Số người dân Hong Kong đi bỏ phiếu ở mức kỷ lục trong các cuộc bầu cử địa phương vào Chủ nhật.

Chủ Nhật, 24 Tháng Mười Một 20196:34 SA(Xem: 4512)
Số người dân Hong Kong đi bỏ phiếu ở mức kỷ lục trong các cuộc bầu cử địa phương vào Chủ nhật.
bbc.com

Hong Kong: Người biểu tình muốn gửi thông điệp đến TQ


Nhiều người Hong Kong đã xếp hàng dài từ sáng sớm để ra bỏ phiếu Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nhiều người Hong Kong đã xếp hàng dài từ sáng sớm để ra bỏ phiếu

Số người dân Hong Kong đi bỏ phiếu ở mức kỷ lục trong các cuộc bầu cử địa phương vào Chủ nhật.

Cho tới trưa, số người đi bầu cử đã vượt quá tổng số người đi bầu hồi 2015.

Kỳ bầu cử này được coi là phép thử cho mức độ ủng hộ của người dân dành cho Trưởng đặc khu Carrie Lam.

Các nhóm biểu tình ủng hộ dân chủ hy vọng kết quả các cuộc bầu cử sẽ gửi một thông điệp tới chính quyền ở Bắc Kinh sau năm tháng bất ổn chính trị.

Trước kỳ bầu cử, các nhóm biểu tình ủng hộ dân chủ đã kêu gọi người dân tránh gây gián đoạn. Cho tới giờ, không có tin về bất kỳ vụ gây rối nào.


Số lượng kỷ lục 4,1 triệu người đã đăng ký đi bầu, tức hơn một nửa dân số 7,4 triệu người của Hong Kong.

Các nhà vận động ủng hộ dân chủ hy vọng họ sẽ có thể tăng số lượng đại diện trong hội đồng, vốn thường có một số ảnh hưởng nhất định trong việc lựa chọn vị trí đặc khu trưởng.

Các ứng cử viên ủng hộ Bắc Kinh đang kêu gọi cử tri ủng hộ họ hãy ra bỏ phiếu để bày tỏ sự thất vọng trước những biến động gây ra bởi các cuộc đụng độ liên tục giữa người biểu tình và cảnh sát.

Cuộc bầu cử diễn ra ra sao?

Các phòng phiếu mở cửa lúc 07:30 giờ địa phương vào Chủ nhật, với số lượng người tham gia bỏ phiếu đạt kỷ lục 4,1 triệu người. Hong Kong có dân số là 7,4 triệu.

Tính đến 11:30, hơn một triệu người đã bỏ phiếu (chiếm 24.37% người đăng ký bỏ phiếu) so với 340.048 người (tức 10.89%) vào cùng thời điểm trong cuộc bầu cử 2015.

Lúc đó chỉ có khoảng 3,1 triệu người đăng ký đi bầu.

Lượng người bỏ phiếu sớm cũng tăng đột biến vì lo ngại tình trạng hỗn loạn sẽ khiến các phòng phiếu bị đóng cửa.

Hơn 1.000 ứng cử viên đang tranh cử cho 452 ghế hội đồng quận. Đây là lần đầu tất cả ứng viên đương nhiệm bị thách thức. 27 ghế khác sẽ dành cho các đại diện ở các quận xa hơn.

Hiện nay, các đảng thân Bắc Kinh nắm giữ phần lớn các ghế này.

Hai ứng cử viên ủng hộ dân chủ ra vận động kêu gọi cử tri bỏ phiếu Bản quyền hình ảnh Gee
Image caption Hai ứng cử viên ủng hộ dân chủ ra vận động kêu gọi cử tri bỏ phiếu

Cảnh sát được trông thấy bên ngoài các địa điểm bỏ phiếu nhưng các phóng viên của BBC cho biết họ không quá lộ diện.

"Đối mặt với tình hình vô cùng thách thức hiện tại, tôi rất vui mừng để nói rằng .... chúng ta đã có một không khí yên bình ôn hòa cho các cuộc bầu cử hôm nay," Đặc khu trưởng Carrie Lam nói sau khi bỏ phiếu.

Tại sao cuộc bầu cử này quan trọng?

Bản thân các uỷ viên hội đồng quận có rất ít quyền lực thực tế, vì vậy thường các cuộc bầu cử này diễn ra ở cấp độ rất địa phương.

Nhưng cuộc bầu cử này thì khác.

Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào tháng 6, vì vậy những lá phiếu này giống như những chiếc giấy quỳ, phản ánh mức độ ủng hộ của người dân dành cho chính phủ hiện tại.

Election officials empty ballot boxes to count votes in Hong Kong (2011)

Getty

Hong Kong district elections

  • 479seats across the territory

  • 1,090 candidates - all seats being contested for the first time

  • 4.13mregistered voters - the highest number ever

  • 117councillors sit on committee that elects chief executive

Source: Hong Kong government

Theo hệ thống bầu cử của Hong Kong, 117 ủy viên hội đồng quận cũng sẽ ngồi trong ủy ban gồm 1200 thành viên bỏ phiếu cho vị trí đặc khu trưởng.

Vì vậy, một chiến thắng của phe ủng hộ dân chủ cũng có thể có tác động lớn quyết định ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của thành phố này.

"Người dân ở Hong Kong đã bắt đầu coi cuộc bầu cử này như một cách để bày tỏ quan điểm của họ về tình trạng của Hong Kong nói chung và về chính phủ của Carrie Lam," Kenneth Chan, phó giáo sư tại Đại học Baptist Hong Kong, nói với Reuters.

Grey line

Lá phiếu gửi thông điệp

Phân tích của Jonathan Head, BBC News, Hong Kong

Nhiều người đã sớm xếp thành những hàng dài ở quận Taikoo Shing trong thời tiết nắng đẹp, và khi thời gian bỏ phiếu bắt đầu, những hàng dài người này đi vòng quanh các khu phố.

Hình ảnh tương tự cũng xuất hiện tại các trạm bỏ phiếu khác. Những vấn đề địa phương chắc chắn trong tâm trí của một số cử tri, nhưng rõ rệt nhất là ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử này như một cuộc thử nghiệm về sự ủng hộ của người dân dành cho chính phủ và phe đối lập.

Một số cử tri đã không thoải mái về việc bày tỏ quan điểm của họ trước mặt những cử tri khác.

Một ứng cử viên đảng Dân chủ Andrew Chiu ngồi bên ngoài, trò chuyện với các phóng viên. Một bên mặt của ông vẫn bị băng bó sau khi bị một kẻ tấn công cắn đứt một phần tai hồi đầu tháng.

Cảnh tượng đó là một lời nhắc nhở nghiệt ngã về cuộc khủng hoảng chính trị của Hong Kong đã chia rẽ cộng đồng và gia đình như thế nào.

Tuy nhiên, một số người nói với chúng tôi rằng họ rất trân trọng cơ hội này để gửi một thông điệp bằng phiếu bầu của họ, một cuộc bỏ phiếu tự do với nhiều ứng cử viên để chọn lựa mà, điều vốn không xảy ra ở những nơi khác của Trung Quốc.

10 trong số 35 ghế trong quận này đã không bị thách thức bởi các ứng cử viên mới trong cuộc bầu cử năm ngoái. Đây là nơi các đảng thân chính phủ từ lâu đã được hưởng lợi từ lượng gây quỹ khá lớn. Nhưng năm này, mọi vị trí uỷ viên hội đồng đều bị thách thức bởi các ứng viên ủng hộ dân chủ.

Liên minh dân chủ đối lập đã đưa năm yêu cầu của phong trào phản kháng thành khẩu hiệu của họ và hy vọng cảm tình của công chúng về các cuộc biểu tình kéo dài năm tháng qua sẽ giúp họ lần đầu tiên nắm quyền kiểm soát ở nhiều hội đồng quận.

Ai ra tranh cử?

Có một số tên đáng chú ý đang tham gia tranh cử.

Nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh Junius Ho, một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhất trong thành phố, nằm trong số đó.

Ông Ho đã bị đâm vào đầu tháng này bởi một người đàn ông giả vờ là một người ủng hộ ông.

Ông Ho cũng công khai lên tiếng ủng hộ lực lượng cảnh sát Hong Kong nhiều lần.

Vào tháng 7, ông ta bị quay phim trông thấy bắt tay với một nhóm người, nghi là Hội Tam Hoàng vốn sau đó đã tấn công những người biểu tình ủng hộ dân chủ.

Jimmy Sham, một nhà hoạt động chính trị gần đây đã nổi lên với tư cách là lãnh đạo Mặt trận Nhân quyền Dân sự, một nhóm chiến dịch tổ chức một số cuộc tuần hành phản đối đại chúng, cũng ra tranh cử.

Ông Sham cũng đã bị tấn công hai lần, một lần bị tấn công bằng búa. Nhiều hình ảnh cho thấy anh nằm trên đường và chảy nhiều máu.

vi.rfi.fr

Hồng Kông : Cử tri đi bầu đông đảo sau nửa năm phản kháng

Tú Anh

mediaCử tri xếp hàng trước một phòng phiếu tại Hồng Kông, ngày 24/11/2019.REUTERS/Athit Perawongmetha

Sau sáu tháng biểu tình phản kháng dữ dội chống Trung Quốc can dự vào quy chế tự trị của Hồng Kông, cuộc bầu cử cấp quận hôm nay 24/11/2019 huy động đông đảo cử tri tham gia. Phe dân chủ muốn qua cơ hội này để gia tăng sức ép lên chính quyền thân Bắc Kinh.

Thông thường, người dân không mấy quan tâm đến các vị ủy viên cấp quận. Lần này thì khác hẳn. Cảnh tượng đều như nhau ở khắp các địa điểm bỏ phiếu : cử tri xếp hàng từ sáng sớm.

Từ Hồng Kông, đặc phái viên Stephane Lagarde tường thuật :

Tại 18 quận của Hồng Kông, từng chuỗi người xếp hàng bao quanh các cao ốc. Cử tri nối đuôi đứng chờ trước trường học hay nhà thi đấu thể dục thể thao được dùng làm nơi bỏ phiếu. Nhiều cử tri cho biết họ đến từ sáng sớm.

Shum Wai Nam, một nhà hoạt động bảo vệ quyền công dân, trong vai trò quan sát viên bầu cử cho biết : « Nhiều cử tri nghĩ rằng họ phải đi bầu thật sớm bởi vì không ai biết chuyện gì có thể xảy ra. Sự tham gia đông đảo này là một hiện tượng khác thường đối với một cuộc bầu cử cấp quận. Nhưng lần này, người dân Hồng Kông muốn sử dụng lá phiếu như một cuộc trưng cầu dân ý chống chính quyền Hồng Kông ».

Trưng cầu dân ý chống hành pháp được chăng ?

Tổng cộng, 450 ủy viên hội đồng quận ra tranh cử. Bên cạnh chân dung mỗi ứng cử viên có một con số. Tuy nhiên, khó mà biết được ai bầu cho ai.Trên mạng xã hội Telegram có nhiều thông điệp kêu gọi cử tri khi đi bầu không nên mặc y phục đen, màu biểu tượng của phong trào phản kháng.

Một thành viên người Hồng Kông của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) lý giải : « Tôi không khuyến khích người dân mặc quần đen áo đen đi bầu bởi vì làm như thế sẽ có nguy cơ bị cảnh sát chú ý. Phe thân chính quyền cũng có cơ hội đếm số người đối lập đi bầu và do đó động viên người của họ ».

Phe thân chính quyền cũng được cổ vũ đi bầu. Trên internet xuất hiện những lời bình luận khẳng định là các phòng phiếu sẽ đóng cửa vào trưa nay nếu xảy ra những vụ lộn xộn cản trở việc kiểm phiếu.

Cơ quan tổ chức bầu cử đã bác tin đồn này.

Theo AFP, tổng cộng 4,3 triệu dân Hồng Kông trên 7,3 triệu ghi danh đi bầu, nhiều hơn cuộc bầu cử bốn năm về trước 400.000 người. Đây là dấu hiệu tốt cho phe dân chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn