Trang Lá Cải Ngày 14 Tháng 11 Năm 2017 : Thông tin mới nhất về vụ xả súng gây chấn động Mỹ

Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20175:41 CH(Xem: 11303)
Trang Lá Cải Ngày 14 Tháng 11 Năm 2017 : Thông tin mới nhất về vụ xả súng gây chấn động Mỹ
*****************

Thông tin mới nhất về vụ xả súng gây chấn động Mỹ


Nước Mỹ lại rúng động vụ xả súng mới tại một trường học bang California. Sự việc xảy ra vào tối qua (theo giờ Việt Nam). Có đến 14 người thương vong.

Theo thông tin mới nhất, vụ nổ súng tại trường tiểu học ở khu vực Rancho Tehama thuộc hạt Tehama, bang California của Mỹ vào tối 14/11 (theo giờ Việt Nam) đã làm 4 người thiệt mạng và 10 người bị thương. Cảnh sát đã tìm thấy 2 khẩu súng ngắn và một khẩu súng bán tự động tại hiện trường.

warning
attachment

Lực lượng chức năng điều tra tại hiện trường vụ xả súng ở Rancho Tehama ngày 14/11. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong số những người bị thương có một trẻ em 6 tuổi và một em nhỏ. Không có trẻ em trong số người thiệt mạng. Đối tượng nổ súng đã bị cảnh sát bắn hạ.

Động cơ của hung thủ hiện vẫn đang được điều tra để làm rõ, tuy nhiên thông tin ban đầu cho thấy vụ việc có thể xuất phát từ một cuộc cãi vã. Báo chí địa phương cho biết hung thủ đã nổ súng bắn vào ngôi trường và 6 địa điểm khác.

Văn phòng Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) tại thành phố Sacramento (California) thông báo đã cử nhân viên đến điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence bày tỏ "sự đau buồn" khi nghe tin về vụ việc, đồng thời kêu gọi tăng cường nỗ lực thực thi pháp luật. Ông cho biết chính quyền sẽ tiếp tục giám sát tình hình và cung cấp các hỗ trợ liên bang.

Vụ nổ súng trên xảy ra trong bối cảnh cuộc tranh cãi kéo dài về bạo lực liên quan đến súng đạn và chưa đến 10 ngày sau một vụ xả súng khác làm 26 người thiệt mạng ở một nhà thờ tại bang Texas.

Mỗi năm có hơn 30.000 người thiệt mạng liên quan đến súng tại Mỹ - 2/3 số này là tự tử. Ngày 14/11, gia đình một nạn nhân trong vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại đã phát đơn khởi kiện hãng sản xuất súng Remington liên quan đến vụ thảm sát năm 2012 tại trường tiểu học Sandy Hook làm 20 trẻ em và 6 người lớn thiệt mạng./.


************

Khởi động dự án tìm POW trong chiến tranh Việt Nam

Khánh An-VOA

Một nhóm nhà báo, chuyên gia Mỹ về chiến tranh Việt Nam bắt đầu một dự án điều tra về các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam.

Bước khởi đầu của dự án, nhóm thực hiện tìm kiếm và kêu gọi cung cấp các bài báo, tài liệu có thông tin liên quan đến tung tích quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, bằng tiếng Việt, tiếng Nga, Cuba và các ngôn ngữ khác.

Một đại diện của nhóm, ông Mark Sauter, nói với VOA rằng mặc dù hai chính phủ Việt-Mỹ có chương trình tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích (MIA), nhưng “chúng tôi biết Hà Nội không cung cấp hết thông tin mà họ có về các quân nhân Mỹ mất tích.” Vì vậy, dự án điều tra được đưa ra với mục tiêu tìm câu trả lời cho thân nhân của những quân nhân Mỹ không bao giờ trở về, dù sống hay chỉ là hài cốt.

Khánh An của VOA Tiếng Việt có cuộc nói chuyện với ông Mark Sauter, người đứng đầu dự án PIP (POW Investigative Project), để tìm hiểu thêm thông tin về dự án phi lợi nhuận, với hầu hết thành viên làm thiện nguyện này.

Mark Sauter tốt nghiệp báo chí từ đại học Harvard và Columbia. Ông có gần 30 năm kinh nghiệm và từng nhận giải thưởng về các bài báo điều tra về quân nhân Mỹ mất tích. Ngoài ra, Sauter cũng là tác giả của một số tác phẩm về số phận quân nhân Mỹ tham chiến ở Việt Nam, Triều Tiên hay trong Chiến tranh Lạnh.

Dự án bắt đầu tiến hành vào ngày 14 tháng 11, 2017.

Mark Sauter: Dự án tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích (www.powinvestigativeproject.org) được thiết kế để người dân ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Triều Tiên, Nga có thông tin về tù binh Mỹ mất tích gửi thông tin cho chúng tôi qua internet, Facebook và các ứng dụng tương tác khác.

Chúng tôi biết có nhiều quân nhân Mỹ đã không trở về từ chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Lạnh. Một số người được cho biết là đã bị bắt và nhốt tù bởi chính quyền Hà Nội, hay ở Lào, Triều Tiên, Trung Quốc và Xô Viết cũ. Mặc dù chiến tranh đã chấm dứt từ lâu, chúng tôi mong muốn tìm ra manh mối xem chuyện gì đã xảy ra đối với các tù binh chiến tranh (POW) Mỹ mất tích này.

VOA: Hiện ông có thông tin gì về những trường hợp mất tích mà ông mong muốn được cung cấp thêm thông tin?

Mark Sauter: Vâng, chúng tôi chỉ vừa mới ra mắt trang web và chúng tôi cũng sẽ thưởng cho người cung cấp thông tin ở Việt Nam và người Việt ở Mỹ, ở Pháp, hay bất cứ nơi nào trên thế giới, có thông tin về quân nhân Mỹ mất tích.

Chẳng hạn, có một đại úy không quân Mỹ bị bắt và gia đình cho biết có người đã nhìn thấy ông ấy còn sống sau khi chiến tranh kết thúc. Gia đình mong muốn có thông tin về ông cũng như người đàn ông Việt Nam đã nhìn thấy ông ta. Đây là trường hợp của Đại úy John McDonnell mà chúng tôi có đưa lên website. Ông ấy đã không bao giờ trở về nhà, nhưng thẻ căn cước của ông ấy đã được Hà Nội trao trả lại. Người đàn ông nhìn thấy Đại úy Donnell tên là Nguyễn Thanh Sơn. Người này nói đã nhìn thấy ít nhất 5 quân nhân Mỹ còn sống tại một trại giam ở tỉnh Quảng Ngãi. Nhưng không ai trong số này trở về. Gia đình rất mong được nói chuyện với người đàn ông này. Nếu bất cứ ai có thông tin gì về nhân chứng, cũng như làm thế nào mà thẻ căn cước của Đại úy McDonnell lại xuất hiện ở Bảo tàng quân đội Huế, xin liên lạc với chúng tôi.

Chúng tôi cũng có những trường hợp khác cần sự giúp đỡ từ cộng đồng, trong đó có trường hợp hai người Mỹ được trông thấy nhiều lần tại Việt Nam. Người chứng kiến đã đưa ra các bản phác thảo pháp y về hai người này tên là Trần Viên Lộc, một người đào thoát khỏi Việt Nam và được người Mỹ biết đến dưới cái tên “Mortician” (người lo tang lễ). Người này nói không những ông nhìn thấy những thi thể quân nhân Mỹ mà Hà Nội giữ, mà còn nhìn thấy 3 người Mỹ còn sống sau chiến tranh ở số 3 Đường Thành, Hà Nội. Chính phủ Mỹ đã đưa người đàn ông đi xét nghiệm xem ông ta có nói dối không và họ chứng nhận lời ông nói là sự thật. Một trong những người mà ông ấy thấy đã trở về Mỹ vào năm 1979. Hai người còn lại không bao giờ trở về. Chúng tôi có đăng hình phác thảo của hai người này trên trang web. Trong một số trường hợp, chúng tôi sẽ thưởng 100 đôla cho người cung cấp tài liệu, thông tin cụ thể về các quân nhân mất tích.

VOA: Hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ đã có một chương trình tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích (MIA) thực hiện nhiều năm rồi, vậy tại sao lại có dự án điều tra này?

Mark Sauter: Đúng. Nhưng chúng tôi biết Hà Nội sẽ không cung cấp tất cả thông tin họ có về các quân nhân Mỹ mất tích. Đó là một sự thật mà chúng ta có thể thảo luận sau. Và chúng tôi biết chính phủ Mỹ chủ yếu tập trung tìm kiếm thi thể của quân nhân Mỹ mất tích, còn chúng tôi tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra đối với các quân nhân Mỹ được cho là đã bị bí mật bắt giam.

Tất cả những gì mà chính phủ Việt Nam và chính phủ đang làm hiện giờ tập trung vào người đã chết khi máy bay của họ bị bắn hạ hay chết trên chiến trường. Nhưng chúng tôi cũng muốn tìm hiểu về số phận của những quân nhân được cho là đã bị bí mật bắt giữ. Chẳng hạn, có một số người đào thoát khỏi Triều Tiên cho biết có một số người Mỹ đã được đưa từ Việt Nam sang Triều Tiên. Một bác sĩ của miền Bắc đào thoát ra miền Nam, bác sĩ Đặng Tân, cho biết Triều Tiên có giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề POW và có thể một số người đã bị đưa sang Triều Tiên.

VOA: Chiến tranh kết thúc đã lâu, câu chuyện về quân nhân Mỹ mất tích cũng đã râm ran từ rất lâu, vậy tại sao đến bây giờ mới có dự án này?

Mark Sauter: Một câu hỏi thú vị! Chúng tôi thực hiện dự án vào thời điểm này là vì chúng tôi chỉ có thể làm được bây giờ nhờ vào kỹ thuật công nghệ. Vào những thập niên 1970, 1980 hay 1990, không có cách nào chúng tôi có thể tiếp cận được với người dân ở Việt Nam, Lào, hay người Việt ở Pháp và trên thế giới để đưa cho họ thấy những manh mối và nhờ họ giúp đỡ trong việc tìm kiếm. Đương nhiên chúng tôi có thể du lịch sang Việt Nam, nhưng sau năm 1975, đây không phải là đề tài mà Hà Nội muốn người dân đề cập tới. Kể cả những mẩu quảng cáo trên báo chí cũng không phải là cách làm hiệu quả.

Những ai có thông tin cung cấp cho chúng tôi có thể tìm hiểu thêm trên trang web đã được mã hóa an ninh cho những ai muốn giữ bí mật danh tánh. Chúng tôi cũng có các chuyên gia từng làm việc cho chính phủ Mỹ cố vấn cho dự án. Có thể chính phủ Mỹ và Việt Nam đang hợp tác trong một số vấn đề liên quan đến việc tìm kiếm quân nhân Mỹ, còn chúng tôi đang làm phần việc khó khăn nhất là giải đáp những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ về số phận quân nhân Mỹ mất tích.

VOA: Cám ơn ông.


**************

Mỹ yêu cầu an ninh như thế nào khi ông Trump đến Việt Nam

VnExpress

Chuyến làm việc tại Tuần lễ cấp cao APEC 2017 (ngày 10-11/11 tại TP Đà Nẵng) và chuyến thăm cấp nhà nước Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump (11-12/11 tại Hà Nội) diễn ra an toàn tuyệt đối. Từ trước đó và trong suốt chuyến thăm, những biện pháp an ninh hàng không đặc biệt đã được triển khai.

Thiết lập vùng cấm bay

Trước Tuần lễ cấp cao APEC hơn 10 ngày, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP HCM đề nghị Bộ Ngoại giao cùng cơ quan hữu trách về hàng không Việt Nam cho Mỹ thiết lập hạn chế bay tạm thời (TFR) và khu vực cấm bay (FRZ).

my-yeu-cau-an-ninh-nhu-the-nao-khi-ong-trump-den-viet-nam

Chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Mỹ đáp xuống sân bay Đà Nẵng hôm 9/11. Ảnh: Nguyễn Đông.

Mỹ thông báo thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) từ mặt đất lên đến 18.000 feet so với mực nước biển (MLS), trong bán kính 30 hải lý, tâm là sân bay Đà Nẵng và thành phố Đà Nẵng, trong suốt thời gian chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump.

Những máy bay được hoạt động trong vùng nhận dạng phòng không phải đảm bảo yêu cầu: chỉ trao đổi một mã tín hiệu riêng biệt, có kế hoạch bay VFR (theo quy tắc bay bằng mắt), hoặc IFR (theo quy tắc bay bằng thiết bị) đã được duyệt, có trao đổi thông tin liên lạc liên tục bằng radio với đài kiểm soát không lưu.

Tàu lượn, máy bay siêu nhẹ, khinh khí cầu, bay nhảy dù, diều lượn, bay máy bay mẫu, bắn thử tên lửa mẫu, phương tiện hàng không không người lái, máy bay không người lái bị cấm hoạt động trong thời gian này.

Tổng thống Mỹ đến sân bay Đà Nẵng

Tổng thống Mỹ đến sân bay Đà Nẵng

Tổng thống Mỹ đến sân bay Đà Nẵng. Video: Nguyễn Đông - Quốc Đoan.

Vùng cấm bay được thiết lập từ mặt đất lên đến 18.000 feet so với mực nước biển, trong bán kính 10 hải lý, tâm đặt tại sân bay Đà Nẵng và TP Đà Nẵng. 

Chỉ máy bay cảnh sát hoặc quân sự được phép vào khu vực cấm bay và phải duy trì liên lạc với Trung tâm kiểm soát không lưu và bay trên một mã tín hiệu riêng biệt được chỉ định. Chuyến bay cấp cứu khẩn cấp được phép vào FRZ nếu phát mã chuyển tín hiệu riêng biệt và đã có phép trước khi cất cánh của cơ quan kiểm soát không lưu Việt Nam.

Phía Mỹ cho phép các chuyến bay dân dụng, vận tải theo lịch của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) được vào khu vực cấm bay. Riêng trực thăng đưa tin tức bị cấm. Nước này cũng đề nghị lập giám sát không phận, cảnh báo sớm và có biện pháp phòng không trong suốt thời gian chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tại Việt Nam.

Mật vụ Mỹ chốt các điểm cao

Nhằm đảm bảo an ninh cho chuyến đi của Tổng thống Donald Trump dự APEC 2017, Mỹ cử khoảng 400 mật vụ đến tiền trạm tại Đà Nẵng. Họ kiểm tra khu vực sân bay, thuê nhiều điểm cao để quan sát. Chó nghiệp vụ được đưa từ Mỹ sang để đánh hơi tất cả khu vực từ sân bay đến nơi ông Trump nghỉ lại.

Mật vụ bảo vệ Tổng thống Mỹ rời khỏi sân bay Đà Nẵng như thế nào?

Mật vụ bảo vệ Tổng thống Mỹ rời khỏi sân bay Đà Nẵng như thế nào?

Mật vụ Mỹ bảo vệ Tổng thống Mỹ ở Đà Nẵng. Video: Quốc Đoan.

Máy bay trực thăng tuần tra của quân sự và dân sự Việt Nam được đề nghị tuần tra trên không tại các điểm thăm của Tổng thống Mỹ và đoạn đường có xe dẫn đoàn trong thành phố Đà Nẵng. Trên máy bay có một quan sát viên của mật vụ Mỹ để chuyển thông tin liên lạc thu được.

Nhà Trắng yêu cầu cho phép một mật vụ cắm chốt trong tháp điều khiển không lưu (ATC) tại sân bay quốc tế Đà Nẵng trong thời gian chuyên cơ Air Force One hạ cánh và cất cánh để tăng cường thông tin liên lạc giữa mật vụ Mỹ và hoạt động của sân bay.

Mỹ còn đề nghị cho phép một mật vụ và một quan sát viên của không quân Mỹ ở trung tâm radar kiểm soát hạ cánh của nhà ga tại sân bay Đà Nẵng trong chuyến thăm của Tổng thống để giám sát toàn cảnh trên không.

my-yeu-cau-an-ninh-nhu-the-nao-khi-ong-trump-den-viet-nam-1

Mật vụ Mỹ đưa chó nghiệp vụ đi kiểm tra an ninh tại sân bay Đà Nẵng trước khi máy bay của Tổng thống Donald Trump đến và đi. Ảnh: Nguyễn Đông.

Đường điện thoại tại tháp kiểm soát không lưu và nhà ga Đà Nẵng được lắp đặt để mật vụ Mỹ liên lạc. Cán bộ thông tin liên lạc của quân đội Việt Nam có mặt cùng mật vụ Mỹ trong nhà ga nhằm trao đổi các vấn đề liên quan đến phòng không. 

Máy bay đánh chặn phòng không của Việt Nam đặt trong tình trạng báo động, sẵn sàng cất cánh trong vòng 10 phút, đối phó với các mối đe dọa hàng không đối với Tổng thống Donald Trump, nhưng không được yêu cầu "hộ tống" chuyên cơ mà chỉ được bay trong quỹ đạo có khoảng cách xa.

Máy bay thương mại bị di dời khi Air Force One đến và đi

Trưa 10/11, chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ Donald Trump đáp xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng. 10 phút trước khi hạ cánh, mật vụ Mỹ đã kiểm tra an ninh bề mặt đường hạ cánh, đường xe dẫn và các thiết bị, cùng nhà chức trách của Việt Nam. Trong thời gian này, không có bất kỳ máy bay, người hoặc phương tiện nào được phép vào đường hạ cánh và đường xe dẫn đã được chỉ định.

Sau khi hạ cánh, Mỹ yêu cầu không cho bất kỳ máy bay, người hoặc thiết bị trên đường xe dẫn, giao cắt, bãi đỗ được phép di chuyển trong khi chuyên cơ Air Force One đi theo ôtô dẫn cho đến khi dừng lại và Tổng thống Mỹ rời máy bay.

my-yeu-cau-an-ninh-nhu-the-nao-khi-ong-trump-den-viet-nam-2

Mật vụ Mỹ kiểm tra đường băng sân bay quốc tế Nội Bài trước khi Air Force One đến và đi. Ảnh: Ngọc Thành.

Mọi di chuyển của máy bay gồm đến, đi và xe dẫn đều bị cấm. Máy bay tuyên bố bay khẩn cấp hoặc trong tình trạng ít nhiên liệu được phép hạ cánh trên đường băng song song để tránh chuyển hướng sang sân bay khác.

Một xe an ninh của mật vụ Mỹ, phối hợp cùng an ninh Việt Nam được ra vào đường ôtô dẫn và đường băng để bảo vệ máy bay trong thời gian chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ hạ cánh và đi theo ôtô dẫn đường.

Chỉ khi máy bay rời đi, các mật vụ Mỹ chốt chặn trên các điểm cao hoặc trong ôtô mới lộ diện, với nhiều vũ khí, trang thiết bị hiện đại đeo bên mình.

An ninh sân bay thắt chặt tiễn tổng thống Trump

An ninh sân bay thắt chặt tiễn tổng thống Trump

Kiểm tra an ninh khi tiễn Tổng thống Mỹ tại Nội Bài. Video: Thanh Tùng

Máy bay của Nhà Trắng được miễn kiểm tra an ninh

Theo đề nghị của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Cục Hàng không Việt Nam đã đồng ý miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với người, hành lý và hàng hóa trên các chuyến bay chuyên cơ, các chuyến bay riêng biệt của Mỹ từ ngày 30/10 đến ngày 15/11, tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và TP Đà Nẵng.

Chuyến bay của các đoàn tiền trạm Nhà Trắng đến thăm và làm việc tại Việt Nam trong thời gian này thuộc diện không thu các loại phí, lệ phí và giá dịch vụ như: lệ phí ra, vào cảng, hàng không sân bay; phí hải quan; giá hạ cánh, giá điều hành bay đi/đến; giá bảo đảm an ninh hàng không và giá phục vụ hành khách tại cảng hàng không.


*************
bbc.com

Động đất chết nhiều người ở biên giới Iran-Iraq


More than 20 soldiers around and under a slab of concrete in a pile of rubble Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Các nhóm cứu hộ tại Iran đagn tìm kiếm nạn nhân kẹt trong các đống đổ nát

Các nỗ lực cứu hộ đang diễn ra khẩn trương sau vụ động đất lớn ở vùng biên giới miền núi của Iran, sát với Iraq.

Vụ động đất mạnh 7,3 đô Richter hôm Chủ Nhật tới nay đã giết chết hơn 400 người và làm bị thương hơn 7.000 người.

Các nhóm cứu trợ đang tìm kiếm nạn nhân sống sót còn bị kẹt dưới các đống đổ nát của các tòa nhà bị sập.


Đây là trận động đất gây chết người nghiêm trọng nhất thế giới trong năm nay.

Hầu hết những người thiệt mạng là ở thị trấn Sarpol-e-Zahab miền tây Iran, nằm cách biên giới 15km, và ở các nơi khác thuộc tỉnh Kermanshah.

Bệnh viện chính của thị trấn bị hư hại nghiêm trọng, khiến việc điều trị cho các nạn nhân trở nên khó khăn, truyền hình địa phương nói.

Một phụ nữ và đứa con nhỏ đã sống sót sau khi được kéo ra khỏi đống đổ nát trong thị trấn, truyền thông Iran nói.

Nước sinh hoạt và điện bị cắt ở một số thành phố, và sau khi các tòa nhà bị sập, mọi người đã buộc phải trải qua hàng giờ đồng hồ ngoài trời, tại các công viên, đường phố trong thời tiết lạnh giá.

Nhiều căn nhà ở vùng miền núi có đa số dân là người Kurd sinh sống này được xây cất bằng gạch đất chưa nung và bị hư hại trong các trận động đất lớn.

Một tổ chức cứu trợ nói 70.000 người cần nơi ở tạm sau trận động đất, và có những tường thuật nói hàng ngàn người đang phải đối diện trải qua đêm thứ hai trong cảnh giá rét.

Man in doorway of tent pitched on street, with another man, a woman and a child visible around him Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Vụ động đất gây sập nhà, khiến nhiều nạn nhân phải qua đêm ngoài trời

Tại Iraq, có chín người thiệt mạng, phát ngôn viên Hội Trăng Lưỡi liềm Đỏ nói với BBC.

Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại nước này nói có hơn 500 người bị thường, và người ta có thể cảm nhận được trận động đất tại Irbil, Sulaimaniya, Kirkik và Basra. cũng như ở thủ đô Baghdad.

Đất lở khiến công tác cứu hộ càng trở nên khó khăn đối với các vùng nông thôn, và hiện có lo sợ rằng một đập nước có thể bị vỡ do hư hại sau động đất. Tin tức nói những người sống gần đó được yêu cầu phải rời đi.

p05mxtrr

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Thời điểm xảy ra động đất tại phòng kiểm soát Đập Darbandikhan
A map showing an earthquake in the Iran-Iraq border region

Hồi 2013, một trận động đất mạnh 6,6 độ Richter đã phá hủy thành phố Bam lịch sử ở đông nam Iran, giết chết 26.000 người.

Trận động đất hôm Chủ Nhật 12/11 là trận gây chết người nghiêm trọng nhất tại Iran kể từ 2012 tới nay, nhưng nó chỉ là trận động đất thứ sáu mạnh từ 7,0 độ Richter trở lên trong năm 2017.

Trong năm ngoái, đã xảy ra 16 vụ động đất mạnh, và trong 2015 là 19 vụ.


***************

Cựu phó tổng thống Mỹ nói Trump công kích Kim Jong-un là sai lầm

Cựu phó tổng thống Mỹ Biden cho rằng những bình luận gần đây của ông Trump về nhà lãnh đạo Triều Tiên là "sai lầm lớn".

Cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden trong một sự kiện ở bang Pennsylvania ngày 16/10. Ảnh: Reuters.

Cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden trong một sự kiện ở bang Pennsylvania ngày 16/10. Ảnh: Reuters.

"Quan điểm của các nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng. Tôi nghĩ đó là một sai lầm lớn và không tương xứng với vị thế", cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden trả lời phỏng vấn NBC ngày 13/11.

Bình luận trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước đăng trên Twitter rằng ông bị nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chê "già".

"Tại sao Kim Jong-un lại bôi xấu tôi bằng cách chê tôi già, trong khi tôi không bao giờ chê anh ta thấp và béo?", ông Trump viết. "Tôi rất cố gắng để trở thành bạn của anh ta, điều này có thể trở thành hiện thực vào một ngày nào đó".

Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên bắt đầu đấu khẩu, công kích lẫn nhau, sau khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa tầm xa hồi tháng 7 và thử hạt nhân lần 6 đầu tháng 9.

"Chúng ta được thán phục không chỉ bởi cách thể hiện quyền lực mà còn từ hình ảnh bản thân", ông Biden nói. "Cách chúng ta trao đổi, nói chuyện đều quan trọng".

Ông Biden để ngỏ khả năng tham gia tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020 nhưng "không chắc đây là điều phù hợp" với ông. Ông dự kiến công bố cuốn hồi ký mới trong hôm nay. Nội dung cuốn sách tập trung vào cái chết vì ung thư não của con trai ông, Beau Biden, năm 2015.

Như Tâm


**************

Mùa phượng tím rực rỡ ở Sydney

The Rocks, Vườn bách thảo Royal hay Paddington là những nơi du khách có thể chìm đắm trong khung cảnh lãng mạn của mùa hoa phượng tím.

Mùa phượng tím rực rỡ ở Sydney

Sydney là nơi có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, một điểm đến thu hút du khách khắp thế giới. Đặc biệt khi đến Sydney tháng 11 này du khách còn được ngắm nhìn mùa phượng tím (jacaranda) rực rỡ. Trong hình là khu vực phố Circular Quay, nơi neo đậu nhiều du thuyền. Ảnh: Hamilton Lund. 

Mùa phượng tím rực rỡ ở Sydney

Nếu bạn đang tìm những địa điểm chụp hình đẹp với các hàng cây phượng tím ở Sydney, hãy đến với The Rocks, Vườn bách thảo Royal hay Paddington... Ảnh: Hamilton Lund.

Mùa hoa phượng tím rực rỡ ở Sydney
 
 

Mùa phượng tím ở Sydney năm nay. Video: rongbtv.
Mùa phượng tím rực rỡ ở Sydney

Khu The Rocks tập hợp những con đường lát đá, cửa hàng, quán rượu cổ thu hút du khách. Đây là nơi bạn có thể leo lên cầu cảng Sydney để phóng tầm mắt nhìn khắp khu cảng, dành thời gian đi bộ khám phá các bảo tàng, phòng triển lãm, chợ và rất nhiều nhà hàng. Trong hình là khuôn viên Bảo tàng Nghệ thuật đương đại. Ảnh: Hamilton Lund.

Mùa phượng tím rực rỡ ở Sydney

Sắc tím của hoa phượng bung nở trong khuôn viên Vườn bách thảo Royal. Ảnh: thecarousel.

Mùa phượng tím rực rỡ ở Sydney

Kiribilli, một khu vực ngoại ô khác của Sydney cũng là nơi du khách nên ghé qua nếu muốn chiêm ngưỡng sắc hoa phượng nhuộm tím những con đường. Ảnh: Supplied.

Mùa phượng tím rực rỡ ở Sydney

Ngoài Kiribilli, khu vực Bắc Sydney còn có Lavender Bay, Greenwich, Waverton, Hunters Hill, Woolwich, Longueville và Wollstonecraft là những nơi du khách, người dân địa phương có thể mang đồ ăn uống, tổ chức dã ngoại tận hưởng không khí trong lành dưới những hàng cây. Ảnh: Hamilton Lund.

Mùa phượng tím rực rỡ ở Sydney

Góc nhìn nhà hát Opera House dưới một vòm cây phượng tím nở đầy hoa rất lãng mạn. Ảnh: Hamilton Lund.

Mùa phượng tím rực rỡ ở Sydney

Ba biểu tượng của Sydney cùng tập hợp: Cầu cảng Sydney, nhà hát Opera House hình những cánh buồm trắng phau và cây phượng tím nở rực một góc trời. Ảnh: Hamilton Lund.

Hương Ch
***********

10 ảnh hài hot nhất Facebook trong ngày

Phận đàn ông, ninja làng chảo, thảm họa hình xăm... là những hình ảnh hài hước hot nhất Facebook ngày qua.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay

Phận đàn ông.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-1

Bí mật poster của Vua sư tử.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-2

Ninja làng chảo.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-3

Thảm họa hình xăm.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-4

Ánh sáng chói lóa. 

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-5

Gấu trúc lai chó. 

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-6

Phơi mèo ngày nắng.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-7

Con đường in dấu chân em.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-8

Sự biến đổi bất ngờ. 

Tất Nhiên tổng hợp


************
Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết trang điểm.

Con gái trước và sau khi trang điểm, bộ phát wifi tự chế... là những hình ảnh hài hước được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
cuoi-te-ghe-13-11

Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết trang điểm.

cuoi-te-ghe-13-11-1

Mặt xinh mới là quan trọng nhất.

cuoi-te-ghe-13-11-2

Không thể dằn lòng nổi.

cuoi-te-ghe-13-11-3

Bộ phát wifi tự chế.

cuoi-te-ghe-13-11-4

Chết vì friendzone.

cuoi-te-ghe-13-11-5

Miền Nam cũng có bốn mùa.

cuoi-te-ghe-13-11-6

Giây phút chia xa.

cuoi-te-ghe-13-11-7

Khi thánh mù đường lạc đường.

Maru
************

Cách ăn đúng chuẩn khi đi ăn nhà hàng

Để thể hiện là người hiểu biết và lịch sự trong văn hóa ăn uống, bạn nên chú ý tới cách ăn của từng món.

Nước tương

cach-an-dung-chun-khi-di-an-nha-hang

Không nên đổ đầy nước tương vào bát. Ở Nhật Bản, họ khuyên bạn nên đổ một lượng nhỏ vừa đủ dùng để tránh lãng phí.

Gừng ngâm

cach-an-dung-chun-khi-di-an-nha-hang-1

Một số người thích đặt miếng gừng hồng lên sushi của họ khi ăn. Trong thực tế, người ta chỉ sử dụng gừng ở giữa các món ăn. Nó sẽ giúp tẩy mùi vị món ăn trước đó trong vòm họng, để bạn có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị của các món ăn sau.

Wasabi (Mù tạt)

cach-an-dung-chun-khi-di-an-nha-hang-2

Những người thích đồ ăn cay có xu hướng thêm một lượng lớn wasabi (mù tạt) vào cuộn cơm của họ. Nhưng trong trường hợp này, hương vị tinh tế của các món ăn châu Á sẽ biến mất. Bạn nên lấy một lượng mù tạt bé bằng hạt đậu vào bát nước tương hoặc phết một lớp mỏng lên miếng sushi.

Sashimi (Gỏi)

cach-an-dung-chun-khi-di-an-nha-hang-3

Khi lấy miếng sashimi bạn nên dùng đũa để gắp (thức ăn Nhật nên được ăn bằng đũa hoặc dùng tay chứ không nên dùng dĩa). Miếng cá được nhúng một phần vào nước tương, không nên chấm đẫm cả miếng. Lúc ăn, bạn nên ăn cả miếng chứ không cắn ra.

Sushi

cach-an-dung-chun-khi-di-an-nha-hang-4

Có hai cách ăn sushi, đó là dùng đũa gắp và dùng tay. Nếu sử dụng đũa, khi gắp bạn xoay phần thịt trên miếng sushi xuống dưới. Nhẹ nhàng chấm phần thịt vào nước tương để tránh miếng sushi bị mặn. Theo người Nhật, bạn có thể cảm nhận được toàn bộ hương vị thực sự của món ăn này với cách ăn đó.

Món cuộn

cach-an-dung-chun-khi-di-an-nha-hang-5

Khi lấy các món cuộn bạn nên dùng đũa hoặc tay chứ không dùng dĩa. Lúc chấm bạn nên nhúng một góc cuộn vào nước tương, không nhúng toàn bộ hay chấm cả hai mặt.

Mỳ pasta

cach-an-dung-chun-khi-di-an-nha-hang-6

Xoắn một vài sợi mì spaghetti trên đĩa (không quá 3 lần xoắn hoặc có phần thừa dài khi cho vào miệng). Bạn có thể làm điều đó một cách dễ dàng với sự trợ giúp của một chiếc thìa hoặc các cạnh của đĩa.

Burger

cach-an-dung-chun-khi-di-an-nha-hang-7

Phần thức ăn kẹp bên trong chiếc bánh burger thường rơi ra, làm bẩn tay, quần áo của bạn hay bàn ăn. Để khỏi rơi vào tình huống như vậy, bạn nên cắt bánh burger thành các miếng nhỏ vừa ăn. 

Oliver


**************

Nhật Bản - nơi tôi không muốn sinh sống chút nào

Tôi sẽ không muốn sống một cuộc sống nhiều áp lực như ở Nhật Bản.

Sau khi kết thúc chuyến đi Nhật Bản, tôi tự hỏi bản thân: Nếu như cho tôi sinh sống ở Nhật thì tôi có muốn không? Tôi cũng tự đúc kết 5 điều hay và 5 điều chưa hay ở đất nước này. 

5 điều chưa hay 

1. Muốn ăn tô mì mà khó quá. Tôi thấy tiệm mì ngay bên kia đường, tức là tôi chỉ cần băng qua đường là có thể ăn được. Nhưng trước tiên tôi sẽ phải tìm làn đường dành cho người đi bộ, vì nếu đi như ở Việt Nam thì xe bên Nhật chẳng những sẽ đâm mình, mà còn yêu cầu bồi thường do đi sai tuyến đường. Xoay trái, xoay phải, loay hoay đủ cách, chúng tôi không làm sao sang đường được. Có thể chúng tôi chưa quen với đường sá ở đây, nhưng ăn một tô mì ở Nhật chắc chắn không dễ dàng, tiện lợi như ở Việt Nam.

2. Nhật Bản chi phí đắt đỏ: Một chai nước suối 30k, một trái chuối là 50k, nếu sống ở Nhật thu nhập cao thì chi phí cũng cao không kém. 

3. Áp lực công việc lớn quá. Dân Nhật do nâng cao hiệu quả làm việc, nên một nhà hàng một tầng lầu chỉ có hai nhân viên, một anh nấu bếp, một anh bưng thức ăn cho khách, chạy đúng kiểu ta nói là: "ba đầu sáu tay", nhưng nụ cười vẫn luôn trên môi anh. Qua đây tôi biết tiềm năng con người là vô hạn.

4. Người Nhật làm việc suốt ngày đêm. Thời gian làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, trưa thì người Nhật không có thói quen ngủ trưa, họ chỉ ra quán cà phê nghỉ ngơi hoặc làm việc tiếp tục luôn. Lúc 7 giờ tối khi tôi lang thang đi trên những con đường tại Tokyo thì ánh đèn văn phòng vẫn còn sáng và họ làm việc với cường độ rất cao, làm việc theo kết quả công việc chứ không phải thời gian. Họ hay uống thuốc tăng lực để có thể thức suốt đêm làm việc. Thật đáng sợ.

nhat-ban-la-noi-ma-toi-khong-muon-sinh-song-chut-nao

5. Phục vụ ở nhà hàng. Nếu bạn đặt món ăn cho gia đình, ví dụ vào 6h30, thì 6h30 họ sẽ dọn hết lên bàn, không cần biết bạn đến hay không? Nếu đến trễ hơn 30 phút thì họ sẽ không cho bạn vào nữa (nếu khách ít thì họ sẽ nhượng bộ cho bạn vào nhưng đồ ăn vẫn lạnh như thế) không như các quốc gia khác là bạn có thể thương lượng được và món ăn sẽ nóng khi khách đến ăn.

Vậy nên tôi vẫn thích kiểu Việt Nam, cứ từ từ làm và từ từ sống. Thích ăn gì thì chỉ cần mở cửa ra là có rồi hoặc chạy xe không bao xa thì có thể ăn ngon lành. 

5 điều hay ở Nhật 

1. Khi bước xuống sân bay Narita của Nhật sau chuyến bay thẳng từ TP HCM, trải nghiệm đầu tiên là sân bay rất ít nhân viên, chủ yếu là người lớn tuổi, nhưng họ làm rất nhanh. 

2. Nhà vệ sinh thì có nhiều loại rất sạch, đi vệ sinh xong thì bấm nút là có vòi tự động làm sạch. Theo tôi Nhật là quốc gia sạch sẽ nhất chứ không phải là Singapore.

nhat-ban-la-noi-ma-toi-khong-muon-sinh-song-chut-nao-1

3. Rất nhiều máy bán hàng tự động, thậm chí có những khu vực không có máy móc gì cả, họ để sản phẩm trên bàn và nói rằng nếu muốn lấy đi thì phải trả bao nhiêu tiền, tự giác bỏ tiền vào thế thôi.

4. Phòng ốc thì thiết kế rất là khoa học, nhỏ và rất gọn, đầy tiện lợi. Họ lấy những ô trống là ngăn kệ vô cùng là sáng tạo, tôi thích vô cùng.

5. Vào siêu thị Nhật tôi thích vì có nhiều thứ rất là hay, bạn không cần phải là thợ mộc hay thợ ống nước thậm chí kiến trúc sư mới biết làm, nhìn theo hướng dẫn bạn sẽ hiểu cách làm luôn.

Tôi sẽ đến Nhật nhiều lần nữa, tôi thích đến Nhật chơi theo kiểu sống thử, nhưng kết hôn với người Nhật và định cư thì không bao giờ. 

Trên đây là suy nghĩ của một cô gái sau khi tới Nhật Bản du lịch, còn bạn thì sao? Bạn có muốn sinh sống ở Nhật với các điều kiện sinh sống như thế không?

Phan Linh


**************

Nhật Bản đôi lúc sẽ khiến bạn 'phát điên' vì quy tắc


Nước Nhật có vài quy tắc văn hóa ứng xử khá lạ, bạn nên tìm hiểu rõ để tránh trở thành người lạc lõng khi tới đây.

1. Cách gọi tên

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac

Ở Nhật, để gọi hay ám chỉ ai đó, việc nói tên là chưa đủ. Không chỉ phải thêm hậu tố “san” vào cuối tên, mà còn nhiều thứ khác tùy thuộc vào hoàn cảnh, quan hệ. 

Ví dụ, “kun” ít trang trọng hơn, thường dùng cho bạn bè. “Chan” ở cuối tên trẻ em, người yêu và bạn thân. Ngoài ra, còn có nhiều hậu tố như “sama, senpai, kohai, sensei, shi”.

2. Trao đổi danh thiếp

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-1

Đây là nghi thức quan trọng mà bạn cần nắm rõ vài quy tắc. Luôn để mặt trên của danh thiếp hướng về người đối diện khi đưa, đưa bằng hai tay. Nếu được đưa danh thiếp, hãy nhận nó một cách lịch sự, dành chút thời gian để xem thông tin trước khi để vào ví đựng danh thiếp.

Không quên cúi người khi nhận. Nếu không có ví đựng danh thiếp, đó quả là thảm họa ở Nhật Bản. Phương án dự phòng là cho vào ví cá nhân.

3. Trong thang máy

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-2

Có vài quy tắc ứng xử trong thang máy mà người Nhật đặc biệt chú ý. Nếu bạn là người đầu tiên bước vào một thang máy trống, bạn sẽ là “chỉ huy” của thang máy đó. Bạn nên đứng gần bảng điều khiển.

Bạn cần giữ cửa cho những người ra vào. Nhắc cho mọi người tầng sắp đến. Bạn sẽ là người cuối cùng ra khỏi thang máy. Mọi việc cần được làm nhanh chóng, chính xác. 

Nếu là khách du lịch lần đầu đến Nhật, bạn không nên là “chỉ huy” thang máy.

4. Tàu điện ngầm

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-3

Trên tàu điện ngầm, có vài quy tắc rất nghiêm ngặt mà người Nhật muốn mọi người tuân thủ. Không được nói chuyện ồn ào, mọi người sẽ nhìn chằm chằm vào ai đó nói to mất lịch sự. 

Một số ghế được đánh dấu dành riêng cho người cao tuổi, người tàn tật, phụ nữ mang thai hoặc đi cùng con nhỏ. Nếu không thuộc những đối tượng kể trên, bạn nên chú ý không ngồi vào những ghế này.

5. Sự tiếp xúc

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-4

Ở Nhật, sẽ là thô lỗ nếu bạn nhìn vào mắt ai đó. Người Nhật luôn tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Nếu đến thăm quốc gia này, bạn không nên chạm vào người khác.

Hôn ở nơi công cộng là điều cấm kị. Trước năm 1945, Nhật từng xem đây là hành động gây rối trật tự công cộng.

6. Uống rượu

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-5

Khi người Nhật uống rượu, mọi thứ bậc trong xã hội sẽ được xóa bỏ. Họ uống rất nhiều. Khác với hình ảnh cúi chào lịch thiệp khi giao tiếp trong công việc, các đối tác có thể uống rượu thoải mái với nhau trong quán hoặc thậm chí ói vào nhau cũng là chuyện thường.

7. Tiền

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-6

Người Nhật có thái độ rất kỳ lạ với tiền. Vì vài lý do nào đó, họ ngại khoe tiền nơi công cộng hoặc thậm chí đếm, giao dịch tiền trước mặt người khác. Vì vậy, phong bì được trang trí với họa tiết truyền thống để đựng tiền rất phổ biến tại quốc gia này. 

Nếu không có phong bì, bạn nên gói tiền vào một tờ giấy trắng trước khi đưa cho ai đó. Tất nhiên, không cần phải làm vậy khi thanh toán ở siêu thị, nhưng không nên đưa trực tiếp, để chạm vào tay thu ngân, mà đặt tiền ở khay để tiền mặt. 

8. Văn hóa ngồi

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-7

Ngồi kiểu gập gối trực tiếp xuống sàn gọi là “seiza”, phổ biến nhất ở Nhật Bản. Họ thấy ngồi như vậy thoải mái hơn ngồi ghế tựa. 

9. Quà tặng

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-8

Văn hóa tặng quà ở quốc gia này rất được ưa chuộng. Có hai dịp lớn trong năm để tặng quà là o-chugen (vào mùa hè) và o-seibo (vào mùa đông). Khi được nhận quà, bạn không nên bóc luôn. Hành động đó không đúng với văn hóa Nhật, thể hiện sự thiếu tôn trọng.

10. Cúi chào

nhat-ban-doi-luc-se-khien-ban-phat-dien-vi-quy-tac-9

Nghệ thuật cúi chào rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Trẻ em được học điều này từ khi còn rất nhỏ. Có rất nhiều cách cúi chào như khi ngồi, đứng, đối với nam và nữ giới. Ví dụ, kiểu cúi saikeirei, gập người 45 độ sử dụng để xin lỗi hay gặp người đáng kính. 

Mr.Bull (theo BS)


**************

Ngắm loạt ảnh khoả thân của em gái TsubasaNgắm loạt ảnh khoả thân của em gái TsubasaNgắm loạt ảnh khoả thân của em gái TsubasaNgắm loạt ảnh khoả thân của em gái TsubasaNgắm loạt ảnh khoả thân của em gái TsubasaNgắm loạt ảnh khoả thân của em gái TsubasaNgắm loạt ảnh khoả thân của em gái TsubasaNgắm loạt ảnh khoả thân của em gái TsubasaNgắm loạt ảnh khoả thân của em gái TsubasaNgắm loạt ảnh khoả thân của em gái Tsubasa


*************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 28 Tháng Ba 20245:42 SA
Thứ Tư, 27 Tháng Ba 20244:48 SA
Thứ Ba, 26 Tháng Ba 20244:25 SA
Thứ Hai, 25 Tháng Ba 20246:45 SA
Chủ Nhật, 24 Tháng Ba 20247:05 SA
Thứ Bảy, 23 Tháng Ba 20245:42 SA
Thứ Sáu, 22 Tháng Ba 20244:05 SA
Thứ Năm, 21 Tháng Ba 20245:37 SA
Thứ Tư, 20 Tháng Ba 20242:33 SA
Thứ Ba, 19 Tháng Ba 20247:31 SA