Hé lộ tình tiết gay cấn "buộc" TT Trump quyết rút quân Mỹ khỏi Syria bất chấp can ngăn

Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Hai 201811:57 SA(Xem: 5985)
Hé lộ tình tiết gay cấn "buộc" TT Trump quyết rút quân Mỹ khỏi Syria bất chấp can ngăn
Hé lộ tình tiết gay cấn "buộc" TT Trump quyết rút quân Mỹ khỏi Syria bất chấp can ngăn
Ảnh: Reuters

"Kịch bản" đã được lên cho cuộc điện đàm 14/12 nhưng ông Trump phớt lờ, bỏ qua cả các cố vấn xung quanh.

Quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được đưa ra một cách vội vã, không qua tham vấn với đồng minh và nhóm cố vấn an ninh quốc gia, trước sự phản đối mạnh mẽ từ gần như tất cả những ai liên quan tới cuộc chiến chống IS, AP dẫn nguồn quan chức Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Ông Trump đã khiến chính Nội các của mình, các nghị sĩ và gần như toàn thế giới bất ngờ với động thái khước từ lời khuyến nghị của các cố vấn hàng đầu và chấp nhận rút quân trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hồi tuần trước, 2 quan chức Mỹ cho hay.

Danh sách luận điểm bị phớt lờ

Theo nguồn tin của AP, cuộc điện đàm ngày 14/12 là một góc nhìn vào quyết định đem lại nhiều hệ lụy của ông Trump, trong đó có cả việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis từ chức. 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã sắp xếp cuộc điện đàm ngày 14/12, chỉ một ngày sau khi ông không thể làm rõ lời đe dọa tiến hành chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào các phiến quân người Kurd mà Mỹ hậu thuẫn ở Đông Bắc Syria, nơi quân Mỹ đang đồn trú. 

Các ông Pompeo, Mattis và những thành viên khác trong nhóm cố vấn quốc gia đã chuẩn bị một danh sách những luận điểm để ông Trump yêu cầu ông Erdogan lùi bước, quan chức Mỹ cho hay.

Tuy nhiên, theo nguồn tin này, mặc dù trước đó đã chấp nhận lời khuyên từ các cố vấn và tìm cách thuyết phục ông Erdogan nhưng ông Trump lại phớt lờ kịch bản sẵn có. Thay vào đó, Tổng thống Mỹ lại "về phe" với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ. 

Hé lộ tình tiết gay cấn buộc TT Trump quyết rút quân Mỹ khỏi Syria bất chấp can ngăn - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

"Những luận điểm rất chắc chắn", một trong số quan chức nói và lý giải rằng ông Trump đã được cố vấn để phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào miền Bắc Syria, đồng thời đề nghị hai bên cùng hợp tác để giải quyết các lo ngại an ninh. 

"Mọi người đều nói là phải phản đối và cố gắng đề nghị một thứ gì đó kiểu như thắng lợi nhỏ cho Thổ Nhĩ Kỳ, nắm giữ lãnh thổ ở biên giới chẳng hạn, một thứ gì đó như vậy". 

Tổng thống Mỹ không suy xuyển

Ông Erdogan thì nhanh chóng nhắc nhở cho người đồng cấp Mỹ về việc bản thân ông đã nhiều lần nói rằng lý do duy nhất để lính Mỹ ở Syria là nhằm đánh bại IS và rằng tổ chức này đã bị đánh bại tới 99% rồi. 

"Vậy sao các ông vẫn còn ở lại đó", một quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã hỏi ông Trump như vậy. Ông Erdogan cũng khẳng định rằng, người Thổ Nhĩ Kỳ có thể giải quyết số phiến quân IS còn lại. 

Vừa giữ điện thoại với ông Erdogan, ông Trump vừa hỏi cố vấn an ninh John Bolton rằng, vì sao lính Mỹ vẫn còn ở lại Syria nếu những gì ông Erdogan nói là đúng. 

Và ông Bolton đã buộc phải thừa nhận luận điểm của ông Erdogan, điều mà các ông Mattis, Pompeo, đặc phái viên Mỹ tại Syria Jim Jeffrey và đặc phái viên của liên minh chống IS Brett McGurk đều ủng hộ, rằng IS chỉ còn 1% lãnh thổ. 

Ông Bolton đã nhấn mạnh: Toàn bộ đội ngũ cố vấn an ninh đều đồng ý rằng chiến thắng IS cần được duy trì, có nghĩa là cần nhiều hơn việc chiếm lại được lãnh thổ từ tay IS. Thế nhưng, ông Trump không bị thuyết phục. Ông nhanh chóng cam kết rút lui, khiến cả Bolton lẫn Erdogan bị bất ngờ. 

Sau cuộc trao đổi này, trong vòng 4 ngày, các quan chức đã vội vàng, điên cuồng thuyết phục Tổng thống Mỹ đảo ngược hoặc trì hoãn quyết định trên để cho quân đội Mỹ, cũng như lực lượng người Kurd có thời gian chuẩn bị cho một cuộc rút quân tử tế. Tuy nhiên, ông Trump không hề suy xuyển.

Lính Mỹ bắt đầu tới Syria vào năm 2015 để tham gia vào cuộc chiến chống IS, một năm sau khi Lầu Năm Góc khởi động chiến dịch không kích nhằm vào các phần tử cực đoan ở Iraq, Syria. Những đội quân trên bộ của địa phương, với sự hỗ trợ của Mỹ và các nước khác, đã dần dần đẩy lùi IS trong những năm sau đó.

Tính đến đầu năm 2018, các phiến quân đã mất hơn 90% lãnh thổ mà chúng từng nắm giữ. Mặc dù để mất lãnh thổ, hàng nghìn chiến binh IS vẫn đang có mặt ở Iraq, Syria và nhóm này tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công. Các chỉ huy của lực lượng địa phương cho rằng nhóm này có thể nhanh chóng di chuyển tới khu vực từng kiểm soát nếu quân Mỹ rút khỏi hoàn toàn.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Hai 201810:31 CH
Khách
Hay cau nguyen cho ong ta,luon sang suot de dieu hanh quoc gia theo y tuong IN GOD WE TRUST.Duong loi chinh tri luon mo mo ao ao.T.T da bi phe canh Chinh Tri Gia o D.C luon tim cach phan thung,xi tin ra de kiem cach gay roi loan,lam ban tam-roi tri de ai do giat giay.bay gio sau 02 nam o chuc vi nay,ong ta da co chut it kinh nghiem va hanh xu theo loi Con Buon,khong co loi=khong buon voi ban.Ben ngoai,danh lai quyen loi cho dat nuoc-phan noi tri bat dau dieu tra nhung chop bu da lung doan quoc gia,phan quoc gay bao tai hai cho dat nuoc nhu chung ta da thay Nhung no luc tim kiem bang chung dang tien hanh thuan loi.Kinh chuc ong -ong pho va noi cac chinh phu mot Giang sinh day an sung va nam moi khang an xac hon.Binh an luon o cung ong va noi cac.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn