Việt Cộng : 7 sự kiện nổi bật năm 2017

Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:36 SA(Xem: 13015)
Việt Cộng : 7 sự kiện nổi bật năm 2017
bbc.com

Việt Nam: 7 sự kiện nổi bật năm 2017


p05sdshp

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Việt Nam: 7 sự kiện nổi bật 2017

1. Đoàn Thị Hương và vụ ám sát ông Kim Jong-nam

Ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, tử vong ở sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2/2017, do bị đầu độc bằng chất độc thần kinh VX.

Siti Aisyah, 25 tuổi người Indonesia, và Đoàn Thị Hương, 28 tuổi người Việt, bị buộc tội giết hại ông Kim Jong-nam bằng cách bôi chất độc thần kinh VX vào mặt nạn nhân.

p04tlmnb

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Video từ CCTV quay cảnh tấn công ông Kim Jong-nam ngày 13/2.

Cuộc điều tra và vụ xử trong năm 2017 chưa xong và Đoàn Thị Hương nói cô vô tội.

BBC Tiếng Việt có nhiều bài vở về sự kiện này, các bạn có thể xem lại:

Đoàn Thị Hương có cử chỉ 'thô bạo' với Kim Jong-nam

Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah nói 'vô tội'

'Thấy chất độc VX trên mặt Kim Jong-nam'

Tường thuật đặc biệt của BBC Tiếng Việt về cái chết bí ẩn của Kim Jong-nam

Ông Đinh La Thăng Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ông Đinh La Thăng

2. Ông Đinh La Thăng bị truy tố

Hôm 7/5, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng nhận kỷ luật của Đảng với mức cảnh cáo và không còn trong Bộ Chính trị.

Hôm 10/5, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản phân công thay ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021.

Sau khi được điều động ra Hà Nội làm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhưng vẫn giữ chức đại biểu Quốc hội của Thanh Hoá, sang tháng 12, ông Thăng bị tước mọi chức vụ và bị bắt tạm giam hôm 8/12, và chờ ra toà xử ngày 8/1/2018.

VN: Ông Đinh La Thăng bị truy tố tội 'cố ý làm trái'

Vụ ông Thăng: TBT Trọng 'chọn đúng đối tượng'

Vụ ông Thăng: 'Sai từ triết lý quả đấm thép'?

Toàn cảnh vụ kỷ luật ông Đinh La Thăng

p05qvy05

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Đinh La Thăng: những thăng trầm trong sự nghiệp

Mắt xích quan trọng trong vụ án cùng xử với ông Thăng là một cựu lãnh đạo ngành dầu khí, ông Trịnh Xuân Thanh, người đã sang Đức xin tỵ nạn nhưng bị an ninh Việt Nam "bắt cóc" về từ Berlin, theo chính phủ Đức. Vụ việc gây khủng hoảng quan hệ Đức - Việt chưa từng có.

Ông Thanh sẽ bị xử cùng ông Thăng vào ngày 8/1/2018.

'Hồ sơ Trịnh Xuân Thanh ở Đức không đổi'

Thông cáo của Viện Công tố Liên bang Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh

Vì sao Đức yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh?

Câu chuyện về sự nghiệp thăng trầm của ông Đinh La Thăng và những yếu tố ly kỳ trong vụ Trịnh Xuân Thanh đã chiếm lĩnh chính trị và đối ngoại Việt Nam trong nửa sau năm 2017 và xem ra chưa có hồi kết.

Năm 2017 cũng đánh dấu hàng loạt vụ cán bộ cao cấp bị kỷ luật mà nổi bật nhất là chuyện cách chức Bí thư Đà Nẵng của ông Nguyễn Xuân Anh, một ngôi sao tưởng như còn lên cao trong chính trị Việt Nam.

3. Phiên xử blogger Mẹ Nấm

Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã y án 10 năm tù trong vụ xử bà Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm hôm 30/11, một ngày trước khi có Đối thoại Nhân quyền hàng năm giữa Việt Nam và EU ở Hà Nội

p05pkpwf

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Chuẩn bị xử phúc thẩm vụ blogger Mẹ Nấm

EU đã lên tiếng kêu gọi thả bà Như Quỳnh và Anh Quốc, qua lời Đại sứ Giles Lever vừa bày tỏ sự thất vọng của chính phủ Anh trước tin toà án tại Việt Nam giữ nguyên án tù 10 năm trong phiên phúc thẩm blogger Mẹ Nấm.

Trong tuyên bố gửi cho báo chí hôm 1/12/2017, một ngày sau khi bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị bác đơn kháng cáo, ông Lever viết:

"Chính phủ Anh vô cùng thất vọng về việc đơn kháng cáo của cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Mẹ Nấm, đã bị bác bỏ và bản án 10 năm tù cho blogger này vì tội 'tuyên truyền chống nhà nước', vẫn giữ nguyên".

Theo Human Rights Watch hồi tháng 11, trong vòng 12 tháng qua, công an đã bắt giữ ít nhất 28 người với các tội danh "an ninh quốc gia".

Một giàn khoan của tập đoàn Repsol - hình chụp không phải ở Biển Đông và chỉ có tính minh họa Bản quyền hình ảnh Bloomberg
Image caption Một giàn khoan của tập đoàn Repsol - hình chụp không phải ở Biển Đông và chỉ có tính minh họa

4. Repsol Việt Nam ngừng khoan dầu ở Biển Đông

Cuối tháng 7/2017 phóng viên BBC Bill Hayton công bố bản tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Trong một bài trên BBC News bằng tiếng Anh hôm 24/7, ông Bill Hayton viết: "Theo nguồn tin trong ngành, Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò".

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.

Ông Bill Hayton bình luận về chủ đề này trong chương trình Bàn tròn Thứ năm của BBC Tiếng Việt hôm 27/7.

Bill Hayton: VN đang 'thân cô, thế cô'

Biển Đông: "Hoạt động dầu khí thuộc chủ quyền VN"

Biển Đông: Làm rõ tin 'VN phải dừng khoan'

Liên quan đến căng thẳng Trung-Việt, tháng 6/2017, đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc do Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã bất ngờ rút ngắn chuyến thăm dự kiến hai ngày (18-19/6/2017) sang Hà Nội.

Sự việc này phản ánh việc Việt Nam và Trung Quốc đã 'không xử lý' và 'không kiểm soát được' những 'bất đồng cơ bản', theo ý kiến giới bình luận vì chuyện Biển Đông. Chuyến thăm của tướng Trung Quốc có liên quan đến áp lực khiến Việt Nam phải để công ty Repsol rút khỏi dự án khí đốt ở ven biển Việt Nam.

Sau nhiều dàn xếp, Thượng tướng Phạm Trường Long đã lại sang thăm Việt Nam vào tháng 9.

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Hội nghị APEC tháng 11/2017 Bản quyền hình ảnh Jim Watson/Getty Images
Image caption Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Hội nghị APEC tháng 11/2017

5. Hội nghị APEC và các chuyến thăm cao cấp

APEC tại Đà Nẵng tháng 11 và hai chuyến thăm cao cấp, của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hà Nội là điểm đỉnh của ngoại giao đa phương mà Việt Nam thực hiện năm 2017.

Tờ nhật báo Anh, The Guardian, nhận xét về thái độ của ông Trump với Trung Quốc ngay khi sang Việt Nam:

"Donald Trump đột ngột chấm dứt 'đường lối ngoại giao' mà ông đã thể hiện trong chuyến đi vòng quanh châu Á 12 ngày bằng cách tung ra một bài diễn văn chống lại hành động "vi phạm, gian lận hoặc gây hấn kinh tế" trong khu vực, chỉ vài giờ sau khi đã khen ngợi Trung Quốc."

"Phát biểu rõ ràng, đôi khi khá thẳng, được cho là tập trung vào Trung Quốc và các quốc gia khác mà ông đổ lỗi cho các chính sách kinh tế ở các quốc gia mà ông cáo buộc đã "tước đi" việc làm, nhà máy và các ngành công nghiệp ra khỏi Hoa Kỳ," vẫn theo The Guardian.

"Chúng ta không còn có thể chịu đựng được những vi phạm thương mại lâu dài này và chúng tôi sẽ không dung thứ cho họ."

Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Trump

Tổ chức APEC, Việt Nam được gì?

Phát biểu ở Việt Nam, ông Trump cũng nhắc đến truyền thống Hai Bà Trưng giữ nước của người Việt thời xưa, và khen ngợi Chủ tịch Việt Nam, ông Trần Đại Quang.

Đến Hà Nội, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình được tiếp đón với 21 loạt đại bác chào mừng bắn lên từ Hoàng Thành Thăng Long. Tứ trụ lãnh đạo Việt Nam tiếp ông Tập trong hai ngày 12-13/11, và Trung Quốc công bố viện trợ 10 triệu Nhân dân tệ cho chính quyền VN.

p05mvmzz

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Lễ đón tiếp Donald Trump và Tập Cận Bình

Chủ đề Biển Đông gần đây "tạm thời ổn định", theo nhận định của Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngoại giao, Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam, và đó là điều có thể "tạm vui mừng".

Trong ba vấn đề chính với Trung Quốc do "lịch sử để lại", Tiến sỹ Thái nói với BBC, hai nước đã giải quyết được hai, gồm chủ đề biên giới trên bộ và việc phân định vịnh Bắc Bộ.

p05mw19q

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Tiến sỹ Trần Việt Thái nói về vấn đề Biển Đông

Biển Đông qua chuyến thăm của Trump và Tập?

APEC: Thông điệp lãnh đạo quốc tế khi tới VN

Như vậy, nay 'chỉ còn vấn đề biên giới trên biển Đông' với nhiều "bất đồng, khác biệt về quan điểm, hành động và lợi ích", ông nói.

Tuy nhiên, Tiến sỹ Trần Việt Thái ra tín hiệu tốt là "cả hai đều có những nỗ lực to lớn" để giải quyết vấn đề này "từng bước".

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm cuối tháng 4/2017 Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm cuối tháng 4/2017

6. Xung đột ở Đồng Tâm, Mỹ Đức

Ông Lê Đình Kình, một vị cao niên ở Thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội bị bắt và bị thương tích trong xô xát vì tranh chấp đất hôm 15/4/2017 gây ra cuộc đối kháng giữa chính quyền và người dân diễn cho đến hết tháng Tư.

Hàng chục cán bộ, công an đã bị người dân địa phương bắt giữ và một khu vực dân cư tự rào làng lập ấp để tự quản trong nhiều ngày.

Vụ việc chỉ chấm dứt sau can thiệp và cam kết của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và cuộc điều đình của nhiều luật sư cũng như phản ứng rộng khắp của mạng xã hội.

Diễn biến vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức

Vụ Đồng Tâm thu hút dư luận trong nước

Đồng Tâm: Dân họp, phản bác công an Hà Nội

Vụ Đồng Tâm: CA Hà Nội kêu gọi 'dân đầu thú'

Khởi tố 'quan' trong vụ đất đai Đồng Tâm

Đến hôm 11/10, Công An Hà Nội đọc trên loa phát thanh của xã Đồng Tâm lá thư kêu gọi người dân thôn Hoành từng bắt giữ 38 cảnh sát 'ra đầu thú'.

Cho đến giữa tháng 11, một số người dân xã Đồng Tâm, Hà Nội tổ chức cuộc họp trực tuyến phản bác lại lời bình luận của Phó giám đốc Công an TP Hà Nội Đại tá Đào Thanh Hải cho rằng ông Lê Đình Kình gãy chân "vì giằng co".

Căng thẳng xung quanh các vụ việc ở Đồng Tâm tới giờ vẫn chưa có hồi kết.

Trạm thu phí BOT Cai Lậy Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Trạm thu phí BOT Cai Lậy

7. BOT Cai Lậy thành điểm nóng

Đến tháng 12, ở BOT Cai Lậy, Tiền Giang nổ ra phong trào trả tiền lẻ để làm ách tắc giao thông nhằm phản đối trạm thu phí trên tuyến huyết mạch đi TP HCM.

Tối 4/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định tạm dừng thu phí một tháng ở trạm BOT Cai Lậy trong lúc tìm phương án giải quyết.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo: "Riêng với Cai Lậy, Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí một tháng và giao cho Bộ Giao thông Vận tải đánh giá toàn diện và đề xuất phương án xử lý, kết hợp với tỉnh Tiền Giang để xử lý cụ thể."

BBC phỏng vấn ông Huỳnh Bửu Long, một tài xế trong vụ việc hôm 7/12:

Thu phí BOT Cai Lậy: Khác gì ép 'mãi lộ'?

BOT Cai Lậy: Cơ hội cho ‘Chính phủ kiến tạo’?

Cả hai vụ Đồng Tâm và Cai Lậy cho thấy tranh chấp đất dễ đưa tới xung đột với chính quyền và bất tuân dân sự có nguy cơ lan rộng khi gốc rễ của chúng còn không đổi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn