Biểu tình lớn ở Hong Kong nhân kỷ niệm ngày trao trả về Trung Quốc

Thứ Hai, 01 Tháng Bảy 20193:52 CH(Xem: 4466)
Biểu tình lớn ở Hong Kong nhân kỷ niệm ngày trao trả về Trung Quốc
_107646472_9d39a4e2-e6fa-41f3-96ac-41e0dc74d3a2
Biểu tình lớn ở Hong Kong nhân kỷ niệm ngày trao trả về Trung Quốc

VNE
 
Thứ hai, 1/7/2019, 08:24 (GMT+7)

 Cảnh sát Hong Kong dùng hơi cay và dùi cui để trấn áp những người biểu tình chiếm các tuyến đường chính ở thành phố. 

Những người phản đối chính quyền Hong Kong sáng 1/7 dùng các hàng rào nhựa và kim loại để phong tỏa ít nhất ba con đường chính ở trung tâm Hong Kong, trong một cuộc tuần hành lớn được lên kế hoạch từ trước nhân kỷ niệm ngày hòn đảo này được chuyển giao về Trung Quốc.

Cảnh sát chống bạo động Hong Kong sau đó phải sử dụng hơi cay và dùi cui để trấn áp người biểu tình tại một tuyến phố ở quận Wanchai. Ít nhất một phụ nữ bị chảy máu từ vết thương trên đầu sau khi xảy ra đụng độ.


000-1I37S0-6412-1561943338
Cảnh sát chống bạo động Hong Kong được huy động để trấn áp người biểu tình 
ngày 1/7. Ảnh: AFP.


1-2557-1561944275
Người biểu tình xông vào phá hàng rào an ninh của cảnh sát. Ảnh: AP.

Hong Kong trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế sau các cuộc biểu tình lớn trong tháng 6 với hàng triệu người tham gia nhằm phản đối dự luật dẫn độ cho phép chính quyền Hong Kong bàn giao nghi phạm cho các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Trung Quốc đại lục. Những cuộc đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát đã khiến hàng chục người bị thương, hơn 30 người bị bắt.

Nhiều người Hong Kong lo ngại dự luật này có thể làm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh với Hong Kong, đồng thời khiến họ bị điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật khác. Tổng thống Trump tuần trước khẳng định ông tin tưởng Trung Quốc đại lục và Hong Kong sẽ giải quyết tốt vấn đề Hong Kong.


Nguyễn Hoàng (Theo AFP)
****************

BBC loan tin:


Hong Kong hôm nay 1/7:
Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình


Cảnh sát đã đụng độ với người biểu tình ở Hong Kong trong dịp kỷ niệm 22 năm Anh quốc trao trả thành phố này cho Trung Quốc.

Trưởng đặc khu Carrie Lam tham dự lễ thượng cờ hàng năm vào sáng 1/7, trong khi cảnh sát dùng bình xịt hơi cay để trấn áp người biểu tình.

Hàng triệu người xuống đường trong những tuần gần đây để phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi.



1-2557-1561944275

 _107646469_fa43c2c1-21c5-48d2-91f5-1a2b36be398d

_107646472_9d39a4e2-e6fa-41f3-96ac-41e0dc74d3a2

_107646474_de986ee9-327c-4ef3-b34d-1c1672ad14f5

_107646476_0a805078-3a52-41a8-a594-63faea90c78e

Chính quyền đã đồng ý đình chỉ nó vô thời hạn, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục.

Bà Lam đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức liên tục và đám đông dự kiến ​​sẽ tham dự cuộc biểu tình lớn trong hôm 1/7.

Yêu cầu của người biểu tình gồm rút toàn bộ dự luật, rút lại từ "bạo loạn" để mô tả cuộc biểu tình vào ngày 12/6, trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động bị giam giữ và điều tra về hành vi bạo lực của cảnh sát.

Phát biểu hôm 1/7, bà Lam cho biết các sự kiện vào tháng 6/2019 khiến bà "nhận ra mình cần dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe người dân".

Khi bà dự buổi lễ thượng cờ, những người biểu tình đã tổ chức một sự kiện gần đó, giơ cao cờ đen để biểu hiện nỗi sợ lãnh thổ này đánh mất tự do.

Reuters cho biết, cuộc biểu tình hàng năm dự kiến thu hút đám đông lớn trong bối cảnh giận dữ lan rộng về dự luật dẫn độ gây tranh cãi.

Hơn một triệu người đã xuống đường nhiều lần trong ba tuần qua để trút sự tức giận và thất vọng của họ lên Trưởng đặc khu Carrie Lam do Bắc Kinh hậu thuẫn. Động thái này đặt ra thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn