TIN KHẨN: GIẶC TÀU TIẾP TỤC XÔNG VÀO BÃI TƯ CHÍNH

Chủ Nhật, 08 Tháng Chín 20197:53 SA(Xem: 5538)
TIN KHẨN: GIẶC TÀU TIẾP TỤC XÔNG VÀO BÃI TƯ CHÍNH
vi.rfi.fr

Biển Đông: Tàu Trung Quốc quay lại Bãi Tư Chính thách thức Việt Nam

Trọng Nghĩa

media

Phải chăng lần này Trung Quốc nhất quyết xâm chiếm khu vực gần Bãi Tư Chính ở Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Câu hỏi này đã được gợi lên vào lúc giới quan sát tình hình Bãi Tư Chính ghi nhận các dấu hiệu cho thấy hôm 07/09/2019, tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 ở trên đường quay trở lại khu vực. Đây là lần thứ ba, sau khi đã rời đi qua nghỉ vài ngày tại Đá Chữ Thập (Trường Sa) hôm 04/09.

Trong một tin nhắn Twitter gởi đi sáng ngày 07/09/2019, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Mỹ, người theo dõi sát tình hình tại Bãi Tư Chính, đã ghi nhận: “Sau khi dừng lại vài ngày tại Đá Chữ Thập, chiếc Hải Dương Địa Chất 8 có vẻ đã sẵn sàng để tiếp tục các hoạt động khảo sát tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

Kèm theo tin nhắn là một sơ đồ cho thấy vị trí chiếc Hải Dương Địa Chất 8 lúc 01:47 giờ quốc tế UTC, đang rời Đá Chữ Thập, hướng về khu vực Bãi Tư Chính ở phía tây, với vận tốc 10 nút.

Một tin nhắn Twitter khác từ tài khoản South China Sea News cùng ngày xác định là tàu khảo sát Trung Quốc đang rời Đá Chữ Thập với tốc độ tối đa, cùng với một số tàu hộ tống. Chiếc tàu hải cảnh khổng lồ 3901 của Trung Quốc, chủ lực trong đoàn hộ tống đã bật lại tín hiệu AIS, cho thấy vị trí gần chiếc Hải Dương Địa Chất 8.

Trên hiện trường, giáo sư Martinson ghi nhận sự hiện diện tiếp tục của giàn khoan Hakuryu 5, ở phía tây Bãi Tư Chính. Lần đầu tiên sau nhiều tuần lễ, giàn khoan đang hoạt động cho Rosneft và Việt Nam này đã bật lại tín hiệu định vị AIS.

Dĩ nhiên các thông tin nói trên từ giới quan sát không hề được Việt Nam chính thức đề cập đến, làm dấy lên tranh luận về phản ứng của Việt Nam.

Một loạt tin nhắn từ tài khoản South China Sea News ngày hôm nay, 08/09/2019 nhận định: “Rõ ràng là căn cứ vào luật quốc tế, Trung Quốc đang nhẹ nhàng xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế lại không phải là một vấn đề luật pháp, mà là vấn đề quyết tâm chính trị của giới lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Liệu họ có sẵn sàng để bị Trung Quốc trừng phạt hay không ? Nếu muốn được quốc tế giúp đỡ, Việt Nam cần công khai cho biết diễn tiến trên hiện trường để cộng đồng quốc tế có thể biết rõ hơn về tính chất nghiêm trọng của tình hình”.

Một tin nhắn khác từ tài khoản IndoPacific_SCS_Info cho rằng việc thông báo về sự vụ là điều mà chính quyền Việt Nam nên làm, nhưng lại không làm vì sợ người dân sẽ xuống đường, với những hậu quả chính trị đáng lo ngại.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 09 Tháng Chín 201912:59 SA
Khách
Tin khẩn hay tin xe cán chó ???
Mịa ... cả một đất nước bị gọi bằng Thằng Con Hoang vào năm 1979 , chỉ vì chơi trò đu giây . Hết đu giây Tàu , lại đu giây Nga , học thói xảo trá , tráo bài ba lá của bọn đầu đường xó chợ . Ai dè , thiên bất dung gian , Nga sô sập tiệm , nhóm chư hầu cộng sản Đông Âu tan tác như gà con mất mẹ !!!

Đua nhau bỏ chạy , bỏ cờ bỏ quạt , bỏ cả khăn quàng đỏ , bỏ cả cờ đảng , chạy không thèm nhìn lại cái thiên đàng cộng sản chủ nghĩa do Nga Tàu lãnh đạo . Xin được trở lại con đường Đầy Máu Và Nước Mắt : Tư Bản Chủ Nghĩa .
Thế là từ nay hết giây để đu ! Bèn lũ lượt dắt díu cả đám sang Tàu , khấu đầu chịu tội , nguyện xin dâng đất dâng biển , dâng vợ dâng con .... qua cái gọi là Hội Nghị Thành Đô !!!

Thế là đất , biển cứ âm thầm ra đi . Hết Thác Bản Giốc , hết rừng đầu nguồn .... đến đảo Gạc Ma . Nọ Formosa , kìa vùng Tây Nguyên , tiếp nối ba đặc khu Vân Đồn _ Bắc Vân Phong _ Phú Quốc ..... sắp sửa đến các đường cao tốc Bắc Nam .... vân ...vân .... kết hợp với " one belt and road " ôm mộng bá vương thống trị thế giới

Hồng Kông biểu tình đòi thực thi nghiêm chỉnh luật pháp Hồng Kông , không chấp nhận đem người Hồng Kông về lục địa xét xử . Trong khi Việt Nam luôn miệng xuen xoét về chủ quyền và độc lập, nhưng thật ra cái gì càng khua môi múa mép , thì cái đó trên thực tế lại càng không có !
Vụ việc 300 tên Tàu khựa ở thành phố Hải Phòng và hai tên Tàu khựa giết anh lái Tắc xi , mà csVN không dám xét xử, phải trao lại về Tàu , nói lên rõ ràng , chủ quyền và độc lập không bao giờ có giữa Việt cộng và Tàu cộng

Vậy thì Tàu khựa vào ra bãi Tư Chính cũng chỉ là vào ra trong phần đất phần biển của nó mà thôi , có gì gọi là khẩn với cấp . Chúng đóng kịch lừa mị dân Việt và thế giới, vì rằng thời buổi bây giờ không thể che mắt con người như 40 , 50 năm cách đây .... để rồi cuối vở kịch , là đâu vào đó : cùng nhau chia chác tài nguyên bỏ túi .
Dân Việt cứ è cổ ra trả nợ cho chúng , gọi là nợ công . Ôi nợ công hay công nợ !!!!
Chủ Nhật, 08 Tháng Chín 20196:09 CH
Khách
Trung Cộng đang nỗ lực gây áp lực lên hàng lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam sau khi thấy quần chúng và một số lãnh đạo có khuynh hướng ngả theo Mỹ trước chính sách cứng rắn của Tổng Thống Trump áp đặt lên Trung Cộng, chứ không lình xình lép vế như các tổng thống tiền nhiệm kế từ thời Bill Clinton, nên Trung Cộng sợ phe này muốn dựa vào Mỹ khuynh đảo đường lối theo Tàu của Phạm minh Chính, Trương Hòa Bình, Hoàng Trung Hải, Trần quốc Vượng lãnh đạo bởi Nguyễn Phú Trọng người sắp bị hạ bệ, và nguy cơ ra đi sớm theo bác Hồ bác Mao sau khi bị tai biến não trong chuyên viếng thăm Kiên Giang hồi tháng 4/19. Việc Trung Quốc áp lực trong vùng Bãi Tự Chính là thăm dò phản ứng trung lập của Nga và Ấn Độ, cũng như lãi vãng tại khu vực Mỏ khí Sao Vàng-Đại Nguyệt (Nhật Bản) và Cá Voi Xanh gần Hoàng Sa, (nơi đang khai thác của ExxonMobil Mỹ ) để xem những thỏa thuận ngầm giữa Việt Nam với Mỹ được bảo đảm tới đâu sau chuyến thăm Mỹ của tướng Ngô Xuân Lịch 8/2017 rồi gặp Bộ trưởng James Mattis 1/2018, và chuyến thăm viếng mới nhất 8/2019 của Đại tướng David L. Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, và Đại tướng Charles Q. Brown Jr., Tư lệnh Không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương. Chúng ta chờ xem phản ứng của Nga, Mỹ, Nhật và Ấn Độ để biết cuộc chiến Biển Đông có hay không?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn