Ông Trump: Cần trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí còn hơn thế nữa

Thứ Tư, 09 Tháng Mười 20196:48 CH(Xem: 5301)
Ông Trump: Cần trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí còn hơn thế nữa
************

Đức, Pháp, Anh lên án Thổ Nhĩ Kỳ

Pháp, Anh và Đức chuẩn bị ra tuyên bố lên án mạnh mẽ cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào người Kurd ở đông bắc Syria.

"Pháp, Đức và Anh đang hoàn thiện một tuyên bố chung sẽ nêu bật việc chúng tôi lên án rất mạnh mẽ và kịch liệt" chiến dịch, Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Pháp Amelie de Montchalin nói với quốc hội nước này ngày 9/10.

Một phụ nữ đi trên đường khi đám khói từ cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ bốc lên tại Ras al Ain, Syria ngày 9/10. Ảnh: AFP.

Một phụ nữ đi trên đường khi đám khói từ cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ bốc lên tại Ras al Ain, Syria ngày 9/10. Ảnh: AFP.

Thổ Nhĩ Kỳ "sẵn sàng mạo hiểm gây bất ổn hơn nữa cho khu vực và hồi sinh Nhà nước Hồi giáo (IS). Syria cần sự ổn định và tiến trình chính trị. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ gây ra thảm họa nhân đạo mới", Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ra tuyên bố. Ông khẳng định Berlin sẽ "thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt tấn công và theo đuổi lợi ích an ninh một cách hòa bình".

Ba quốc gia châu Âu nói trên đang xem xét liệu có nên đưa vấn đề này lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hay không. Montchalin cho biết thêm rằng tuyên bố riêng của 28 quốc gia Liên minh châu Âu vẫn chưa được thống nhất vì một số quốc gia chưa ký. Một nguồn tin cho biết Hungary đã chặn tuyên bố này.

Các Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội Syria Tự do ngày 9/10 bắt đầu tấn công người Kurd ở đông bắc Syria bằng không kích và pháo kích. Một số vụ nổ lớn đã làm rung chuyển thị trấn Ras al Ain, Syria, nằm gần thị trấn Ceylanpinar của Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng nghìn người chạy trốn khỏi Ras al Ain về phía tỉnh Hasaka do SDF kiểm soát.

Thổ Nhĩ Kỳ coi dân quân người Kurd (YPG) ở Syria là khủng bố và quyết tâm quét sạch lực lượng này, mặc dù YPG là lực lượng nòng cốt của Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF), đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS. 

Nhà Trắng hôm 7/10 thông báo rút lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria, tỏ ý không ngăn cản chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào SDF. Quyết định này khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump hứng chịu nhiều chỉ trích, được ví như hành động "đâm sau lưng" đồng minh. Trump ngày 8/10 viết trên Twitter rằng ông sẽ không bỏ rơi lực lượng người Kurd.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn đẩy YPG ra khỏi khu vực biên giới phía nam giáp Syria. Đồ họa: HAL.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn đẩy YPG ra khỏi khu vực biên giới phía nam giáp Syria. Đồ họa: HAL.

Phương Vũ (Theo Reuters)


************
Ông Trump: Cần trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí còn hơn thế nữa
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông "đồng ý về các biện pháp trừng phạt " đối với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara khởi động một cuộc tấn công quân sự ở phía bắc Syria. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông "đồng ý về các biện pháp trừng phạt" đối với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara khởi động chiến dịch tấn công quân sự ở phía bắc Syria.

Ngày 9-10, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một chiến dịch quân sự ở bắc Syria chống lại chống lại các nhóm người Kurd ở Syria, tuyên bố rằng chiến dịch này nhằm mục đích dọn sạch "khủng bố" ở khu vực biên giới và thiết lập một "vùng an toàn" để người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở về, đài Sputnik đưa tin.

Nói chuyện với các nhà báo hôm 9-10, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông "đồng ý về các biện pháp trừng phạt" đối với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara khởi động chiến dịch nói trên. Ông nói thêm rằng cần một thứ gì đó "còn khó khăn hơn cả trừng phạt" để tương xứng với điều mà Thổ Nhĩ Kỳ vừa làm.

Tổng thống Mỹ tiết lộ rằng Washington đã chuyển các tay súng nguy hiểm thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giao tự xưng (IS) ra khỏi các nhà tù ở miền bắc Syria trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang tấn công vào khu vực này.

"Chúng tôi đã đưa một lượng lớn phần tử khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nguy hiểm nhất ra ngoài khu vực. Chúng tôi sẽ đưa họ đến nhiều vị trí khác nhau, nhưng an toàn", ông Trump cho biết.

Ông Trump cũng đề cập rằng sự can dự của Mỹ vào Trung Đông là "sai lầm tồi tệ nhất".

"Sai lầm tồi tệ nhất mà Mỹ từng mắc phải theo quan điểm của tôi là can thiệp vào Trung Đông. Chúng tôi đang kiểm soát các khu vực, chúng tôi đang làm những công việc mà các quốc gia khác nên làm. Thẳng thắn mà nói, chúng tôi đang làm việc mà lẽ ra châu Âu, Nga, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, và Syria nên làm", ông Trump nói.

Sau các cuộc tấn công trên không và pháo binh vào các vị trí quân sự của dân quân người Kurd, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một giai đoạn quân sự khác trong chiến dịch "Mùa xuân hòa bình" bằng cách tiến vào vùng lãnh thổ phía bắc Syria.

Ông Trump: Cần trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí còn hơn thế nữa - Ảnh 2.

Khói đen bốc lên sau các cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty Images

Hãng tin TASS (Nga) dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Trong khuôn khổ chiến dịch 'Mùa xuân hòa bình' ở phía Đông sông Euphrates, không quân và các đơn vị chiến đấu khác đã tấn công 181 cơ sở thuộc về các tổ chức khủng bố".

Trong khi đó, hãng tin Reuters đưa tin các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã không kích trúng một nhà tù giam giữ các phần tử khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

"Một trong các nhà tù giam giữ tù nhân IS đã trúng không kích của Thổ Nhĩ Kỳ"- hãng tin dẫn nguồn Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) - do người Kurd lãnh đạo.

Môt nhân chứng cho biết rằng đã có khoảng 40 đại diện Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF - tổ chức mà YPG là thành viên chính) đã bị giết hoặc bị thương do các cuộc tấn công của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực biên giới ở đông bắc Syria.

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố bắt đầu "Chiến dịch Mùa xuân hòa bình" ở miền bắc Syria chống lại các nhóm người Kurd và phần tử khủng bố thuộc IS. Ông Erdogan cho biết mục tiêu của chiến dịch là vô hiệu hóa các mối đe dọa khủng bố chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và thiết lập một "vùng an toàn" trong khu vực.

Theo báo cáo của đài BBC, các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do nhóm người Kurd dẫn đầu hiện đang giam giữ ít nhất 12.000 chiến binh IS, được nghi chia đều cho bảy cơ sở nhà tù bên trong Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ . Ước tính khoảng 4.000 người bị giam giữ được cho là người nước ngoài.

Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, coi lực lượng người Kurd ở Syria là một phần mở rộng của đảng Công nhân Kurd (PKK) và liệt nhóm này vào danh sách các tổ chức khủng bố và lực lượng chiến binh người Kurd ở Syria (YPG) là cánh vũ trang của nhóm trên.


************

Hậu quả nếu Mỹ bỏ rơi dân quân người Kurd

Mỹ sẽ mất uy tín nghiêm trọng và đánh mất thành quả chống IS nếu để dân quân người Kurd một mình đối mặt quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

"Mỹ từng bảo đảm không để Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các chiến dịch quân sự nhằm vào khu vực này. Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã tuân thủ thỏa thuận về cơ chế an ninh ở biên giới. Tuyên bố của Mỹ đã gây bất ngờ, thậm chí chúng tôi có thể gọi đó là hành động đâm sau lưng", phát ngôn viên SDF Kino Gabriel nói trên kênh truyền hình al-Hadath TV của Jordan hôm 7/10.

Phát biểu được đưa ra sau khi Nhà Trắng thông báo rút lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria, tỏ ý không ngăn cản chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào SDF, lực lượng có nòng cốt là các đơn vị dân quân người Kurd (YPG) ở Syria.

Tổng thống Mỹ Donald Trump lập tức hứng chịu nhiều chỉ trích sau quyết định này, bởi việc bỏ rơi đồng minh người Kurd ở chiến trường Syria có thể khiến Washington gặp nhiều khó khăn trong các cuộc chiến tương lai, theo giới phân tích."Việc Mỹ bỏ rơi YPG có nguy cơ khiến thành quả chống Nhà nước Hồi giáo (IS) trong 5 năm qua 'đổ sông đổ bể'", tướng Joseph Votel, cựu chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ và tư lệnh liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu, khẳng định.

YPG từng được coi là đồng minh thân cận của Washington, luôn sát cánh cùng đặc nhiệm Mỹ và đóng vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống IS ở Syria trong nhiều năm qua.

Theo tướng Votel, người Kurd là đồng minh khu vực phù hợp nhất với Mỹ bởi họ là lực lượng duy nhất có đủ năng lực về chiến thuật, được huấn luyện đầy đủ để sát cánh với quân đội Mỹ.

Mỹ từng đặt niềm tin vào Quân đội Syria Tự do (FSA), lực lượng nổi dậy chống chính phủ Syria. Các đơn vị tình báo, đặc nhiệm Mỹ đã huấn luyện, trang bị vũ khí cho nhiều tay súng FSA với hy vọng đây sẽ là mũi nhọn trong các chiến dịch chống IS.

Tuy nhiên, thực tế chiến trường cho thấy FSA chỉ tập trung vào hoạt động chống lại quân đội chính phủ và không hiệu quả trong các chiến dịch chống IS. Trong khi đó, người Kurd lại thể hiện được khả năng chiến đấu của mình khi giành lại hàng nghìn km vuông với hàng triệu dân từ tay IS. Đổi lại, họ hứng chịu khoảng 11.000 thương vong trong những năm chiến sự.

Quyết định rút lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria khiến dân quân người Kurd hoàn toàn đơn độc trước nguy cơ bị đè bẹp bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có quy mô và trang bị tốt hơn nhiều. Ankara coi YPG là tổ chức khủng bố, nhiều lần dọa phát động chiến dịch quân sự đơn phương vào lãnh thổ Syria để đẩy lùi dân quân người Kurd khỏi biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự rút lui đột ngột của Mỹ diễn ra trong bối cảnh IS đang tái tập hợp lực lượng sau khi bị đánh bại trên cả chiến trường Iraq và Syria. Việc đối mặt cùng lúc với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân IS, trong khi không có yểm trợ từ quân đội Mỹ, có thể khiến dân quân người Kurd đánh mất nhiều vùng lãnh thổ đang kiểm soát, thậm chí bị hủy diệt hoàn toàntạo điều kiện để IS trỗi dậy mạnh mẽ.

Xe thiết giáp Mỹ tại một căn cứ người Kurd ở miền bắc Syria hôm 6/10. Ảnh: AFP.

Xe thiết giáp Mỹ tại một căn cứ người Kurd ở miền bắc Syria hôm 6/10. Ảnh: AFP.

Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis từng từ chức vì bất đồng quan điểm với Trump sau khi ông chủ Nhà Trắng công bố quyết định rút phần lớn lực lượng Mỹ khỏi Syria. Nhiều quan chức Mỹ cũng không đồng tình với hành động bỏ rơi người Kurd, cho rằng nó sẽ tạo tiền lệ xấu, khiến các lực lượng địa phương mất lòng tin và không sẵn sàng hợp tác với Mỹ.

"Điều này có thể hủy hoại nghiêm trọng uy tín và độ tin cậy của Mỹ trong những cuộc chiến tương lai, khi chúng ta cần các đồng minh mạnh mẽ", tướng Votel cảnh báo.

Brett McGurk, cựu đặc phái viên của Tổng thống Mỹ trong liên quân chống IS, cho rằng hậu quả của hành động thất tín sẽ không dừng lại ở Syria. "Giá trị của cái bắt tay với Mỹ đang suy giảm. Trump tuyên bố sẽ nghiền nát IS nếu chúng ngóc đầu dậy, nhưng liệu có còn đồng minh nào sẵn sàng hợp tác và chiến đấu với cam kết của ông?" McGurk đặt câu hỏi.

Duy Sơn (Theo Business Insider)


*************
Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 10 Tháng Mười 201912:50 CH
Khách
Cac Nuoc chau Au Anh,Phap , Duc nen giup do nhan dao bang cach tiep te them luong thuc ,vu khi ,Dan Duoc cho nguoi Kurd de ho co the chong lai Tho nhi Ky,neu Duoc nhu vay Thi con lau tho nhi ky moi danh thang Duoc nguoi Kurd va se bi sa lay o bien gioi,
Thứ Năm, 10 Tháng Mười 20195:51 SA
Khách
2019 - 1975 khi dong minh thao chay....tac giã: xi trum, diem quoc te
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn