Nhận dạng tướng Iran bị giết bằng nhẫn ( Cập nhật liên tục )

Thứ Sáu, 03 Tháng Giêng 20208:04 CH(Xem: 7907)
Nhận dạng tướng Iran bị giết bằng nhẫn ( Cập nhật liên tục )
***************

Nhận dạng tướng Iran bị giết bằng nhẫn

Dân quân Iraq nhận dạng tướng Soleimani sau đòn không kích ở sân bay Baghdad nhờ chiếc nhẫn gắn viên đá đỏ ông thường đeo.

Thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, bị trúng đòn không kích của Mỹ rạng sáng 3/1 tại sân bay quốc tế Baghdad của Iraq. Lực lượng Tổng động viên Iraq (PMU) ngay sau đó xác nhận tướng Soleimani đã thiệt mạng, dù chiếc xe chở ông này và chỉ huy dân quân Iraq Abu Muntathar al-Hussaini đã bị thiêu rụi hoàn toàn.

PMU cho biết thi thể của tướng Soleimani không còn nguyên vẹn sau đòn tấn công, trong khi họ "không thể tìm thấy thi thể của Hussaini". Danh tính của Soleimani được xác định thông qua chiếc nhẫn gắn viên đá đỏ cỡ lớn mà ông này luôn đeo ở ngón áp út lúc còn sống.

Tướng Soleimani đeo chiếc nhẫn gắn viên đá đỏ ở ngón tay áp út lúc còn sống. Ảnh: AFP.

Tướng Soleimani đeo chiếc nhẫn gắn viên đá đỏ ở ngón tay áp út lúc còn sống. Ảnh: AFP.

Soleimani được cho là đáp máy bay từ Syria hoặc Lebanon tới sân bay quốc tế Baghdad lúc 0h30 ngày 3/1, sau đó được Muhandis, phó tư lệnh PMU, đón lên một chiếc xe. Khi đoàn xe hai chiếc chở Soleimani, Muhandis cùng nhóm hộ tống di chuyển qua khu vực hàng hóa để ra khỏi sân bay, hai quả tên lửa Hellfire phóng từ máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper đã làm nổ tung cả hai xe.

Tên lửa dẫn đường chính xác Hellfire mang theo đầu đạn nổ mạnh nặng 8-9 kg, đủ sức tấn công phương tiện đang di chuyển và làm nổ tung mọi thứ bên trong. Các hình ảnh do dân quân Iraq công bố cũng cho thấy chiếc xe chở Soleimani và những người khác bị phá hủy hoàn toàn sau đòn không kích.

Ngoại trưởng Mike Pomeo nói Mỹ giết tướng Soleimani để ngăn các hành động đe dọa tính mạng công dân nước này, trong khi Lầu Năm Góc nói rằng cuộc không kích nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công tương lai nhằm vào lợi ích của Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông ra lệnh không kích chỉ huy cơ quan an ninh và tình báo Iran vì người này đang âm mưu "các cuộc tấn công sắp xảy ra và tàn độc" nhằm vào người Mỹ.

Các nghị sĩ đảng Dân chủ cho rằng Trump thiếu thẩm quyền ra lệnh không kích khi không có sự cho phép của quốc hội, trong khi quan chức Nhà Trắng khẳng định các bước thích hợp đã được thực hiện để đảm bảo cuộc không kích giết chết tướng Soleimani là hợp pháp

Huyền Lê (Theo New York Post)


************

UAV Mỹ phóng tên lửa giết tướng Iran

Lầu Năm Góc triển khai hai máy bay không người lái MQ-9 Reaper để thực hiện đòn không kích bằng tên lửa nhằm vào tướng Qassem Soleimani.

"Thiếu tướng Qassem Soleimani thiệt mạng cùng nhiều thành viên lực lượng dân quân Iraq sau khi máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper phóng tên lửa vào đoàn xe chở họ rời sân bay quốc tế Baghdad", New York Times dẫn nguồn tin giấu tên tiết lộ trong bài viết hôm qua.

Tờ Times của Anh cho biết quân đội Mỹ đã triển khai hai UAV MQ-9 Reaper từ căn cứ không quân al-Udeid ở Qatar, nhưng chỉ sử dụng một máy bay cho đòn không kích. Chúng được điều khiển từ căn cứ Creech ở bang Nevada, Mỹ và phóng hai tên lửa vào đoàn xe của tướng Iran cùng lực lượng hộ tống.

Một chiếc Reaper bay huấn luyện gần căn cứ Creech hồi tháng 7. Ảnh: USAF.

Một chiếc Reaper bay huấn luyện gần căn cứ Creech hồi tháng 7. Ảnh: USAF.

Thông tin này khác với những nhận định ban đầu cho rằng vụ tấn công được thực hiện bởi trực thăng vũ trang Mỹ triển khai gần sân bay Baghdad. Chỉ huy dân quân địa phương Abu Muntathar al-Hussaini trước đó cho biết xe chở tướng Soleimani trúng liên tiếp hai tên lửa dẫn đường. "Kẻ thù đã nắm được thông tin chi tiết về lộ trình của đoàn xe", Hussaini nói thêm.

Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin do báo Mỹ và Anh công bố.

MQ-9 là mẫu UAV chiến đấu chủ lực được phát triển cho không quân Mỹ và đưa vào biên chế từ năm 2007. Nó có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát nhờ hệ thống cảm biến quang học, hồng ngoại và radar khẩu độ tổng hợp, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất nhờ 4 tên lửa dẫn đường AGM-144 Hellfire và hai bom thông minh GBU-12 Paveway II.

UAV MQ-9 Reaper dài 11 m, sải cánh 20 m, có khối lượng rỗng 2,2 tấn. Nó có thể làm nhiệm vụ liên tục trong 14 giờ khi mang tải vũ khí tối đa, đạt tầm bay 1.900 km và tốc độ hành trình 315 km/h.

Mỹ không kích bên ngoài sân bay Baghdad rạng sáng 3/1. Video: Ạhad.

Thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đóng vai trò chủ chốt tại Iraq sau khi tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ năm 2003, giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của Iran ra khắp Trung Đông và hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến từ năm 2011.

Lầu Năm Góc thông báo Tổng thống Mỹ Trump ra lệnh giết Soleimani "nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai". Ngoại trưởng Mike Pompeo nói Mỹ hành động như vậy để bảo vệ mạng sống công dân nước này tại Trung Đông.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết cuộc tấn công khiến nước này càng quyết tâm chống lại "chủ nghĩa bành trướng của Mỹ và bảo vệ các giá trị Hồi giáo", đồng thời khẳng định sẽ "báo thù" cho Soleimani. Thủ tướng Iraq cũng chỉ trích vụ không kích của Mỹ, gọi đây là hành vi gây hấn.


****************

Mỹ ngừng huấn luyện quân đội Iraq


Mỹ và đồng minh ngừng huấn luyện lực lượng vũ trang Iraq do lo ngại mối đe dọa sau vụ không kích giết chết tướng Iran, theo quan chức Đức.

"Quá trình huấn luyện lực lượng an ninh và quân đội Iraq trên khắp đất nước đã ngừng lại. Chỉ thị này có hiệu lực với toàn bộ các nước đối tác trong chiến dịch Inherent Resolve tại Iraq", tướng Erich Pfeffer, chỉ huy Bộ tư lệnh Các chiến dịch liên quân của Đức (JFOC) viết trong thư gửi các ủy ban tại quốc hội Đức hôm qua.

Binh sĩ Iraq được Mỹ huấn luyện hôm 22/12/2019. Ảnh: US Army.

Binh sĩ Iraq được Mỹ huấn luyện hôm 22/12/2019. Ảnh: US Army.

Tướng Pfeffer cho biết tướng Mỹ Pat White, tư lệnh chiến dịch Inherent Resolve, đã ra lệnh tăng cường biện pháp bảo vệ lực lượng liên quân ở Iraq nhằm đối phó mối đe dọa từ các hành động trả đũa tiềm tàng sau vụ không kích giết chết tướng Iran Qassem Soleimani tại Baghdad rạng sáng 3/1.

Chỉ huy Đức không cho biết chỉ thị ngừng huấn luyện của liên quân đối với quân đội Iraq sẽ có thời hạn bao lâu.

Cái chết của tướng Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), khiến căng thẳng tại Trung Đông tăng cao. Washington cáo buộc Soleimani đứng sau các cuộc tấn công vào các căn cứ, cơ sở ngoại giao Mỹ ở Iraq trong những tháng gần đây. Nhiều quan chức Iran khẳng định sẽ "báo thù" cho Soleimani.

Mỹ đã điều thêm khoảng 3.500 quân đến Kuwait để đề phòng, trong khi quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho biết Washington đang cân nhắc triển khai thêm binh sĩ đến khu vực.

Vũ Anh (Theo Reuters)


************

Mỹ tăng viện 3.500 lính dù tới Trung Đông sau vụ ám sát tư lệnh Iran

Lầu Năm Góc xác nhận đã bổ sung 3.500 binh sĩ tới Kuwait nhằm tăng cường khả năng duy trì an ninh tại Trung Đông, đồng thời đặt nhiều đơn vị trong tình trạng sẵn sàng.

Theo Reuters, Bộ Quốc phòng hôm 3/1 cho biết sẽ triển khai 3.500 binh sĩ thuộc Sư đoàn lính dù 82 tới Kuwait để tăng cường an ninh tại khu vực Trung Đông. Trước đó, Mỹ cũng đã triển khai 750 binh sĩ thuộc Sư đoàn lính dù 82 tới Kuwait hôm 2/1.

Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết lực lượng mới được triển khai tại Trung Đông thuộc "lữ đoàn sẵn sàng chiến đấu" của Sư đoàn lính dù 82, đơn vị được đào tạo và chuẩn bị để triển khai trong tình huống khẩn cấp.

Ngoài 4.250 binh sĩ đã tới Kuwait, số binh sĩ còn lại của lữ đoàn nói trên đã được lệnh sẵn sàng ra mặt trận.

My tang vien 3.500 linh du toi Trung Dong sau vu am sat tu lenh Iran hinh anh 1 su_doan_82.jpg

3.500 binh sĩ thuộc Sư đoàn lính dù 82 được điều động tới Kuwait. Ảnh: AP.

"Việc triển khai này là hành động phòng ngừa thích hợp để đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng nhắm vào các công dân và cơ sở Mỹ, các binh sĩ cũng sẽ hỗ trợ việc tái lập an ninh ở khu vực", Lầu Năm Góc thông báo.

Hai quan chức quốc phòng Mỹ cũng cho biết đã đặt hàng trăm binh sĩ thuộc Lữ đoàn lính dù 173 tại Italy trong tình trạng báo động và sẵn sàng triển khai khi cần thiết. Tuy nhiên, hiện chưa rõ lực lượng Mỹ tại Châu Âu có được điều động tới Trung Đông hay không.

Trong khi đó, các tàu chiến với khoảng 4.500 lính thủy đánh bộ và thủy thủ thuộc các nhóm sãn sàng đổ bộ của Hải quân Mỹ cũng đang di chuyển về phía đông tại Địa Trung Hải, sẵn sàng tham chiến nếu căng thẳng với Iran leo thang. Lực lượng này cũng bao gồm nhiều máy bay và phương tiện đổ bộ, quan chức quốc phòng Mỹ xác nhận.

Động thái tăng cường lực lượng tại Trung Đông diễn ra không lâu sau khi Mỹ tiến hành cuộc không kích vào sân bay ở thủ đô Baghdad của Iraq gây ra cái chết của Tư lệnh Qassem Soleimani, một trong những chỉ huy quyền lực nhất trong chính quyền Iran.

Tuy nhiên, quan chức quốc phòng Mỹ bác bỏ nhận định việc tăng cường lực lượng có liên quan tới vụ không kích.


*************

Mỹ nhiều lần 'nương tay' với tướng Iran

Tình báo Mỹ từng nhiều lần phát hiện tung tích tướng Qassem Soleimani, nhưng các tổng thống trước đây từ chối phát lệnh tấn công.

Một đêm tháng 1/2007, các sĩ quan tại Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt của Mỹ phát hiện thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, trên đoàn xe di chuyển từ Iran vào miền bắc Iraq.

Tuy nhiên, lực lượng đặc nhiệm Mỹ khi đó đã không hành động, để mặc đoàn xe của Soleimani khuất dần trong bóng tối.

"Để tránh một cuộc giao tranh và những rắc rối chính trị có thể xảy ra sau đó, tôi quyết định tiếp tục theo dõi đoàn xe, không phát lệnh tấn công ngay lập tức", tướng Stanley A. McChrystal, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt, chia sẻ trong một bài báo năm ngoái.

Tuy nhiên vào rạng sáng nay, một máy bay không người lái MQ-9 Reaper của chính bộ tư lệnh này đã nhận lệnh trực tiếp từ Tổng thống Donald Trump, khai hỏa vào đoàn xe chở tướng Soleimani khi nó vừa rời sân bay quốc tế Baghdad.

Các quan chức Mỹ cho biết trước khi thiệt mạng trong đòn không kích hôm nay, tướng Suleimani từng thoải mái đi lại như một người "bất khả xâm phạm" ở Iran và Iraq. Một cựu chỉ huy cấp cao của quân đội Mỹ cho biết máy bay chở Suleimani từng đỗ ngay cạnh phi cơ của ông tại sân bay Erbil ở miền bắc Iraq.

Marc Polymeropoulos, cựu nhân viên CIA, cho biết tướng Soleimani thường tỏ ra coi thường mối đe dọa từ Mỹ và luôn hoạt động công khai, dù tư lệnh lực lượng Quds đã nhiều lần bị mưu sát.

"Soleimani được đối xử một cách trọng thị và việc lần ra dấu vết của ông ấy không quá khó. Soleimani cảm thấy không ai dám động đến mình, đặc biệt ở Iraq. Ông ấy chụp ảnh trên chiến trường và công khai chế giễu Mỹ vì cảm thấy an toàn khi làm như vậy", Polymeropoulos cho biết.

Thiếu tướng Qassem Soleimani cùng các chỉ huy Vệ binh Cách mạng Iran trong cuộc họp tại Tehran tháng 9/2016. Ảnh: Reuters.

Thiếu tướng Qassem Soleimani trong cuộc họp tại Tehran tháng 9/2016. Ảnh: Reuters. 

Soleimani dường như không biết được rằng các cơ quan tình báo, quân đội Mỹ và Israel từ lâu đã rất chú trọng việc theo dõi mọi di biến động của ông, đặc biệt là khi ông có mặt ở Iraq. Tuy nhiên, các tổng thống Mỹ trước đây như George W. Bush và Barack Obama đều từ chối phê chuẩn kế hoạch không kích nhắm vào Soleimani, do lo sợ hành động đó có thể châm ngòi chiến tranh với Iran.

Nhưng sau vụ nhóm dân quân Iraq Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn bị cáo buộc tấn công căn cứ quân sự ở Kirkuk, Iraq hôm 27/12 khiến một nhà thầu quân sự Mỹ thiệt mạng và một số lính Mỹ bị thương, chiến dịch tối mật nhằm lần dấu vết để tấn công tướng Suleimani được kích hoạt, theo các quan chức cấp cao Mỹ.

Trong vài ngày sau đó, Bộ tư lệnh Tác chiến Đặc biệt tìm kiếm thời cơ để tấn công. Thời cơ cuối cùng cũng đến khi họ phát hiện tướng Soleimani sẽ đáp máy bay đến sân bay quốc tế Baghdad vào đêm 2/1, rạng sáng ngày 3/1.

Quan chức Mỹ cho biết kế hoạch tấn công tùy thuộc vào người ra đón Soleimani tại sân bay. Nếu đó là một quan chức chính phủ Iraq, chiến dịch sẽ bị hủy. Tuy nhiên, người đón Soleimani đêm hôm đó lại là Abu Mahdi al-Muhandis, chỉ huy nhóm Kataib Hezbollah, và kế hoạch không kích được Trump thông qua.

Các quan chức và cựu quan chức tình báo Mỹ cho biết cuộc không kích là một chiến dịch đặc biệt với sự kết hợp giữa thông tin do đặc tình bí mật cung cấp cũng như dữ liệu tình báo từ hoạt động chặn thu điện tử, máy bay trinh sát và các công cụ giám sát khác.

Những quả tên lửa liên tiếp được phóng vào đoàn xe chở Soleimani và Muhandis, khiến hai người này cùng 6 thành viên trong đoàn hộ tống thiệt mạng tại chỗ, chiếc xe của họ bị phá hủy hoàn toàn.

"Soleimani bị nhắm mục tiêu vì vai trò công khai trong việc tổ chức các cuộc tấn công của Iran vào Mỹ và các đồng minh", tướng McChrystal nói, thêm rằng ông rất ủng hộ quyết định của Trump. Tuy nhiên, McChrystal cũng cảnh báo cái chết của Soleimani có thể gây ra bất ổn và Iran sẽ đáp trả.

Các quan chức quân đội Mỹ cho biết đang thực hiện các bước để bảo vệ lực lượng Mỹ ở Trung Đông và các nơi khác trên thế giới vì họ nhận thức được Iran hoặc các lực lượng ủy quyền sẽ phản ứng dữ dội.

"Tôi chỉ có thể hy vọng rằng các đại sứ quán và lãnh sự quán trong khu vực đã được đặt trong tình trạng báo động cao trong suốt 48 giờ qua hoặc hơn", Barbara A. Leaf, cựu đại sứ Mỹ tại UAE, cho biết.

Leaf cảnh báo sau khi "hồi phục khỏi cú sốc", Iran sẽ tiến hành các hoạt động trả thù, đầu tiên có thể diễn ra tại Iraq.

Một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng chính quyền Trump hy vọng cái chết của tướng Soleimani sẽ buộc Iran phải lùi bước sau nhiều tháng hành xử hung hăng. Tuy nhiên, một quan chức khác cũng thừa nhận việc giết chết Soleimani sẽ là rủi ro lớn với Trump và có thể gây ra phản ứng thái quá từ cả Iran và Iraq.

Ngọc Ánh (Theo NY Times
***************
rfi.fr

Irak bên bờ hỗn loạn sau vụ sát hại tướng Soleimani

Thanh Phương

HOA KỲ - IRAN - IRAK

Đăng ngày:

Một cuộc biểu tình phản đối trước tòa đại sứ Mỹ ở Bagdad ngày 02/01/2020.

Một cuộc biểu tình phản đối trước tòa đại sứ Mỹ ở Bagdad ngày 02/01/2020. REUTERS/Khalid al-Mousily

Vốn đã gặp nhiều xáo trộn do phong trào biểu tình chống chính phủ từ ba tháng qua, Irak nay có nguy cơ rơi vào hỗn loạn sau vụ trực thăng Mỹ oanh kích và sát hại tướng Iran Soleimani và cánh tay phải người Irak từ bao thập niên qua Abou Mehdi al-Mouhandis.

Với vụ oanh kích này, Hoa Kỳ đã triệt hạ toàn bộ dàn chỉ huy các lực lượng thân Iran ở Irak : Soleimani là tư lệnh lực lượng tinh nhuệ Al-Qods thuộc Vệ binh Cách mạng Iran, chuyên trách các vấn đề Irak, còn al-Mouhandis là lãnh đạo lực lượng dân quân Hash al-Chabi thân Iran.

Trong một thời gian dài không có phản ứng gì với việc người dân Irak nổi dậy chống chính quyền Bagdad, Hoa Kỳ nay đã can thiệp trở lại vào Irak bằng quân sự, nhắm vào tướng Soleimani, người đang dàn xếp việc thành lập một chính phủ mới ở Bagdad theo hướng bảo vệ các lợi ích của Iran.

Một dấu hiệu cho thấy sự tê liệt của một quốc gia vốn vẫn cố giữ thế cân bằng giữa hai đồng minh lớn là Hoa Kỳ và Iran, nhà nước Irak vẫn chưa có phản ứng chính thức gì về vụ sát hại tướng Soleimani. Quốc Hội Irak sẽ họp lại ngày mai để xác định lập trường sau sự kiện này.

Nhưng thủ tướng từ nhiệm của Irak Adel Abdel Mahdi ngay từ hôm nay đã dự báo là cái chết của tướng Soleimani sẽ « gây ra một cuộc chiến tàn khốc tại Irak ». Chính quyền Donald Trump coi như đồng ý với dự báo này, bởi vì họ vừa kêu gọi các công dân Mỹ phải rời khỏi Irak «  ngay lập tức ». Còn đối với Ngoại trưởng Iran, Mohammed Javad Zarif, vụ sát hại tướng Soleimani là một « bước leo thang cực kỳ nguy hiểm ». Nhưng như vậy thì Iran sẽ đáp trả Hoa Kỳ như thế nào và khi nào ?

Theo các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn, rất khó dự đoán được phản ứng của Teheran trước cái chết của một trong những nhân vật được người dân Iran mến mộ nhất, bởi vì sự kiện này chưa có tiền lệ. Nhưng một điều chắc chắn, theo nhà nghiên cứu Ramzy Mardini, Viện Mỹ vì Hòa bình (United States Institute of Peace), kể từ nay hai nước Hoa Kỳ và Iran sẽ đối đầu trực diện với nhau. Teheran nay không còn có thể sử dụng tay chân của họ ở Irak để đe dọa và tấn công vào các lợi ích của Mỹ mà không bị Wasington trả đũa quân sự như trong một cuộc chiến quy ước.

Từ nhiều năm qua, Bagdad vẫn cảnh báo hai đồng minh Mỹ Iran là không nên dùng lãnh thổ của họ như là chiến trường để thanh toán lẫn nhau, nhất là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong hồ sơ hạt nhân Iran. Theo giải thích của chuyên gia về Irak Fanar Haddad, nếu Iran có trả đũa thì sẽ không phải là bằng các vụ bắn rocket vào sứ quán Mỹ, mà sẽ dưới dạng một cuộc xung đột lớn giữa hai nước ở Irak.

Năm 2003, Hoa Kỳ đã lật đổ Saddam Hussein để lập ra một chế độ mới, nhưng chế độ này nay đang dần dần bị Iran kiểm soát. Vẫn theo chuyên gia Haddad, chính quyền Washington dường như đang cố gắng kéo chính trường Irak ngả theo Mỹ trở lại. Nhưng nếu họ thất bại, Irak sẽ rơi vào vòng xoáy của đấu đá nội bộ và Iran lại càng có cơ hội để gia tăng kiểm soát chế độ Bagdad.

Trước mắt, theo dự báo của nhà nghiên cứu Ranj Alaaldin, Viện Brookings tại Doha, sau cái chết của hai nhân vật có thế lực nhất ở Iran, rất có thể sẽ có thanh trừng nội bộ trong chính quyền Irak, vì Iran rất muốn biết « làm thế nào mà Mỹ biết được tướng Soleimani đến Bagdad ? Ai là kẻ chỉ điểm ? »

Tóm lại, chưa biết là tình hình sẽ diễn tiến ra sao, sau vụ hạ sát tướng Soleimani, nhưng rõ ràng là không thể loại trừ nguy cơ một cuộc chiến tranh vùng Vịnh mới, mà Irak sẽ là chiến trường chính


************

TT Trump đăng bình luận đầu tiên sau khi Tướng Soleimani bị sát hại, 'đá xoáy' Iran cực gắt

VCCorp.vn

Sáng ngày thứ 6 (3/1 - theo giờ Washington), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng tải bình luận đầu tiên về chiến dịch "tiêu diệt" Thiếu tướng Qassem Soleimani - Tư lệnh Lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), theo hãng tin CNBC (Mỹ).

Cụ thể, ông Trump viết: "Iran chưa từng thắng cuộc chiến nào, nhưng chưa từng thua trong đàm phán!"

Hãng tin của Mỹ chưa thể khẳng định chính xác ý nghĩa của dòng tweet này, tuy nhiên báo Times of Israel cho rằng ông Trump đang "đá xoáy" Iran khi nói rằng Tehran "chưa từng thắng cuộc chiến nào".

Bình luận trên được đăng tải sau khi Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố rằng "sự trả thù khốc liệt đang chờ đợi những kẻ tội phạm đã nhuốm máu ông [Soleimani] và những người tử vì đạo khác trong vụ việc đêm qua". Nhiều quan chức cấp cao Iran cũng thề sẽ trả đũa hành động của Mỹ.

TT Trump đăng bình luận đầu tiên sau khi Tướng Soleimani bị sát hại, đá xoáy Iran cực gắt - Ảnh 1.

Trong 2 dòng tweet được ông Trump đăng tải không lâu sau đó, vị Tổng thống Mỹ đã cáo buộc Tướng Soleimani "giết hại hoặc khiến hàng ngàn người Mỹ bị thương nặng trong một thời gian dài, và đang có âm mưu giết hại thêm nhiều người nữa... nhưng ông ta đã bị bắt! [...] Đáng ra ông ta phải bị tiêu diệt từ nhiều năm trước mới phải!"

Trước khi đưa ra loạt bình luận trên, ông Trump chỉ đăng tải hình quốc kỳ Mỹ lên Twitter một cách đầy ẩn ý - mà không hề kèm theo bình luận nào khác; hoặc chia sẻ lại phản ứng của những người khác về vụ tấn công.

Thông cáo của Lầu Năm Góc cho biết, theo chỉ thị của Tổng thống Trump, các lực lượng của Mỹ trong đêm thứ 5 (2/1) - rạng sáng thứ 6 (3/1) đã tiến hành chiến dịch không kích nhằm vào sân bay quốc tế Baghdad, trong số các mục tiêu có Tướng Soleimani và phụ tá của ông này.

Sau khi phía Tehran đe dọa "báo thù", Bộ Ngoại giao Mỹ đã lập tức yêu cầu các công dân Mỹ tại Iraq rời khỏi nước này sớm nhất có thể.

Vụ ám sát Tướng Soleimani đã gây chấn động khắp Trung Đông nói riêng và toàn cầu nói chung. Vào phiên giao dịch đầu ngày thứ 6 (3/1), giá dầu, giá vàng đều tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Mỹ giảm sốc.

Vụ việc cũng khiến căng thẳng vốn có giữa Washington và Tehran ngày càng leo thang nghiêm trọng, thậm chí nhiều người còn lo lắng về kịch bản một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra trong khu vực vốn đã nhiều bất ổn này.


************

Pompeo nói giết tướng Iran để cứu người Mỹ

Ngoại trưởng Pompeo nói Mỹ theo dõi và quyết định không kích giết chết tướng Soleimani để bảo vệ mạng sống công dân nước này tại Trung Đông.

"Tôi không thể nói quá nhiều về bản chất các mối đe dọa, song người Mỹ nên biết rằng quyết định loại bỏ tướng Iran Soleimani khỏi chiến trường của Tổng thống Trump đã cứu mạng họ", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trên kênh CNN hôm nay.

Quân đội Mỹ không kích đoàn xe gần sân bay Baghdad, Iraq sáng 3/1 khiến thiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, cùng chỉ huy dân quân Iraq Ahmed al-Assadi thiệt mạng. Lầu Năm Góc cho biết quân đội nhận lệnh của Trump tiêu diệt Soleimani để ngăn các cuộc tấn công vào công dân Mỹ tại Iraq và khu vực Trung Đông.

"Soleimani tích cực tham gia vào âm mưu thực hiện 'hành động lớn' trong khu vực có thể khiến mạng sống hàng trăm người gặp nguy hiểm. Người Mỹ tại Trung Đông đã an toàn hơn sau vụ không kích và cái chết của Soleimani", Pompeo nói.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói về quyết định không kích giết chết tướng Iran trên kênh CNN ngày 3/1. Ảnh: CNN.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói về quyết định không kích giết chết tướng Iran trên kênh CNN ngày 3/1. Ảnh: CNN.

Pompeo cho biết Mỹ theo dõi tin tức tình báo về các chuyến đi của Soleimani trong khu vực sau khi một nhà thầu quân sự Mỹ chết trong vụ căn cứ quân đội ở Kirkuk, miền bắc Iraq trúng rocket hôm 27/12.

"Soleimani khiến công dân Mỹ gặp nhiều nguy hiểm hơn. Cộng đồng tình báo Mỹ đánh giá nếu không hành động, nguy cơ sẽ rất lớn. Tổng thống Trump đã hành động dứt khoát đêm qua", Pompeo nói.

Pompeo cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã liên lạc với Trung Quốc, Anh và Đức sau vụ tấn công để "nói rõ rằng Mỹ cam kết giảm leo thang trong khu vực Trung Đông".

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay cũng đã kêu gọi công dân Mỹ tại Iraq lập tức về nước do căng thẳng leo thang trong khu vực. Pompeo nói khuyến cáo "phù hợp với bối cảnh và thời điểm" nhưng từ chối giải thích thêm, đồng thời chưa cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ có sơ tán nhân viên ở sứ quán tại Iraq hay không.

Lãnh đạo Iran thề sẽ báo thù cho cái chết của tướng Soleimani, trong khi Thủ tướng Iraq cũng chỉ trích vụ không kích của Mỹ, gọi đây là hành vi gây hấn. Nga bày tỏ quan ngại và gọi "việc sát hại tướng Soleimani là bước đi phiêu lưu" của Mỹ. Trung Quốc kêu gọi các bên bình tĩnh và kiềm chế, phản đối sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Pháp và Đức cảnh báo tình hình tại khu vực Trung Đông leo thang nguy hiểm sau vụ không kích.

Thiếu tướng Qassem Soleimani được coi là quan chức quyền lực thứ hai sau lãnh đạo tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. Soleimani đóng vai trò chủ chốt tại Iraq sau khi tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ năm 2003, mở rộng tầm ảnh hưởng của Iran ra khắp Trung Đông và hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến từ năm 2011.


*************

Dân Iran biểu tình chống Mỹ

Hàng chục nghìn người Iran xuống đường biểu tình phản đối cuộc không kích "tàn độc" của Mỹ giết chết tướng Soleimani hôm nay.

Người dân Iran tràn xuống khắp các đường phố trung tâm Tehran, giơ cao ảnh thiếu tướng Qasem Soleimani và hô vang khẩu hiệu "Nước Mỹ chết đi". Nhiều người cao tuổi cũng tham gia biểu tình, đồng thanh nói Mỹ là "hiện thân của ác quỷ" và cho rằng Washington sẽ phải trả giá.

"Vị lãnh đạo cách mạng của chúng ta, xin chia buồn", những người biểu tình bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của tướng Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Người dân Iran biểu tình phản đối cuộc không kích giết tướng Qasem Soleimani của Mỹ tại Tehran hôm nay. Ảnh: AFP. 

Người dân Iran biểu tình tại Tehran hôm nay, phản đối cuộc không kích giết tướng Qasem Soleimani của Mỹ. Ảnh: AFP.

Những cuộc biểu tình tương tự cũng đã diễn ra ở các thành phố Arak, Bojnourd, Hamedan, Hormozgan, Sanandaj, Semnan, Shiraz và Yazd, hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA cùng ngày đưa tin.

Tin tức về cái chết của thiếu tướng Soleimani, một trong những quan chức quyền lực nhất Iran, cũng khiến người dân nước này tập trung về quê nhà ở Kerman của ông để chia buồn.

Người dân Iran đau buồn trước cái chết của thiếu tướng Qasem Soleimani hôm nay. Ảnh: AFP.

Người dân Iran đau buồn trước cái chết của thiếu tướng Qasem Soleimani hôm nay. Ảnh: AFP.

Lầu Năm Góc xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh tiến hành vụ không kích nhắm vào Soleimani khi phát hiện ông này đáp máy bay xuống sân bay quốc tế Baghdad rạng sáng 3/1. Cuộc tấn công khiến Soleimani cùng một chỉ huy cấp cao của dân quân Iraq và 6 người trong đoàn hộ tống thiệt mạng.

Cái chết của Soleimani khiến quốc hội Mỹ tranh cãi gay gắt cũng như làm dấy lên lo ngại về các hành động đáp trả của Iran có thể đẩy Washington và Tehran vào tình thế đối đầu quân sự trực diện. Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố nước này sẽ quyết tâm chống lại "chủ nghĩa bành trướng của Mỹ và bảo vệ các giá trị Hồi giáo" cũng như báo thù cho Soleimani.

Ngọc Ánh (Theo AFP)


***************
bbc.com

Iran sẽ báo thù cho 'tướng tử đạo' Soleimani bị Mỹ giết


Lầu Năm Góc xác nhận quân đội Hoa Kỳ đã giết Thiếu tướng Soleimani của Iran Bản quyền hình ảnh AFP/GETTY
Image caption Lầu Năm Góc xác nhận quân đội Hoa Kỳ đã giết Thiếu tướng Soleimani của Iran

Tin mới nhất: Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter rằng tướng Iran Qasem Soleimani "đáng ra phải bị giết từ lâu rồi".

Theo ông Trump, tướng Soleimani "chịu trách nhiệm trong các vụ giết và làm bị thương hàng nghìn người Mỹ".

Đây là lời giải thích trực tiếp nhất từ nhà lãnh đạo Hoa Kỳ vì sao ông ra lệnh giết tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Iran.

Ông Soleimani đã bị quân đội Mỹ giết chết ở Iraq trong một cuộc không kích.

Lãnh đạo Iran đã ngay lập tức lên án hành động của Hoa Kỳ và nói sẽ báo thù cho ông Soleimani.

Chuẩn tướng Esmail Qaani, 63 tuổi được bổ nhiệm thay vào vị trí của ông Soleimani, người mang hàm thiếu tướng (2 sao).

Lầu Năm Góc xác nhận ông này "bị giết theo chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống" Donald Trump.

Tin về vụ oanh kích của Hoa Kỳ gây xôn xao dư luận quốc tế ngày 03/01, với một số tờ báo tiếng Anh chạy tựa nói về "hoảng loạn Thế chiến III".


Vệ binh Cách mạng Iran xác nhận Tướng Soleimani đã thiệt mạng, đồng thời cho biết thủ lĩnh dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis cũng bị sát hại trong đợt không kích này.

"Theo lệnh của Tổng thống, quân đội Mỹ đã có hành động tự vệ mang tính quyết định để bảo vệ lực lượng Mỹ ở nước ngoài bằng cách tiêu diệt Qasem Soleimani," Lầu Năm Góc cho hay.

"Cuộc không kích này nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công tiếp theo của Iran. Mỹ sẽ tiếp tục có các hành động cần thiết để bảo vệ công dân và quyền lợi của người Mỹ dù họ ở bất cứ đâu trên thế giới," Lầu Năm Góc tuyên bố.

Có thông tin nói rằng, một số binh lính Iran đã bị quân đội Mỹ ở Baghdad bắt giam, nhưng Mỹ chưa xác nhận điều này.

Vụ không kích xảy ra vài ngày sau khi người biểu tình bao vây Đại sứ quán Mỹ ở Iraq, đụng độ với quân đội Mỹ tại đây.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper phát biểu chiều thứ Năm rằng, Mỹ không chấp nhận bất cứ cuộc tấn công nào vào lực lượng của Mỹ trong khu vực, và cáo buộc Iran về hành động bạo lực ở Đại sứ quán Mỹ tạị Baghdad.

"Các cuộc tấn công vào người Mỹ sẽ bị đáp trả theo cách thức, thời điểm, và địa điểm mà chúng tôi lựa chọn," một tuyên bố cho hay. "Chúng tôi kêu gọi chế độ Iran chấm dứt các hành động tàn ác của mình."

Trong khi đó, người phát ngôn quân đội Iran nói với Reuters rằng "kẻ thù Mỹ và Israel phải chịu trách nhiệm với cái chết của Thiếu tướng Qasem Soleimani của Iran và chỉ huy dân quân Abu Mahdi al-Muhandis của Iraq".

Cuộc không kích của Mỹ

Các cuộc không kích của Mỹ nhắm vào hai mục tiêu liên quan đến Iran ở Baghdad hôm thứ Năm 2/1, các quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters với điều kiện giấu tên, và từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Các nhóm bán quân sự Iraq cho biết hôm thứ Sáu 3/1 rằng, ba quả tên lửa đã được phóng vào điểm gần sân bay quốc tế Baghdad, giết chết năm thành viên của nhóm bán quân sự Iraq và hai "vị khách".

Tin tức nói hỏa tiễn từ drone của Hoa Kỳ bắn vào xe chở ông Soleimani và cộng sự khi họ rời sân bay.

Nhưng đài truyền hình quốc gia Iran lại nói hỏa tiễn từ trực thăng Hoa Kỳ bắn cháy hai chiếc xe, làm chết 10 người, gồm ông Soleimani.

Đài này cũng nói tất cả 10 người đã "tử vì đạo".

Qasem Soleimani là ai?

Từ năm 1998, Thiếu tướng Qasem Soleimani đã lãnh đạo Lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran - một đơn vị tinh nhuệ trong Vệ binh Cách mạng của Iran, chuyên điều hành các hoạt động bí mật ở nước ngoài.

Ở vị trí này, Thiếu tướng Soleimani đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chính phủ do Iran hậu thuẫn của Bashar al-Assad trong cuộc Nội chiến Syria, và trong cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq.

Thiếu tướng Soleimani là một nhân vật có vai trò quan trọng trong chế độ Iran. Lực lượng đặc nhiệm Quds của ông nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.

Một số nhà quan sát cho rằng vì thế, ông Soleimani là người có thực quyền số hai trong bộ máy chính trị Iran.

Ông Soleimani trở nên nổi tiếng ở Iran nhờ quãng thời gian chiến đấu trong cuộc chiến Iran-Iraq vào những năm 1980-1988.

p07dk3dl

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Iran nói sẽ "trả thù'

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Javad Zarif gọi cuộc oanh kích của Hoa Kỳ là "hành động khủng bố quốc tế" và Mỹ sẽ phải "chịu trách nhiệm".

Giáo chủ Iran Khamenei nói "những kẻ tội phạm sẽ chịu sự báo thù khủng khiếp" và ra lệnh làm quốc tang ba ngày cho ông Soleimani.

Tại Hoa Kỳ, vụ việc cũng gây chia rẽ trong chính giới.

Ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, bà Elizabeth Warren nói rằng ông Soleimani là "kẻ sát nhân", nhưng quyết định giết ông ta lại là "hành động liều ẩu".

Chiều 03/1 giờ châu Âu, báo Nga đưa tin Tổng thống Vladimir Putin "lên án vụ giết ông Soleimani".

Truyền thông Nga nhấn mạnh rằng phát biểu của ông Putin được ra trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Baghdad yêu cầu mọi công dân Mỹ rời Iraq "ngay lập tức", sau khi xảy ra vụ oanh kích.

Theo như tìm hiểu của BBC News, thủ tướng Anh, Boris Johnson không được TT Trump thông báo trước về quyết định "loại bỏ" ông Soleimani.

Là đồng minh của Mỹ, Anh hiện có 400 quân đóng tại Trung Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Dominic Raab kêu gọi các bên "giảm căng thẳng" vì "xung đột tiếp theo sẽ không có lợi cho ai cả".

Nhưng lãnh đạo đảng Lao động đối lập ở Anh, ông Jeremy Corbyn thì dùng lời lẽ mạnh mẽ hơn và gọi vụ oanh kích giết tướng Soleimani là "cuộc ám sát do Hoa Kỳ thực hiện".

Trong khi đó, dân biểu Anh, Tom Tugendhat, từ đảng Bảo thủ, nói ông Soleimani "mang quân phục, chỉ huy các lực lượng vũ trang gây ra nhiều cuộc tàn sát ở Syria, Iraq nên là một mục tiêu quân sự" của Mỹ.

Bộ Ngoại giao Anh cũng yêu cầu mọi công dân nước này tạm thời không dự các lễ hội, tụ tập đông người ở Iran trong ba ngày nước này để tang ông Soleimani.

Philip Gordon, cựu điều phối viên của Tòa Bạch Ốc về Trung Đông thời Obama nói vụ giết ông Soleimani "như là lời tuyên chiến của Hoa Kỳ đối với Iran".

Còn nhà phân tích của BBC News, ông Jonathan Marcus thì viết:

"Thật khó tin là Iran sẽ không đáp trả mạnh mẽ, cho dù có thể chưa phải là ngay lập tức."

Giá dầu thô ngay lập tức đã tăng vì thị trường phản ứng trước tin về vụ giết chết tướng Iran.

**************
rfi.fr

Hoa Kỳ tiêu diệt một tướng Iran đầy quyền lực tại Irak

Thanh Phương

Ba ngày sau vụ tấn công vào sứ quán Mỹ ở Bagdad, sáng sớm ngày 03/01/2020, viên tướng rất có thế lực, ông Qassem Soleimani, đặc sứ của Iran về các vấn đề Irak, đã thiệt mạng trong một vụ oanh kích bằng trực thăng của Mỹ gần Bagdad.

Trong số 8 người khác bị giết chết, còn có Abou Mehdi al-Mouhandis, nhân vật số hai của tổ chức Irak Hash al-Chabi, thân Iran.

Theo thông báo của Lầu Năm Góc, chính tổng thống Donald Trump đã ra lệnh hạ sát Soleimani. Vụ oanh kích bằng trực thăng của Mỹ là nhằm đáp trả vụ tấn công vào sứ quán Hoa Kỳ ở Bagdad, cũng như các vụ bắn rocket vào các nhà ngoại giao và quân nhân Mỹ, xảy ra từ nhiều tuần qua.

Phía Iran đã xác nhận cái chết của tướng Soleimani. Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường trình :

« Trong một thông cáo, lực lượng Vệ binh Cách mạng báo tin là tướng Soleimani đã thiệt mạng trong một vụ oanh kích bằng trực thăng Mỹ gần sân bay Bagdad.

Theo bản thông cáo, nhiều nhân vật thân cận của tướng Soleimani cũng như các chỉ huy của tổ chức Irak Hash al-Chabi, mà Iran vẫn yểm trợ, cũng đã bị giết khi đoàn xe của họ bị trực thăng Mỹ oanh kích.

Trong những năm gần đây, tướng Soleimani đã đóng vai trò quan trọng trong vùng này. Chính ông là người đề ra chính sách của Iran yểm trợ cho chế độ của tổng thống Syria Bachar al-Assad.

Sau đó, cũng chính ông đã trực tiếp tham gia vào việc thành lập các lực lượng dân quân Irak để chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi Giáo Daech. Trong những năm gần đây, người ta thấy nhiều bức ảnh chụp ông đang chỉ huy nhiều chiến dịch quân sự ở Syria và Irak.

Ông cũng đã đóng vai trò rất tích cực trong việc Iran yểm trợ tổ chức Hezbollah ở Liban. Tướng Soleimani còn là một nhân vật rất thân cận với lãnh đạo tối cao Iran, giáo chủ Ali Khamenei. Vị giáo chủ này hiện vẫn chưa có phản ứng gì, nhưng cách đây hai ngày, ông đã báo trước là Teheran sẽ đáp trả mạnh mẽ mọi cuộc tấn công của Mỹ vào các lợi ích của Iran. »

Phản ứng từ Iran và Irak

Chính quyền Iran đã có những phản ứng mạnh mẽ. Tổng thống Iran, Hassan Rohani, là một trong những người đầu tiên lên tiếng, khẳng định rằng « Iran và các quốc gia tự do khác trong khu vực » sẽ « báo thù Mỹ, kẻ đã phạm tội ác giết người khủng khiếp này ».

Về mặt ngoại giao, chính quyền Teheran đã triệu tập người đứng đầu đại sứ quán Thụy Sĩ, đại diện cho lợi ích của Mỹ tại Iran, để tố cáo một hành vi « khủng bố nhà nước của Mỹ ».

Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif, cũng lên án vụ không kích của Mỹ, gọi đấy là một hành động « cực kỳ nguy hiểm và là một sự leo thang ngu ngốc ».

Còn tại Irak, thủ tướng Adel Abdel Mahdi tố cáo chiến dịch không kích của Mỹ đã « vi phạm trắng trợn » một thỏa thuận an ninh song phương Irak-Hoa Kỳ. Theo ông, hành động đó sẽ « châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tàn khốc ở Irak ». Các nhóm dân quân thân Iran hay chống Mỹ cũng ra lệnh cho lực lượng của họ sẵn sàng ứng chiến.

Qais al-Khazali, người đứng đầu nhóm Asaib Ahl al-Haq, thành viên quan trọng nhất trong liên minh Hash al-Chabi tập hợp các nhóm bán quân sự thân Iran, đã ra chỉ thị viết tay cho « mọi chiến binh trong lực lượng kháng chiến » là phải sẵn sàng vì « một chiến thắng vĩ đại » đang gần kề.

Còn giáo sĩ Moqtada Sadr thì đã kích hoạt trở lại lực lượng Quân Đội Mahdi của ông, gần một thập kỷ sau khi đã giải thể lực lượng chống Mỹ khét tiếng này.

Tuy nhiên, theo hãng AFP, trên Quảng Trường Tahrir ở thủ đô Baghdad, tâm điểm của một phong trào phản kháng kéo dài từ ba tháng qua chống chính quyền Irak bị cho là thân Iran, nhiều người biểu tình đã hò reo hay nhảy múa đón mừng tin tướng Qassem Soleimani bị hạ sát.


**************

Tư lệnh Iran bị Mỹ ám sát - James Bond và tướng Rommel của khu vực

Tư lệnh Iran vừa thiệt mạng là một trong những nhân vật được lòng dân nhất ở Iran, đồng thời là kẻ thù hàng đầu của Mỹ và đồng minh trong khu vực.

Ảnh hưởng lớn của Tư lệnh Qassem Soleimani tại khu vực trở nên rõ ràng hơn kể từ 2018 khi việc ông tham gia trực tiếp vào đàm phán cấp cao để thành lập chính phủ Iraq được tiết lộ, theo AFP.

Điều này không ngạc nhiên khi tư lệnh Lực lượng Quds tinh thuệ thuộc Vệ binh Cách Mạng Iran đã là tâm điểm của các tính toán quyền lực ở khu vực Trung Đông đầy bất ổn.

Ông Soleimani thường xuyên tới Baghdad, gần đây nhất là vào tháng trước, khi các đảng ở Iraq muốn lập chính phủ mới. Dù từng chủ yếu hoạt động trong bóng tối, ông Soleimani trong những năm gần đây trở thành “thần tượng” ở Iran, thậm chí có cả lượng người theo dõi lớn trên Instagram.

Tu lenh Iran bi My am sat - James Bond va tuong Rommel cua khu vuc hinh anh 1 1000_tu_lenh_2_AP.jpeg

Trong thời gian dài ông Soleimani chủ yếu hoạt động bí mật. Ảnh: AP.

Chi phối chính sách khu vực của Iran

Ông trở nên “nổi như cồn” khi dần xuất hiện công khai trong chiến dịch Iran can thiệp vào xung đột Syria năm 2013. Ông xuất hiện trong các ảnh chiến trường, phim tài liệu, thậm chí đóng trong MV (clip nhạc) và phim hoạt hình.

Iran cử ông Soleimani tới Syria nhiều lần để chỉ huy các cuộc tấn công nhắm vào Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và lực lượng chống đối Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Các bức ảnh thắng lợi trên chiến trường thường có ông Soleimani ở giữa, không mặc áo chống đạn, theo AP.

Trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi với truyền hình Iran tháng 10, ông tiết lộ đã ở Lebanon trong cuộc chiến 2006 giữa Israel và Hezbollah, đứng sau hậu trường chỉ huy chiến đấu.

Trong mắt người ủng hộ hay trong mắt kẻ địch, ông Soleimani là kiến trúc sư trưởng cho chính sách khu vực của Iran, dẫn dắt cuộc chiến chống các lực lượng thánh chiến cực đoan, cũng như các nỗ lực ngoại giao ở Iraq, Syria.

“Đối với người Shi’ite ở Trung Đông, ông là James Bond, Erwin Rommel và Lady Gaga trong một con người”, Kenneth Pollack, cựu chuyên gia Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) viết về ông trong tiểu sử 100 người ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí TIME năm 2017.

“Đối với phương Tây, ông... chịu trách nhiệm cho việc xuất khẩu tư tưởng cách mạng Hồi giáo Iran, hỗ trợ những kẻ khủng bố, chống phá các chính phủ phương Tây và chỉ huy các cuộc chiến ở nước ngoài”, ông Pollack cho biết.

Trong bài phát biểu năm 2010, tướng Mỹ David Petreaus kể lại lời của chính ông Soleimani nói về quyền lực trong tay mình.

“Ông ấy nói, ‘ngài Patreaus, ông nên biết rằng chính tôi đây, Qassem Soleimani, nắm trong tay chính sách của Iran ở Iraq, Lebanon, Gaza và Afghanistan’”, ông Petreaus nói.

Trong bối cảnh Iran khủng hoảng, về đối nội thì tình hình kinh tế, biểu tình, đối ngoại thì bị Mỹ gia tăng sức ép, một số người dân nước này thậm chí còn kêu gọi ông Soleimani bước vào chính trường.

Về phần mình, ông Soleimani bác bỏ các tin đồn tranh cử tổng thống, nhưng ông vẫn có “quyền sinh sát” trong chính trị của nước láng giềng Iraq, theo AFP.

Không chỉ tham gia đàm phán lập chính phủ, ông có sức nặng khi buộc lực lượng người Kurd ở Iraq dừng kế hoạch đòi độc lập, sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 9.

Được lòng dân Iran

Ảnh hưởng của ông Soleimani có nguồn gốc từ lâu. Ông gia nhập Vệ binh Cách mạng sau khi Iraq tấn công Iran, không lâu sau Cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979, dẫn đến cuộc chiến kinh hoàng kéo dài 8 năm, cướp đi 1 triệu sinh mạng.

Đơn vị của ông Soleimani từng bị vũ khí hóa học của Iraq tấn công, theo AP.

Tu lenh Iran bi My am sat - James Bond va tuong Rommel cua khu vuc hinh anh 2 tuong_iran_thiet_mang.jpg

Ông Soleimani bác bỏ các tin đồn sẽ tranh cử tổng thống. Ảnh: AP.

Khi Mỹ xâm lược Afghanistan năm 2001, ông đã là chỉ huy Lực lượng Quds tinh nhuệ của Iran.

Ông Soleimani ngày càng có quan hệ thân cận hơn với Lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, người đã cử hành hôn lễ của con gái ông.

Tới năm 2003 khi Mỹ xâm lược Iraq, tên của ông, cũng như bí ẩn xoay quanh ông, được biết đến nhiều khi một số quan chức Mỹ kêu gọi ám sát ông.

Sau này, các bức điện ngoại giao do WikiLeaks công bố cho thấy các quan chức Mỹ đã thông báo cho nhau về việc Iraq phải nhờ đến ông Soleimani can thiệp để dừng các vụ phóng tên lửa vào Vùng Xanh được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt ở Baghdad năm 2009.

Bức điện khác năm 2007 kể lại Tổng thống Iraq khi ấy Jalal Talabani đã chuyển lời từ ông Soleimani tới quan chức Mỹ. Ông Soleimani nói có “hàng trăm” điệp viên ở Iraq nhưng thề rằng “chưa bao giờ ra lệnh bắn viên đạn nào vào người Mỹ”.

Nhưng các quan chức Mỹ không tin ông Soleimani và coi Iran là kẻ vừa phóng hỏa vừa chữa cháy ở Iraq, kiềm chế một số nhóm dân quân Shi’ite nhưng đồng thời kích động một số vụ tấn công.

“Đối tác Iran của tôi... nói rõ rằng họ trao đổi để Bộ Ngoại giao (Iran) nắm tình hình, cuối cùng người quyết định là tướng Soleimani”, cựu Đại sứ Mỹ ở Iraq Ryan Crocker nói với đài BBC năm 2013.

Sự hiện diện “cương quyết nhưng âm thầm” của ông cũng tương tự như cách mà Iran ảnh hưởng lên khu vực, “nhẫn nhịn nhưng kiêu hãnh”, hãng tin AFP bình luận.

“Ông ngồi đó, bên kia căn phòng, riêng ông ấy, rất im lặng. Không nói, không ý kiến, chỉ ngồi và nghe. Nhưng tất nhiên trong đầu ai cũng chỉ nghĩ đến ông ấy”, một quan chức cao cấp Iraq mô tả khi tạp chí New Yorker viết một bài phân tích dài về ông Soleimani.

Một thăm dò năm 2018 của IranPoll và Đại học Maryland ở Mỹ - một trong số ít thăm dò được cho là đáng tin cậy - cho thấy ông Soleimani có tỷ lệ ủng hộ 83%, cao hơn tổng thống hay ngoại trưởng Iran.

Các nước phương Tây nhìn nhận ông là nhân vật trung tâm thúc đẩy việc Iran bắt tay với các nhóm dân quân, bao gồm Hamas của Palestine và Hezbollah của Lebanon.

Ông được lòng người dân Iran một phần vì những phát biểu mang tính đoàn kết, chẳng hạn như trong tranh cãi về khăn choàng đầu (hijab).

“Nếu chúng ta lúc nào cũng nói ‘hijab tốt’, ‘hijab xấu’, người cải cách, kẻ bảo thủ... thì còn ai nữa?”, ông nói trong diễn văn kỷ niệm Ngày Thánh đường Hồi giáo Thế giới năm 2017.

“Họ đều là người. Con cái chúng ta, đều theo Hồi giáo cả”.

7 ngày leo thang căng thẳng Mỹ - Iran

Ngày 27/12/2019, nhân viên của nhà thầu Mỹ thiệt mạng trong vụ bắn hơn 30 rocket vào căn cứ Iraq gần thành phố Kirkuk.

Ngày 29/12, Mỹ không kích nhóm thân Iran khiến 24 dân quân thiệt mạng ở Qaim, Iraq. Hai địa điểm khác ở Syria cũng bị tấn công.

Ngày 31/12, đại sứ quán Mỹ ở Baghdad bị người biểu tình bao vây, phóng hỏa.

Rạng sáng 3/1, Mỹ không kích sân bay Baghdad, giết chết Tư lệnh Qasem Soleimani, nhân vật quyền lực số 2 của Iran. Cùng ngày, Mỹ kêu gọi công dân ở Iraq “rời đi ngay lập tức” vì lo sợ hậu quả vụ tấn công.


*************

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã 'xì khói', toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt 'lằn ranh đỏ', giết chết tướng Iran

VCCorp.vn

18h53: Chỉ huy lực lượng bán quân sự Asaib Ahl al-Haq tại Iraq - ông Qais al-Khazali ngày 3/1 đã ra lệnh cho các chiến binh cảnh giác cao độ cho trận chiến sắp tới.

Đài truyền hình địa phương dẫn lời ông al-Khazali nhấn mạnh: “Tất cả các chiến binh cần cảnh giác cao độ cho trận chiến và trận chiến lớn sắp tới. Cái giá phải trả cho việc sát hại lãnh đạo lực lượng Huy động nhân dân (PMF) Abu Mahdi al-Muhandis là hoàn toàn chấm dứt hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq”.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 1.

Tướng Qassem Soleimani. Ảnh: Reuters

18h02: Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei đã chỉ định Phó Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds Esmail Ghaani thay thế tướng Qasem Soleimani đảm nhiệm chức vụ chỉ huy cao nhất của lực lượng này, Thông tấn Tasnim đưa tin.

17h31: Truyền hình Nhà nước Iran đưa tin, Tehran đã triển khai các tiêm kích F-14 tới biên giới trong bối cảnh tướng Qasem Soleimani vừa thiệt mạng do bị Mỹ ám sát ở sân bay quốc tế Baghdad, Iraq theo lệnh trực tiếp của Tổng thống Donald Trump.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 2.

Tiêm kích F-14 của Không quân Iran.

17h01: Bộ Ngoại giao Israel đặt toàn bộ các đại sứ quán của nước này ở các quốc gia trong khu vực vào tình trạng báo động cao.

16h50: Quân đội Anh nâng mức cảnh báo an ninh tại các căn cứ ở Trung Đông sau khi tướng Soleimani của Iran bị Mỹ tiêu diệt.

16h39: Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, "đặc biệt là Mỹ," sau khi Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ vào sân bay quốc tế ở thủ đô Baghdad của Iraq sáng sớm nay.

Phát biểu tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết: "Trung Quốc luôn phản đối sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan, đặc biệt là Mỹ, kiềm chế và bình tĩnh để tránh leo thang căng thẳng hơn nữa".

16h24: Lực lượng Houthi (hay còn gọi là Ansarallah) tuyên bố các binh sĩ của họ vừa bắn hạ thêm 1 máy bay của đối phương ở khu vực dọc theo biên giới giữa Yemen và Saudi Arabia.

Theo một báo cáo của kênh truyền hình Al-Masirah TV, một tiểu đoàn tên lửa phòng không của Houthi đã bắn hạ một máy bay trinh sát thù địch ở khu vực Dayar thuộc tỉnh Jizan của Saudi.

Như vậy đây là chiếc máy bay thứ 3 của kẻ địch bị Houthi bắn hạ chỉ trong vòng 72h qua. 

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 4.

Tên lửa phòng không của Houthi.

 16h00: Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad yêu cầu các công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức. Chiến tranh có thể sắp bùng nổ.

15h52: Lực lượng Liwa al-Fatemiyoun do Iran hậu thuẫn đang tham chiến ở Syria đã công bố một video tướng Qassem Soleimani đang phát biểu sau khi thành phố al-Bukamal được giải phóng khỏi tay khủng bố IS nhằm tưởng nhớ vị chỉ huy đáng kính của họ.

Thiếu tướng Qassem Soleimani - Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds đặc biệt tinh nhuệ của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran và Abu Mahdi al-Muhandis, chỉ huy thứ 2 của Lực lượng PMU Iraq đã bị Mỹ giết hại sáng nay ở Thủ đô Bahdad, Iraq.

Lực lượng Liwa al-Fatemiyoun do Iran hậu thuẫn tưởng niệm tướng Qassim Sulaimani.

00:00:54

Lực lượng Liwa al-Fatemiyoun do Iran hậu thuẫn tưởng niệm tướng Qassim Sulaimani.

15h30: Theo hãng tin AFP, giá dầu thế giới đã tăng gần 4% vào sáng 3/1 theo giờ giao dịch châu Á, sau khi truyền thông thế giới đưa tin Mỹ mở cuộc không kích bằng máy bay không người lái ám sát khiến Thiếu tướng Qasem Soleimani của Iran thiệt mạng tại sân bay quốc tế Baghdad, Iraq.

14h58: Đại giáo chủ Iran đã quyết định Quốc tang 3 ngày và truy thăng chỉ huy IRGC Qassim Sulaimani từ Thiếu tướng lên Trung tướng sau khi Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds tinh nhuệ bị ám sát ở sân bay quốc tế Baghdad, Iraq.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 6.

Quyết định của Đại giáo chủ Iran về việc Quốc tang 3 ngày.

14h52: Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) vừa ra lệnh tạm đóng cửa một khu trượt tuyết ở dãy núi Hermon trên khu vực cao nguyên Golan, gần biên giới với Syria, nơi từng bị tấn công tên lửa nhiều lần  trong bối cảnh lo ngại Iran sẽ trả thù vào Israel sau vụ Mỹ ám sát khiến thiếu tướng Iran thiệt mạng.

Cùng lúc đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel Naftali Bennett đã nhóm họp với các quan chức quốc phong và an ninh hàng đầu nước này tại Trụ sở Bộ Quốc phòng ở Tel Aviv.

Tình hình Trung Đông đang hết sức căng thẳng.

14h39: Press TV dẫn tuyên bố của ông Hessamoddin Ashena, cố vấn của Tổng thống Iran Hassan Rouhani, khẳng định  Washington "đã vượt lằn ranh đỏ" khi tiến hành ám sát tướng Qassem Soleimani và "sẽ phải đối mặt với hậu quả". Tổng thống Mỹ đã đẩy Washington vào tình huống "cực kỳ nguy hiểm".

14h00: Theo AFP và Reuters, Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei đã cam kết " trả thù khốc liệt" sau khi Mỹ cướp đi sinh mạng của Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Quds thuộc Lực lượng Cách mạng Vệ binh Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani tại thủ đô Baghdad của Iraq vào ngày 3/1.

Trên mạng xã hội Twitter, đề cập tới Tướng Soleimani, Đại giáo chủ Khamenei viết rõ:

"Tử vì đạo là phần thưởng cho những nỗ lực không ngừng của ông ấy trong tất cả những năm qua.

Với sự ra đi của ông ấy, Chúa phù hộ, công việc và con đường của ông ấy sẽ không dừng lại, nhưng sự trả thù khốc liệt chờ đợi những kẻ tội phạm đã kích động những bàn tay nhơ bẩn bằng máu của ông ấy và những người tử vì đạo khác trong vụ việc đêm qua".

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 8.

Thiếu tướng Qasem Soleimani. Ảnh: AP.

13h48: Tổng thống Iran Rouhani tuyên bố Tehran sẽ trả thù Mỹ vì đã dám giết hại tướng Soleimani. Ông nói:

"Không có gì phải nghi ngờ, đất nước Iran hùng mạnh và các quốc gia yêu tự do khác trong khu vực sẽ trả thù Mỹ vì tội ác này".

13h39: Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel cho biết các nghị sĩ Mỹ đã không được báo trước về vụ tấn công do Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ thị nhằm vào người đứng đầu đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani.

Nghị sĩ này nhấn mạnh dù Thiếu tướng Soleimani là nhân vật đứng sau "tình trạng bạo lực leo thang" gần đây, song việc thúc đẩy hành động mà không có sự tham vấn Quốc hội đã đặt ra một vấn đề pháp lý nghiêm trọng và là hành vi xâm phạm đến quyền hạn của Quốc hội.

12h41: Nếu Iran quyết định trả đũa, nhiều khả năng một số căn cứ của Quân đội Mỹ ở Trung Đông có thể sẽ là mục tiêu đầu tiên. Xét về năng lực quân sự, các tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và UAV của Iran hoàn toàn có thể vươn tới những căn cứ Mỹ trong bán kính hàng nghìn km.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 9.

Những căn cứ Mỹ ở gần Iran.

 12h28: Dư luận quốc tế phản ứng mạnh về vụ Mỹ không kích sát hại Chỉ huy đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi hậu quả từ chủ nghĩa phiêu lưu của nước này. Ông nói:

"Việc Mỹ sát hại Tướng Soleimani – người có nhiều công lao trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Al Nusrah, Al Qaeda - là vô cùng nguy hiểm và làm leo thang căng thẳng".

Giới chức chức cấp cao Iran đã nhóm họp khẩn cấp để thảo luận về "cuộc tấn công" khiến Thiếu tướng Qasem Soleimani thiệt mạng, hành động bị Tehran cáo buộc là "tấn công khủng bố quốc tế". Phía Iran còn đánh giá rằng Mỹ đã tạo ra tình huống nguy hiểm tại Trung Đông và phải chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho hậu quả.

Hãng Sputnik đưa tin hiện Lực lượng quân đội Mỹ tại Iraq và khu vực đã đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng ra một thông báo xác nhận:

"Nhận chỉ đạo từ Tổng thống, quân đội Mỹ đã triển khai một hành động phòng vệ mang tính quyết định nhằm bảo vệ công dân Mỹ ở nước ngoài bằng cách tiêu diệt Qasem Soleimani, Chỉ huy Đơn vị Quds của Iran, tổ chức bị Mỹ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Mỹ sẽ tiếp tục đưa ra mọi hành động cần thiết để bảo vệ nhân dân và những lợi ích của mình khi họ ở bất cứ đâu trên thế giới".

Một quan chức cấp cao quân đội Iran được dẫn lời tuyên bố nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ có biện pháp trả đũa việc Mỹ không kích và sát hại Tướng Soleimani.

Cựu Tư lệnh IRGC Mohsen Rezaei khẳng định sẽ có hành động đáp trả cứng rắn nhằm vào Mỹ. Ông Rezaei hiện đang là Thư ký hội đồng cố vấn cho lãnh đạo tối cao của Iran Ali Khamenei.

Hãng thông tấn Fars đưa tin Hội đồng an ninh quốc gia tối cao của Iran quyết định triệu tập cuộc họp bất thường về vụ tấn công.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 11.

Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham. Ảnh: The Hill

Vụ không kích cũng gây phản ứng trái chiều trong Quốc hội Mỹ. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham và một số nhà lập pháp tại Đồi Capitol đã hoan nghênh quyết định của Chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Trên trang mạng cá  nhân, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nêu rõ: "Nếu Chính phủ Iran muốn tiếp tục buôn bán dầu khí, hãy để Mỹ và các đồng minh của chúng tôi được yên. Iran hãy ngừng ngay việc là nhà bảo trợ khủng bố lớn nhất thế giới. Nếu Iran tiếp tục tấn công Mỹ và đồng minh, họ sẽ phải nhận cái giá đắt nhất, trong đó có việc hủy hoại các nhà máy lọc dầu".

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio đánh giá "hành động quyết đoán của Mỹ nhằm vào Iran là lời cảnh báo rõ ràng gửi tới Tehran". Một số nghị sĩ Cộng hòa, vốn trước đây nhiều lần chỉ trích Tổng thống Trump, cũng lên tiếng ủng hộ vụ không kích này là "quyết định đúng đắn".

Tuy nhiên, nhiều nhà lập pháp đảng Dân chủ đã bày tỏ quan ngại về vụ không kích, cho rằng vụ việc này có nguy cơ dẫn tới xung đột qui mô lớn và đặt các lợi ích của Mỹ ở Trung Đông vào vòng nguy hiểm.

Các nghị sĩ Dân chủ Mỹ hối thúc Tổng thống Trump không ủy quyền tấn công mà không có sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ.

11h58: Sau Quân đội Mỹ, đến lượt Quân đội Israel báo động chiến đấu khẩn cấp. Tình hình Trung Đông hết sức căng thẳng sau vụ ám sát tướng cấp cao Iran.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 12.

Tướng Qassem Soleimani bị ám sát.

11h43: Toàn bộ các tướng lĩnh và nhân vật cấp cao Hội đồng An ninh Iran đang nhóm họp khẩn cấp để thảo luận về "vụ tấn công khủng bố" giết chết tướng Soleimani.

Có thể trong cuộc họp này, Iran sẽ quyết định phương thức hành động trả đũa Mỹ.

11h31: Truyền thông Trung Đông ngày 3/1 rúng động với thông tin Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, thiếu tướng Qasem Soleimani đã thiệt mạng trong vụ không kích bên ngoài sân bay Baghdad ở Iraq.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cùng hãng thông tấn bán chính thức Fars của Iran đều đã xác nhận thông tin này. Theo Truyền hình Nhà nước Iraq, đoàn xe chở ông Solemani cùng với người đứng đầu lực lượng dân quân Shiite của Iraq là ông Mahdi al-Muhandis đã bị trúng rocket.

Trên mạng Twitter xuất hiện những bức ảnh một thi thể đeo chiếc nhẫn gắn hồng ngọc, mà tướng Soleimani đeo chiếc nhẫn tương tự. Ngoài hai nhân vật trên, các nguồn tin Trung Đông còn cho rằng chỉ huy số 2 của lực lượng Hezbollah ở Liban là Naeem Qassem cũng đã thiệt mạng trong vụ không kích trên.

11h06: Hãng tin Fox News dẫn nguồn tin riêng cho biết các lực lượng Mỹ ở Trung Đông vừa được lệnh báo động khẩn cấp, sẵn sàng chiến đấu cao sau vụ tấn công ám sát tiêu diệt tướng Soleimani của Iran.

Cố vấn của Tổng thống Iran ra tuyên bố Mỹ đã tạo ra tình huống cực kỳ nguy hiểm ở Trung Đông, họ phải sẵn sàng hứng chịu đòn trả đũa. Trước đó, một tướng cấp cao Quân đội Iran tuyên bố nước này thề sẽ đáp trả cứng rắn sau cái chết của tướng Soleimani.

10h55: Reuters cho biết Mỹ chính thức xác nhận đã thực hiện vụ tấn công ở Baghdad, tiêu diệt tướng cấp cao của Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Vụ "hành quyết" này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố Mỹ sẵn sàng thực hiện các hành động cứng rắn nhằm đuổi các lực lượng do Iran hậu thuẫn ra khỏi Iraq, bao gồm cả việc chủ động tấn công phủ đầu.

Cái chết của Tướng Soleimani khét tiếng IRGC đã đánh dấu một bước ngoặt mới, đẩy căng thẳng giữa Mỹ và Iran lên mức cực kỳ nguy hiểm.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 14.

Tư lệnh Lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), tướng Qassem Soleimani

10h20: Truyền thông Nhà nước Iran chính thức xác nhận Thiếu tướng Qassem Soleimani - Tư lệnh Lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thiệt mạng do bị Mỹ ám sát tại Iraq.

Một tướng cấp cao Quân đội Iran tuyên bố Iran thề sẽ trả đũa sau cái chết của tướng Soleimani.

09h54: Lầu Năm Góc vừa chính thức xác nhận Quân đội Mỹ đã tiêu diệt Tư lệnh Lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qassem Soleimani.

Trong khi đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng ảnh cờ Mỹ trên Tweet sau khi có báo cáo tướng cấp cao của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bị giết chết.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 16.

Tổng thống Trump đã đăng ảnh cờ Mỹ trên Tweet sau khi có báo cáo tướng cấp cao của IRGC bị giết chết

09h49: Sư đoàn cơ giới số 4 Quân đội Syria đã vào vị trí chiến đấu ở Aleppo.

Trong đoạn vidoe ngắn dưới đây, ta có thể thấy nhiều xe tăng thuộc Sư đoàn cực mạnh và tinh nhuệ này đang tiến ra chiến trường tại một địa điểm chưa xác định ở Aleppo.

Trước đó, hồi đầu tuần này, Lữ đoàn 42 (còn được biết tới dưới cái tên 'Lực lượng Ghiath') thuộc Sư đoàn cơ giới số 4 cho biết họ đã được lệnh tái triển khai từ vùng nông thôn Đông Bắc Latakia tới Aleppo.

Lữ đoàn 42 dự kiến sẽ là lực lượng chủ công trong chiến dịch tiến công mới tại Tây Aleppo.

Xe tăng Sư đoàn cơ giới số 4 Quân đội Syria triển khai ở Aleppo.

00:00:24

Xe tăng Sư đoàn cơ giới số 4 Quân đội Syria triển khai ở Aleppo.

09h35: Mới đây Công ty dịch vụ ảnh vệ tinh quốc tế (ISI) của Israel đã công bố hình ảnh hậu quả của vụ tập kích đường không của Mỹ nhằm vào các vị trí của Lực lượng Kataib Hezbollah ở biên giới Syria và Iraq.

Theo đó, vào đêm muộn ngày 29/12/2019, Không quân Mỹ đã ném bom 5 vị trí của lực lượng Kataib Hezbollah, một thành phần của Lực lượng Dân quân cơ động (PMU) của Iraq.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 18.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 19.

Ảnh vệ tinh cho thấy hậu quả của đợt tập kích đường không vào Kataib Hezbollah. Bên phải là hình ảnh trước và bên trái là sau vụ tấn công.

09h22: Hình ảnh từ hiện trường vụ ám sát cho thấy rất thảm khốc.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 20.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 21.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 22.

Bàn tay đeo nhẫn được cho là của tướng Qassem Soleimani

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 23.

Tư lệnh Lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qassem Soleimani.

09h15: Một số nguồn tin cho biết có sự xuất hiện của trực thăng khi xảy ra vụ tấn công. Đến thời điểm này, có khá nhiều nhân vật quan trọng của cả Iran và Iraq thiệt mạng, bao gồm:

- Tư lệnh Lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qassem Soleimani.

- Abu Mahdi al-Muhandis chỉ huy phó Lực lượng dân quân cơ động Iraq (PMU).

- Mohammad Ridah phụ trách mảng thông tin tuyên truyền của PMU.

- Ngoài ra còn có 12 binh sĩ PMU và 1 dân thường thiệt mạng cùng khoảng 10 dân thường bị thương.

Có thông tin trong số người thiệt mạng còn có Sheikh Muhammad Kawtharani lãnh đạo cấp cao của Hezbollah Lebanon.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 24.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 25.

Hiện trường 2 chiếc xe SUV bị phá hủy

08h46: Từ một công nhân xây dựng bình thường, Qassem Soleimani nhanh chóng leo lên hàng ngũ chỉ huy trong Vệ binh Cách mạng Iran và trở thành "cái gai" trong mắt Israel.

Soleimani được cho là nhân vật đứng sau nhiều cuộc tấn công vào các mục tiêu của Israel và Do Thái trên toàn thế giới, bao gồm một vụ đánh bom năm 1994 vào một trung tâm cộng đồng Do Thái ở Buenos Aires, hay vụ tấn công xe du lịch Israel ở Burgas, Bulgaria vào năm 2012.

Mới đây nhất, Soleimani là người ra lệnh cho cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) dọc theo biên giới phía Bắc tối 9/5 - khiến IDF ngay sau đó tung đòn trả đũa - phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng quân sự do Iran xây dựng ở Syria trong năm qua.

08h38: Một quan chức Mỹ giấu tên chia sẻ với Reuters rằng Mỹ đã thực hiện vụ tấn công "2 mục tiêu có liên quan tới Iran ở Baghdad".

08h31: Tư lệnh Lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qassem Soleimani được cho là đã thiệt mạng vào rạng sáng nay 03/01/2020 tại Iraq khi có ít nhất 3 quả rocket bắn vào sân bay quốc tế Baghdad.

Các quả đạn pháo phản lực đã rơi gần khu ga hàng hóa, đốt cháy 2 chiếc xe, giết chết và làm bị thương một số người. Các nhóm bán vũ trang Iraq cho biết có 5 thành viên của họ cùng 2 "vị khách" đã thiệt mạng trong vụ tập kích vào những chiếc xe của họ ở bên trong sân bay quốc tế Baghdad.

CẬP NHẬT: Quả bom chiến tranh đã xì khói, toàn bộ công dân Mỹ phải rời Iraq ngay lập tức - Washington vượt lằn ranh đỏ, giết chết tướng Iran - Ảnh 27.

Tư lệnh Lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), tướng Qassem Soleimani

08h19: Kênh truyền hình al-Arabiya TV dẫn các nguồn tin an ninh Ai Cập cho biết nhóm lính Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên sẽ được triển khai tới Libya. Trước đó, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua đề nghị của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho phép triển khai Quân đội nước này tới Libya để hỗ trợ chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) được Liên hợp quốc công nhận.


************

Giá dầu tăng sau khi Mỹ giết chết tướng Iran

Giá dầu tăng hơn 4% ngay sau khi Mỹ tuyên bố tiêu diệt tướng Iran Soleimani trong cuộc không kích sáng nay.

Giá dầu thô Brent tăng gần 3 USD lên mức 69,16 USD/thùng, mức cao nhất từ tháng 9/2019 khi cơ sở lọc dầu Aramco của Saudi Arab bị tấn công. Trong khi đó, giá dầu West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ tăng 1,76 USD (2,9%) lên mức 62,94 USD/thùng.

"Chắc chắn Iran sẽ có động thái trả đũa bằng cách nào đó. Họ sẽ không đối đầu trực diện với Mỹ. Thay vào đó, họ sẽ tìm cách tấn công các tàu chở dầu của Arab Saudi, hoặc có thể là các nhà máy lọc dầu", John Tirman, giám đốc viện công nghệ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, cho biết.

"Iran sẽ tấn công các tài sản của Mỹ và các đồng minh trong khu vực, và họ sẽ liên tục làm thế trong một thời gian dài", Tirman nói.

"Những rủi ro về nguồn cung cũng gia tăng ở Trung Đông và chúng ta có thể thấy căng thẳng tiếp tục leo thang giữa Mỹ và các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn ở Iraq", Edward Moya, chuyên gia phân tích tập đoàn chứng khoán Oanda, cho hay.

Giá vàng trên thị trường thế giới hôm nay tăng 1%, mức tăng cao nhất trong 4 tháng qua. Vàng thường là nơi đầu tư an toàn khi các bất ổn kinh tế và chính trị leo thang, và khi giá đồng đôla Mỹ giảm.

Tướng Soleimani (ở giữa) trong cuộc họp giữa các chỉ huy IRGN và Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei. Ảnh: Reuters.

Tướng Soleimani (ở giữa) trong cuộc họp giữa các chỉ huy IRGN và Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei. Ảnh: Reuters.

Cuộc không kích của Mỹ gần sân bay quốc tế Baghdad, Iraq, rạng sáng nay đã khiến tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Qassem Soleimani và chỉ huy dân quân Abu Mahdi al-Muhandis thiệt mạng. Lầu Năm Góc xác nhận thực hiện vụ tấn công, cho rằng "cuộc không kích nhằm đánh chặn các kế hoạch tấn công trong tương lai của Iran".

Quốc Hưng (Theo Al Jazeera
************

Tướng Iran bị Mỹ giết là ai?

Tướng Qassem Soleimani từng mang biệt danh "tư lệnh ngầm" vì hiếm khi xuất hiện trước công chúng, dù là một trong những người quyền lực nhất tại Trung Đông.

Lầu Năm Góc hôm nay xác nhận đã thực hiện cuộc không kích theo mệnh lệnh của Tổng thống Donald Trump nhằm vào thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), cáo buộc ông đã tích cực tham gia lên kế hoạch tấn công các nhà ngoại giao và quân nhân Mỹ ở Iraq cũng như khắp khu vực.

Cái chết của tướng Soleimani là dấu chấm hết cho một người được coi là anh hùng tại Iran nhưng cũng là cái gai trong mắt Mỹ, Israel và Arab Saudi. "Trong suốt sự nghiệp, Soleimani đã trở thành một trong những lãnh đạo quân sự được kính trọng nhất tại Iran. Ông cũng nổi tiếng là người quyền lực và đầy bí ẩn tại Trung Đông", cây bút Babak Dehghanpisheh của Reuters nhận xét.

Tướng Qassem Soleimani tại Tehran tháng 3/2015. Ảnh: AFP.

Tướng Qassem Soleimani tại Tehran tháng 3/2015. Ảnh: AFP.

Lãnh đạo tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei từng ca ngợi Soleimani là "liệt sĩ sống". Tư lệnh đặc nhiệm Quds đóng vai trò chủ chốt tại Iraq sau khi tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ năm 2003, đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng của Iran ra khắp Trung Đông, như hỗ trợ chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến từ năm 2011.

Soleimani từng bị nghi thiệt mạng nhiều lần, trong đó có một tai nạn máy bay ở tây bắc Iran năm 2006 và vụ đánh bom ở thủ đô Damascus của Syria khiến nhiều quan chức thân cận với Tổng thống Assad thiệt mạng năm 2012. Gần đây nhất, nhiều tin đồn cho rằng ông đã thiệt mạng khi chỉ huy lực lượng chính phủ Syria và dân quân Iran trong chiến dịch ở thành phố Aleppo tháng 11/2015.

Soleimani sinh ngày 11/3/1957 tại làng Qanat-e Malek, tỉnh Kerman trong một gia đình nông dân nghèo. Ông từng làm công nhân xây dựng và gia nhập IRGC sau Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979.

Ngày 22/9/1980, chiến tranh Iran - Iraq bắt đầu khi quân đội Iraq vượt qua biên giới với Iran. Soleimani chiến đấu ở tiền tuyến với vai trò đại đội trưởng đơn vị gồm các binh sĩ đến từ tỉnh Kerman được chính ông tuyển chọn và huấn luyện.

Ông nhanh chóng được cấp trên chú ý vì sự dũng cảm và được thăng cấp nhờ vai trò quan trọng trong các chiến dịch nhằm giành lại lãnh thổ bị quân đội Iraq chiếm. Soleimani trở thành sư đoàn trưởng Sư đoàn số 41 Sarallah khi chưa đầy 30 tuổi và tiếp tục góp mặt trong nhiều cuộc phản kích của IRGC.

Sau chiến tranh, ông được triển khai tới biên giới phía đông Iran để đối phó nạn buôn ma túy từ Afghanistan. Soleimani trở thành tư lệnh đặc nhiệm Quds vào năm 1998 và giữ vị trí này tới khi thiệt mạng.

Dưới quyền chỉ huy của Soleimani, Quds duy trì quân số hàng nghìn người và đảm nhận hàng loạt nhiệm vụ nhạy cảm như tình báo, tác chiến đặc biệt, vận chuyển vũ khí bí mật can thiệp chính trị ở nước ngoài để bảo vệ lợi ích của Iran. Nhiều quan chức phương Tây từng mô tả Quds là "cánh tay nối dài của Tehran đến mọi nơi".

"Soleimani là nghệ sĩ rối tuyệt vời. Ông ấy ở khắp mọi nơi và chẳng ở đâu cả. Mọi thứ đều có thể đổ tội cho Soleimani", giáo sư Toby Dodge thuộc Đại học Kinh tế và Khoa học chính trị London mô tả chỉ huy Quds hồi năm 2014.

Tướng Soleimani (giữa) trong chiến dịch tại Aleppo năm 2015. Ảnh: Al Jazeera.

Tướng Soleimani (giữa) trong chiến dịch tại Aleppo năm 2015. Ảnh: Al Jazeera.

Dù nắm giữ quyền lực rất lớn tại Trung Đông, Soleimani lại rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng và gần như luôn biến mất trong đám đông. Điều này khiến nhà báo Dexter Filkins của New Yorker đặt cho Soleimani biệt danh "tư lệnh ngầm".

Suleimani thường chỉ có mặt tại những sự kiện dành cho cựu chiến binh hoặc gặp lãnh đạo Khamenei. Ông không có vẻ nổi bật và gần như không bao giờ nói to. Dù vậy, nó lại mang đến sức cuốn hút với những người xung quanh.

"Ông ấy thấp bé nhưng sự hiện diện của Soleimani luôn được mọi người chú ý. Tư lệnh đặc nhiệm Quds sẽ không ngồi cùng đám đông, mà lặng lẽ chọn góc đối diện trong căn phòng. Ông ấy không phát biểu hay bình luận, mà chỉ ngồi nghe. Tuy nhiên, chính điều đó lại khiến tất cả mọi người phải nghĩ tới ông ấy", một cựu quan chức Iraq tiết lộ.

Dù luôn bị phương Tây chỉ trích, Soleimani được coi là anh hùng hoàn hảo trong mắt người Iran vì những thành tích trong cuộc chiến với Iraq. Ông luôn giữ hình ảnh khiêm tốn trước công chúng, tự nhận mình là "người lính nhỏ bé nhất" và nhiều lần từ chối đề nghị được hôn tay bởi những người xung quanh.

Hình ảnh của Soleimani mới trở nên nổi tiếng kể từ khi ông trực tiếp chỉ huy lực lượng Iran tại Syria vào năm 2013. Tư lệnh Quds được coi là kiến trúc sư trưởng trong kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của Tehran tại Trung Đông, cũng như dẫn đầu cuộc chiến chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan ở những nước láng giềng.

"Với người Hồi giáo dòng Shiite, ông ấy tổng hợp của điệp viên 007, 'con cáo sa mạc' Erwin Rommel và cả Lady Gaga. Với phương Tây, Soleimani bị coi là người hỗ trợ khủng bố, lật đổ các chính quyền thân phương Tây và truyền bá tư tưởng Hồi giáo của Iran", Kenneth Pollack, cựu chuyên gia phân tích thuộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), viết trong hồ sơ bình chọn 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2017 của tạp chí Time.

Nhiều người Iran từng kêu gọi Soleimani tham gia chính trị, nhằm dẫn dắt nước này vượt qua khó khăn kinh tế và chính trị bắt nguồn từ các biện pháp cấm vận của Mỹ. Tư lệnh Quds bác bỏ tin đồn sẽ tranh cử tổng thống Iran, nhưng lại có vai trò rất quan trọng với chính trường nước láng giềng Iraq.

Ông tham gia đàm phán thành lập chính phủ Iraq, đồng thời hối thúc cộng đồng người Kurd từ bỏ kế hoạch đòi độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý chớp nhoáng hồi tháng 9/2017.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif mô tả tướng Soleimani là "người dẫn đầu lực lượng hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, phiến quân al-Nusra, al-Qaeda".

Tướng Soleimani cầm bộ đàm chỉ huy tại tiền tuyến chống IS ở phía bắc Iraq năm 2015. Ảnh: Reuters.

Tướng Soleimani cầm bộ đàm chỉ huy tại tiền tuyến chống IS ở phía bắc Iraq năm 2015. Ảnh: Reuters.

Khảo sát tiến hành năm 2018 bởi tổ chức IranPoll và đại học Maryland của Mỹ, một trong những khảo sát được coi là đáng tin cậy nhất, cho thấy 83% người dân Iran được hỏi bày tỏ sự ủng hộ với Soleimani. Con số này cao hơn cả Tổng thống Hassan Rouhani và Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif.

Một phần sức hấp dẫn của Soleimani bắt nguồn từ quan điểm giúp hàn gắn chia rẽ lâu năm trong xã hội Iran về nhiều vấn đề như luật Hồi giáo.

"Nếu chúng ta cứ sử dụng những từ ngữ như 'trang phục tốt' và 'trang phục xấu', hay người cải cách và bảo thủ thì sẽ còn ai nữa đây? Tất cả đều là con người. Có phải con cái các vị đều sùng đạo hay không? Liệu tất cả có giống nhau không? Không, nhưng chúng đều nghe lời cha mình", Soleimani phát biểu trong một hội thảo về Hồi giáo tại Iran năm 2017.

Cuộc không kích giết chết tướng Soleimani khiến hàng loạt quan chức hàng đầu Iran và lực lượng đồng minh tại Trung Đông kêu gọi báo thù, trong khi các nước như Nga, Trung Quốc, Iraq và Syria đều lên án hành động của Mỹ. Điều đó khiến giới chuyên gia lo ngại sự việc này có thể là "giọt nước tràn ly" làm bùng phát xung đột quân sự trực diện giữa Iran và Mỹ, dù nó khó có khả năng trở thành chiến tranh tổng lực.


************

Mỹ kêu gọi công dân lập tức rời Iraq

Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad kêu gọi công dân nước này rời khỏi Iraq "ngay lập tức" sau cuộc không kích giết chết tướng Iran Soleimani.

"Công dân Mỹ nên khởi hành thông qua đường hàng không ngay khi có thể. Nếu không được, hãy tới các quốc gia khác bằng đường bộ", thông báo của đại sứ quán Mỹ tại Iraq hôm nay cho biết. 

Khuyến cáo được đưa ra sau khi Mỹ không kích giết chết thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), gần sân bay quốc tế Baghdad của Iraq rạng sáng nay. Các nguồn tin an ninh cho biết sân bay Baghdad hiện vẫn mở cửa. 

Lực lượng chống khủng bố Iraq canh gác đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad hôm 2/1. Ảnh: AFP.

Lực lượng chống khủng bố Iraq canh gác đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad hôm 2/1. Ảnh: AFP.

Đại sứ quán Pháp tại Tehran cũng cảnh báo công dân nước này ở Iran tránh xa những nơi tụ tập đông người. "Iran sẽ tổ chức lễ tang cho tướng Soleimani trong ba ngày. Trong bối cảnh này, chúng tôi khuyên công dân Pháp tránh xa bất cứ đám đông nào, hành xử thận trọng và hạn chế chụp ảnh nơi công cộng", đại sứ quán Pháp tại Iran viết trên Twitter hôm nay. 

Trung Quốc cũng kêu gọi các bên, đặc biệt là Mỹ, giữ bình tĩnh và kiềm chế nhằm tránh làm căng thẳng leo thang hơn nữa. "Chúng tôi luôn phản đối sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, nói thêm rằng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq phải được tôn trọng. 

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo việc Mỹ không kích giết chết tướng Iran "là bước đi mạo hiểm và sẽ làm gia tăng căng thẳng trên toàn khu vực". "Soleimani đã phục vụ sự nghiệp bảo vệ lợi ích quốc gia của Iran bằng sự tận tâm. Chúng tôi bày tỏ lời chia buồn chân thành đến người dân Iran", thông báo của Bộ Ngoại giao Nga có đoạn.

Lầu Năm Góc cho hay Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh "tiêu diệt" Soleimani "nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Tehran trong tương lai", cáo buộc tướng Iran "chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng trăm lính Mỹ và đồng minh, cũng như hàng nghìn người bị thương khác". 

Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định cái chết của Soleimani sẽ khiến nước này càng thêm quyết tâm chống lại "chủ nghĩa bành trướng của Mỹ và bảo vệ các giá trị Hồi giáo". "Iran và những nước theo đuổi tự do chắc chắn sẽ báo thù cho ông ấy", Rouhani nói thêm.

Ánh Ngọc (Theo AFP, Reuters)


************

Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 05 Tháng Giêng 20202:21 SA
Khách
Y kien cua Don Vu : Chinh Xac !
Thứ Bảy, 04 Tháng Giêng 20204:48 SA
Khách
Bravo President TRUMP . Only you can do it and At the Right Times .
Thứ Bảy, 04 Tháng Giêng 20202:21 SA
Khách
Quy luat cua chien tranh va de danh chien thang : Lay su chet choc,tham bai cua ke thu lam hao quang cho chien thang cua minh. Nhieu nuoc o Trung dong,lay dao Hoi lam quoc giao va trong thanh kinh cua dan Hoi giao : " Ai khong theo dao Hoi thi phai CHET".va tu ngay khoi lap,dang sang lap da tan sat biet bao dan toc bang chet choc,bang phu nu no le va theo dung kinh thanh koran duoc lay nhieu ba vo....va dao Hoi phat trien nhanh chua tung thay. Nhung ke tu vi dao,khi chet len thien dang duoc lay 72 trinh nu....la mot dien hinh.
Da tu rat lau,dan Hoi giao deu coi tay phuong la ke phai bi tieu diet,va ho luon luon day do,dao tao cho tre nho su han thu nhung nguoi khac ton giao va bon Tay phuong. Nhin vao lich su can dai,lo lua Trung dong luon bat on vi ly do Ton giao,chung toc,han thu giua nhanh dao nay voi nhanh dao khac,tuy cung la mot nguon goc.Va hien nay,Iran la nuoc khuay dong,ho tro va vien tro vu khi , tai chinh cho cac nhom khung bo.Ong tuong bi giet nay,da rat nhieu lan de doa,tien hanh chi huy va giet choc ngay chinh nhung lan quoc cua minh va dac biet la nguoi da trang,va nhung ai khong thich dao Hoi.Danh ran,phai dap dau,y la tac gia cua nhung rac roi,sung no-dan roi va nuoi duong han thu ma da la han thu thi AI MANH,KE DO THANG. Chien tranh thi khong co nhan dao.Nhung ly tuong vien dan de bao ve cai muc dich ma ai cung nhan thay la vo ly : HAN THU thi nen xoa tan ngay tu trong trung nuoc,cang de lau thi cang bat re va tan te hon. Dung ve mot khia canh khac,Cung co ban tay long la cua bon muu do thong tri the gioi,bang cach xui duc,tai tro du thua vu khi va dan duoc,hay nhin vu khi cua bon nguoi khung bo,cua cac nuoc ho hao thanh chien phat xuat tu dau ??? MADE IN CHINA.Day moi la nguon coi tan goc,la ke nem da dau tay,la ke tan ac nhat ngay ca voi chinh nguoi dan cua minh.Trump khong phai la con nguoi tan nhan ham muon chien tranh,nhung giua su chon lua thi toi nghi ong ta da lam dung: khong the tan cong vao toa Dai su,la bieu tuong cua mot nuoc duoc chinh phu so tai va quoc te cong nhan.Obama+hillary da hen nhat de vi dai su va nhieu cong su vien cua quoc gia bi giet,nhuc ma ma van CUI MAT lang thinh.TRUMP khong nhu vay./.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn