Bọn buôn người di cư mỗi đêm kiếm vài trăm ngàn đô

Thứ Năm, 14 Tháng Mười Một 20193:38 CH(Xem: 4381)
  • Tác giả :
Bọn buôn người di cư mỗi đêm kiếm vài trăm ngàn đô

Bọn buôn người di cư mỗi đêm kiếm vài trăm ngàn đô - Ảnh 1.

Các sĩ quan Cơ quan Trấn áp nhập cư bất hợp pháp và sử dụng lao động nước ngoài không giấy tờ của Pháp (OCRIEST) kiểm tra giấy tờ của người di cư - Ảnh: OCRIEST

Đây là lĩnh vực mà các đường dây hoạt động công nghiệp nhất, các tổ chức mang tính chất tội phạm nhất với số chuyến đưa người di cư nhiều nhất".

Cơ quan cảnh sát OCRIEST

Cơ quan Trấn áp nhập cư bất hợp pháp và sử dụng lao động nước ngoài không giấy tờ (OCRIEST trực thuộc Tổng cục Cảnh sát biên giới Pháp) nhận xét các trường hợp đưa người di cư rất đa dạng, từ lý lẽ "ông chú người Pháp gốc Senegal kêu đứa cháu đến Pháp bằng hộ chiếu ông chú cho mượn" đến đường dây mafia Albania tổ chức cho hàng trăm người Việt Nam sang Anh.

Mỗi đêm kiếm vài trăm ngàn euro

Nhiều cuộc điều tra của OCRIEST đã xác định được quy mô của nạn buôn người. Tháng 9-2018, OCRIEST đã triệt phá một băng nhóm buôn người người Kurd Iraq tổ chức xe đi từ Champagne đến TP Calais bên bờ biển Manche (chặng đường dài 305km) với tần suất trung bình 15 người di cư mỗi đêm.

Mỗi người di cư phải chi ra 3.000 euro. Như vậy, mỗi đêm bọn buôn người dễ dàng bỏ túi hàng trăm ngàn euro (tức hơn 1 triệu euro mỗi tháng). 

Lối làm ăn ngầm này hoàn toàn không bị phát hiện vì chúng hoạt động theo hệ thống chi trả giữa một ông chủ ngân hàng Hồi giáo ở khu vực người Kurd tại Iraq với một người khác đã định cư ở Anh.

Để bắt giữ năm tên buôn người trong đường dây này, OCRIEST đã phải triển khai nhiều phương tiện kỹ thuật như máy ghi hình bố trí ở các vị trí tốt, hệ thống định vị ôtô, nghe lén điện thoại, thu thập dấu vết ADN. Chiến dịch triệt phá diễn ra hết sức cẩn trọng vì bọn buôn người có súng ống đầy đủ.

OCRIEST nhận thấy buôn người và bóc lột người di cư luôn là trung tâm của các hành vi phạm tội khác, còn làm giấy tờ giả là cầu nối với thế giới lừa đảo.

Nhiều ví dụ thực tế đã chứng minh. Các băng nhóm người Việt sử dụng người di cư như "người làm vườn" để trồng cần sa công nghiệp ở khu vực Paris. 

Các tổ chức tội phạm Thái Lan và Trung Quốc kinh doanh gái mại dâm là người vùng Viễn Đông dưới vỏ bọc của các tiệm matxa. 

Các đường dây buôn người Albania phát triển mạnh những phi vụ trộm cắp và buôn bán ma túy. Các băng đảng Gruzia là hiện tượng mới nổi, sử dụng người di cư thiếu nợ buộc đi "đào tường khoét vách".  

Bọn buôn người di cư mỗi đêm kiếm vài trăm ngàn đô - Ảnh 3.

Cảnh sát Pháp bắt giữ bọn buôn người di cư - Ảnh: LE FIGARO

Mọi phương thức đều được khai thác

Tóm lại, đối với các tổ chức tội phạm buôn người và bóc lột người di cư, mọi phương thức đều tốt. Chúng sử dụng và lạm dụng giấy tờ lừa đảo, trộm cắp, làm giả mọi giấy tờ tùy thân (căn cước, hộ chiếu, giấy phép lái xe...). 

Chúng thậm chí "sản xuất" mọi loại giấy chứng nhận như phiếu trả lương, giấy khai sinh, hóa đơn, hóa đơn thanh toán tiền thuê nhà.

Tất cả đều nhắm đến mục đích nhận được giấy phép cư trú hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng nhân thân (đang đau ốm, người vị thành niên, người xin tị nạn) để chứng minh sự hiện diện của người di cư trên lãnh thổ Pháp.

Các chuyên gia OCRIEST cảnh báo nói chung, bí quyết của các mạng lưới buôn người là tuần tự tiến tới. Do đó, các mạng lưới của chúng thường liên quan đến các hành vi tội phạm phổ biến ở các đô thị lớn. 

Kết quả là chúng tồn tại song song với các hình thức tội phạm khác như buôn ma túy hoặc kinh doanh mại dâm.

Trong quá trình triệt phá các đường dây buôn người này, các sĩ quan cảnh sát OCRIEST từng vấp phải phản ứng trả đũa đặc biệt nguy hiểm. 

OCRIEST ghi nhận bạo lực giữa các cộng đồng đã gia tăng, đi từ thẳng tay giết người đến tàng trữ vũ khí (cộng đồng người Kurd Iraq). Tình hình này đã phản ánh các vấn đề con người và kinh tế liên quan đến hoạt động buôn người.

Bọn buôn người di cư mỗi đêm kiếm vài trăm ngàn đô - Ảnh 4.

Người di cư Iran ở Pháp vượt biển Manche bằng xuồng hơi sang Anh - Ảnh: AFP

OCRIEST nhận xét trong hầu hết trường hợp, các đối tượng buôn người đều nằm trong các đường dây tội phạm có cấu trúc rất chặt chẽ.

Thông thường đường dây sẽ có một tên cầm đầu là người duy nhất quản lý mọi công đoạn của đường dây, nhiều tên phụ tá nhận lệnh trực tiếp từ ông trùm và các đầu mối trung gian về tài chính, mách mối, đưa người, lái xe, chủ nhà, thợ làm giấy tờ giả, người cung cấp giấy tờ giả.

Về cách thức đưa người tại Pháp, cảnh sát Pháp ghi nhận ưu tiên nhất là đường bộ. Tuy nhiên, ở khu vực miền bắc và miền tây nước Pháp, các đường dây cũng tổ chức vượt biển Manche và Biển Bắc bằng xuồng nhẹ như xuồng hơi, thuyền buồm từ Pas-de-Calais, Normandie, Bretagne...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn