Tác giả 'Chết khi đang còn sống' nói bị đe dọa ( Tụi " Sống khi đang chết VC" sắp chết thật rồi)

Thứ Ba, 07 Tháng Tám 20185:36 SA(Xem: 8336)
Tác giả 'Chết khi đang còn sống' nói bị đe dọa ( Tụi " Sống khi đang chết VC" sắp chết thật rồi)

Đỗ Cao Cường nói anh đã nhiều lần bị đe dọa khi làm các bài phóng sự điều tra Bản quyền hình ảnh Đỗ Cao Cường/Facebook
Image caption Đỗ Cao Cường nói anh đã nhiều lần bị đe dọa khi làm các bài phóng sự điều tra

"Mẹ xin con đấy, con đừng viết báo ở Kinh Môn. Bọn nó đang thuê người giết con và làm hại gia đình mình đấy. Mẹ nghe thấy và sợ lắm…," là dòng tin nhắn mẹ nhà báo tự do Đỗ Cao Cường gửi cho anh hôm 2/8.

Những lời đe dọa như thế này Cường không lạ lẫm.

"Mẹ tôi nói rằng có một nhóm thanh niên nói từ Kinh Môn đến. Vì chắc tôi vừa đăng phóng sự Kinh Môn gần đây nên họ tưởng tôi lại quay lại làm tiếp phóng sự."

"Họ nói theo kiểu đe dọa, đánh tâm lý. Từ những người họ hàng, những người dân sống xung quanh cũng bị đánh tâm lý."

"Tôi không ở nhà lúc đó nhưng chuyện này xảy ra nhiều lần lắm rồi. Họ từng nói với tôi là 'mày bỏ cái chuyện đó đi, không có ngày tao đánh chết'."

Cách đây 3 tháng, khi công bố phóng sự "Chết khi đang còn sống", Cường đã biết anh chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm, một điều anh đã quá quen sau nhiều năm làm phóng sự điều tra.


Từng công tác tại nhiều báo đài trong nước, nhưng anh Cường giờ là một ký giả tự do, dấn thân vào các vụ điều tra cưỡng chế đất đai, các vụ nhà máy gây ô nhiễm môi trường.

Và vụ nhà máy thép Hòa Phát ở Kinh Môn, Hải Dương là một trong những vụ việc anh liều lĩnh thực hiện.

Dòng tin nhắn mẹ Đỗ Cao Cường gửi cho anh chiều 2/8 Bản quyền hình ảnh Đỗ Cao Cường/Facebook
Image caption Dòng tin nhắn mẹ Đỗ Cao Cường gửi cho anh chiều 2/8

Phóng sự 'Chết khi đang còn sống'

Anh Cường cho biết, 'Chết khi đang còn sống' phản ánh chân thực về ba doanh nghiệp công ty xây dựng Đông Nam Á, công ty chế biến xuất nhập khẩu Đà Nẵng và công ty thép Hòa Phát, vốn có nhà máy xây dựng ở Hải Dương bị nhiều người dân tố cáo là làm ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phóng sự dài gần 40' hầu hết là các cuộc phỏng vấn với hàng chục người dân địa phương ở nhiều xã trong huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Một cảnh trong phóng sự 'Chết khi đang còn sống' Bản quyền hình ảnh Đỗ Cao Cường
Image caption Một cảnh trong phóng sự 'Chết khi đang còn sống'

Đan xen hình ảnh ống khói đen thải ra từ các nhà máy là những lời kể của khoảng gần 50 người dân sống lân cận than phiền và cáo buộc về lượng khí thải khói bụi hôi hám, khó thở, và tiếng ồn nhức óc, nứt nhà.

Một phó thôn ở xã mà anh Cường đến phỏng vấn cho biết trong thống kê năm vừa qua, riêng ở thôn ông có khoảng 6-7 người chết vì ung thư, hầu hết lại trong độ tuổi 40-60.

Trẻ nhỏ thường xuyên bị bệnh về hô hấp, người già thì đi bệnh viện thường xuyên.

BBC không có điều kiện để xác thực thông tin trong phóng sự của nhà báo Đỗ Cao Cường, tuy nhiên, truyền thông trong nước nhiều năm qua cũng đã đưa tin về "làng ung thư ở Kinh Môn" và các hậu quả môi trường và sức khỏe từ các nhà máy của ba doanh nghiệp nói trên.

Báo Người Tiêu Dùng hồi 11/4 đưa tin hình ảnh ống khói đen của nhà máy thép Hòa Phát ở Hải Dương.

Cũng theo báo này người dân ở xã Duy Tân, Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn "cho biết nhà máy Hòa Phát xả thải khiến người dân khó thở. Mùi khí thải bay vào trong nhà khiến họ không ngủ nổi. Dù đóng chặt các cửa, họ cũng chẳng mấy khi có được giấc ngủ ngon.

"Chưa kể, mùi khí thải không phải thứ độc hại duy nhất nhà máy thải ra. Ngoài khí thải, còn có mạt sắt. Thứ kim loại nặng này bám cả vào đồ ăn, thức uống hàng ngày của người dân."

Còn theo bài báo Điện tử tỉnh Hải Dương, đăng hôm 25/1, tờ báo nhận được đơn kiến nghị với gần 500 chữ ký của các hộ dân thuộc các xã Phạm Mệnh, An Sinh, Duy Tân và Hiệp Sơn (Kinh Môn) phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà máy của Công ty XNK Đà Nẵng gây ra.

'Đã quen và chấp nhận'

Bản quyền hình ảnh Đỗ Cao Cường/Facebook
Image caption Nhà báo độc lập Đỗ Cao Cường nói "đã quen và chấp nhận" việc bị đe dọa

Đỗ Cao Cường nói anh cũng từng nhận được nhiều lời đe dọa, bị tấn công khi làm những phóng sự điều tra khác.

"Nhưng được cái này thì mất cái kia, mình an toàn thì mình không thể làm được gì cho xã hội.

Đỗ Cao Cường nói anh đã "quen rồi và chấp nhận" nhưng nói sẽ phải "cẩn thận hơn để gia đình đỡ bị đe dọa."

"Nhưng tôi chẳng thể dừng bước khi mình đi qua những làng ung thư, và chứng kiến bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu khuôn mặt ốm đau bệnh tật... Mình thấy vô cùng thương xót."

"Nhận thức của nhiều người dân hạn chế, nhiều lúc thờ ơ vô cảm, nhưng mình có nhận thức khách quan thì phải lên tiếng."

"Một xã hội không có phản hồi là một xã hội chết. Có những con người sinh ra rồi chết đi nhưng chưa chắc họ đã sống. Còn có những người họ chết trẻ nhưng với những gì họ làm, con cái của họ có thể ngẩng cao đầu với xã hội."

Đỗ Cao Cường còn được biết đến với nhiều phóng sự độc lập như Xác sống ở Hà Nội, Làng chết ở Hải Phòng, Lời kêu cứu muộn màng….

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn