Kháng thư yêu cầu dỡ bỏ tượng Hồ Chí Minh ở Nhật

Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20189:00 SA(Xem: 9652)
Kháng thư yêu cầu dỡ bỏ tượng Hồ Chí Minh ở Nhật
VOA Tiếng Việt

Đại diện các cộng đồng người gốc Việt ở nước ngoài, thông qua Ban Thường trực Liên Mạng Người Việt Tự do Toàn cầu, đang lập kháng thư yêu cầu thành phố Mimasaka dỡ bỏ tượng Hồ Chí Minh ra khỏi một viện bảo tàng ở Nhật Bản.

Ông Đỗ Thông Minh, một người gốc Việt sinh sống nhiều năm ở Nhật, nói với VOA:

“Họ đã dựng tượng rồi mình mới biết tin. Mình phản đối để cho họ biết rằng Hồ Chí Minh, như chúng tôi nêu trong thư, chỉ là một tay sai của Đệ Tam Quốc tế, và đã gieo rất nhiều tai hại cho đất nước Việt Nam, thành ra ông đúng là một tội đồ hơn là một người đáng được vinh danh.”

Hồ Chí Minh, như chúng tôi nêu trong thư, chỉ là một tay sai của Đệ Tam Quốc tế, và đã gieo rất nhiều tai hại cho đất nước Việt Nam, thành ra ông đúng là một tội đồ hơn là một người đáng được vinh danh.

Bản Kháng thư đề ngày 29/12/2017 có đoạn:

“Chúng tôi tin rằng nhân dân Nhật Bản không thể đồng tình với những vụ ám sát đối phương, những việc chà đạp nhân quyền, đối xử tàn nhẫn và cầm tù những người bất đồng chánh kiến, những việc mà chế độ CSVN đã làm từ 70 năm nay. Hồ Chí Minh là người chịu trách nhiệm về những điều tàn ác đối với nhân dân Việt Nam mà hậu quả còn tồn tại đến ngày nay.”

Ông Nguyễn Quyền Tài, một bác sĩ y khoa làm việc ở bang Florida, người thu thập chữ ký cho kháng thư này, nói với VOA:

“Sau khi tham khảo ý kiến của một số thân hữu, chúng tôi thấy là cần phải lên tiếng phản đối việc này. Nếu đạt sự nhất trí cao của cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới thì chắc chắn rằng sẽ ảnh hưởng đến việc làm mà chúng tôi cho rằng không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân Việt Nam.”

Trước đó, hôm 21/11/2017, ông Đào Việt Trung, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chính thức trao tặng bức tượng "Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi đọc báo" cho đại diện chính quyền và nhân dân thành phố Mimasaka, tỉnh Okayama, Nhật Bản.

Ông Đỗ Thông Minh nói:

Trong năm ngoái, 2017, chúng tôi cùng với một số người khác khi nghe họ định dựng một tượng ở thủ đô Vienna, Áo, chúng tôi đã phản đối và cuối cùng họ đã hủy bỏ bức tượng. Và trước đó, năm 2016 cũng có một hiện tượng tương tự tại Đức.”

Khác với những nơi đặt tượng Hồ Chí Minh trước đây, thành phố Mimasaka là nơi ông Hồ Chí Minh chưa từng đặt chân đến.

Đầu năm 2017, ông Vũ Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại - UNESCO thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói với báo Tuổi trẻ:

“Tuy rằng trong lịch sử Bác chưa bao giờ đến Nhật và cũng chưa bao giờ đặt chân đến thành phố đấy, nhưng người Nhật vẫn ủng hộ dự án này và xem đấy là một biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị Nhật - Việt.”

Bác sĩ Tài nói rằng lịch sử Việt Nam có nhiều vị anh hùng dân tộc đáng được vinh danh, không như ông Hồ Chí Minh.

“Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ chú ý đến nguyện vọng của Hội người Việt Tự do khắp nơi trên thế giới, là không muốn có những bức tượng đề cao Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, trong khi chúng ta có những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… cũng có thể được vinh danh. Vì vậy không có một lý do gì để vinh danh ông Hồ, một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới, nhất là trong tình huống hiện nay khi có nhiều bất đồng ý kiến giữa đa số nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của ông Hồ Chí Minh.”

Không có một lý do gì để vinh danh ông Hồ, một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới, nhất là trong tình huống hiện nay khi có nhiều bất đồng ý kiến giữa đa số nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của ông Hồ Chí Minh.


Theo đề án "Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài", đề án được Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua từ năm 2009, Bộ Ngoại giao Việt Nam mở rộng triển khai đề án này cả ở những nơi lãnh tụ cộng sản chưa đến nhưng được cho là có "tư tưởng và ảnh hưởng."

Việt Nam nói đề án này sẽ giúp các nước "hiểu rõ hơn" về tư tưởng và nhân cách Hồ Chí Minh, đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng đề án này sẽ góp phần "gắn kết, củng cố và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài."

Truyền thông Việt Nam cho biết cho đến nay, tượng đài tưởng niệm ông Hồ Chí Minh có mặt ở khoảng 20 nước, từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ sang tới châu Phi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn