Mỹ ra danh sách 300 tỷ USD hàng Trung Quốc có thể bị đánh thuế tiếp

Thứ Hai, 13 Tháng Năm 20198:53 CH(Xem: 4391)
Mỹ ra danh sách 300 tỷ USD hàng Trung Quốc có thể bị đánh thuế tiếp

Mỹ sẵn sàng áp thuế mới kể cả khi Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G20.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ vừa công bố danh sách số hàng hóa Trung Quốc trị giá khoảng 300 tỷ USD có thể bị đánh thuế 25% theo lời đe dọa trước đó của ông Trump. Cơ quan này sẽ tổ chức một buổi điều trần ngày 17/6 và sau đó là một tuần lấy ý kiến đóng góp. Vì vậy, sớm nhất phải đến cuối tháng 6, thuế này mới có thể có hiệu lực.

Số hàng hóa này bao gồm "tất cả sản phẩm hiện chưa nằm trong danh sách đánh thuế" với Trung Quốc ở các vòng trước, từ sữa, quần áo trẻ em, đồ chơi, điện thoại, laptop đến nhôm, thép. Danh sách đề xuất đã loại ra dược phẩm, một số sản phẩm y tế, đất hiếm và các khoáng sản cần thiết. Những sản phẩm được miễn thuế trong các lần trước "cũng không bị ảnh hưởng".  

Công nhân trong một nhà máy đồ chơi ở Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: CNN

Công nhân trong một nhà máy đồ chơi ở Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: CNN

Dù vậy, cách đây vài giờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông vẫn chưa quyết định có nên đánh thuế tiếp với hàng Trung Quốc hay không. Nếu thực hiện, gần như toàn bộ hàng Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ phải chịu thuế. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ thâm nhập vào các gia đình Mỹ, với hàng loạt sản phẩm chịu ảnh hưởng.

Hôm qua, ông Trump cũng xác nhận kế hoạch gặp ông Tập bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, tổ chức tại Nhật Bản vào 28 và 29/6. Mỹ có thể công bố áp thuế Trung Quốc đúng thời điểm này. Tổng thống Mỹ còn cảnh báo Trung Quốc không đi quá xa trong việc trả đũa các động thái thương mại của Mỹ, sau khi Bắc Kinh hôm qua nâng thuế với gần 60 tỷ USD hàng Mỹ.

Căng thẳng thương mại gia tăng đang khiến giới doanh nghiệp Mỹ lo lắng. "Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của chính phủ, nhằm đạt một thỏa thuận thương mại có ý nghĩa, tạo ra sân chơi công bằng cho lao động và doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, diễn biến leo thang mới nhất là một canh bạc quá lớn với nền kinh tế", Matthew Shay – Giám đốc Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia Mỹ cho biết trong một thông báo hôm qua.

Các nhà kinh tế học đã cảnh báo thuế nhập khẩu hiện tại có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của Mỹ. Còn nếu đánh thuế toàn bộ hàng Trung Quốc, và nhận về đòn trả đũa, thiệt hại sẽ nặng hơn rất nhiều, thậm chí có thể đẩy Mỹ vào suy thoái.

Hà Thu (theo Bloomberg/CNBC
Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 16 Tháng Năm 20191:34 SA
Khách
3* Hai bên hóa giải sự thua thiệt thế nào ?
Cuộc chiến kinh tế do Mỹ chủ động, không chỉ để xác định vị thế cường quốc số một mà còn cảnh giác cả thế giới về sự lừa lọc của Trung Cộng (TC). Tuyên bố thân thiện nhưng ngấm ngầm xâm lăng, chiếm đoạt đất đai bành trường thế lực. Mỹ có bị thiệt hại trong cuộc chiến này? Chắc chắn là có, vì không có cuộc chiến nào không có thương tích cho 2 bên. Trước mắt là TC giảm mua nông sản Mỹ, gây thất thu cho các Tiểu bang Nong nghiep, nhưng sư cố này không thể kéo dài, vì TC cần thực phẩm cho trên một tỷ người, nông nghiệp thu mua dự trữ chỉ kéo dài được một hai năm, và sẽ phải quay lại thị trường Mỹ, vì không có quốc gia nào cung ứng thay thế được. Trong khi thất thu, Mỹ sẽ kế hoạch kích thích bảo toàn kinh tế, xuất quỹ ứng trước cho nhà sản xuất nông nghiệp vay không lời, như ngân hàng Liên Bang đã tài trợ cho các công ty sản xuất xe hơi đề bảo vệ khủng hoảng kỹ nghệ xe hơi Mỹ thời Obama. Tiền tài trợ bảo chứng triết xuất từ tiền thuế quan tăng 25% trên 200 tỷ và vẩn còn 250 tỷ sai biệt để đánh thuế. Trong khi TC không còn gì để áp lực Mỹ ngoại trừ phá giá đồng quan, trả lương công nhân thấp, tăng giá sản phẩm, và dĩ nhiên người tiêu thụ phải chịu thiệt khi mua hàng Trung Quốc với giá cao ngang với hàng sản xuất tại Mỹ. À há, thế là người tiêu thụ tự giác quay về chiêu thức MAGA của Trump, không ai dại gì bỏ một số tiền tương đương để mua hàng Tàu, trong khi hàng sản xuất tại Mỹ, bền tốt, an toàn mà giá sai biệt không bao nhiêu. Cũng thế, Trung quốc đang tạm cứu vãn kinh tế của mình bằng cách tháo khoán khoảng 3 ngàn tỉ dollars trong ngân hang, để hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong nước và duy trì các cơ sở đầu tư nước ngoài không tháo chạy sang các quốc gia lân cận như: Việt Nam, Campuchia, Indonesia v.v nhưng Trung Quốc cầm cự được bao lâu? nếu Mỹ tiếp tục tăng thuế trên 250 tỷ còn lại ? Người Trung quốc ăn tiêu đã quen trong thời gian phát triển, nay nhịn không quen, bằng mọi cách sẽ mua hay tiêu dùng hàng xịn của Mỹ như là mốt dân chơi tư bản đỏ, làm ít tiêu nhiều việc này sẽ gây khủng hoảng lạm phát cho kinh tế Tàu, vì thực chất nhân lực lao động dùng để định giá sản phẩm của TC chứ không dựa vào sản xuất do robot, chỉ số sản xuất lao động giảm, thất nghiệp nhiều dân Tàu sẽ loạn. Chưa kể những manh động trong tiềm năng quân sự do Trung Quốc khởi xướng áp đặt, đe dọa an ninh trên những khu vực biển đảo lấn chiếm của các quốc gia gây căng thẳng chiến tranh, sẽ xóa sổ các khoản nợ của Mỹ cũng như các quốc gia tham chiến khiến Trung Cộng sụp đổ tiêu tan. Ta không thấy lạ khi các tàu chiến của nhiều quốc gia qua lại trên vùng biển Đông, hay eo biển Đài Loan mà Trung Cộng chỉ giám ca thán chứ không có hành đồng cụ thể nào chứng tỏ khả năng bảo vệ vùng đảo biển chiểm cứ.
*Nhân định ngoài lề về bằng cấp của các "học giả ". Nhiều kinh tế gia phê bình chính sách đàm phán của TT Trump là giáo sư tại các đại hoc khuynh tả, thuộc đáng Dẫn Chủ. Có bằng cấp, nhưng háo danh và tham tiền. Do đảng dân chủ xúi dục, Tiến sĩ Christine B Ford tố Thẫm phán Tối cao Kavanuagh xâm phạm tình dục, nhận 1 triệu từ "fund me" sau đó biến mất. Vợ chồng tài tử Felicity Huffman bỏ tiền triệu mua 1 chỗ cho con tại đại học UCLA, Các đại gia Tàu, Việt Nam thi nhau gởi con vào các đại học tiếng tăm. Nguyễn thiện Nhân và hai trăm ngàn Thạc sĩ, gần 30 ngàn Tiền sĩ, có ông bà đóng tiền nhận bằng cấp nước ngoài hẳn hoi, nhưng đa số chỉ là đám vô dụng, ăn hại và thích tuyên bố bá láp. Hoặc có thể kinh tế gia là con buôn chứng khoán, dựa vào uy tín học vị, viết bài phân tích gây ảnh hưởng thị trường để mua bán chứng khoán chia lợi nhuận với nhau. Chiếc áo không làm nên ông thầy tu,và quả thật bằng cấp không nói lên giá trị đích thật của con người. Nếu Mỹ-Trung cứ tiếp tục cuộc chiến kinh tế thì ai chết? Chẳng cần là tiến sĩ kinh tế người ta cũng biết "Kẻ sẽ chết là Tàu Cộng" nên trả tiền nhờ các kinh tế gia viết xàm, hù dọa gây lòng thù hận dân Mỹ, hoặc một số bà con Việt Kiều chuộng hàng Tàu thích Walmart, ăn Tỉm Sấm, vịt Bắc Kinh. Không thich Tổng Thống quyết tâm làm cho nước Mỹ giàu mạnh.
Thứ Tư, 15 Tháng Năm 201912:56 SA
Khách
Cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Mỹ- Trung

1- Cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Mỹ- Trung bước vào bước ngoặt khi đàm phán đổ vỡ vi Trung Cộng trở mặt tự hủy bỏ những thỏa thuận trong 6 tháng nay. Thuế hải quan 25% đánh vào 200 tỷ hàng nhập từ Trung Cộng mà Hoa Kỹ tạm ngưng hồi tháng 12 năm 2018 bất đầu có hiệu lực vào thứ 6, mùng 10 tháng 5, 2019. Mặc dù nhiều thần hữu đã có những nhận định dựa trên những bản tin của VOA, BBC , NBC, CBS qua tiểu đề : “Đánh thuế hàng Trung Quốc dân Mỹ lãnh đủ” hay “TQ trả đũa với việc áp biểu thuế mới lên các mặt hàng của Mỹ” với lời tuyên bố hùng hồn của Phó Thủ tướng Trung Cộng Lưu Hạc : “Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra.”. Vấn đề tranh cãi được các chuyên gia, tiến sĩ kinh tế cao cấp của các đại học nổi tiếng như UC Berkley, UCLA, Columbia , Tài phiệt Wall Street Journal, không kể các Tiền sĩ VN cũng lên các đài địa phương của người Việt phân tích, nên chúng ta mới lạm bàn sự kiện đang diễn tiến trong cuộc chiến này, và dĩ nhiên đây là một vấn đề lớn, liên quan tới nhiều lãnh vực không thể bao quát hết trong bài comment này.
*Sai biệt xuất nhập giữa Mỹ và Trung Cộng :
-Nước Mỹ xuất cảng sang Trung cộng trung bình khoảng 120 tỷ dollars mỗi năm (theo phúc trình năm 2017, và 2018.). Đa số là hàng nông sản (ngũ cốc, thịt gia cầm ) và nguyên liệu (xăng dầu, khi đốt ít chất thải, chất bán dẫn điện trở) cũng như kỹ thuật cao ( máy móc, cơ phận lắp ráp điện tử và máy bay).Trung Cộng đã đánh thuế từ 25% tới 50% trên tổng số tiền hàng nhập cảng này và dọa sẽ tăng thuế tiếp.
- Trung Cộng xuất cảng sang Mỹ khoảng 520 tỷ mỗi năm. Đa số là hàng gia dụng, thực phẩm tái chế biến, hàng đá sứ, gỗ và thủ công, may mặc. v.v. theo qui chế "tối huệ quốc miễn thuế" để Trung quốc phát triển phục hưng kinh tế tư thời Nixon do thỏa thuận đi đêm của Henry Kissinger kéo dài cho tới ngày nay, khiến Trung Cộng tưởng rằng đặc quyền này sẽ vĩnh viễn trong trao đổi kinh tế thương mại song phương với Mỹ. Mỹ đánh thuế 10% tới 25% trên 250 tỷ trị giá hàng nhập của Trung Cộng và dọa sẽ đánh thuế 25% trên số 250 hay 275 tỷ còn lại.
*Nguyên nhân đưa tới cuộc chiến thương mại :
Trước quyết định tăng thuế trên hàng nhập khẩu từ Trung Cộng từ 10% lên 25% trên số thuế quan 200 tỷ dollars mà Tổng Thống Trump tạm ngưng từ hồi 25 tháng 12, năm 2018 cho Trung Cộng có cơ hội điều chỉnh và đàm phán nay đã có hiệu lúc nửa đêm thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019 sau khi tổ giác Trung Cộng xóa bỏ các thỏa thuận đã đàm phán gần 6 tháng qua. Các nhà phân tích kinh tế lo âu thì trường thế giới ảnh hưởng trên việc điều chỉnh giá cả ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán không chỉ hai quốc gia Mỹ - Trung mà các quốc gia Châu Âu nữa. Nhiều người nhận định rằng nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Donald Trump đã khuấy động sự ổn định thị trường từ trước tới nay vì việc áp đặt thuế quan trên hàng nhập từ Trung Quốc khiến sản phẩm Trung Quốc tăng giá gây ảnh hưởng tiêu thụ hàng tại các quốc gia Âu Châu, Phi Châu và Nam Mỹ làm thiệt hại giới tiêu thụ. Trung Cộng trả đũa giảm nhập cảng nông phẩm Mỹ lôi kéo khủng hoảng dây chuyền tới thị trường chứng khoán. Họ không chấp nhận lối giải thích công bằng của TT Trump đưa ra dựa vào qui luật WTO mà Trung Cộng ký kết, cũng như ông đã hủy bỏ các hiệp định thương mại NAPTA, hay TPP do các tổng thống tiền nhiệm kỳ kết một cách vô trách nhiệm gây thiệt thòi cho nước Mỹ. Thực tế những báo cáo của thị trường chứng khoán tuy giao động, nhưng không ảnh hưởng nhiều, lâu dài tại cả Mỹ lẫnTrung Cộng vì nhiều lý do.
Thứ Tư, 15 Tháng Năm 201912:55 SA
Khách
2*Mỹ đòi sự cạnh tranh công bằng.
Mỹ nhập từ Trung Cộng (TC) trên 500 tỷ hàng tiêu dùng phổ thông ( đồ ăn tái chế biến và đồ gia dụng mua qua WALMART, COSTCO, TARGET, KMART, HOME DEPOT v.v). Sai biệt xuất nhập là 400 tỉ, nên TT Trump đòi hỏi sự công bằng, hủy bỏ qui chế "tối huệ quốc" hàng miễn thuế mà Bill Clinton ký kết trước đây cho TC hưởng mặc dù đủ sức cạnh tranh gia nhập WTO. Khởi đầu là 10% thuế trên 50 tỷ hàng nhập của TC. Trung Cộng trả đũa tăng 25% thuế trên 120 triệu hàng nhập của Mỹ. Trump tăng 10% trên 200 tỷ hàng nhập của TC để cảnh báo. TC vì không còn số nhập cảng sai biệt để đánh thuế nên TC cắt giảm việc nhập cảng sản phẩm nông nghiệp (Bắp , Đậu nành, ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, bo bo v.v.) năm 2017 mua 19.6 tỷ nông nghiệp năm 2018 giảm phần nửa còn 9.2 tỷ gây khó khăn cho các nhà sản xuất nông nghiệp Mỹ tại các tiểu bang vung Trung Tây như: Iowa, Illinois, Kansas, Nebraska và Oklahoma v.v . Mỹ hạn chế cung cấp các nguyên liệu và linh kiện tái chế hay lắp ráp cho các công ty nước ngoài tại TC và dọa sẽ tăng thuế thành 25% trên số sai biệt 200 tỷ nhập cảng có hiệu lực vào tháng 12 năm 2018 nhưng TC xuống nước xin đàm phán nên TT Trump tạm ngưng việc áp đặt thuế cho đến thứ Sáu vừa qua. Mỹ còn nằm trong tay số sai biệt tren 250 tỷ hàng của TC để đánh thuế, trong khi TC không còn món hàng nào để áp lực Mỹ ngoại trừ lời hăm dọa xuông từ Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo cho biết "Trung Quốc rất lấy làm tiếc sẽ phải áp dụng các biện pháp đáp trả cần thiết".
Cuộc chiến gây thiệt hại hai bên thực chất thế nào ?
Nhiều chuyên gia Mỹ- Viet, có vị đoạt giải Nobel, chỉ trích sự cứng rắn của TT Trump trong cuộc chiến thương mại Trung- Mỹ gây thiệt hại cho hai bên, nhất là cho nông gia Mỹ đã bị nghi ngờ viết bài do TC trả tiền vì thấm đòn bao vây kinh tế, đang lo sợ Mỹ lật mặt những đòn phép ma đạo trên mặt trận kinh tế toàn cầu. TC sau nhiều năm được hưởng qui chế nới lỏng chính trị, kinh tế qua việc đi đêm của Henry Kissinger để Mỹ tập trung phá vỡ bức tường sắt làm sụp đổ Liên Bang Sô Viết, thì âm thầm phát triển hưởng lợi “Tối huệ quốc”, trở thành chủ nợ của nước Mỹ ( đến 13 ngàn tỉ dollars). Nay vùng dậy như con rồng ngủ quên, hiên ngang lập “một con đường, một vòng đai” tuyên truyền thân thiện: “Hợp tác phát triển các quốc gia thân hữu”. Tập Cận Bình được các quốc gia Âu, Phi, Nam Mỹ đón tiếp và nể sợ. Không ngạc nhiên khi cả Nữ Hoàng Anh cũng thân hành đưa đón tại sân Bay Luân Đôn. Cái ma đạo không ai ngờ là tiền tài trợ do Trung Quốc đổ vào các dự án của các quốc gia lớn đến độ nhiều quốc gia suýt phá sản, khi hoạt động không đủ “ngân khoản” trả nợ cho tiền vay, phải giao khoán cơ sở lại cho Trung Cộng điều hành thao túng, việc này xảy ra tại nhieu quoc gia Trung Phi, ngay cảng Bangladesh củng phải giao cho TC điều hành làm căn cứ tầu ngầm. Các chính trị gia tại đó có nhìn ra vấn nạn này không ? Chắc là có, nhưng họ bó tay, vì TC mua chuộc các lãnh đạo quốc gia này. Nguyên Thủ tướng Malaya cũng bị mua chuộc dự án “Tàu cao tốc” và bị truy tố sau khi thất cử hồi. Nước Mỹ may mắn được TT Trump nhìn ra sự thâm độc TC mua chuộc nhiều viên chức chính phủ CIA, FBI, Tư Pháp và an ninh nội địa do sự cài cắm từ thời Bill Clinton để làm ngơ cho các nghiệp vụ mua bán và gian điệp thao túng. Ngày nay TC phát triển mọi mặt: quân sự, kinh tế, khoa học, vi Tập Cận Bình ở thập niên 1980 tu nghiệp học hỏi chăn nuôi, nông nghiệp ở T/B Iowa (Thông Đốc Terry Branstad, nay làm đại sứ tại TC) sau làm Tổng bí Thư đã thu mua nhiều cơ sở sản xuất thịt đông lạnh, gia súc, gởi nhiều du sinh lên lõi vào cơ quan nghiên cứu các trường đại học, cơ quan kỹ thuật cao để đánh cắp tài liệu, đánh cắp hột giống của Monsanto/ Pioneer đưa về Trung cộng nghiên cứu. Chiến đấu cơ J-20 giống hệt F-35 của Lockheed, hỏa tiễn siêu thanh, laser giống Wave rider, Laser Beam Boeing. Tài xế TNS Dianne Feinstein là gián điệp Tàu, có bao nhiêu nghị sĩ dân biểu đã và đang làm tay sai gây khó khăn đàm phán cho Trump?. Mỹ lo ngại TC gian lận, đánh cắp sở hữu trí tuệ, kỹ thuật Cty tư nhân và an ninh quốc phòng, hơn là tiền thuế đánh trên hàng tiêu dùng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn