Hong Kong sẵn sàng cho các cuộc biểu tình lớn sắp tới

Thứ Ba, 20 Tháng Tám 20195:46 SA(Xem: 4598)
Hong Kong sẵn sàng cho các cuộc biểu tình lớn sắp tới
bbc.com

Hong Kong sẵn sàng cho các cuộc biểu tình lớn sắp tới


Hong Kong sẵn sàng cho các cuộc biểu tình lớn sắp tới Bản quyền hình ảnh SOPA Images/Getty Images
Image caption Hong Kong sẵn sàng cho các cuộc biểu tình lớn sắp tới (ảnh minh họa)

Hong Kong đang chuẩn bị cho các cuộc biểu tình tiếp theo trong tuần này sau khi hàng trăm ngàn người phản đối chính phủ đội mưa lớn để biểu tình ôn hòa vào Chủ nhật, đánh dấu một sự thay đổi với gian đoạn trước đó thường có đụng độ dữ dội.

Cuộc biểu tình quy mô lớn vào Chủ nhật, mà theo ban tổ chức có tới 1,7 triệu người tham gia, cho thấy phong trào này vẫn được ủng hộ rộng rãi bất chấp những hỗn loạn vào tuần trước khi người biểu tình chiếm sân bay thành phố.

Một số nhà hoạt động đã xin lỗi vì sự hỗn loạn của sân bay và những người biểu tình đã được trông thấy hối thúc những người khác về nhà một cách ôn hòa tối Chủ nhật.


Cảnh sát cho biết hôm thứ Hai rằng trong khi cuộc biểu tình vào Chủ nhật chủ yếu là ôn hòa, tuy nhiên vào buổi tối một số người biểu tình đã phá hoại các tòa nhà công cộng và chiếu tia laser vào các sĩ quan.

Người phản đối chính phủ đội mưa lớn để biểu tình ôn hòa hôm Chủ nhật Bản quyền hình ảnh SOPA Images
Image caption Người phản đối chính phủ đội mưa lớn để biểu tình ôn hòa hôm Chủ nhật

Nhưng cảnh tượng sáng Chủ Nhật dù sao vẫn khác xa với các cuộc đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động những tuần gần đây, không có cảnh các nhà hoạt động xông vào cơ quan lập pháp và nhắm vào Văn phòng Liên lạc chính của Trung Quốc trong thành phố, hay đạn hơi cay từ phía cảnh sát.

Các cuộc biểu tình này là một trong những thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2012.

Cuộc biểu tình hôm Chủ nhật khác xa với các cuộc đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động những tuần gần đây Bản quyền hình ảnh SOPA Images
Image caption Cuộc biểu tình hôm Chủ nhật khác xa với các cuộc đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động những tuần gần đây

Các cuộc biểu tình đã kéo dài suốt nhiều tuần tại Hong Kong, thuộc Trung Quốc, bắt đầu từ sự giận dữ về một dự luật dẫn độ sang đại lục, nhưng đã mở rộng thành yêu cầu cải cách dân chủ.

Họ kêu gọi một điều tra độc lập về cáo buộc cảnh sát dùng vũ lực quá tay trong đợt biểu tình vừa rồi và đòi trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.

Ngoài ra những người biểu tình có năm yêu cầu - rút hoàn toàn dự luật dẫn độ, tạm dừng việc mô tả về các cuộc biểu tình là bạo loạn và rút cáo buộc đối vớinhững người bị bắt, một cuộc điều tra độc lập và thực hiện cải cách chính trị.

Wang, một người biểu tình,phát biểu tại một "cuộc họp báo của công dân thành phố" hôm thứ Hai, sau khi được hỏi rằng cuộc biểu tình sẽ đi theo con đường nào, hòa bình hay bạo lực:

"Chúng tôi đã bắt đầu các cuộc biểu tình của mình rất yên bình nhưng sau hai tháng rưỡi, dường như chính phủ Hong Kong đã không đáp ứng với năm yêu cầu của chúng tôi và rồi chuyện này kéo theo chuyện khác, sự việc leo thang."

"Nếu bạn hỏi tôi, cá nhân tôi hy vọng sẽ có một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề này từ chính phủ để chúng tôi không phải biểu tình nữa."

"Lối thoát" thông qua đối thoại

Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam cho biết hôm thứ Ba rằng bà hy vọng cuộc biểu tình chống chính phủ cuối tuần qua diễn ra ôn hòa là khởi đầu cho nỗ lực khôi phục hòa bình và cuộc đối thoại với những người biểu tình ôn hòa sẽ tìm thấy 'lối ra' cho tinh trạng hiện nay của thành phố này.

Bà Carrie Lam trong buổi họp báo hôm thứ Ba, 20/8 Bản quyền hình ảnh LILLIAN SUWANRUMPHA
Image caption Bà Carrie Lam trong buổi họp báo hôm thứ Ba, 20/8

"Tôi hy vọng rằng đây là khởi đầu của quá trình đem bình yên trở lại xã hội và thoát khỏi bạo lực," bà Lam nói.

"Chúng tôi sẽ ngay lập tức bắt đầu công việc tạo mở ra cuộc đối thoại. Cuộc đối thoại này, tôi hy vọng, sẽ dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau và tìm ra lối thoát cho Hong Kong hiện nay."

Hong Kong đã được Anh trả lại cho Trung Quốc năm 1997, nhưng Hong Kong vẫn được giữ một số định chế dân chủ trong 50 năm, hết hạn năm 2047.

Hong Kong có sự độc lập về tư pháp và báo chí tự do theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ", nhưng giới hoạt động nói họ lo ngại sự tự do ngày càng bị thu hẹp lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn