ra vào lúc các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh được lệnh hộ tống các tàu mang cờ Anh ở Vịnh Ba Tư.

Có những lo ngại Iran sẽ tìm cách trả thù cho cái chết của tướng Soleimani, người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng phi cơ không người lái của Mỹ ở Baghdad, Iraq hôm thứ Sáu 03/01/2020.

Trong khi đó, Thủ tướng Boris Johnson sẽ trở lại Vương quốc Anh sau kỳ nghỉ 12 ngày và sẽ có các cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo nước ngoài trong những ngày tới.

Vụ sát hại tướng Soleimani đánh dấu sự leo thang lớn trong căng thẳng giữa Mỹ và Iran, với việc Tehran thề sẽ trả thù cho vụ hạ sát này.

Tổng thống Donald Trump đã đưa ra thông điệp trên Twitter rằng Hoa Kỳ sẽ tấn công 52 địa điểm của Iran "rất nhanh và rất mạnh" nếu Tehran tiếp tục tiến hành lời thề trả thù.

'Tự vệ và bất chính'?

Tướng Soleimani Bản quyền hình ảnh AFP/GETTY
Image caption Tướng Soleimani được xem là người đàn ông quyền lực thứ hai ở Iran

Trả lời chương trình của Andrew Marr trên BBC hôm Chủ nhật, 05/01, ông Raab bác bỏ ý kiến cho rằng vụ ám sát Soleimani do Mỹ tiến hành là một hành động chiến tranh, ông nói thêm:


"Iran trong một thời gian dài đã dính dáng vào các hoạt động đe dọa, gây mất ổn định."

Nhấn mạnh vào việc liệu vụ hạ sát này có hợp pháp hay không, ông Raab nói: "Quan điểm của tôi - và đánh giá chiến dịch đã được người Mỹ đưa ra - là có quyền tự vệ."

Theo ngoại trưởng Anh, công việc của tướng Soleimani không chỉ bao gồm nhiều hoạt động quân sự ở Iraq mà còn ở cả khu vực, "không chỉ gây bất ổn cho các quốc gia đó mà còn tấn công các nước phương Tây"

"Trong những trường hợp đó, quyền tự vệ được áp dụng rõ ràng," ông Raab nói.

Ngoại trưởng Anh cũng nói lần đầu tiên ông biết được việc giết chết tướng Soleimani là khi sự việc "đã xảy ra" và ông đã nói chuyện với người đồng cấp phía Mỹ, ngoại trưởng Mike Pompeo - người mà ông sẽ gặp trong các cuộc trao đổi được sắp xếp từ trước tại Washington vào tuần tới - hôm thứ Sáu.

Khi được hỏi liệu việc được cảnh báo trước về cuộc không kích có hữu ích cho Anh quốchay không, ông Raab nói:

p07zgph6

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

"Tôi không chắc nó sẽ tạo ra sự khác biệt như quí vị nói."

Ông Raab nói thêm "điều quan trọng bây giờ là xuống thang, giảm căng thẳng và cố gắng khôi phục sự ổn định" - trong khi cố gắng kiềm chế "những hành động bất chính" của Iran.

"Chúng ta cũng cần phải thấy rằng có một con đường, một cánh cửa cho một giải pháp ngoại giao để khi lãnh đạo ở Tehran xem xét các lựa chọn của họ, họ hiểu rằng có một con đường tích cực đối với họ."

Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 05 Tháng Giêng 202010:56 CH
Khách
Cả thế giới ngỡ ngàng về quyết định bất ngờ và chính xác của tổng thống Mỹ Donald Trump khi quyết định sát hại vị tướng lãnh nổi tiếng có ảnh hưởng ở Trung Đông để ngăn ngừa những cuộc khủng bố của Hezbollah ở cấp tinh vi hữu hiệu, gây áp lực cho các quốc gia trong vùng mà các vị thủ lãnh Âu Châu và Mỹ đều ngần ngại ra tay, không giám có biện pháp mạnh để ngăn ngưà những hậu quả có thể xảy ra, mặc dù Iran đã có nhiều thái độ thù địch với thế giới bên ngoài như bắt giữ con tin trong tòa Đại sứ Mỹ thời Carter, khủng bố pháo kích Trung Tâm lọc dầu của Saudi Arabia, hay phá hoại tàu dầu của Anh đi qua Eo Biển do Iran kiểm soát, và lo sợ khi Iran đã tuyên bố cương quyết trả đũa cho vụ Oanh Kích giết hại vị tướng này vào 32 điểm đóng quân của quân đội Mỹ và đồng minh. Tuy nhiên ai cũng biết khả năng trả đũa của Iran hay Hezbollah không thể là trực diện với chính quyền hay quân đội Mỹ ngoài những vụ ám sát lẻ tẻ có thể xảy ra.
Điều nguy hiểm là những phe khủng bố hay các quốc gia khác sẽ lợi dụng tình hình căng thẳng này để liên kết dàn dựng tấn công xe bom hay bom tự sát để gây thiệt hại cho Mỹ. Những kẻ ném đá dấu tay này có thể bao gồm các lực lượng khủng bố như: FARC Colombia, Tehrik-i-Taliban Pakistan (TTP), Al-Shabaab Somalia, Boko Haram Nigeria, Trung cộng, Nga sô, Bắc Triều Tiên và ngay cả đồng minh của Mỹ ở Âu châu như Thổ Nhĩ Kỳ. Nước Mỹ sẽ không có đường tháo lui ngoại trừ ra tay trước và sẽ tàn bạo hơn để phủ đầu trong khi đám Dân Chủ chỉ chờ cơ hội đảo chánh chính quyền.
Chủ Nhật, 05 Tháng Giêng 20209:23 CH
Khách
Khi da triet tieu duoc canh tay phai dac luc cua iran,bon ho,nhung ke chai chuot quan la ao luot da lanh cang.Ho khong du luc de nhu ho hao " Thanh chien diet My " va voi su co van,bay muu tinh ke cua nhung ke thu an mat. bon ho tro lai van de du kich chien ,de tieu hao,cam chan o trung dong va gay roi loan hau phuong My.
Nao,bay gio chung ta co the ket noi nhung dau day,moi nho xem sao Truoc het,vi sao tau cong lai thong bao ram ri la se ky ket hiep dinh thuong mai giai doan I va sau do MOI T.T Trump sang tau hop de tien toi giai doan II ?.Ngay truoc khi khoi dau tuyen bo ky ket thi co chuyen du hanh bat chot cua oba,lay VN lam tram dung chan.It lau sau kim un tro chung.May bay cho cac tu lenh quan binh chung Taiwan gap su co ( ? ) va toan bo tuong lanh cao cap thiet mang mat 08 nguoi (,Luc nay,tau cong rat im hoi lang tieng ).Ke den tau tung chien ham uy hiep indonesia,bi phan ung gay gat.Va VN qua con roi da gay nao loan cho cong dong nguoi Viet va se lan rong den nguoi dia phuong sau khi cong khai miet thi-si nhuc Tong Thong duong nhiem cua USA,va ke den o trung dong,tan cong dai su quan cua My,can nhac nho khi tan cong vao dai su quan la da tan cong vao chinh nuoc My,lanh tho cua dai su quan la bieu tuong cua quoc gia do duoc chinh quoc gia ban dia va cong phap quoc te cong nhan,nhu vay bon ho da gay chien va tan cong My qua ban tay dao dien cua ten tuong iran ,chinh phu iran ,duoc che day boi luc luong khung bo dan quan ban dia.Viec My da co tinh ha thu ten tuong lanh nay cung voi thu lanh dan quan khung bo chung mot lan,de chung minh cho the gioi biet ro rang bang hinh anh KHONG choi cai,co su lien he chat che giua iran va khung bo.Su lien quan nay co dinh liu toi chien dich dong loat khoi dong tren Bien dong+trung dong+va quan trong hon het la ho hao chong Trump o chinh nuoc My.De dap lai cai muu do xao tra cua be lu ban nuoc,Trump danh dap dau con ran va cong khai thach thuc may ten giao chu to mom,khuay dong muu ma chuoc quy qua ton giao cua no.Va con LUA xap bay cu nay qua suc to lon...tat ca moi chi la buoc khoi dau cua nam moi cua chien dich DONG KHOI (?) cua chuyen du hanh bat thuong va chung ta hay cau xin on tren che cho,giu gin va bao ve dat nuoc chung ta dang tam dung.GOD BLESS AMERICA.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn