Indonesia: 'Núi lửa hoạt động gây sóng thần', hơn 220 người chết

Chủ Nhật, 23 Tháng Mười Hai 20184:44 SA(Xem: 7167)
Indonesia: 'Núi lửa hoạt động gây sóng thần', hơn 220 người chết
Indonesian residents gathering their possessions near Anyer Beach Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Người dân Indo tìm kiếm tài sản của mình ở ngôi nhà giờ là những đống đổ nát gần bãi biển Anyer

Hơn 220 người đã thiệt mạng và 843 người khác bị thương do một trận sóng thần tấn công vào bờ biển ở khu vực Eo biển Sunda của Indonesia, các quan chức chính phủ nói.

Cơ quan này nói nguyên nhân dẫn đến sóng thần có thể là do có tình trạng đất lở ở đáy biển sau khi núi lửa Krakatoa phun trào.

Eo biển Sunda nằm giữa đảo Java và đảo Sumatra, nối Biển Java với Ấn Độ Dương.

Các hình ảnh do người đứng đầu cơ quan quản lý thảm họa Indonesia cho thấy cảnh diễn ra sau sóng thần, với các con phố chìm trong nước và có một xe hơi bị lật ngược.Presentational white space

Trước đó, ông đã đăng một đoạn video cho thấy dòng nước chảy mạnh vào đất liền và cư dân địa phương hoảng loạn bỏ chạy.

Các quan chức phụ trách hoạt động cứu trợ khẩn cấp hiện đang điều tra xem liệu có phải sóng thần xảy ra do hoạt động của đảo núi lửa Krakatoa ở Eo biển Sunda gây ra hay không.

Trong tháng Chín, hơn 2.000 người đã thiệt mạng khi một trận động đất mạnh tấn công vào hòn đảo miền trung Sulawesi, gây ra một trận sóng thần nhấn chìm thành phố duyên hải Palu.

Indonesia hay bị động đất do vị trí địa lý nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, nơi thường xảy ra động đất và các trận núi lửa phun trào.


Núi lửa Anak Krakatoa (nghĩa là Đứa con của Krakatoa) đã hoạt động nhiều trong những tháng gần đây.

Cơ quan địa chất Indonesia nói núi lửa phun trào trong hai phút 12 giây hôm thứ Sáu, tạo ra một đám mây bụi dâng cao 400 mét phía trên núi.

Cơ quan này khuyến cáo không ai tới gần phạm vi cách miệng núi lửa 2km.

The Indonesian volcano, Anak Krakatau The Indonesian volcano, Anak KrakatauBản quyền hình ảnh Gallo Images/Orbital Horizon/Copernicus Sentin
Image caption Hình ảnh vệ tinh ghi lại cảnh núi lửa Anak Krakatoa phun trào hồi tháng Tám
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn