Trung Quốc hủy đàm phán an ninh với Mỹ

Thứ Hai, 01 Tháng Mười 20185:06 SA(Xem: 6807)
Trung Quốc hủy đàm phán an ninh với Mỹ

Mattis Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis dự một cuộc họp tại Skopje, Macedonia ngày 17/9

Trung Quốc hủy một cuộc họp an ninh với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã được lên kế hoạch vào tháng 10/2018, Reuters dẫn nguồn giới chức Mỹ cho biết.

Theo Reuters, tin này được đưa ra vài ngày sau khi một quan chức hàng đầu Trung Quốc cho biết không có lý do gì để hoảng hốt về căng thẳng giữa hai quốc gia.

Quan chức này, người có liên quan đến chính sách của Trung Quốc và nói về điều kiện ẩn danh rằng không rõ liệu cuộc họp này có được dời lại hay hủy luôn.


Tờ New York Times là nơi đầu tiên đưa tin về vụ này.

Viên chức nêu trên cho biết không rõ liệu việc hủy họp có phải là do tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington về các vấn đề như bán vũ khí và hoạt động quân sự ở Biển Đông nay đã mở rộng ra.

Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại với ​​việc áp thuế quan ngày càng tăng đối với hàng nhập khẩu của nhau.

"Tình trạng căng thẳng đang leo thang, và điều đó nguy hiểm cho cả hai bên", quan chức cho biết.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối bình luận. Các quan chức tại Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng Mỹ không phản hồi về yêu cầu bình luận.

Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không bình luận.

Tuần trước, các nguồn tin tại Bắc Kinh đã hé lộ rằng cuộc họp an ninh có thể không diễn ra vì những căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung.

Công ty AMSC của Mỹ có phần mềm tua bin gió bị đánh cắp bởi công ty Trung Quốc từng là đối tác Sinovel Windpower Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Công ty AMSC của Mỹ có phần mềm tua bin gió bị đánh cắp bởi công ty Trung Quốc từng là đối tác Sinovel Windpower

'Giết người tập thể'

Hồi tháng 8/2018, Chính sách thuế quan của Mỹ được xem như chiến lược chung chống lại gián điệp công nghiệp của Trung Quốc.

Dan McGahn nói đó là một trường hợp cố ý giết người.

Nạn nhân là công ty của ông American Superconductor (AMSC), và thủ phạm là một công ty Trung Quốc, Sinovel Windpower.

Hai công ty là đối tác, nhưng Sinovel hối lộ một người trong công ty để ăp cắp công nghệ tua bin gió quan trọng của AMSC.

Kết quả là AMSC có trụ sở ở Massachusetts đã nhìn thấy sự sụt giảm doanh thu, giá trị thị trường của công ty giảm mạnh 1 tỷ đôla, và phải sa thải hàng trăm nhân viên.

"Đó là hành động giết người tập thể có toan tính", ông McGahn nói.

Hành động gián điệp công nghiệp này bị phanh phui năm 2011, và sau cuộc chiến pháp lý kéo dài bảy năm, một thẩm phán Mỹ tháng trước đã phạt Sinonel 1,5 triệu đôla, mức tối đa có thể hiện tại.

Trong khi Sinovel cũng đang tiếp tục trả AMSC một khoản thỏa thuận là 57,5 triệu đôla, công ty Mỹ này đang lấy lại một phần thua lỗ mà họ đã phải chịu.

Dan McGahn, ông chủ của AMSC, kêu gọi các công ty Mỹ phải thận trọng khi làm ăn ở Trung Quốc Bản quyền hình ảnh AMSC
Image caption Dan McGahn, ông chủ của AMSC, kêu gọi các công ty Mỹ phải thận trọng khi làm ăn ở Trung Quốc

Trường hợp AMSC có lẽ chính xác là điều Tổng thống Trump đã ghi nhớ khi ông giận dữ chống lại gián điệp công nghiệp Trung Quốc.

Đầu tháng trước, chính quyền Mỹ áp thuế quan trị giá 34 tỷ đôla lên hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, nói rằng đó là kết quả của "việc thực thi thương mại không công bằng" của Trung Quốc, bao gồm cả việc ăn cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.

Vài ngày sau, Nhà Trắng cảnh báo rằng mức thuế có thể tăng lên 200 tỷ đôla với hàng hóa Trung Quốc. Sau đó cách đây ba tuần, Trump dọa sẽ áp thuế quan trị giá tất cả 500 tỷ đôla đối với hàng hóa xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc vào Mỹ.

Liệu chiến lược chung như vậy có buộc các công ty Trung Quốc ngừng thực hiện các hành động gián điệp công nghiệp, hay Mỹ nên chuyển sang cách tiếp cận có mục tiêu hơn?

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tổng thống Trump đã lên tiếng trong các cuộc tấn công vào các hoạt động kinh doanh và thương mại của Trung Quốc

Trường hợp của AMSC không phải là hiếm, và các công ty Mỹ trong các lĩnh vực từ kim loại đến vi mạch, viễn thông và vận tải đều phàn nàn về việc các đối thủ Trung Quốc ăn cắp công nghệ của họ. Ngay cả công ty bánh quy Mỹ Oreo cũng phải đối mặt với nạn ăn cắp công nghệ của Trung Quốc.Tình hình được cho là tồi tệ đến mức Ủy ban về Ăn cắp Sở hữu Trí tuệ của Mỹ, một cơ quan độc lập của Mỹ bao gồm các đại diện từ khu vực công và tư, ước tính rằng 600 tỷ đôla tài sản trí tuệ của Mỹ hàng năm bị Trung Quốc ăn cắp.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ngành tua bin gió đã chứng kiến sự phát triển của doanh nghiệp trong thập kỷ qua khi các nước trên thế giới đổ xô xây dựng trang trại gió

Ông McGahn chỉ ra rằng các quy tắc về đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc - như cần phải hợp tác với một công ty Trung Quốc - khiến cho các công ty nước ngoài dù cẩn thận nhất cũng gặp khó khăn trong việc bảo vệ bí mật thương mại của họ. Ông cho biết toàn bộ hệ thống đầu tư vào Trung Quốc được thiết lập để các công ty địa phương giành chiến thắng.

Chỉ vài tháng sau nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, các chuyên gia đã họp tại Nhà Trắng - chuyên gia kỹ thuật, nhà hoạch định chính sách, thành viên nội các và giới học giả - để thảo luận cách giải quyết vấn đề.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Số lượng gián điệp công nghiệp ngày càng tăng được cho là do tấn công máy tính từ xa

Sau cuộc điều tra kéo dài bảy tháng, báo cáo của Nhà Trắng cáo buộc Bắc Kinh "nhà nước chỉ đạo, làm gián đoạn thị trường để buộc chuyển giao công nghệ".

Chính phủ Trung Quốc luôn nói rằng họ đang cố gắng hết sức để ngăn chặn hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, và vào năm 2015 nước này cam kết sẽ xóa bỏ những công ty không thuân thủ luật lệ.

Nhưng Derek Scissors, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ, nói rằng Trung Quốc từ lâu đã là kẻ "hút máu công nghệ".

Theo quan điểm của ông, Bắc Kinh trực tiếp đứng đằng sau các công ty Trung Quốc thực hiện các vụ ăn cắp.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận việc dàn dựng gián điệp công nghiệp
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn