Việt Cộng Xử 15 người bị cáo buộc 'khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất'

Thứ Ba, 26 Tháng Mười Hai 20176:22 SA(Xem: 9903)
Việt Cộng Xử 15 người bị cáo buộc 'khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất'
bbc.com
tân sơn nhất Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Báo Việt Nam ghi nhận có "bom xăng phát nổ" tại sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 4/2017

Tòa án ở TP. Hồ Chí Minh mở phiên tòa xử nhóm người bị cáo buộc "khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất" trong lúc một luật sư nói "nhà nước không nên máy móc hễ cứ thấy người nào nhận tiền từ các thế lực "thù địch" thì cho là phản động."

Báo Việt Nam cho hay, phiên tòa sơ thẩm xử vụ án đặt bom xăng trong sân bay Tân Sơn Nhất diễn ra tại Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh từ hôm 26/12 và dự kiến kéo dài đến ngày 29/12.

Theo báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh, cáo trạng cho biết, ông Đặng Hoàng Thiện (24 tuổi), ông Nguyễn Đức Sinh (32 tuổi) cùng 13 đồng phạm bị truy tố tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân", bà Lê Thị Thu Phương (21 tuổi, bạn gái ông Thiện) bị truy tố tội "Không tố giác tội phạm."

Công dân VN từ Ba Lan bị cấm vào Tân Sơn Nhất

Linh mục Thục 'không được xuất cảnh'

Hội đoàn dân sự lên tiếng vụ sân bay Tân Sơn Nhất

Một số website sân bay VN 'bị tấn công'

Cáo trạng cũng nói những người nêu trên "bị lôi kéo qua mạng xã hội và làm theo chỉ đạo" của ông Đào Minh Quân, người bị cáo trạng mô tả là "cầm đầu tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài" và bà Phạm Lisa.

Trả lời BBC Tiếng Việt ngày 26/12, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói: "Ông Đào Minh Quân và bà Lisa Phạm là những người có những hoạt động chống đảng Cộng sản Việt Nam là điều rõ ràng."

tòa Bản quyền hình ảnh Other
Image caption Phiên xử tại Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh hôm 26/12

"Tuy nhiên, không phải mọi hỗ trợ của những người này cho các bị cáo (nếu có) thì liệt những bị cáo này vào tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo khoản 1 Điều 84 Bộ luật Hình sự trừ khi có sự bàn bạc, thống nhất ý chí giữa ông Đào Minh Quân, bà Lisa Phạm và các bị cáo về mục đích khi thực hiện hành vi phạm tội."

"Nếu các bị cáo chỉ muốn gây hoảng sợ cho công chúng và ông Đào Minh Quân, bà Lisa Phạm ủng hộ và hỗ trợ tài chính cho hoạt động này thì hành vi này có dấu hiệu của tội khủng bố được quy định tại Điều 230a Bộ luật Hình sự 1999 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 hơn là tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân."

"Và trong trường hợp này, nếu ông Đào Minh Quân, bà Lisa Phạm biết được mục đích của các bị cáo và vẫn chuyển tiền về cho các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội thì ông Quân và Lisa Phạm có dấu hiệu của tội tài trợ khủng bố được quy định tại Điều 230b Bộ luật Hình sự chứ không phải là kẻ chủ mưu trong tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân."

Luật sư phân tích thêm: "Thực tế não trạng của đa số người Việt trong nước cũng như chính quyền là suy nghĩ rất tiêu cực khi nhận tiền tài trợ từ nước ngoài, đặc biệt là những tổ chức, cá nhân bị nhà nước liệt vào danh sách đen."

"Theo tôi, suy nghĩ như thế là không thỏa đáng. Không phải cứ nhận tiền tài trợ từ các thế lực "phản động" là phản động."

"Vấn đề mấu chốt là anh sử dụng tiền tài trợ đó cho mục đích gì, có hợp pháp hay không mới là quan trọng chứ không phải anh nhận tiền từ ai. Chúng ta không thể cấm một kẻ cướp làm từ thiện được."

"Do đó, nhà nước cũng không nên máy móc hễ cứ thấy người nào nhận tiền từ các thế lực "thù địch" thì cho là phản động mà cần phải xem xét tiền tài trợ đó được dùng vào những việc gì. Những việc đó có đi ngược lại sự vận động và phát triển của xã hội hay không. Chỉ khi nào hành vi của họ đi ngược lại với sự vận động và phát triển của xã hội thì mới xem là phản động."

Vụ án Nguyễn Văn Đài: bắt thêm 4 người

Giáo sư Hoàng 'buồn nhưng chấp nhận sự thật'

Cuộc truy bắt tội phạm sử dụng thiết bị bay

Làm luật để bảo vệ dân quyền?

'Tính chính danh'

Hôm 26/12, nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam nói với BBC: "Đây là cáo buộc rất nặng nề, trong đó mức nặng nhất có thể tử hình."

"Cáo trạng ghi nhận về ông Đào Minh Quân, một người chưa ai thấy xuất hiện ở Việt Nam và theo tôi cũng thường hay có những phát ngôn mang tính hoang tưởng, phi thực tế trên mạng xã hội. Còn bà Lisa Phạm cũng ở hải ngoại, thường xuyên livetream phát trực tiếp những lời kêu gọi, nói về chế độ, xã hội trên trang trang facebook cá nhân."

"Có vẻ như nhiều người đã hoàn toàn bị thuyết phục, tin vào những lời nói của hai người này dẫn đến có những hành động mang tính bạo động như "đốt kho giữ xe", "đặt bom xăng ở sân bay", "chế tạo, mua bán, tàng trữ vũ khí quân dụng."

"Cáo trạng ghi nhận về hai người này thể hiện sự tác động rất rõ, rất mạnh dù chỉ tương tác trên mạng xã hội của họ đến nhóm người bị truy tố."

Ông Lâm nói thêm: "Cá nhân tôi nghĩ rằng có rất nhiều lời kêu gọi của các tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động ở trong nước mà ở đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết đó là những con người thật, tổ chức thật. Họ đồng hành cùng chúng ta trong từng bước chân, từng hành động trong những lời kêu gọi ấy."

"Ví dụ như lời kêu gọi tuần hành ôn hòa phản đối Formosa ở Sài Gòn của các tổ chức xã hội dân sự, chương trình tổng tuyệt thực toàn cầu cho tù nhân lương tâm năm 2015 của Mạng lưới blogger Việt Nam hay lễ tưởng niệm các anh hùng ngã xuống trong cuộc chiến biên giới phía Bắc, cuộc chiến Hoàng Sa, Trường Sa của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng…"

"Và tất nhiên, trong những lời kêu gọi, các tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động thật sự đã nghiên cứu kỹ về pháp luật hiện hành để có tính chính danh trong lời kêu gọi và đưa ra những khuyến cáo để giữ mức độ an toàn tối đa cho người tham gia. Cũng như họ sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ người tham gia cũng như gia đình người tham gia ấy về các mặt pháp lý, thông tin, tinh thần trong trường hợp ai đó bị câu lưu hay sách nhiễu."

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn