Thực trạng " Dân Oan ", Máu đào hòa Nước mắt! - Nguyễn Nhơn

Thứ Ba, 15 Tháng Năm 20186:08 SA(Xem: 5560)
Thực trạng " Dân Oan ", Máu đào hòa Nước mắt! - Nguyễn Nhơn

ThuThiem-NuocMat
Những giọt nước mắt, đâu chỉ ở Thủ Thiêm.

Cồn Dầu, Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản… không chỉ là nước mắt. Máu đã đổ. Dàn quân đánh dân như đánh trận, bắt bớ tù đày, quật ủi cả mồ mả dân.

Đâu chỉ nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả. Đến cả rừng núi, biển cả ngút ngàn bao la như Phanxipang, Hạ Long, Bà Nà, Sơn Trà, Lý Sơn, Nha Trang, Phú Quốc… cũng đã giao hết cho “đứa” này, “thằng” nọ.

... Hôm qua là nước mắt. Nhưng nay mai sẽ là máu đổ. Không ai dám bảo đảm rằng Thủ Thiêm sẽ không có… tiếng súng. Cũng như không ai dám đảm bảo những hàm răng nham nhở của lũ cá mập đất tham lam ác độc kia sẽ chỉ dừng lại ở Thủ Thiêm.

... Chiến trận đất đai sẽ không chỉ là đất đai. Nhìn lại Cồn Dầu, Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản… đi. Đâu chỉ là Thủ Thiêm. Chẳng lẽ không ai nhìn ra: Khi cả nước, đâu đâu cũng là Thủ Thiêm, khi những đoàn dân oan cả nước, từ Cồn Dầu, Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản đến Phú Quốc, Thủ Thiêm… đồng loạt “nối vòng tay lớn”, thì điều gì sẽ xảy ra?

Blogger Trương Duy Nhất

Những giọt nước mắt, đâu chỉ ở Thủ Thiêm.

Cồn Dầu, Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản… không chỉ là nước mắt. Máu đã đổ. Dàn quân đánh dân như đánh trận, bắt bớ tù đày, quật ủi cả mồ mả dân.

Cồn Dầu, Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản…

Cồn Dầu

Dùng dân đánh dân

Chúng tôi được tin giới cầm quyền Đà Nẵng dự tính từ đây tới Tết Nguyên Đán, bằng mọi giá, sẽ đuổi giáo dân ở Xứ Đạo Cồn Dầu tới khu mới. Nếu không đi sẽ bị cưỡng chế nặng tay. Các giáo dân cũng báo động rằng giới cầm quyền địa phương hiện đang “dùng người Cồn Dầu để đánh người Cồn Dầu”, chẳng hạn như dùng những người Cồn Dầu đang làm việc cho họ về khuyến khích dân Cồn Dầu di dời. Giáo dân cũng cáo giác rằng giới cầm quyền cưỡng chế đất đai, nhà cửa họ một cách trái luật pháp, chủ yếu để đạt mục tiêu của họ thôi, chứ không đếm xỉa gì tới chuyện nạn nhân không nhận được tiền bồi thường thỏa đáng, không được đáp ứng quyền lợi chính đáng. Đó là chưa kể họ phải rời xa nơi thờ phượng, cầu nguyện thiêng liêng. Theo giáo dân thì giới cầm quyền “quyết làm là làm”. RFA - Thanh Quang, phóng viên 2012-12-13

Dương Nội

Sáng nay (6/9) lực lượng công an đã đến làng Dương Nội, ngoại thành thủ đô Hà Nội để cưỡng chế đất đai của nông dân tại đây.

... Xin nhắc lại là vào năm 2011, một công ty tên là công ty Nam Cường được giao đất ở làng Dương Nội, và số đất đai này được nói là dùng vào việc phát triển giao thông, nhưng dân chúng làng Dương Nội cho rằng công ty này lấy đất để phát triển đô thị, phân lô bán nền đất, và hơn nữa số tiền đền bù để cho họ đi nới khác cũng ít ỏi không đủ để tạo dựng cuộc sống mới.

Nhiều người dân Dương Nội phản đối biện pháp thu hồi đất không theo đúng qui định luật pháp và khiếu nại đến các cơ quan chức năng. Thanh tra chính phủ có kết luận một số sai trái trong việc thu hồi đất; nhưng yêu cầu của dân Dương Nội vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Một số người dân Dương Nội bị tù vì phản đối cưỡng chế đất của họ; trong số này có bà Cấn Thị Thêu. Sau khi bị tù lần thứ nhất, hiện bà đang bị giam với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ .RFA 2016-09-06

Đồng Tâm

Công an Hà Nội gửi giấy triệu tập hơn 70 người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khi đó, dân xã nói sẽ quyết chiến nếu công an cố bắt người, theo lời một nhà hoạt động thuật lại với VOA.

Ông Trịnh Bá Phương, nhà hoạt động về quyền đất đai được biết đến rộng rãi ở Việt Nam, nói người dân Đồng Tâm thấy bất an về việc công an chuẩn bị “một trận đánh lớn” nhằm vào họ.

... Với thông tin có được từ những người xã Đồng Tâm, ông Phương lo ngại rằng nếu công an bắt người, có thể xảy ra đụng độ lớn:

Người dân Đồng Tâm đã tuyên bố với chính quyền, với lực lượng công an của Hà Nội rằng sau khi nhận hơn 70 quyết định triệu tập, chỉ cần bất kỳ ai ở Đồng Tâm bị bắt thì họ sẽ đóng cửa ủy ban [nhân dân], hai là họ sẽ không còn nhân nhượng với lực lượng cưỡng chế, với những quan chức tham nhũng ở địa phương nữa. Sự không nhân nhượng của người Đồng Tâm theo tôi phỏng đoán rất là nghiêm trọng. Tại Đồng Tâm có thể lặp lại nhiều vụ ở Đắc Nông”.

Ý ông Phương nhắc đến vụ người dân bất bình khi bị giải tỏa đất, đã bắn chết 3 người, 16 người bị thương ở tỉnh trên Tây Nguyên hồi cuối tháng 10/2016. 25/08/2017 VOA Tiếng Việt

Tiên Lãng

Xét xử vụ "tiếng súng hoa cải" Đoàn Văn Vươn

(BLA) - Hôm nay (2-4-2013), TAND TP Hải Phòng mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án “giết người, chống người thi hành công vụ” xảy ra ngày 5-1-2012 tại khu đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng).

...Sau khi Tòa hành chính TAND TP Hải Phòng giải quyết và giữ nguyên Quyết định số 461/QĐ-UBND, ngày 24-11-2011, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 3307/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với diện tích 19,3 ha và ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế.

Sau khi nhận được thông báo của UBND huyện về việc cưỡng chế thu hồi đất đầm, Đoàn Văn Vươn đã nhiều lần cùng anh em trong gia đình gồm: Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái bàn bạc quyết tâm giữ lại khu đầm bằng mọi cách.

Thực hiện việc chống đối, Sịnh, Quý, Thoại, Thái, Báu, Thương và một số người trong gia đình cùng nhau làm 5 hàng rào ngăn cản trên đường vào khu đầm, trải rơm trên đường đi; Quý chỉ đạo Báu đi mua 20 lít xăng về đổ vào rơm đốt, mua ba mũ len trùm đầu cho Quý, Thoại, Thái.

Các bị cáo cũng mua súng hoa cải cùng với thuốc súng và các vật liệu chế tạo đạn hoa cải.

Sáng ngày 5-1-2012, khi tổ công tác số 3 của UBND huyện Tiên Lãng tiến hành rà phá vật liệu cháy, vật liệu nổ trên đường dẫn vào khu đầm do Vươn đang quản lý, khi đến sát hàng rào thứ nhất cách nhà Quý khoảng 40m, Quý đã kích nổ mìn tự tạo làm bình ga tung lên, nhưng do bình ga không phát nổ nên không làm ai bị thương.

Tổ công tác tiếp tục tiến đến hàng rào thứ 2 sát với chuồng chăn nuôi cách nhà Quý khoảng 18m, lúc này Quý dùng súng hoa cải bắn phát thứ nhất vào nhóm bên trái chuồng chăn nuôi, thấy có người bị thương, Quý tiếp tục cầm khẩu súng thứ 2 bắn vào nhóm bên phải chuồng chăn nuôi làm một số người bị thương.

Ngay lúc đó, Thoại từ trên tầng 2 chạy xuống lấy một khẩu súng và mang theo đạn lên tầng 2, còn Quý tiếp tục nạp đạn và bắn phát thứ 3, lúc này Quý cũng nghe thấy tiếng súng nổ từ trên tầng 2. Sau đó Thái và Thoại từ tầng 2 cầm súng chạy xuống bảo Quý rời khỏi nhà. Quý chạy ra đổ xăng và rơm đốt nhưng do đêm hôm trước trời mưa, rơm không cháy được thì Quý, Thoại, Thái cầm theo hai khẩu súng xuống thuyền bỏ trốn.

Hậu quả hành vi của Quý, Thái, Thoại sử dụng các công cụ, phương tiện tấn công vào tổ công tác số 3 làm bị thương 7 người gồm: Lê Văn Mải (SN1957), Nguyễn Văn Phong (SN 1991), Vũ Anh Tuấn (SN 1979), Đào Văn Đức (SN 1976), Đỗ Xuân Trường (SN 1988), Đào Trọng Dũng (SN 1980) và Lê Văn Ghi (SN 1968).

Bản án

T



òa án TP Hải Phòng đã tuyên án với ông Đoàn Văn Vươn và người thân vào ngày 5 tháng 4 năm 2013.
ông Vươn bị tuyên phạt 5 năm tù; ông Đoàn Văn Quý: 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù; và ông Đoàn Văn Vệ bị 2 năm tù về tội Giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
Vợ ông Quý là bà Phạm Thị Báu bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật Hình sự.

Văn Giang

Cưỡng chế Văn Giang ‘quá nặng tay’?

Sau vụ cưỡng chế đất ở diện rộng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm thứ Ba ngày 24/4 khiến hàng chục nông dân bị bắt giữ, BBC tìm hiểu phản ứng và ý kiến của người dân và một số nhà quan sát.

Chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã huy động lực lượng hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát cưỡng chế các nông dân kiên quyết bám trụ không giao đất để xây dựng khu đô thị thương mại-du lịch Ecopark.

'Chỉ là nhóm nhỏ'

Ngay sau vụ cưỡng chế thì đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên là ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng, khẳng định với báo chí trong nước là quá trình cưỡng chế ở Văn Giang ‘không hề có quân đội tham gia’, ‘không hề có nổ súng’ và ‘dưới sự chứng kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân’.

Ông Thanh cho biết là công an địa phương chỉ dùng hai quả lựu đạn cay để giải tán nông dân tụ tập.

Tại cuộc họp báo trước khi diễn ra vụ cưỡng chế, ông Thanh cũng nói rằng con số hơn 160 hộ nông dân chống đối chỉ là ‘một nhóm nhỏ’ so với gần 90% số hộ nông dân có đất bị thu hồi đã ‘nhận tiền đền bù và bàn giao đất’.

Lý do những hộ nông dân này không chịu giao đất, theo ông Thanh, là ‘chưa thoả mãn với phương án đền bù’.

Ông nói là trước khi thực hiện cưỡng chế thì chính quyền tỉnh Hưng Yên đã thực hiện đầy đủ mọi quy trình tuyên truyền, giải thích, vận động và đền bù hỗ trợ cho người dân.

Mức đền bù cho các hộ dân chấp hành giao đất đúng tiến độ là 135.000 đồng/ mét vuông vào năm 2008, theo ông Thanh, và đó là mức đền bù cao nhất tỉnh vào thời điểm đó.

Ông cũng giải thích việc nông dân khiếu kiện đòi hủy dự án Ecopark là không thể thực hiện được vì dự án này đã được thủ tướng chính phủ bật đèn xanh và ra quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án vào năm 2004.

'Dân sẽ trắng tay'

Tuy nhiên, một số hành ảnh video được đưa lên mạng sau đó cho thấy đã có hành động bạo lực mạnh tay của lực lượng cưỡng chế đối với những người nông dân phản kháng.

Trong một video gần 10 cảnh sát và những người mặc thường phục đeo băng đỏ đã xông vào dùng dùi cui và tay chân đánh hội đồng một nông dân không vũ khí.

Bà Lê Hiền Đức, một người vận động cho dân quyền có tiếng tại Việt Nam cho biết, đêm 22/4 bà đã có mặt tại Văn Giang.

Tôi không có gì phải giấu diếm, tôi về để bảo vệ dân tôi.”

Bà cũng cho biết, trước đó, chính quyền đã tìm cách ngăn cản không cho Lê Hiền Đức có mặt với dân.”

Tôi nhìn thấy cảnh sát cơ động chi chít. Cảnh sát địa phương áo xanh lá mạ cũng đầy ra.”

"Tôi đứng đấy, tôi gặp tất cả bà con. Bà con đang khóc ầm ĩ kêu gào.

Nghe những tiếng khóc của các cụ già tám, chín mươi tuổi, thương lắm. Chỉ có súc vật mới không động lòng thôi."

Bà Hiền Đức mô tả về những gì bà chứng kiến hôm 24/4 là trận chiến đấu ác liệt.

Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu …lửa cháy ngút trời.”

Bà cho biết các lực lượng đã dùng súng hơi cay, “đánh đập dân rất dã man”.

"Đây rõ ràng là lực lượng ấy đang cưỡng chế dân."

"Tôi ngồi tôi khóc. Tôi ức quá mà tôi khóc vì tại sao tôi không bênh vực được những con người như thế.

"Tôi gọi đó (thanh niên bị đánh) là những thanh niên dũng cảm, dám đối mặt với lực lượng công an."

"Họ đàn áp vô cùng tệ hại. Bắn súng, đánh đập một cách rất dã man."

Tuy nhiên, do tiếng nổ quá to, bà không phân biệt được là súng gì.

Bà tâm sự. “Tôi nhục nhã đến mức là, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tôi đã từng hy sinh tuổi thanh xuân của tôi, tôi đã chiến đấu đủ mọi hình thức, mọi ngả đường nhưng bây giờ hoà bình rồi, mà tôi phải cải trang.”

Hôm qua, tôi phải mượn cái nón rách, cáo áo nâu, quần sắn móng lợn để trà trộn vào với nhân dân. Nếu không nó nhìn thấy mình, nó thay đổi thái độ ngay.”

Có như thế thì mới chứng kiến được hành động của họ đối với những người dân lành.”

Có những người ngày hôm qua là trắng tay rồi, không còn gì cả, thì cuộc sống ngày mai đây họ sẽ ra sao?.”

Đây là dấu hỏi rất to, tôi mong công luận sẽ đánh dấu hỏi cho những người dân Văn Giang hôm qua.”

Xâm phạm thân thể

Trao đổi với BBC, luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nói ông tin rằng chính quyền địa phương đã có ‘vi phạm nghiêm trọng’ khi ‘sử dụng vũ lực trái pháp luật’ trong hành động cưỡng chế.

Qua các hình ảnh video mà ông xem được, ông Quân cho biết lực lượng công cả mặc đồng phục lẫn không mặc đồng phục và đeo băng đỏ ‘cùng nhau vây dân lại bắt dân và đánh dân’.

LS Quân cho biết ông không nắm trong tay các hồ sơ, thủ tục thu hồi và cưỡng chế đất của chính quyền Văn Giang nên không biết rõ liệu các quyết định này có hợp pháp hay không, tuy nhiên ông đặt câu hỏi về hành vi của công an.

Họ đánh rất nặng và dã man,” ông nói, “Điều này hoàn toàn sai pháp luật vì pháp luật quy định quyền tự do thân thể rất rõ.”

Ông nói những nông dân bị đánh đập hoàn toàn có thể kiện lực lượng cưỡng chế về tội ‘cố ý gây thương tích’.

Luật sư Quân viện dẫn logic luật pháp để giải thích điều này: “Nếu tôi gặp một kẻ cắp thì việc ăn cắp có thể bắt giữ hoặc tri hô nhưng nếu đánh người ăn cắp đó thì tôi cũng phạm tội.”

Ông cũng không cho rằng người dân Văn Giang phản kháng chống đối người thi hành công vụ vì theo như ông thấy qua hình ảnh được quay lại thì có đến hàng chục cảnh sát mặc quân phục lẫn không mặc quân phục vây vào đánh chỉ một người.

Nói họ (nông dân Văn Giang) chống (người thi hành công vụ) là hoàn toàn sai vì họ chỉ có một (đối đầu với công an) và họ rất hiền lành,” ông nói.

Ông cho biết pháp luật không quy định số lượng người tham gia cưỡng chế nhưng trong vụ việc ở Văn Giang thì chính quyền ‘đã huy động lực lượng quá sức’.

Ông cũng nhận thấy một điểm ‘sai’ trong quyết định thu hồi đất của chính quyền Văn Giang là đã không cho phép người dân thương thảo trực tiếp với chủ đầu tư để bồi thường theo giá thị trường vì đất đai của họ bị thu hồi cho mục đích thương mại của tư nhân chứ không phải mục đích an ninh quốc phòng.

Vụ Bản

Khăng tang trắng vấy máu trên cánh đồng Vụ Bản!

Cưỡng chế đất đai tại Vụ Bản, Nam Định : 5 người dân bị bắt

Thụy My RFI

Hôm nay 09/05/2012, chính quyền tỉnh Nam Định đã huy động lực lượng công an khoảng gần 300 người đến cưỡng chế đất của nông dân xã Liên Minh huyện Vụ Bản cho dự án khu công nghiệp Bảo Minh. Nhiều người dân bị đánh đập, có năm người dân đã bị bắt về huyện.

Được biết dự án khu công nghiệp Bảo Minh do tập đoàn Dệt May Việt Nam làm chủ đầu tư, đã chiếm mất 160 hecta đất ruộng của ba xã Liên Minh, Liên Bảo, Kim Thái thuộc huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Trước đây vào cuối năm 2010, chính quyền cũng đã sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc nông dân phải giao đất.

Riêng số đất còn lại tại xã Liên Minh, từ mấy hôm trước bà con nông dân tại đây đã phản đối lại quyết định cưỡng chế bằng cách dựng lều trực chiến trên cánh đồng, và đồng loạt chít khăn tang để chứng tỏ quyết tâm giữ đất.

... Riêng về vụ cưỡng chế tại Vụ Bản sáng nay, một người dân ở xã Liên Minh đã thuật lại sơ qua cho RFI Việt ngữ. Ông cho biết thêm, người dân ở đây xưa nay sống thuần nông, không có nghề phụ, và sắp tới không có cách nào để mưu sinh.

Dân chúng tôi thì có độ khoảng hơn trăm người, ở trong khu ấy mấy ngày nay rồi. Công an đến tầm 6 giờ bắt đầu đưa người đến cưỡng chế, khoảng vài ba trăm công an vừa mặc quân phục và thường phục – tôi đứng xa xa thấy đông như thế, và có ba con chó nghiệp vụ to lắm !

Họ đến thì cũng xô đẩy bà con giữ đất, bà con có một số bị thương, bị đánh cũng nhiều. Trong khi đó tôi thấy có một ông cảnh sát cũng bị chảy máu đầu rồi đấy, và một số thấy cũng máu me toe toét cả. Nói chung là dân tình cũng bị đau, mà cảnh sát cũng có…

... Người ta bắt đi năm người đưa lên trên huyện, đến bây giờ vẫn chưa thả. Có bà cụ tên là bà cụ Đạt tôi thấy cũng già rồi, không biết bị cảnh sát hay ai đánh xong quẳng ra giữa đường, nằm ở đấy đến mười lăm, hai mươi phút sau mới được đưa đi cấp cứu. Giờ đưa vào viện nào chúng tôi cũng không biết.

Từ lúc 6 giờ đến 7 giờ 5 là người ta giải tán xong số người ở trên ấy, và dồn hết qua khỏi đường tàu, lấy rào sắt rào kín lại toàn bộ khu đấy, cho cảnh sát cơ động và các thứ chặn chốt các điểm không cho dân cư ra. Dân bị thua đành phải về thôi, kéo nhau về xã để đòi hỏi ở xã.

... Từ trước đến nay bao đời thì cày cấy lấy thóc gạo để ăn và nộp thuế cho nhà nước, còn bao nhiêu để lại ăn. Tất cả mọi thứ chi tiêu của chúng tôi đều ở thóc, vì chúng tôi không có một nghề phụ nào. Mất ruộng rồi giờ chúng tôi không biết làm cái gì. Dân tình đang lao nhao, xôn xao cả.

Thủ Thiêm

Cô Ngọc Muội ném bom xăng Molotov

Thủ Thiêm: Ném bom xăng chống cướp đất, một phụ nữ bị CA bắt

Theo tin từ tác giả Người Thủ Thiêm gửi đến Danlambao, lúc 16h45 ngày 6/9/2012, cô Trần Thị Ngọc Muội (nhà ở 23/5A, Trần Não, Quận 2) đã bị công an ập vào nhà bắt đi với cáo buộc "Chống người thi hành công vụ".

Cô Trần Thị Ngọc Muội là nạn nhân trong một gia đình bị cưỡng chiếm đất phi pháp. Trước đó, trong buổi cướp đất hôm 2/8/2012, để bảo vệ mẹ mình bị CA hành hung, cô Muội đã chống trả quyết liệt bằng cách ném 4 quả bom xăng vào lực lượng cưỡng chế rồi tưới xăng lên mình sẵn sàng tự thiêu.

... Sau khi phá hàng rào, lực lượng cưỡng chế cho xe ủi tiến vào định san bằng mảnh đất của gia đình bà Đặng Thị Ngọc. Bà Ngọc đã chống trả quyết liệt để bảo vệ tài sản gia đình mình. Ngay lập tức, một lực lượng CA ô hợp dưới sự chỉ đạo của trưởng CA phường tên Dũng đã xông vào đánh đập bà Ngọc gãy chân.

Hành vi đánh người tàn bạo của công an & lực lượng cưỡng chế đã khiến cho con cái bà Ngọc cùng nhiều người dân nổi giận. Trong nỗ lực bảo vệ mẹ, con gái bà Ngọc là cô Trần Thị Ngọc Muội đã ném 4 quả bom xăng về phía lực lượng cưỡng chế, sau đó cô Muội tiếp tục tưới xăng lên người, đeo bình ắc-quy sẵn sàng tự thiêu, dọa sẽ chết cháy chung với công an.

Quả bom xăng bùng cháy khiến 2 công an và 1 thanh tra xây dựng dính xăng, bị cháy. Tức tốc, nhà cầm quyền điều động xe cứu hỏa, vòi rồng, rồi huy động lực lượng đặc công đến tiếp sức...

Tuy nhiên, trước sự chống trả quyết liệt của nhân dân và cô Muội, cộng với sự lo sợ về hành vi cướp đất phi pháp sẽ bại lộ giống vụ Tiên Lãng nên chủ tịch Vũ Hoài Phương vội kéo quân về.

Cái Răng, Cần Thơ

Mẹ con khỏa thân chống cường quyền

Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất

Trưa 22/5, tại lô 49, dự án Khu dân cư Hưng Phú (Q. Cái Răng, Cần Thơ) do Cty CP Xây dựng số 8 - CIC 8 (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư, nhóm vệ sĩ Cty đã trấn áp hai phụ nữ trong tình trạng khỏa thân ngăn cản máy công trình vào thi công. Bà Phạm Thị Lài (SN 1960, ngụ P.Hưng Thạnh) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (SN1979) khẳng định, họ khỏa thân để giữ phần đất đã bị Cty này chiếm đoạt một cách thiếu minh bạch. Hai người này đã bị đám vệ sĩ lôi trên cát, bãi cỏ và các đống vật liệu trong tình trạng khỏa thân dưới cái nắng gay gắt.

Trao đổi với PV, bà Lài nghẹn lời: “Đất này gia đình tôi bỏ tiền mua để cất nhà sinh sống mấy chục năm. CIC 8 tự đưa giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. UBND Q. Cái Răng dùng lực lượng CA cưỡng chế đất giao cho CIC 8. Chồng tôi sức yếu thế cô, uất ức quá nên đã một lần uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột đồ, chịu nhục để phản đối?!”

******************

Trên đây. vài nét đan thanh thuộc loại " sử ghi chiến tích " của cuộc trường chinh " cướp đất và bán đất " của hán ngụy việt cong hồ bác cụ.

Bắt bớ, đánh đập, tù đày năm này qua năm khác. Hàng triệu dân oan xẻ nghé, tan đàn. Không ít người lê la khắp Hà Nội, Sài Gòn sống vô gia cư, tử vô địa táng. Tiếng oán than cao thấu trời xanh!

Bây giờ là câu trả lời tối hậu cho câu hỏi bức thiết tử sinh:

" ... Chiến trận đất đai sẽ không chỉ là đất đai. Nhìn lại Cồn Dầu, Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản… đi. Đâu chỉ là Thủ Thiêm. Chẳng lẽ không ai nhìn ra: Khi cả nước, đâu đâu cũng là Thủ Thiêm, khi những đoàn dân oan cả nước, từ Cồn Dầu, Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản đến Phú Quốc, Thủ Thiêm… đồng loạt “nối vòng tay lớn”, thì điều gì sẽ xảy ra? "

Muốn cho

"Khi cả nước, đâu đâu cũng là Thủ Thiêm, khi những đoàn dân oan cả nước, từ Cồn Dầu, Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản đến Phú Quốc, Thủ Thiêm… đồng loạt “nối vòng tay lớn”, thì điều gì sẽ xảy ra? "

Thì " điều kiện Tiên quyết " cần phải " ắt có và đủ " là:

Những " nhóm vận động quần chúng," nghĩa là những nhóm " vận động cách mạng " hay tiếng thường gọi " những nhóm vận động nổi dậy " phải HIỆN DIỆN và tích cực HÀNH ĐỘNG.

Trong THỜI ĐẠI CACH MẠNG ĐẠI CHÚNG, muốn tràn ngập hệ thống an ninh khổng lồ của hán ngụy, cần phải huy động toàn lực ĐÁM ĐÔNG CÓ THỂ ĐƯỢC mới đủ sức đánh gục bộ máy cường quyền.

Muốn được như vậy cần đông đảo người can trường kết nhóm hành động.

Đừng bao giờ ngồi chờ mọt lãnh tụ anh minh cũng như một tổ chức bề thế.

Khởi đầu là các nhóm hành động biệt lập để giữ vững nhóm hạt nhân.

Sau đó nhân nhóm và liên kết nhóm theo nguyên tắc:

Có tổ chức mà KHÔNG CÓ MỘT TỔ CHỨC

Có lãnh đạo mà KHÔNG CÓ MỘT LÃNH TỤ

Trong quá trình hành động sẽ tùy tình thế sẽ liên kết và kiện toàn " Nhóm chỉ đạo " và thành hình tổ chức cho đến khi tình thê chín muồi thì từ trong chiến đấu sẽ tín nhiệm một lãnh tụ thật sự có tài năng, bí mật lãnh đạo tổ chức chung.

Nếu được như vậy thì lãnh vực hoạt động không chỉ duy nhất về " giới DÂN OAN " mà trước hết là:

- Vận động giới THANH NIÊN - HỌC SINH - SINH VIÊN đòi DÂN SINH - DÂN CHỦ

- Vận động giới CÔNG NHÂN TRANH ĐẤU đòi quyền lợi và ĐỘC LẬP NHIỆP ĐOÀN

- Vận động giới TIỂU THƯƠNG MẤT CHỢ đòi lại chợ

- Vận động DÂN NGHÈO Ở CÁC ĐÔ THỊ đòi quyền sống

Tóm tắt là vận động toàn dân đứng lên phá sập chế độ toàn trị phản nước, hại dân viêt cọng.

Đừng ngồi đợi " CẢNH TỨC NƯỚC VỞ BỜ " từ các giới dân oan cùng khốn!

Thế kỷ 21, Dân tộc Việt rồi sẽ vùng lên xóa bỏ độc tài toàn trị phi nhân, phi Dân tộc, xây dựng lại nước Việt Tự do - Dân chủ Pháp trị Nhân bản theo truyền thống Nhân Nghĩa của nòi giống Lạc Việt, một thời lừng lẫy bên bờ Biển Đông.

Nguyễn Nhơn ( HNPD )

( Nhân ngày Từ Mẫu

12 tháng 5, 2018 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn