Đồng ý hợp tác với TQ khai thác dầu khí trong EEZ, Duterte bị đả kích

Thứ Sáu, 13 Tháng Chín 20193:19 SA(Xem: 6941)
Đồng ý hợp tác với TQ khai thác dầu khí trong EEZ, Duterte bị đả kích

Đồng ý hợp tác với TQ khai thác dầu khí trong EEZ Duterte bị đả kích


Tư liệu: TT Philippine Rodrigo Duterte (trái) và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình (phải) vỗ tay tại lễ ký kết ở Nhà Khách quốc gia Diaoyutai State ở Bắc Kinh, TQ, ngày 29/8/2019. How Hwee Young/Pool via REUTER

Quan chức Philippines mạnh mẽ đả kích Tổng thống Duterte, đánh đổi chủ quyền biển đảo lấy lợi ích kinh tế và chấp nhận khai thác dầu khí chung với Trung Quốc trong khu dặc quyền kinh tế Philippines trên Biển Đông.

Nói chuyện với các nhà báo ở Philippines hôm thứ Ba 10/9, ông Duterte cho biết ông Tập đã hứa chia cho Philippines phần lợi lớn hơn với một dự án khai thác dầu khí chung trong vùng dặc quyền kinh tế của Philippines.

Ông Duterte lặp lại lời ông Tập hứa hẹn:

“Hãy dẹp sang một bên các tuyên bố chủ quyền. Rồi cho phép mọi người liên kết với các công ty Trung Quốc. Các công ty này sẽ khai thác và nếu tìm được gì, “chúng tôi sẽ rộng lượng, chia cho các ông 60%, chúng tôi chỉ lấy 40%.”

Ông Duterte nói đó là lời hứa của ông Tập, khi hai ông gặp nhau ở Bắc Kinh hồi tuần trước.

Theo Xinhua, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, ông Tập nói hai nước có thể tiến “một bước dài” trên con đường hợp tác khai thác dầu khí ở ngoài khơi. Xinhua dẫn lời nhà lãnh đạo Trung Quốc nói:

“Miễn là hai bên xử lý đúng đắn vấn đề Biển Đông, bầu không khí của quan hệ song phương sẽ thuận lợi, nền tảng của mối quan hệ sẽ vững chắc, và hòa bình ổn định sẽ được bảo đảm.”

Tư liệu - Ảnh chụp ngày 5/12/2016, Phó TT Philippines Leni Robredo tại một cuộc họp báo ở tp Quezon, Manila
Tư liệu - Ảnh chụp ngày 5/12/2016, Phó TT Philippines Leni Robredo tại một cuộc họp báo ở tp Quezon, Manila


Nhưng hôm thứ Năm, Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo mạnh mẽ đả kích nhà lãnh đạo Philippines là “cực kỳ vô trách nhiệm” khi cân nhắc khả năng gạt sang một bên “chiến thắng vẻ vang của Philippines trước tòa án trọng tài” để hợp tác với Bắc Kinh khai thác năng lượng chung trong khu dặc quyền kinh tế Philippines, theo Reuters.

Bà Leni Robredo, cũng là lãnh đạo phe đối lập, không che dấu sự bất bình của mình. Trang Rappler.com dẫn lời bà phát biểu:

“Bảo đảm một tương lai tốt đẹp hơn cho con cháu chúng ta có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất, khó khăn nhất của bất cứ chính phủ nào. Bán rẻ tương lai ấy để đạt một thỏa thuận khai thác dầu khí chung với Trung Quốc là một cách đáng hổ thẹn, để trốn tránh trách nhiệm đó.”

“Bảo đảm một tương lai tốt đẹp hơn cho con cháu có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất, khó khăn nhất của bất cứ chính phủ nào. Bán rẻ tương lai ấy để đạt thỏa thuận khai thác dầu khí chung với TQ là một cách đáng hổ thẹn, để trốn tránh trách nhiệm đó.”
Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo


Phó Tổng thống Robredo phản bác lập luận của ông Duterte rằng khẳng định chủ quyền của Philippines trên Biển Tây Philippines (Việt Nam gọi là Biển Đông), sẽ dẫn tới chiến tranh với Trung Quốc.

Bà nói khẳng định chủ quyền lãnh thổ không nhất thiết dẫn tới chiến tranh với Trung Quốc. Bà đơn cử cách xử lý của Việt Nam và Indonesia:

“Chiến tranh không phải là phương tiện duy nhất để khẳng định các quyền của chúng ta đối với khu dặc quyền kinh tế của mình. Các nước láng giềng của chúng ta, Việt Nam và Indonesia, đã nhiều lần chứng minh điều đó.”

Bà chất vấn:

“Tại sao Tổng thống và chính quyền của ông lại chính là những người coi nhẹ chiến thắng dứt khoát của chúng ta trước tòa trọng tài quốc tế năm 2016 với những phát biểu như thế?”

Trước làn sóng chỉ trích, phủ Tổng thống Philippines đã tìm cách biện minh cho ông Duterte. Người phát ngôn của điện Malacañang, Salvador Panelo, giải thích với các nhà báo rằng ông Duterte chỉ muốn nói ông sẽ “để sang một bên” vấn đề, nhưng “không từ bỏ đòi hỏi chủ quyền”.

Người phát ngôn nói phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế là đề tài đang được thảo luận giữa hai nước. Các cuộc thương thuyết đang tiếp diễn một cách hòa bình, nhưng trong khi chờ đợi, Philippines nên tập trung vào những vấn đề khác có lợi cho cả hai nước.

Năm 2016, Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Haye ra phán quyết trao phần thắng cho Philippines trong vụ kiện kéo dài 3 năm do chính phủ tiền nhiệm phát động, một năm sau khi Philippines và Trung Quốc đối đầu nhau tại bãi cạn Scarborough. Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế ở La Haye kết luận rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông là ‘không có cơ sở’, nhưng cho tới nay Philippines chưa yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết, trong khi ông Duterte theo đuổi chính sách hòa hoãn với Bắc Kinh.

Tại buổi họp báo hôm thứ Tư, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, không bình luận trực tiếp về phát biểu của ông Duterte. Bà Hoa Xuân Oánh nói:

“Hai bên đã loan báo việc thành lập một ủy ban thường trực liên chính phủ và một toán làm việc giữa các công ty có liên quan từ cả hai nước về vấn đề hợp tác khai thác dầu khí.”

Ý kiến bạn đọc
Thứ Sáu, 13 Tháng Chín 20196:49 CH
Khách
Cứ nhìn cách ăn mặc của ông Duterte , thì biết ngay ông ta thích cộng sản hay không ? Cho nên cũng chẳng lấy làm lạ , khi ông nghiêng về những mời mọc của Tập cận Bình .
Sẵn sàng dẹp phán quyết toà án quốc tế , để tin lời TCB cho Phi 6 phần trong khi Tàu khựa chỉ nhận 4 phần thôi !
Đúng là đánh lừa con nít . Đưa miếng bánh vẽ " 6 phần " to nhá , ngon nhá , trong khi " tui " phải đi chợ mua bán , nấu nướng .... dọn dẹp hầu anh xơi những 6 phẩn ... " tui " chỉ ăn 4 thui , sướng nhá , nhất anh dzùi đấy !!!

Nếu quả thật tay TT này đồng ý với cái thoả thuận Tàu khựa mời xơi cỗ như trên ... thì ông TT này ngu quá cỡ thợ mộc ! Nên xuống ... cho bà phó TT lên thay .
Tất cả dàn giá máy móc là của Tàu, ngay cả người ngợm . Tàu khựa bơm lên cả triệu mét khối dầu , nhưng chỉ baó cáo bơm được 400 trăm ngàn mét khối ... rồi chia tứ lục khoản này thôi . 600 trăm ngàn mét khối kia Tàu khựa ăn gọn !!!

Chẳng lẽ nào TT Phi nhìn không ra ? Phải chăng đây là ma đưa lối quỉ dẫn đường , đưa nước Phi vào ngõ hẹp ? Thôi cứ vui vẻ liên hoan với sói Tàu đi nhá ... cừu Phi !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn