Hong Kong: Phe ủng hộ dân chủ thắng lớn ( Sao chính quyền không bắt chước kiểu bầu cuội cuả Việt Cộng? )

Chủ Nhật, 24 Tháng Mười Một 20198:15 CH(Xem: 4446)
Hong Kong: Phe ủng hộ dân chủ thắng lớn ( Sao chính quyền không bắt chước kiểu bầu cuội cuả Việt Cộng? )
bbc.com

Hong Kong: Phe ủng hộ dân chủ thắng lớn ( Sao chính quyền không bắt chước kiểu bầu cuội cuả Việt Cộng? )


Pro-democracy supporters chant as they celebrate after pro-Beijing candidate Junius Ho lost a seat in the district council elections in Tuen Mun district of Hong Kong Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Người ủng hộ dân chủ vui mừng sau khi ứng viên thân Bắc Kinh Junius Ho bị đánh bại

Phong trào ủng hộ dân chủ Hong Kong đã giành được một chiến thắng chưa từng có trong cuộc bầu cử hội đồng quận, các ứng cử viên dân chủ đã giành được 278 ghế cho đến thời điểm này, trong khi các ứng viên ủng hộ Bắc Kinh chỉ có 42 ghế.

Kỳ bầu cử này được coi là một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức để so sánh sự ủng hộ của người dân dành cho phe biểu tình đòi dân chủ và chính quyền Hong Kong và Bắc Kinh sau nhiều tháng bất ổn, biểu tình và đụng độ.

Chính phủ Hong Kong và Bắc Kinh trước giờ cho rằng đa số người dân không ủng hộ phong trào biểu tình và hi vọng nhóm "đa số im lặng" này sẽ thể hiện trên các lá phiếu trong các cuộc bầu cử, nhưng điều đó đã không thành hiện thực.

Thay vào đó, một số ứng cử viên thân Bắc Kinh nổi tiếng thậm chí còn mất ghế hội đồng.


Một trong những mất mát lớn nhất cho phe thân Bắc Kinh là nhà lập pháp gây tranh cãi Junius Ho, khi ông nhận một thất bại thảm hại khiến ông phải thốt lên rằng "trời và đất đã bị đảo lộn".

Ông bị đâm vào đầu tháng này bởi một người đàn ông giả vờ là một người ủng hộ. Ông cũng công khai lên tiếng ủng hộ lực lượng cảnh sát nhiều lần.

Vào tháng 7, ông được trông thấy bắt tay với một nhóm người mặc áo trắng, nghi ngờ là thành viên Hội Tam Hoàng, và nhóm này sau đó tấn công người biểu tình ở trạm tàu điện.

Các ủy viên hội đồng quận của Hong Kong thực ra có ít quyền lực chính trị và chủ yếu giải quyết các vấn đề địa phương như các tuyến xe buýt và thu gom rác, vì vậy các cuộc bầu cử quận thường không tạo ra sự quan tâm như vậy.

Nhưng các cuộc bầu cử lần này lại khác.

Đây là lần đầu tiên người dân Hong Kong xem các cuộc biểu tình này là cách để họ bày tỏ quan điểm về Đặc khu trưởng Carrie Lam và chính quyền qua các lá phiếu.

Với lượng người đăng ký bỏ phiếu đạt kỷ 4,1 triệu người, hơn 2,9 triệu người bỏ phiếu cho 452 ghế với tỷ lệ bỏ phiếu hơn 71%, so với chỉ 47% vào 2015.

Các cuộc bầu cử diễn ra vào Chủ nhật và cũng là cuối tuần đầu tiên trong nhiều tháng không xảy ra bất kỳ cuộc đụng độ hay bạo lực nào giữa người biểu tình và cảnh sát.

Các nhóm ủng hộ dân chủ đã kêu gọi không gây ra bất kỳ trở ngại nào trong ngày bỏ phiếu. Nhiều người dân cũng đã xếp hàng từ sáng sớm để tham gia bỏ phiếu sớm, lo ngại sẽ có chút biến động vào buổi chiều, nhưng cả kỳ bầu cử đã diễn ra ôn hoà.

Jimmy Sham, một nhà hoạt động chính trị gần đây đã nổi lên với tư cách là lãnh đạo Mặt trận Nhân quyền Dân sự, một nhóm chiến dịch tổ chức một số cuộc tuần hành phản đối đại chúng, cũng ra tranh cử.

Anh cũng đã bị tấn công hai lần, một lần bị tấn công bằng búa. Nhiều hình ảnh cho thấy anh nằm trên đường và chảy nhiều máu.

Vẫn phải dùng nạng, Sham nói Reuters rằng cuộc bầu cử này "đặc biệt vì đây là cuộc đối đầu chính thức giữa các đảng ủng hộ chính quyền và đảng ủng hộ dân chủ".

Nhà hoạt động dân chủ Joshua Wong đã bị cấm tham gia các cuộc bầu cử, một động thái mà anh gọi là "sự sàng lọc chính trị", nhưng ứng cử viên dân chủ thay thế anh được cho là đã chiến thắng.

Trong một dòng tweet, Wong nói rằng kết quả bầu cử "mang tính lịch sử" này cho thấy rằng dư luận đã không quay lưng lại với phong trào dân chủ.

Presentational white space

Phản ánh về thất bại của mình, nhà lập pháp thân Bắc Kinh Alice Mak cho rằng chính quyền của bà Carrie Lam là có một phần đáng trách.

"Trong chiến dịch bầu cử, các ứng cử viên chính phủ đã bị đối xử bất công. Đây là một lý do rất quan trọng", bà nói.

Tuy nhiên, Starry Lee Wai-king, chủ tịch của đảng ủng hộ Bắc Kinh lớn nhất của thành phố, là một trong số ít các ứng cử viên vẫn giữ vững được vị trí của mình.

"Tôi nghĩ rằng [Starry Lee] là người duy nhất có thể sống sót trong cuộc trưng cầu dân ý không chính thức này", Leung Kwok-hung, đối thủ ủng hộ dân chủ của bà Lee nói.Presentational grey line

'Một sự xóa sổ ngoài sức tưởng tượng'

Stephen McDonell, phóng viên BBC Trung Quốc, tại Hong Kong

Bên ngoài trạm bỏ phiếu ở Yau Ma Tei North, người dân địa phương đã xếp hàng dài chờ đợi xem xét kiểm phiếu. Khi các cánh cửa mở ra thì họ tràn vào khu vực giám sát công cộng.

Đã sáu tháng kể từ cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra, người dân có vẻ đã mất niềm tin vào chính phủ. Họ muốn đảm bảo rằng quy trình kiểm phiếu hoàn toàn công bằng và minh bạch.

Trong khi chờ đợi tổng số trong hội đồng quận của họ được kiểm tra, họ cũng có thể theo dõi kết quả từ nơi khác trên điện thoại di động của họ.

Chỉ nhìn vào nét mặt thì có thể thấy họ không thể tin vào những gì đang xảy ra và mọi người reo hò khi hết kết quả ngạc nhiên này là một kết quả khác ngạc nhiên không kém.

Không ai tưởng tượng được một sự xoá sổ gần như toàn diện như vậy, và chính quyền của Carrie Lam chắc chắn một luồng áp lực mới, buộc bà phải lắng nghe theo yêu cầu của người dân sau thất bại nặng nề của những đồng minh.Presentational grey line

Hơn 1.000 ứng cử viên ra tranh cử cho 452 ghế hội đồng quận, lần đầu tiên, tất cả các vị trí đương nhiệm đều bị thách thức. 27 ghế khác sẽ dành cho các đại diện ở các quận xa hơn.

Hiện nay, các đảng thân Bắc Kinh nắm giữ phần lớn các ghế này.

Theo hệ thống bầu cử của Hong Kong, 117 ủy viên hội đồng quận cũng sẽ ngồi trong ủy ban gồm 1200 thành viên bỏ phiếu cho vị trí đặc khu trưởng.

Vì vậy, một chiến thắng của phe ủng hộ dân chủ cũng có thể có tác động lớn quyết định ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của thành phố này.

Phe dân chủ Hong Kong chiến thắng trong bầu cử cấp quận

VnExpress

Phe dân chủ Hong Kong giành được hơn một nửa trong số 452 ghế hội đồng quận khi kết quả bắt đầu được công bố sau nửa đêm 24/11.

Tính đến 8h sáng nay, các ứng viên dân chủ đã giành được đa số phiếu tại phần lớn hội đồng quận trong thành phố, chiếm 377/452 ghế, trong khi phe ủng hộ chính quyền mới giành được 52 ghế, theo ước tính của truyền thông. Trong khi đó theo thông tin trên SCMP, tính đến 9h, phe dân chủ đã giành chiến thắng tại 17/18 hội đồng quận.

Tất cả hội đồng quận đều thuộc kiểm soát của phe ủng hộ chính quyền trong cuộc bầu cử năm 2015, chiếm khoảng 300 ghế, và phe dân chủ khi đó chỉ giành được hơn 100 ghế. Số ghế cao nhất phe dân chủ từng giành được trong bầu cử hội đồng quận là 198 vào năm 2003.

Khi kết quả bầu cử bắt đầu được công bố nhỏ giọt sau nửa đêm, một số trung tâm bỏ phiếu đã vang lên tiếng reo hò ăn mừng. Nhiều người còn hô khẩu hiệu được sử dụng trong các cuộc biểu tình gần 6 tháng qua ở Hong Kong.

Người Hong Kong ăn mừng khi kết quả bầu cử được công bố đêm 24/11. Ảnh: AP.

Người Hong Kong ăn mừng khi kết quả bầu cử được công bố sau nửa đêm 24/11. Ảnh: AP.

Một số ứng viên giành chiến thắng nói rằng kết quả này "như một cuộc bỏ phiếu ủng hộ người biểu tình" và có thể làm tăng sức ép đối với Trưởng đặc khu Carrie Lam trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất ở Hong Kong nhiều thập kỷ qua, theo ghi nhận của phóng viên Reuters.

"Đây là sức mạnh của dân chủ, là một cơn sóng thần dân chủ", Tommy Cheung, cựu thủ lĩnh biểu tình sinh viên, người giành được một ghế ở quận Yuen Long gần biên giới Trung Quốc, cho hay.

Vì chiến thắng này, phe dân chủ nhiều khả năng sẽ giành được 117 ghế trong ủy ban bầu chọn trưởng đặc khu Hong Kong. Phe dân chủ hiện đã kiểm soát 1/4 số ghế trong ủy ban bầu cử.

Bầu cử hội đồng quận được tổ chức 4 năm một lần, là dịp để cử tri Hong Kong trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình trong các hội đồng quận. Năm nay có 1.090 ứng viên ra tranh cử.

Ủy viên hội đồng quận là đại diện địa phương tại hội đồng 18 quận của Hong Kong, đóng vai trò là cơ quan tư vấn cho chính quyền quận, nên không có nhiều quyền lực. Các ủy viên này có thể cố vấn cho chính quyền về các vấn đề cộng đồng như sử dụng công trình và dịch vụ công cộng, thực hiện các chương trình phúc lợi của quận, phân bổ nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động cộng đồng.

Ủy viên hội đồng quận có thể phụ trách các dự án như cải thiện môi trường, thúc đẩy các hoạt động giải trí, văn hóa và cộng đồng trong quận của mình. Tuy nhiên, họ thường không tham gia vào quá trình thảo luận chính sách hay trực tiếp phân bổ ngân sách và các quyết định của họ cũng không mang tính bắt buộc với chính quyền.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử vẫn có vai trò quan trọng do các ủy viên hội đồng quận chiếm 117 ghế trong ủy ban bầu cử lãnh đạo đặc khu gồm 1.200 thành viên. Ngoài ra, 5 trong số 70 ghế của Hội đồng Lập pháp Hong Kong cũng được dành cho các ủy viên hội đồng quận.

Với gần ba triệu người đi bỏ phiếu hôm 24/11 trong số 4,13 triệu người đăng ký, tương đương 71%, tỷ lệ cử tri Hong Kong đi bỏ phiếu lần này đã đạt mức kỷ lục. Thông thường, tỷ lệ cử tri trong các cuộc bầu cử hội đồng quận thường không đến 40%. Trong cuộc bầu cử năm 2015, dưới ảnh hưởng của biểu tình "ô dù" 2014, tỷ lệ cử tri tăng lên 47%. 

Việc bỏ phiếu hôm qua nhìn chung diễn ra trong trật tự và kết thúc mà không có sự gián đoạn nào. Những ứng viên trẻ tuổi và là gương mặt mới từng tham gia các cuộc biểu tình trong thời gian qua. Nhiều người trong số họ đã giành ghế hội đồng quận trong cuộc bầu cử lần này. Tuy nhiên, Joshua Wong, thủ lĩnh phong trào "ô dù", bị chính quyền Hong Kong hồi tháng 10 cấm tham gia tranh cử với lý do "vi phạm luật".

Vị trí 12 hội đồng quận ở Hong Kong. Đồ họa: CNN.

Vị trí 18 hội đồng quận ở Hong Kong. Đồ họa: CNN.

Hong Kong chứng kiến các cuộc biểu tình bùng phát từ tháng 6, ban đầu để phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm đến các khu vực tài phán mà đặc khu chưa ký hiệp ước dẫn độ, bao gồm cả Trung Quốc đại lục. Chính quyền Hong Kong tuyên bố rút dự luật, song người biểu tình vẫn xuống đường đưa ra các yêu cầu khác, trong đó có điều tra hành động sử dụng vũ lực của cảnh sát, tổ chức bầu cử dân chủ và Trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.

Các cuộc đụng độ bạo lực nổ ra cuối tuần trước, khi hàng nghìn người biểu tình tập trung trong Đại học Bách khoa Hong Kong (PolyU) từ hôm 17/11 để đối đầu với cảnh sát. Sau vài ngày cố thủ, phần lớn người biểu tình đã rời khỏi PolyU, trong đó khoảng 1.100 người đã bị bắt.

Huyền Lê (Theo Reuters, SCMP, New York Times)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn