Biểu tình ở Hong Kong đại thành công: Chính phủ 'tạm dừng' luật dẫn độ

Thứ Bảy, 15 Tháng Sáu 20196:12 SA(Xem: 3421)
Biểu tình ở Hong Kong đại thành công: Chính phủ 'tạm dừng' luật dẫn độ
bbc.com

Chính phủ Hong Kong 'tạm dừng' luật dẫn độ


p07d7fpj

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Bà Carrie Lam bày tỏ "nỗi buồn sâu sắc" vì tranh cãi quanh dự luật dẫn độ

Chính phủ Hong Kong chính thức tạm dừng dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, Đặc khu trưởng Carrie Lam vừa tuyên bố.

"Dự luật đã gây ra nhiều chia rẽ trong xã hội", bà nói trong cuộc họp báo vừa diễn ra, đề cập đến "những nghi ngờ và hiểu lầm".

Bà nói bà đã nghe thấy những lời kêu gọi chính phủ của bà "tạm dừng và hãy suy nghĩ".

"Tôi phải thừa nhận về mặt giải thích và giao tiếp đã có những bất cập", cô nói.

"Chúng tôi phải luôn nghĩ đến những lợi ích lớn nhất của Hong Kong," liên quan đến việc "khôi phục hòa bình và trật tự".

Bà Lam còn nói thêm rằng sự cấp bách cần phải thông qua dự luật này trước khi năm lập pháp kết thúc "có lẽ không còn tồn tại".

Nhà lãnh đạo Hong Kong bà Carrie Lam trước đó đã từ chối hủy bỏ dự luật này, nhưng trong những ngày gần đây, một số cố vấn của bà đã hối thúc bà đình chỉ nó.

Helier Cheung, BBC News, Hong Kong, nhận xét: "Đây là sự quay ngược 180 độ kinh ngạc từ một vị lãnh đạo mà trước đó bày tỏ cứng rắn.

Vài ngày trước, bà Lam thề sẽ tiếp tục dự luận mất lòng dân - nhưng nay bà hứa "lắng nghe các quan điểm khác nhau".

Hàng trăm ngàn người đã xuống đường phản đối dự luật và các cuộc biểu tình tiếp theo đã được lên kế hoạch cho Chủ nhật.

Chính phủ cho rằng rằng dự luật dẫn độ được đề xuất sửa "lỗ hổng" khiến thành phố này trở thành nơi trú ẩn an toàn cho tội phạm.


Nhưng giới chỉ trích nói rằng dự luật này sẽ khiến người dân Hong Kong rơi vào đến hệ thống tư pháp yếu kém không minh bạch của Trung Quốc và khiến nền độc lập tư pháp của Hong Kong thêm sói mòn.

Hong Kong là một thuộc địa cũ của Anh, nhưng đã được trả lại cho chính quyền Trung Quốc vào năm 1997 theo thỏa thuận "một quốc gia, hai chế độ" kéo dài 50 năm để đảm bảo một mức độ tự trị nhất định.

Dự luật này tranh cãi như thế nào?

Dự luật này sẽ cho phép dẫn độ tội phạm theo yêu cuầ của các nhà chức trách ở Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Ma Cao và sẽ được quyết định dựa trên từng trường hợp cụ thể bởi tòa án Hong Kong.

Dự luật này được đề xuất sau khi xảy ra một vụ án khi một người đàn ông bị cáo buộc giết bạn gái ở Đài Loan nhưng không thể bị dẫn độ.

Các quan chức Hong Kong, bao gồm cả bà Lam, nói rằng dự luật này là cần thiết để bảo vệ thành phố chống lại tội phạm.

Nhưng nhiều người lo ngại luật này có thể bị lợi dụng để nhắm vào các đối thủ chính trị của nhà nước Trung Quốc.

Các nhà hoạt động đối lập cũng trích dẫn cáo buộc sử dụng tra tấn, giam giữ tùy tiện và buộc tội ở Trung Quốc đại lục.

Các cuộc biểu tình xảy ra như thế nào?

Một cuộc tuần hành quy mô lớn, thu hút hơn một triệu người, theo ban tổ chức, đã diễn ra vào Chủ nhật tuần trước.

Hôm thứ Tư, hàng chục ngàn người đã tập trung lại để phong tỏa các đường phố xung quanh trụ sở chính phủ để ngăn chặn cuộc tranh luận về dự luật dẫn độ.

Căng thẳng sôi sục và 22 cảnh sát và 60 người biểu tình đã bị thương. Nhà chức trách cho biết 11 người đã bị bắt.

Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và đạn cao su và bị một số nhóm nhân quyền cáo buộc sử dụng vũ lực.

Bà Lam không đưa ra thêm bất kỳ tuyên bố nào kể từ bài phát biểu đầy nước mắt hôm thứ Tư, khi bà gọi các cuộc biểu tình này là "bạo loạn có tổ chức".

Các nhà hoạt động đang lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình khác vào cuối tuần này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn