Kinh tế Mỹ 'sẽ tăng tốc sau giảm thuế' ( Ráng lên Trump, kệ bà đám truyền thông khốn nạn muốn sủa thế nào thì sủa )

Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20177:22 SA(Xem: 11755)
Kinh tế Mỹ 'sẽ tăng tốc sau giảm thuế' ( Ráng lên Trump, kệ bà đám truyền thông khốn nạn muốn sủa thế nào thì sủa )
bbc.com
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ

Sau một thời gian dài bàn cãi sôi nổi về dự luật cải cách thuế của Tổng thống Donald Trump, sáng sớm thứ Bảy 2/12/2017, Thượng viện đã bỏ phiếu.

p05pwl49

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Tổng thống Trump tuyên bố đây là lần giảm thuế lớn nhất trong lịch sử

Tuy số phiếu thuận và chống chỉ cách nhau có 2, nhưng ông Trump đã thắng, vì "winner takes all" (người thắng lấy hết) như người Mỹ thường nói. Thí dụ như dù đội banh chỉ thắng vì "overtime" - ra ngoài giờ - thì cũng vẫn là toàn thắng, được dân chúng vỗ tay, còn đội thua - dù chỉ thua rất ít, cũng là thua hoàn toàn, phải lủi thủi ra về.

Sua cuộc bỏ phiếu này thì hầu như chắc chắn rằng ông Trump sẽ có thể ký thành luật trước Lễ Giáng Sinh để 2018 sẽ bắt đầu thời điểm cất cánh mới của nền kinh tế Mỹ, sau kết quả khả quan của năm nay.

Ấn tượng

Gần 11 tháng từ ngày Tổng thống Trump đắc cử, mặc dù Tòa Bạch ốc vẫn xáo trộn về chính trị do các cuộc điều tra của FBI về can thiệp của Nga trong dịp bầu cử 2016 và những thay đổi nhân sự cấp cao liên tiếp, nền kinh tế Mỹ đã có những bước tiến gây ấn tượng ngay trong năm đầu. Và từ bây giờ còn đi xa hơn nữa.

Tăng trưởng GDP đã lên cao gấp đôi so với dạo tranh cử, lạm phát thấp, thất nghiệp giảm, và nhất là chỉ số Dow Jones liên tục lập các kỷ lục mới, phản ảnh niềm tin của doanh nghiệp và giới đầu tư. Bài này duyệt kết quả của nền kinh tế Mỹ trong năm 2017, ngay cả trước khi dự luật giảm thuế được cả hai viện chấp thuận một cách sơ khởi.

Một tháng trước đây, khi chỉ nghe tin tức rằng dự luật thuế sau cùng sẽ được sớm thông qua, người Mỹ đã chi tiêu trên $9 tỷ cho ngày Halloween - chỉ có mấy giờ vào tối ngày 31/10.

Rồi tới lễ Thanksgiving, mặc dù giới truyền thông ít thiện cảm vẫn tiếp tục đả kích - cả chính sách lẫn tính cách ông Trump - dân chúng vẫn vui vẻ bên bàn ăn với đĩa gà tây thịnh soạn, khoe chứng khoán lên cao, quỹ hưu bổng tăng đều bảo đảm cho tương lai, công ăn việc làm ngày một tốt hơn, bớt lo thất nghiệp nên chuyên chú hơn vào chuyện mua nhà đổi nhà, ào ạt mua xe mới và đi shopping Black Friday giá rẻ nhờ lạm phát vẫn trong vòng kiềm tỏa dưới 2%...Trong các cuộc mạn đàm này, chắc không ít người phải tự hỏi mình câu quen thuộc "Que veut le peuple? (Dân tình muốn gì nữa đây?)".

Nhiều người đã hứng khởi, cùng chia vui nền kinh tế đang đi lên, nhưng vẫn có những chỉ trích ông Trump một cách nặng nề - coi như một thú vui "à la mode." Thế cũng được, cho vui cửa vui nhà, nhưng công bình ra cũng nên xem lại kinh tế Mỹ năm nay khá ra sao và nhất là chương trình giảm thuế quan trọng hiện tại sẽ đưa nó đi về đâu?

Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Lãnh đạo phe đa số Cộng hòa Mitch McConnell giúp thông qua dự luật

Trước hết, vào mùa tranh cử, kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm hẳn lại, GDP chỉ tăng 1,5% vào quý II/2016, do cả yếu tố tâm lý ngại chi tiêu của dân chúng còn sót lại từ cuộc khủng hoảng 2007-2008--theo lời giải thích của ông vua đầu tư chứng khoán Warren Buffet! Một kinh tế gia lừng danh thuộc đảng Dân chủ từng được giải Nobel, Paul Krugman, đã phát biểu thêm là chính sách của Trump khó giúp tăng trưởng Mỹ vượt mức 2% trong tương lai.

Nhưng Trump lại coi đây như tiền đề cho chính sách phục hồi kinh tế Mỹ. Do đó ông đưa ra chương trình lớn là vực dậy nền sản xuất công nghệ của Hoa kỳ và đem công ăn việc làm về lại Mỹ, thay vì chính sách "outsourcing" đẩy sản xuất ra khỏi Mỹ đã được giới doanh nhân theo đuổi trong hơn hai thập niên qua, với nền kinh tế toàn cầu hội nhập!

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Dự luật thuế gây phản đối vì bị cho rằng lợi ích thuộc về công ty lớn và người giàu

Thay đổi

Tuy Trump chưa đưa ra được dự luật kinh tế nào quan trọng qua Quốc hội sau 10 tháng, chính phủ ông đã chỉ dùng các sắc lệnh hành pháp ("executive orders") để gỡ bỏ rất nhiều các sắc lệnh cùng loại ngăn cấm hay cản trở kinh doanh của 8 năm dưới TT Obama. Cộng thêm với đầu tư của giới kinh doanh, trong niềm tin là chính sách giảm thuế tương lai sẽ đẩy mạnh lợi nhuận và phục hồi kinh tế, mức tăng trưởng GDP đã lên hơn gấp đôi, 3,1% trong quý II và 3,3% trong quý III của năm 2017. Triển vọng này được dự báo tiếp tục trong quý IV. Phản ánh niềm lạc quan của doanh nghiệp Hoa kỳ và giới đầu tư, chỉ số Dow Jones đã tăng hơn 35% từ mức 17.888 ngay trước bầu cử (07/11/2016) đến nay đạt mức 24.272 (30/11/2017).

Đảng Dân chủ và bà Clinton đã từng coi chính sách kêu gọi giảm thuế của Trump như dựa vào lý thuyết lỗi thời của "trickle-down economics" - "kinh tế đẩy xuống" nhằm làm lan tỏa tác động từ tăng thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao đến tầng lớp có thu nhập thấp.

Nhưng thực ra thì nó không lỗi thời mà lại rất hợp thời trong khung cảnh toàn cầu hóa ngày nay (globalization). Bà Clinton nói theo các cố vấn cho rằng Trump có thể "gây suy thoái cho Mỹ" và sẽ làm mất đi 3 triệu việc làm! Trong thực tế, kết quả hiện nay là số việc làm gia tăng mỗi tháng nhanh hơn trước nhiều và tỷ lệ thất nghiệp Mỹ xuống thấp nhất từ 17 năm nay, chỉ còn 4,1% vào cuối tháng 10/17; triển vọng còn xuống 3,5% vào cuối năm 2018.

Cuộc thắng cử của TT Trump đã được giải thích là do cuộc "cách mạng" của giới trung lưu Mỹ, phản ánh tình trạng bất mãn của giới này và lao động Mỹ từ hơn 2 thập niên qua, với thu nhập dựa trên giá cố định ("real income") tăng rất chậm do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, trái ngược hẳn với thu nhập thực tế tăng vọt của cùng giới trung lưu và thương nhân trong các nước mới nổi ("emerging markets"), thí dụ cho Trung quốc và ngay cả Việt nam, hưởng lợi rõ rệt và nhiều nhất từ gia tăng thương mại quốc tế và toàn cầu hóa. Sau hết, chính sách kinh tế tương lai của Hoa kỳ phụ thuộc chính vào tác động của chương trình giảm thuế do Trump đề nghị đang được hai viện QH bàn thảo như đã nêu trên. Hai dự thảo thuế tuy có khác biệt chi tiết nhưng tựu chung đều nhắm đến kích thích tăng trưởng GDP và tạo công ăn việc làm, và được một số đông kinh tế gia có uy tín của Hoa kỳ lên tiếng chính thức ủng hộ.

Kích thích tăng trưởng chính là ước mong của TT Trump để chỉnh sửa hiện tượng mà kinh tế học gọi là "cơ cấu đòn bẩy" (incentive structure). Thí dụ như giảm thuế mạnh cho giới doanh nghiệp là một đòn bẩy, kích động đầu tư cho nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn để được lời nhiều hơn. Khi giới doanh nhân được hưởng nhiều lợi nhuận hơn thì cùng lúc giới lao động có nhiều công ăn việc làm hơn, và gia đình họ vui vẻ hơn.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tổng thống Trump nói mã thuế mới đơn giản đến mức người dân có thể khai thuế trên bưu thiếp

Bùng nổ?

Cho nên, nếu luật thuế mới được áp dụng ngay từ năm 2018, kinh tế Mỹ có thể sẽ bùng nổ mạnh vì chi tiêu đầu tư kinh doanh và cá nhân sẽ tăng mạnh.

Dù thuế suất giảm nhưng vì tăng trưởng GDP cao sẽ đẩy thu nhập kinh doanh và cá nhân tăng cao, cuối cùng sẽ cho tổng thu nhiều hơn và không làm tăng thâm hụt ngân sách ("budget deficit") do giảm thuế, nhất là sau 3-4 năm.

Linh hồn của cuộc "cách mạng giảm thuế" là sẽ cho giảm hẳn thuế thu nhập doanh nghiệp ("corporate income tax") từ 35% xuống 20%, và sau nữa là đơn giản hóa hệ thống thuế thu nhập cá nhân bằng cách gộp các mức thuế suất, hay giảm bớt số mức thuế, tùy theo dự luật thuế nào được chấp thuận. Theo các nghiên cứu định lượng được dẫn bởi các nhà kinh tế trên, các kết quả và tiến trình từ giảm thuế đến nâng cao tăng trưởng kinh tế sẽ như sau:

1) Giảm thuế doanh nghiệp và cho khấu trừ ngay chi phí đầu tư sẽ tăng đầu tư và theo đó hoạt động kinh tế, vì giới doanh nghiệp sẽ có triển vọng tăng lợi nhuận: các nghiên cứu định lượng chỉ ra là giảm thuế xuống mức 20% (hay ngay cả 22% như ông Trump vừa nói có thể chấp nhận - 2/12/2017) sẽ tăng nhu cầu đầu tư khoảng 15% và GDP trong 10 năm khoảng 4%, tức là tăng thêm 0,4% GDP trong mỗi năm. Hai móc xích quan trọng cho tác dụng của việc giảm thuế lên GDP là : (i) bớt thuế sẽ làm tăng đầu tư của tư nhân; và (ii) tăng đầu tư này sẽ dẫn đến các hoạt động kinh tế khác như tiêu thụ và xuất cảng; các tranh luận giữa các nhà kinh tế và hai giới bênh và chống chương trình giảm thuế là chung quanh hai móc xích đó! Cho đến rạng sáng ngày 2/12/17, Thượng viện đã tranh luận gay go về việc này trước khi bỏ phiếu chấp thuận; đặc biệt một Thượng nghị sỹ Cộng hòa duy nhất chống lại, ông Bob Corker, đòi là nếu tăng trưởng GDP và thu thuế không được như dự kiến, sẽ dự trù các biện pháp tự động (triggers") tăng thuế trở lại khoảng 350 tỷ để tránh thất thu ngân sách. Ông muốn cung cấp "cái phao" nếu kết quả thực tế không đạt như ý đa số các thành viên của đảng mình.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Thượng nghị sĩ Bernie Sanders phản đối dự luật

Trong lập luận của những người lo ngại, có thể có hai lý do tại sao giảm thuế thu nhập chưa chắc sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP cao hơn. Thứ nhất các doanh nghiệp dùng số thu nhập được tăng lên vào chuyện khác thay vì đầu tư, chẳng hạn như trả thêm cổ tức hay mua lại cổ phần quỹ, hay tăng lương cho giới quản trị; dù như vậy thì kết cục vẫn là tăng đầu tư và tiêu dùng--các yếu tố làm tăng GDP. Thứ hai là các doanh nghiệp đầu tư thêm, nhưng các vụ đầu tư này không dẫn đến tăng trưởng GDP vì nền kinh tế đã đạt đến mức toàn dụng ("full capacity"), như Mỹ đang đến gần, và đầu tư thêm sẽ chỉ dẫn đến lạm phát. Đây là trường hợp mà các yếu tố sản xuất ("factors of production") đã ở mức toàn dụng, chẳng hạn như nạn thất nghiệp đã đến mức thấp tối thiểu, không có cách nào để tăng thêm lao động, trừ khi đem dân ngoại quốc vào, một điều mà TT Trump và giới bảo thủ không muốn. Do đó theo một vài quan sát viên, giảm thuế lúc này khi nền kinh tế Mỹ đang gần mức toàn dụng có thể ví như "đổ dầu vào lửa" vì dễ dàng gây ra lạm phát cao trở lại trong tương lai. Theo kinh nghiệm ở Mỹ, lạm phát thường do chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức hay quá lâu, chứ không do tăng đầu tư; khi tăng đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ giải phóng lao động: tăng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo sẽ làm tăng GDP.

2) Ngoài ra, với việc giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 20%, các hãng Hoa kỳ và ngoại quốc được dự báo sẽ gia tăng đầu tư ở Mỹ vì hấp dẫn hơn, và các hãng Hoa kỳ đa quốc gia sẽ bớt nhu cầu "outsourcing" đẩy sản xuất và việc làm ra khỏi Mỹ!

3) Giảm thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ tác động tích cực đến sản xuất và tích cực gia nhập lao động hơn trước: giới đầu tư ngoài doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng đầu tư vì được khấu trừ ngay và giảm thuế, còn các cá nhân sẽ hăng hái làm việc hơn vì được giữ lại thu nhập nhiều hơn. Đặc biệt là với mức thuế suất cá nhân cho thu nhập giới trung lưu giảm còn 12%-20%, và khoản miễn trừ căn bản ("standard deduction") được tăng gấp đôi lên 24.000$, giới trung lưu sẽ được giảm thuế đáng kể cho tới năm 2023. Và giới có thu nhập cao nhất dù vẫn phải trả thuế suất cao nhất 38%-39,6% (tùy theo dự luật nào được chấp thuận sau cùng) vẫn được ước tính là thu lợi nhiều nhất, nhất là với thuế di sản ("estate tax") sẽ được bãi bỏ phần lớn hay hoàn toàn sau một số năm, và đó sẽ là một cuộc tranh cãi còn gay go giữa hai viện QH!

Nói chung, ông Trump luôn nhấn mạnh giảm thuế sẽ là biện pháp "vĩ đại" nhất để khuyến khích đầu tư vào Mỹ và chi tiêu cá nhân Mỹ, giữ lại các hãng Mỹ lớn sản xuất sinh lời ở Mỹ thay vì đem sang Trung quốc--thí dụ điển hình là hãng Apple chuyên sản xuất ở bên ngoài, nhất là Trung quốc, và giữ hẳn tài sản khổng lồ trên 260 tỷ đô la ở ngoại quốc để tránh thuế, thay vì đem về Mỹ đầu tư lại và tạo công ăn việc làm cho lao động Mỹ.

Ngoài ra ông cũng tuyên bố sẽ thêm các biện pháp phụ và tiếp tục xét lại hay bỏ bớt các qui định ("regulations") nhằm tăng cường hiệu ứng sản xuất công nghệ và sớm phục hồi các thành phố công nghiệp lớn ở Mỹ.

Sau hết, bài này đã không đi vào chi tiết khác biệt lúc này giữa hai dự thảo của Thượng viện và Hạ viện Hoa kỳ, vì các chi tiết đó còn thay đổi nhiều và muốn chờ ba tuần nữa lúc cả hai viện có lẽ sẽ chấp thuận Dự thảo chung cuối cùng để đưa lên bàn Tổng thống Trump ký trước mùa Giáng sinh. Khi đó sẽ có chi tiết của từng luật thuế mới để xem xét và thảo luận tác động lên đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Nhưng có điểm nổi bật cần chú ý là trong thời gian tranh luận trước khi bỏ phiếu, cả hai dự thảo của Công Hòa và Dân Chủ đều đồng ý là phải thay đổi cơ cấu hiện có của các động lực cá nhân trong đầu tư ("individuals' investment incentive"), bằng cách giảm bớt khoản khấu trừ vào thuế tiền lãi vay mua nhà ("mortgage interest deduction") như trong hệ thống thuế hiện tại, nhằm khuyến khích dân chúng bớt mua nhà đắt tiền (để bớt thuế) mà cho thêm tiền đầu tư vào các khu vực khác như chứng khoán, công nghệ hay thương mại.

Đây cũng là khía cạnh quan trọng của luật thuế mới sẽ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư bất động sản tại Mỹ.

Ông Phạm Đỗ Chí là Tiến sĩ kinh tế (Wharton School, University of Pennsylvania), cựu chuyên viên IMF.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn