Người biểu tình Hồng Kông tuyên bố ‘thành lập’ chính phủ lâm thời

Thứ Bảy, 05 Tháng Mười 20196:00 CH(Xem: 5542)
Người biểu tình Hồng Kông tuyên bố ‘thành lập’ chính phủ lâm thời

Hàng ngàn người biểu tình Hồng Kông xuống đường tuần hành và tuyên bố “thành lập” chính phủ lâm thời Hồng Kông, đáp trả lệnh cấm đeo mặt nạ của trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm thứ Sáu (4/10).

Taiwan News cho biết, người dân đã tập trung tại Trung tâm mới của thành phố Hồng Kông ở Ma On Shan vào thứ Sáu để tuyên đọc “Tuyên ngôn Chính phủ lâm thời Hồng Kông”. Tuyên bố dài 900 từ, phản đối chính phủ “độc đoán” hiện nay và kêu gọi hình thức lãnh đạo mới “tự do, dân chủ và nhân quyền”.

Người dân mở đầu bản tuyên ngôn: “Trong tiến trình văn minh nhân loại, lật đổ cái cũ để xây dựng cái tốt đẹp hơn là việc tất nhiên, đây cũng là điều căn bản trong tiến hoá của nhân loại”. Nếu chính phủ cũ không được thành lập bởi nhân dân và vì lợi ích của dân thì việc người dân lập chính phủ mới cũng là lẽ tất nhiên. Bản tuyên ngôn cho biết: “Hiện nay, chính phủ Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông đã không được người dân Hồng Kông lập nên, quản lý và hưởng lợi, cho nên hôm nay chúng tôi tuyên bố thành lập Chính phủ Lâm thời Hồng Kông”.

thumb-tuyen-bo-thanh-lap-chinh-phu-lam-thoi
Ảnh chụp màn hình từ video.

Người dân Hồng Kông cũng bày tỏ sự tán đồng với những điều được ghi trong Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ về các quyền cơ bản của con người: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, được Đấng Tạo hóa ban cho một số quyền không thể bị tước đoạt, bao gồm quyền sống, quyền tự do, và mưu cầu hạnh phúc”. Bản tuyên bố nhấn mạnh, vì để các quyền trên không bị tước đoạt, người dân đã thành lập cơ quan lập pháp và hành pháp, hay nói cách khác, tất cả quyền lực của chính phủ, phải bắt nguồn từ quyền lực do người dân trao.

Tiếp theo, bản tuyên ngôn nêu rõ, “Chính phủ đặc khu hành chính Hồng Kông (SAR) chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, liên tục khước từ lắng nghe và tước đi quyền của người dân. Trưởng đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga ban hành Luật Cấm đeo mặt nạ bằng cách viện đến Luật khẩn cấp”, do đó, “không còn phân định quyền lập pháp và hành pháp ở Hồng Kông”. Vì vậy, người dân không còn niềm tin vào chính phủ đặc khu SAR nên họ “vô hiệu hoá và miễn nhiệm” chính quyền của bà Lâm “ngay lập tức”.

Sau đó, bản tuyên ngôn nêu chi tiết:

  • Các cơ quan ban đầu thuộc Chính phủ khu hành chính đặc biệt Hồng Kông sẽ quy về Chính phủ Lâm thời Hồng Kông quản lý.
  • Trưởng đặc khu hành chính, cục trưởng, phó cục trưởng lập tức rời chức vụ và để trống cho đến khi được bầu cử một cách dân chủ.
  • Tất cả các chính sách do Chính phủ đặc khu SAR ban hành từ năm 2018 sẽ bị đình chỉ vô thời hạn. Nhân viên các cấp bảo lưu chức vụ của mình, và duy trì vận hành thường ngày của các cơ quan, đến khi có thông báo mới.
  • Chính phủ Lâm thời Hồng Kông sẽ có nhiệm kỳ trong năm năm hoặc đến khi một Tổng thống và các quan chức được công chúng đề cử và bầu chọn. Chính phủ lâm thời Hồng Kông sẽ tổ chức tuyển cử trên cơ sở quyền bầu cử phổ thông trong vòng một năm kể từ khi thành lập, và hoàn thành tuyển cử trong 3 năm.
  • Các quan chức của Chính phủ lâm thời Hồng Kông sẽ không được phép đảm nhận bất kỳ vai trò điều hành nào khác trong Chính phủ Hồng Kông khi nhiệm kỳ của họ kết thúc.
  • Các điều luật trong “Luật pháp Hồng Kông” tạm thời bảo lưu, cho đến khi Chính phủ lâm thời Hồng Kông công bố bộ luật mới.
  • Hội đồng Lập pháp Hồng Kông bị bãi nhiệm ngay lập tức. Một cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 3 để bầu Hội đồng lập pháp lâm thời Hồng Kông. Hội đồng Lập pháp Hồng Kông sẽ được bầu trong vòng một năm. Hội đồng Lập pháp lâm thời Hồng Kông sẽ có 70 ghế. Trong đó, khu bầu cử Đảo Hồng Kông và Tây Cửu Long có 12 ghế, Đông Cửu Long 10 ghế, khu bầu cử Tây Tân Giới và Đông Tân Giới có 18 ghế.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn