Vụ Trịnh Xuân Thanh gây căng thẳng ngoại giao Đức-Slovakia-Việt Nam – TXT bị đưa về nước từ Slovakia bằng chuyên cơ chở ông Tô Lâm?

Thứ Hai, 30 Tháng Tư 20186:15 SA(Xem: 9572)
Vụ Trịnh Xuân Thanh gây căng thẳng ngoại giao Đức-Slovakia-Việt Nam – TXT bị đưa về nước từ Slovakia bằng chuyên cơ chở ông Tô Lâm?
van3329-45
Tổng thống Steimeier và Thủ tướng Đức Merkel sẽ gặp Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini để nghe giải trình về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (Thủ tướng Đức Angela Merkel mới nhậm chức hôm 14.3.2018)

Ông Peter Pellegrini Thủ tướng Slovakia sẽ đến nước Đức vào thứ Tư tới. Ông có những cuộc họp đã được lên kế hoạch với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và bà Thủ tướng Đức Angela Merkel. Một trong những nội dung của các cuộc họp sẽ là vấn đề vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Tờ Pravda nhấn mạnh, vụ bắt cóc này đã dẫn đến những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam, và hơn thế nữa giờ đây nó gây căng thẳng đối với quan hệ ngoại giao giữa Đức và Slovakia cũng như giữa Slovakia và Việt Nam.

Lich
Lịch của Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tiếp ông Pellergrini, Thủ tướng Slovakia vào thứ 4, ngày 2.5.2018 tại Berlin.

Hôm nay ngày 29/4/2018 hãng thông tấn SITA của Slovakia ra một bản tin của với tựa đề „Thủ tướng Pellegrini tìm hiểu thông tin về vụ bắt cóc một quan chức Việt Nam từ Đức“. Bản tin này cho biết, Thủ tướng Peter Pellegrini đặt câu hỏi, liệu Cộng hòa Slovakia có tham gia vụ bắt cóc quan chức Việt Nam Trịnh Xuân Thanh, người bị bắt cóc từ Đức về Việt Nam hay không.

"Tôi sẽ tiếp tục được thông tin trong vài ngày tới, điều quan trọng là loại trừ mọi nghi ngờ. Tôi phải tìm hiểu tất cả các chi tiết, cho đến nay tôi không có thông tin chi tiết", Thủ tướng Pellegrini nói. „Bộ Nội vụ Slovakia cũng liên lạc với phía Việt Nam để kiểm tra thành phần của đoàn Việt Nam và xác định xem có ai khác trên chuyên cơ của Việt Nam hay không. Tôi không muốn có tiếng xấu ở Slovakia“.

Trong khi đó tờ Pravda ra ngày 29/04/2018 đưa tin,  ông Robert Kalinak, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia, nói rằng ông không biết gì về một người Việt Nam bị bắt cóc có mặt trên chuyên cơ của Chính phủ Việt Nam. Ông Robert Kalinak, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia, chính là nhân vật tiếp đón và họp với phái đoàn cao cấp Công an Việt Nam, trong đó có ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam và Trung Tướng Đường Minh Hưng - nghi phạm chính và là đầu não của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Cuộc họp diễn ra vào ngày 26/07/2017 (đúng 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc) tại khách sạn Borik tại Bratislava thủ đô Slovakia, khách sạn này nằm dưới sự quản lý trực tiếp của chính phủ Slovakia. Đặc biệt một số nghi phạm tham gia vụ bắt cóc này đã thuê một chiếc xe từ Praha để lái đến Bratislava và đã đỗ trong bãi đậu xe của khách sạn Borik trong ngày này – theo dữ liệu của hệ thống định vị GPS trang bị trong chiếc xe này mà các nhà điều tra thu thập được. Các nghi phạm này không tham dự cuộc họp nói trên, có lẽ nhiệm vụ của họ là chở Trịnh Xuân Thanh đến đây. (Xem bài tường thuật chi tiết tại đây)

Ngày 28/04/2018 Người phát ngôn của Bộ nội vụ Slovakia đã trả lời hãng thông tấn TASR về việc các hãng truyền thông Đức đưa tin việc Bộ trưởng công an Việt Nam thăm Slovakia nhưng có thể  liên quan đến việc bắt người không hợp pháp tại Đức.

„Chúng tôi tỏ ra rất lo ngại, thực tế có thể là chuyến thăm Slovakia của Bộ trưởng Công an Tô Lâm của Việt Nam có thể bị lợi dụng vào việc không trong sạch. Chúng tôi (Slovakia-Đức) đã cùng hợp tác và xử lý vấn đề này một cách chặt chẽ. Từ tháng tám năm ngoái Bộ Nội vụ Slovakia đã làm việc chặt chẽ với các đồng nghiệp Đức để làm rõ vấn đề này trong khuôn khổ hỗ trợ pháp lý quốc tế cấp tối cao“, Phát ngôn viên của Bộ nội vụ Slovakia cho biết. Theo Bộ nội vụ Slovakia, không phụ thuộc vào việc đây là trường hợp kẻ đào tẩu từ Việt nam và bị truy tố tội tham nhũng 130 triệu đô la.

„Nếu thông tin được xác nhận bởi các nhà chức trách Đức, nó sẽ được xem như một biểu hiện của sự không đứng đắn trong hợp tác của phía Việt Nam, lạm dụng lòng hiếu khách của chúng tôi để làm những việc không đúng pháp luật, họ đã phá vỡ quan hệ hữu nghị và phá hoại quan hệ song phương đang phát triển giữa hai nước ", Phát ngôn viên của Bộ nội vụ Slovakia nói.

van3329-45a
Nghi phạm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Thượng tướng Tô Lâm, Trung tướng Đường Minh Hưng, Trung tướng Lê Mạnh Cường.

Danh sách phái đoàn cấp cao Công An Việt Nam, gồm 12 người

:

(Nguồn tin riêng của Thoibao.de từ cơ quan điều tra Đức)
  • 1.Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an
  • 2.Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
  • 3.Trung tướng Lê Mạnh Cường hiện giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V),
  • 4.Phạm Văn Hiếu
  • 5.Lưu Trung Việt
  • 6.Vũ Quang Dũng
  • 7.Vũ Hồng Minh
  • 8.Phạm Minh Tiến
  • 9.Đào Công Duy
  • 10.Vũ Trung Kiên
  • 11.Đặng Tuấn Anh
  • 12.Nguyễn Thế Đôn

Tờ Pravda viết rằng Slovakia có thể đã bị lợi dụng để đưa Trịnh Xuân Thanh về nước bằng chuyên cơ của Chính phủ Việt Nam. „

Tôi chỉ có thể bày tỏ lo ngại sâu sắc rằng Bộ trưởng Công an nước CHXHCN Việt Nam có thể đã lợi dụng chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Công an, nếu điều đó được xác nhận

“, cựu Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák nói.

"Vụ này gây rắc rối khó xử cho tất cả các bên", chuyên gia quan hệ quốc tế Alexander Clarkson nói, và ông đặt câu hỏi, việc gì sẽ xảy ra, nếu xác định được rằng Slovakia đã trực tiếp hoặc vô tình tham gia vào vụ bắt cóc. „Bratislava sẽ phải tìm một số câu trả lời, ông Clarkson nghĩ như vậy.

Nhà phân tích an ninh Milan Žitný thấy thật điên dại rằng Slovakia hợp tác trong việc bắt cóc một công dân từ một nước láng giềng, chẳng hạn như Đức. Nghiêm trọng hơn, Slovakia là một thành viên của Liên hiệp châu Âu (EU). "Rõ ràng là điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng ta, nếu điều đó thật sự xảy ra tại Slovakia", nhà phân tích Milan Žitný nói.

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák phủ nhận rằng phía Slovakia biết một người bị bắt cóc ở Đức có thể có mặt trên chuyên cơ của Chính phủ ViệtNam. "Trong danh sách hành khách mà chúng tôi nhận được trước khi phái đoàn Việt Nam đến, không có tên như vậy. Hơn nữa, từ phía Đức không có ai thông báo cho chúng tôi biết rằng, một người nào bị bắt cóc hoặc ngụy trang vận chuyển một bệnh nhân“, cựu Bộ trưởng Kaliňák nói.

Tờ Pravda nhấn mạnh, vụ bắt cóc này đã dẫn đến những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam, và hơn thế nữa giờ đây nó gây căng thẳng đối với quan hệ ngoại giao giữa Đức và Slowakei cũng như giữa Slowakei và Việt Nam.

Ông Peter Pellegrini Thủ tướng Slovakia sẽ đến nước Đức vào thứ Tư tới. Ông có những cuộc họp đã được lên kế hoạch với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và bà Thủ tướng Đức Angela Merkel. Một trong những nội dung của các cuộc họp sẽ là vấn đề vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Hiếu Bá Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn