Chuyện thằng Lùn: Lá Cải nói khơi khơi, sao ngày càng giống chuyện...Hoạ Hổ Hoạ Bì Nan Hoạ Cốt !

Chủ Nhật, 02 Tháng Chín 20186:31 SA(Xem: 8073)
Chuyện thằng Lùn: Lá Cải nói khơi khơi, sao ngày càng giống chuyện...Hoạ Hổ Hoạ Bì Nan Hoạ Cốt !
bbc.com

Thủ tướng Abe: Quan hệ Nhật-Trung 'trở lại bình thường'


abe Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói ông " sẽ không đặt tình hữu nghị lên trên lợi ích quốc gia trong bất kỳ cuộc thảo luận về thương mại nào"

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bày tỏ lòng tin vào việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc trong bài phỏng vấn hôm 2/9, báo Nhật cho hay.

Theo Reuters, ông Abe, người dự trù sẽ công du Trung Quốc vào cuối tháng 10/2018, cũng được dẫn lời nói rằng ông hy vọng sẽ mời Chủ tịch Tập Cận Bình đến Nhật trong tương lai.

Bình luận của ông Abe được đưa ra trong bối cảnh Mỹ tăng áp lực thương mại đối với Bắc Kinh và Tokyo nêu lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu.


"Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến thăm Nhật hồi tháng 5/2018 và mối quan hệ Nhật -Trung hoàn toàn trở lại bình thường," ông Abe nói với báo Sankei.

Bộ trưởng tài chính Nhật Bản bày tỏ sự lạc quan tương tự hôm 31/8 và nói rằng vòng đàm phán hiện tại của sự kiện Đối thoại tài chính với Trung Quốc "cực kỳ tốt", và cả hai bên nhất trí duy trì hợp tác về chính sách kinh tế vĩ mô.

Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đe dọa áp thuế quan như là một phần quan trọng trong thông điệp kinh tế, chỉ ra thâm hụt thương mại ngành ô tô Mỹ với Đức và Nhật.

Trong cuộc phỏng vấn, Abe cho biết ông chia sẻ với Trump về mục tiêu mở rộng thương mại và đầu tư có lợi cho cả hai nước, nhưng nhắc lại rằng ông sẽ không đặt tình hữu nghị lên trên lợi ích quốc gia trong bất kỳ cuộc thảo luận về thương mại nào.


Muji là hãng bán lẻ toàn cầu của Nhật Bản Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Muji có chuỗi cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu

Hồi tháng 5/2018, Muji, chuỗi cửa hàng bán lẻ của Nhật Bản bị Trung Quốc phạt vì đã công nhận Đài Loan là một quốc gia trên một số bao bì.

Muji phải trả 200.000 nhân dân tệ (khoảng 700 triệu đồng) vì đã ghi Đài Loan là "nước xuất xứ" trên bao bì một số sản phẩm.

Đài Loan tức Trung Hoa Dân Quốc nắm quyền tại hòn đảo từ 1949 nhưng Bắc Kinh luôn coi đây là một tỉnh ly khai thuộc Trung Quốc.

Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm về mặt địa lý, mạnh mẽ chỉ trích bất kỳ vi phạm các tuyên bố lãnh thổ nước này.

Cơ quan Quản lý ngành công nghiệp và thương mại ở Thượng Hải cho biết vào năm ngoái, Muji đã nhập khẩu móc treo quần áo với thông tin trên bao bì là Đài Loan là "nước sản xuất".

Quan chức cho biết Muji sau đó đã sửa đổi bao bì.

Tuyên bố trên đã được ban hành vào tháng trước nhưng chỉ mới được giới truyền thông Trung Quốc công bố hôm thứ Tư.

Đường biên giới nhạy cảm

Đây là lần thứ hai Muji gây mích lòng Trung Quốc về tranh cãi biên giới.

Vào tháng Giêng, Muji phải rút lại một danh mục bán hàng vì có khiếu nại cho rằng bản đồ trên danh mục không thể hiện Đài Loan và các nhóm đảo đang tranh chấp.

Các hòn đảo đó là các đảo thuộc quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố các đảo này thuộc quần đảo Điếu Ngư của nước này.

graphic

Đầu tháng 5, hãng thời trang GAP của Hoa Kỳ đã xin lỗi vì bán áo phông với một bản đồ của Trung Quốc không cho thấy đảo Đài Loan và các vùng lãnh thổ tranh chấp khác.

Trung Quốc cũng đang gia tăng áp lực lên các hãng hàng không trên toàn càu để liệt kê Đài Loan là một phần của Trung Quốc và đe dọa bằng lệnh trừng phạt nếu họ không tuân theo.

Vào tháng Giêng, hãng hàng không Delta của Hoa Kỳ đã buộc phải xin lỗi vì đã liệt kê Đài Loan và Tây Tạng là các quốc gia trên trang web.

Nhiều hãng hàng đã không chịu được áp lực và đã tuân theo, mặc dù chính phủ Hoa Kỳ lên án yêu cầu của Trung Quốc là sự độc tài vô nghĩa.

Chuỗi khách sạn Marriott cũng có một thời gian ngắn bị đóng cửa trang web tiếng Trung vì đã ghi Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao là các quốc gia độc lập trong một bản câu hỏi thăm dò khách hàng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn