Nga thận trọng theo dõi biến động chính trị tại Kyrgyzstan ( Bọn Lãnh Chuá Bắc Kỳ 75 xem gương này )

Chủ Nhật, 11 Tháng Tám 20196:31 SA(Xem: 5278)
Nga thận trọng theo dõi biến động chính trị tại Kyrgyzstan ( Bọn Lãnh Chuá Bắc Kỳ 75 xem gương này )
vi.rfi.fr
Thu Hằng

mediaThủ tướng Nga Dmitry Medvedev (trái) gặp tổng thống Kyrgyzstan, Sooronbay Jeenbeko, bên lề thượng đỉnh Liên minh Á Âu tại Cholpon-Ata ngày 09/08/2019/Sputnik/Ekaterina Shtukina/Pool via REUTERS

Chính quyền Nga tỏ ra lo lắng về tình hình bất ổn có thể sẽ xảy ra tại Kyrgyzstan sau vụ bắt giữ cựu tổng thống Almazbek Atambaïev hôm 08/08/2019. Là một nước thành viên của Liên Bang Xô Viết cũ, quốc gia Trung Á này chịu ảnh hưởng nhiều từ Nga và rất nhiều người Kyrgyzstan đang sống tại Nga.

Thông tín viên RFI Etienne Bouche tại Matxcơva tường trình :

Vụ bắt giữ đầy gay cấn diễn ra vào lúc thủ đô Bichkek tổ chức thượng đỉnh Liên minh Kinh tế Á-Âu. Đây là liên minh do Matxcơva khởi xướng, gồm các đồng minh thân cận của Nga, trong đó có Kyrghyzstan.

Trước khi gặp các đồng nhiệm, thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đã kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng này trong khuôn khổ « tôn trọng chặt chẽ luật pháp và Hiến Pháp », đồng thời cho rằng Kyrgyzstan đã « hết mức quota cách mạng ».

Vào tháng Bẩy, tổng thống Vladimir Putin đã gặp cả ông Almazbek Atambaïev lẫn tổng thống đương nhiệm Sooronbaï Jeenbekov với hy vọng hòa giải phần nào cuộc đối đầu giữa hai chính trị gia.

Dưới thời cựu tổng thống Atambaïev, Kyrgyzstan xích lại gần Nga. Năm 2015, quốc gia Trung Á này đã gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu, một dự án quan trọng đối với Nga. Chính quyền Bichkek cũng triển hạn hợp đồng cho một căn cứ quân sự của Nga trên lãnh thổ Kyrgyzstan từ năm 2003.

Trả lời đài phát thanh BFM của Nga, nhà chính trị học Andreï Kortounov đã nêu lên những lý do khiến Nga lo ngại về khủng hoảng chính trị tại Kyrgyzstan, như khả năng làn sóng người Kyrgyzstan chạy sang Nga, sự gia tăng của Hồi giáo và nạn buôn bán ma túy trung chuyển qua Kyrgyzstan.

Chia rẽ Nam-Bắc trong cuộc khủng chính trị ở Kyrgyzstan

Đằng sau cuộc đấu đá chính trị giữa cựu tổng thống Almazbek Atambaïev và tổng thống đương nhiệm Sooronbaï Jeenbekov còn là sự chia rẽ Bắc-Nam về văn hóa, lịch sử của Kyrgyzstan (miền nam theo Hồi giáo và có xu hướng bảo thủ hơn), theo nhận định của chuyên gia Alisher Khamidov với đài RFI.

« Vào giữa năm 2017, khi tổng thống Atambaïev chọn ông Jeenbekov, lúc đó là thủ tướng, làm người kế nhiệm, cả nước Kyrgyzstan đã hy vọng liên minh này sẽ giải quyết được sự chia rẽ Bắc-Nam có từ nhiều thế kỷ qua.

Về mặt lịch sử, người Kyrghyzstan bị chia thành các bộ tộc hoặc liên bộ tộc ở miền bắc và miền nam. Ông Atambaïev là người gốc bắc và ông đại diện cho một phần lớn người dân miền bắc. Trong khi đó, ông Jeenbekov là người miền nam và cũng đại diện cho nhiều tổ chức chính trị có thế lực. Việc bắt giam ông Atambaïev hôm 08/08 cho thấy rõ rằng liên minh Bắc-Nam này một lần nữa lại được sử dụng vì mục đích chính trị ».

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn