Việt Cộng lên tiếng việc Đức và Việt Nam đàm phán về Trịnh Xuân Thanh ( Như vậy là Vẹm quyết định không giao trả Thanh? )

Thứ Năm, 08 Tháng Mười Một 20184:16 SA(Xem: 8985)
Việt Cộng lên tiếng việc Đức và Việt Nam đàm phán về Trịnh Xuân Thanh ( Như vậy là Vẹm quyết định không giao trả Thanh? )

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Trịnh Xuân Thanh đang thi hành án chung thân sau khi bị xét xử đúng quy định pháp luật.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói lời sau cùng tại tòa hôm 3/2. Ảnh: TTXVN

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói lời sau cùng tại tòa hôm 3/2. Ảnh: TTXVN.

"Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật Việt Nam, đã bị đưa ra xét xử một cách công khai theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam và đang trong quá trình thi hành án", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong họp báo chiều nay, sau khi phóng viên Reuters đặt câu hỏi "có phải đang có những cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Đức về việc đưa Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không".

Trịnh Xuân Thanh bị Bộ Công an Việt Nam truy nã quốc tế từ tháng 9/2016. Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố ông Thanh tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Thanh hôm 3/8/2017 xuất hiện trên bản tin Thời sự VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam, cho biết "thấy mình đã làm những điều rất nông nổi, suy nghĩ không chín chắn" và "cần phải về để đối diện với sự thật".

VTV cũng đăng tải "đơn xin tự thú" đề Hà Nội ngày 31/7/2017 của ông Thanh, trong đó có đoạn "Do lo sợ, suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn lại Đức. Thời gian này cuộc sống trốn tránh, bấp bênh, luôn lo sợ. Được sự động viên của gia đình và bạn bè tôi đã về Việt Nam và ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra để được hưởng sự khoan hồng".

Hôm 2/8, nhiều hãng tin quốc tế lớn trích lời Bộ Ngoại giao Đức cho rằng "các cơ quan và đại sứ quán Việt Nam có liên quan tới việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức", "vi phạm luật pháp Đức và quốc tế".

Đức đã triệu tập đại sứ Việt Nam, đồng thời yêu cầu một viên chức sứ quán Việt Nam rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ. Berlin còn đề nghị Hà Nội cho phép Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức "để nhà chức trách Đức có thể xử lý đơn xin tị nạn của ông Thanh và đề nghị dẫn độ của Việt Nam theo quy trình". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng sau đó trả lời truyền thông trong nước và quốc tế rằng "Việt Nam rất lấy làm tiếc" với thông tin Bộ Ngoại giao Đức cáo buộc "bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh".

Ông Thanh hôm 5/2 bị TAND Hà Nội tuyên án chung thân và phạt bổ sung 50 triệu đồng vì tội Tham ô tài sản. Trước đó, ngày 22/1, ông Thanh đã lĩnh án tù chung thân do cố ý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Trong họp báo chiều nay, Bà Hằng cho biết Việt Nam luôn coi trọng củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Đức vì lợi ích của nhân dân hai nước, hai bên vừa qua cũng đã có những cuộc trao đổi và tiếp xúc để thúc đẩy quan hệ hai nước.

Trong cuộc hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hôm 1/11 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Đức, Quốc vụ khanh Đức đặc trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương Andreas Michaelis đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam thời gian qua, cũng như vai trò, vị trí quan trọng của Việt Nam trong ASEAN và tại khu vực.

Vũ Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn